Ngôi nhà có thật
Huế trở lạnh. Đó là một điều
hết sức quý giá với tôi. Buổi chiều, tôi mông lung bước trên hè phố khi tiếng
chuông nhà thờ đang bay như những cánh chim trên không trung. Tất nhiên đó là
những cánh chim không rõ hình thù.
Tôi luôn nói như thế, tôi
luôn có cái cách nói không đâu vào đâu như thế. Tôi dừng lại bên một hiệu sách
cũ. Những cuốn sách đã úa vàng, những cuốn sách cũ luôn là niềm an ủi đối với
tôi vào những đêm khuya. Trong hàng ngàn cuốn sách cũ kĩ này, tôi biết, có nhiều
món quà đang chờ đợi tôi. Đôi khi, trong những cuốn tưởng như gần mục nát, tôi
lại bắt gặp những giấc mơ của tôi, những giấc mơ lạ lùng, những giấc mơ mà tôi
đã quên mất. Thỉnh thoảng, tôi cũng bắt gặp những hình ảnh xưa cũ ùa về trong
những cuốn sách này. Đó là những hình ảnh về tuổi thơ tôi, về những ngày tháng
mà tôi còn rất ngây thơ để mơ mộng, để thấy mình to lớn lắm.
Sau chồng sách cũ có một cô bé đang nhìn tôi. Tôi bỏ cuốn Ba chàng lính ngự lâm của Alexandre Dumas vào chồng sách mà tôi đã chọn rồi ngước lên nhìn cô bé. Đôi mắt thiên thần của cô bé cuốn hút tôi. Tôi nhìn nó như nhìn một điều gì đó hết sức gần gũi, quen thuộc. Có lẽ tôi đã gặp đôi mắt ấy ở đâu đó rồi mà giờ tôi không thể nhớ ra được. Cô bé vẫn nhìn chằm chằm vào tôi, nó nép sau chồng sách và cứ nhìn tôi như thế. Tôi vẫn cúi xuống lựa sách, tôi lật một vài trang cuốn Suối Nguồn rồi lại ngước lên nhìn cô bé. Cô bé vẫn đang nhìn tôi. Đúng là đôi mắt ấy rất quen, tôi đã gặp cô bé này ở đâu đó rồi nhưng bây giờ tôi không thể nhớ ra được. Tôi bước về phía cô bé. Tôi mỉm cười chào nó, nó vẫn nhìn vào tôi không hề chớp mắt. Bây giờ tôi và cô bé chỉ cách nhau một chồng sách. “Sao thế?” Tôi cất tiếng rồi cúi xuống trước mặt cô bé. Nó vẫn nhìn vào mắt tôi. Cô bé không trả lời tôi. Mắt nó ngấn nước. “Con tên gì?” Tôi hỏi. “Linh.” Cô bé nói. “Con làm gì ở đây?” Tôi hỏi. “Con chờ chú.” Cô bé nói. “Chờ chú?” Tôi ngạc nhiên hỏi. Tôi tưởng rằng trên thế gian này sẽ không có bất cứ ai đang chờ đợi tôi. Sẽ chẳng có ai chờ đợi một nhà văn quê mùa, nhếch nhác và vô danh như tôi cả. Giữa vùng đất trầm mặc này, cô đơn chính là gia tài của tôi. Nơi đây, tôi cảm nhận được sự lạnh lùng của ngày tháng, những bản nhạc sầu muộn giữa thành phố mưa bay là chỗ mà tôi bấu víu. Tôi đu mình trong những bản tình ca tiền chiến rồi nhìn thành phố cuồng nộ với những âm thanh chát chúa va đập vào nhau. Tôi không nghĩ rằng ở nơi như thế này lại có người đang chờ đợi tôi.
“Chú không biết con.” Tôi nhìn cô bé rồi nói. “Chú ác lắm.” Nó nói trong khi mắt nó vẫn ứa lệ. Cô bé gầy gò có đôi mắt thiên thần nhìn vào tôi rồi nói rằng tôi ác lắm trong khi tôi không thể nhớ rằng mình đã gặp cô bé này ở đâu. Đôi mắt đó vô cùng quen thuộc. Một đôi mắt mọng nước và u buồn. “Chú ác sao?” Tôi nói. Bây giờ thì cô bé ngồi bệt xuống rồi òa khóc. Có mấy người khách đang lựa sách nhìn về phía chúng tôi. Thực tình bây giờ tôi không biết phải làm sao. Tôi bỏ chồng sách trên tay và đỡ cô bé đứng lên. Tôi lấy tay gạt nước mắt trên má nó và cố hỏi xem nó là ai và thực tình thì vì sao nó lại đứng đây chờ tôi.
Tôi đưa cô bé ra khỏi quầy sách. Bây giờ hai chúng tôi đang đứng trên hè phố. Những cơn gió lạnh thổi mạnh làm tóc cô bé rối tung trong những cơn nấc tội nghiệp. “Nào, có phải cháu nhầm chú với một ai đó không? Nhìn kỹ lại chú xem nào.” Tôi nói. “Không.” Cô bé nói. “Chú là chú Phong, đúng không, chú ác lắm.” Bây giờ thì tôi ngỡ ngàng thực sự. Cô bé gọi đúng tên tôi và lại nói tôi độc ác trong khi tôi không thể nhớ ra là mình đã gặp nó ở đâu chứ chưa nói gì đến việc là tôi có thể nhớ được tôi đã làm gì cô bé.
“Cháu đã chờ đợi chú như chờ đợi giấc mơ của cháu. Gia đình cháu chờ đợi chú như chờ đợi một niềm hi vọng. Ba mẹ cháu chờ đợi chú như chờ đợi một giấc mơ về một ngôi nhà có thật trong thành phố…” Cô bé òa khóc và nắm lấy tay tôi. Bàn tay nhỏ xinh của nó lạnh quá, tôi cảm nhận sự lạnh lẽo này như đi ra từ chính trái tim của nó. “Nào, nhìn chú nào. Vì sao?” Tôi nói. “Chú, cứu lấy gia đình cháu với, cứu lấy sự vô vọng của ba mẹ cháu với. Sao chú lại đẩy ba mẹ cháu vào cảnh khốn cùng này chứ?” Đến đây thì tôi bắt đầu cảm thấy có một sự phi lý nào đó trong chuyện này. Tôi nắm chặt hai tay lên vai cô bé và hét toáng lên: “Tại sao?”
“Mẹ cháu vừa sinh em bé, người ta đã đuổi việc mẹ cháu. Ba cháu vừa gãy chân xong, chú quên rồi sao, ba cháu làm việc trong một xí nghiệp gỗ. Những thanh gỗ lớn đã bất ngờ lăn xuống đè lên chân ba cháu. Chú đã đưa ba cháu vào trong cái xí nghiệp đó với những lời hứa về một tương lai ổn định. Nhưng bây giờ…” Cô bé lại òa khóc. Càng lúc tôi càng không hiểu điều quái quỷ gì đã xảy ra. Tôi không hề hay biết gì về những điều cô bé nói. Tôi cho rằng có một sự nhầm lẫn nào đó trong cô bé nhưng nó biết cả tên tôi, nó không nhầm lẫn tôi với bất cứ một người nào khác. “Chú đưa gia đình cháu vào Huế với những hứa hẹn nhưng bây giờ những giấc mơ mà chú nói đã vỡ tan rồi. Cháu không chịu nổi tiếng rên đau đớn của ba cháu hòa vào tiếng khóc vì đói sữa của em cháu. Mẹ cháu khóc cạn nước mắt rồi. Chủ nhà trọ cũng sắp sửa đuổi gia đình cháu đi, đã ba tháng nay nhà cháu không có tiền trả tiền thuê trọ. Chú ơi, ngôi nhà mà chú nói ấy ở đâu?” Cô bé lại òa khóc, tôi mặc nước mắt nó chảy xuống trên tay tôi. Tôi, tôi không biết đây có phải là sự thật không.
“Cháu đến từ đâu?” Tôi rống lên.
“Từ trong truyện Ngôi nhà có thật của chú?”
“Ngôi nhà có thật?” Tôi nói.
“Chú không nhớ thật sao?” Cô bé nói. “Chú đã viết nó vào bốn năm trước, lúc đấy cháu mới năm tuổi.”
Đúng rồi, bây giờ thì tôi nhớ ra rồi. Tôi đã viết truyện ngắn Ngôi nhà có thật vào bốn năm trước. Truyện ngắn đó tôi viết về một gia đình sống bằng nghề đánh cá trên sông La. Ngày đó, tôi đang ở Hà Tĩnh, một buổi chiều, khi tôi đang đi dạo trên bờ sông thì tôi đã bắt gặp ánh mắt vô vọng của một người đàn ông và đôi mắt ngây thơ của một cô bé khoảng bốn năm tuổi gì đó. Tôi bắt chuyện với họ và họ đã nói về cuộc sống khốn cùng, về những ngôi nhà và về ước mơ được tới trường của cô bé. Tối hôm đó, tôi đem họ vào truyện ngắn của tôi với tất cả sự yêu thương và niềm hi vọng. Tôi đưa họ vào truyện ngắn của tôi và tôi nói với họ hãy vào Huế, đó là mảnh đất có thể thoát khỏi những khốn khó của họ. Bởi Huế là thành phố của hi vọng. Linh. Đúng rồi, cô bé ngày ấy tên là Linh, tôi nhớ ra rồi, lỗi thuộc về tôi. Trong truyện đó, tôi đã đưa họ tới Huế, rồi vì cuộc sống, vì viết lách mà tôi quên mất họ. Tôi không thể biết được sự khốn cùng vẫn đeo bám họ cho tới hôm nay.
“Ba cháu tên Dũng phải không Linh?” Tôi hỏi cô bé.
“Chú nhớ ra rồi đó.” Cô bé nói. “Ngôi nhà mà chú đã vẽ lên cho gia đình cháu bây giờ ở đâu?” Cô bé nói. Lòng tôi thắt lại. Phải rồi. Trong truyện ngắn ngày đó tôi đã viết về một ngôi nhà có thật, một ngôi nhà màu trắng với hàng rào làm bằng hoa leo, ngôi nhà có những giá sách và lò sưởi, ngôi nhà có những hành lang rộng lớn và những phòng ngủ treo đầy tranh. Đúng rồi, ngày đó tôi đã viết về một ngôi nhà như thế và nói với gia đình Linh hãy luôn nghĩ tới nó khi gia đình tới Huế. Ôi, những nhân vật khổ sở của tôi. Tôi không ngờ sự thật quá trần trụi bên cạnh những ước mơ viển vông khốn nạn của tôi, của một nhà văn vô danh lắm mơ mộng hão huyền. Bây giờ thì tôi ôm riết lấy cô bé. Mặc cảm tội lỗi tràn về trong tôi. Tôi tưởng rằng tất cả chỉ là hư cấu, nhưng không, đó là sự thật. Tôi phải có trách nhiệm về những nhân vật của tôi khi tôi thổi vào họ những ước mơ lớn lao rồi bỏ mặc họ giữa cuộc mưu sinh khốn khó này. Linh nói với tôi về những tiếng rên đau đớn của ba nó trong đêm, tiếng khóc đói sữa của em nó và những tiếng tru tréo của mụ chủ nhà. Linh nói với tôi về việc ba nó thường nhắc tới ngôi nhà mà tôi đã vẽ lên bằng ngôn từ cách đây bốn năm. “Đó không bao giờ là ngôi nhà có thật.” Linh nói.
Hai chúng tôi bước đi vô định trên hè phố. Huế càng về chiều trời càng lạnh, và lòng tôi càng lạnh hơn. Tôi nhìn những người công nhân với đôi mắt mệt mỏi sau giờ tan ca đang bước về những căn phòng trọ tồi tàn rồi tự hỏi trong số họ còn có ai là nhân vật của tôi không. Tôi nắm chặt lấy tay cô bé rồi lại bước đi. Chúng tôi không biết chúng tôi sẽ đi đâu. Chúng tôi đi qua dưới những ngôi nhà bằng kính, đi qua những quán ăn nghi nghút khói. Linh nói nó đói và tôi cùng nó tạt vào một quán phở bên đường. Nhìn Linh ngấu ngiến bát phở mà tôi muốn khóc, có lẽ lâu rồi cô bé đã không được ăn. “Ngon không Linh?” Tôi hỏi. “Cháu có thể ăn thêm một bát nữa không?” Linh nói.
Linh nói với tôi rằng hãy đưa gia đình nó trở về. Nhưng tôi biết, nếu bây giờ mà trở về trên sông La thì ba Linh và em gái của nó sẽ không thể chịu đựng được tiếng rít của những cơn gió lạnh trên sông. Tôi không muốn gia đình nó lại lênh đênh trên sông nước, lại đói khổ nhìn những cái tết leo lắt lướt qua trên xóm chài hiu hắt.
Phố đã lên đèn. Đằng kìa là chợ Đông Ba. Nhìn cảnh khu chợ dưới ánh đèn vàng tôi lại càng sợ hãi. Lòng tôi hoang vắng, tôi siết chặt tay Linh mong tìm một hơi ấm nhưng tay của Linh cũng lạnh. Chúng tôi bên nhau, cùng tìm kiếm hơi ấm trong đêm.
“Ngôi nhà đó chỉ là sự tưởng tượng của chú phải không?” Cô bé hỏi tôi.
“Tưởng tượng, đó chỉ là một sự tưởng tượng.” Tôi nói.
“Sự tưởng tượng của chú đã dồn gia đình cháu vào hoàn cảnh này đấy.” Linh nói. Tôi không nói. Tôi nhìn loài thiêu thân đang lao vào ánh đèn trên đường phố. Tôi nói với cô bé rằng đôi khi chúng ta phải biết giữ lấy những hình ảnh đến từ tưởng tượng. “Một ngày nào đó cháu sẽ phải học cách sống bằng tưởng tượng, sự tưởng tượng đôi khi nuôi dưỡng chúng ta, khiến chúng ta thoát khỏi đau buồn.” Tôi nói. “Cháu không hề biết tưởng tượng.” Linh nói.
“Lỗi của chú lớn lắm phải không?” Tôi hỏi. “Cháu không biết, cháu chỉ nghĩ rằng chỉ có chú mới chữa lành được chân của ba cháu và chỉ có chú mới có thể cho gia đình cháu một ngôi nhà, một ngôi nhà không nóng như lò than vào mùa hè và không có những cơn gió lùa vào khi trời rét mướt.” Linh nói.
Tôi không biết mình có thể làm được những điều tuyệt diệu đó hay không. Tôi chỉ biết rằng tôi có thể tạo nên được những nhân vật, nhân vật của tôi thường là những người khốn cùng trong xã hội, đôi khi, tôi đem đến cho họ một ít ánh sáng, đôi khi tôi đẩy họ vào đêm tối mịt mùng… Rồi khi, câu chuyện kết thúc, tôi không thể biết số phận của những nhân vật sẽ đi về đâu, họ hạnh phúc, ngập tràn hi vọng hay tuyệt vọng và trở nên bần cùng...
Càng về khuya mưa càng nặng hạt hơn, hai chúng tôi nép vào nhau ngồi co ro dưới một hiên nhà bằng kính. Linh hỏi tôi về sự thật và hư cấu. Tôi nói rằng sự thật thì luôn đau khổ và hư cấu đôi khi giúp chúng ta trở nên mộng mơ và sẽ tìm được những phút giây bình yên bằng cách đu mình theo những mộng tưởng đó. “Chú có thấy mình tàn nhẫn khi chú không đi hết số phận của những nhân vật mà chú tạo ra không, chú có thấy đau đớn khi câu chuyện của chú kết thúc nhưng cuộc đời của những nhân vật trong truyện của chú vẫn tồn tại và họ phải đối mặt với những rủi ro khôn lường không chú?” Linh úp mặt vào ngực tôi rồi thều thào nói. Tôi nghe như có những tảng băng khổng lồ trong lòng ngực tôi đang lớn dần lên như những con quái vật không ngừng gào rú. Trong đêm, chúng tôi vẫn thì thầm trò chuyện. Những người đàn bà đi ăn đêm nhìn chúng tôi thương xót. Họ lướt qua trước mặt hai chúng tôi như những linh hồn vật vờ đi trong nghĩa địa. Tôi lại nghĩ rằng trong số những người đàn bà đau thương đó có ai là nhân vật của tôi không. Tại sao tôi lại tạo ra họ và để mặc họ giữa cuộc mưu sinh đầy bất trắc này?
“Bây giờ gia đình cháu phải làm sao?” Linh hỏi tôi. Tôi lấy tay vuốt những giọt nước mưa trên tóc cô bé. “Phải tưởng tượng, tất cả chúng ta phải bắt đầu học cách tưởng tượng, chỉ có tưởng tượng mới cho chúng ta những đôi cánh để bay lên.” Tôi nói. “Nhưng cháu không biết tưởng tượng.” Linh nói. “Nào, hãy đứng lên, cháu hãy nhìn về phía có những vệt sáng xa tít cuối trời, đó là những vệt sáng trong đêm mưa, đó là những tia hi vọng của chúng ta. Hãy nắm lấy tay chú và nhìn về phía có những vệt sáng đó.” Tôi nói.
Cả hai chúng tôi đứng lên và nhìn về phía có những vệt sáng yếu ớt trong màn mưa đêm. “Những vệt sáng ấy xa lắm đúng không chú?” Linh hỏi tôi. “Ừ, xa lắm.” Tôi nói. “Cháu hãy nghĩ rằng những vệt sáng đó chính là những con đường, những con đường đầy ánh sáng, cháu có thấy không?” Tôi nói. “Có, cháu bắt đầu thấy những con đường xuất hiện, và hoa nữa, chú ơi có hoa nữa…” Linh nói. “Đúng rồi, nào, tiếp tục đi, cháu hãy nghĩ tới cuối con đường màu trắng ấy có một ngôi nhà, đó là ngôi nhà mà chú đã viết trong truyện Ngôi nhà có thật vào mấy năm trước, cháu nhìn qua cửa sổ kìa, cháu hãy nhìn qua khung cửa sổ cháu sẽ thấy em cháu, em cháu đang nhoẻn miệng cười, cháu thấy không?” Tôi nói. “Có, cháu còn nhìn thấy ba cháu đang đọc sách, chú ơi, ba cháu đang đọc cuốn Niềm hi vọng. Mẹ cháu đang làm gì thế chú?” Linh nói. “Mẹ cháu đang bận rộn trong bếp, cháu hãy nhìn về phía cuối ngôi nhà đi, đấy, mẹ cháu đang rất bận rộn với những ngọn lửa trong bếp với đôi má ửng hồng và những món ăn thơm lừng, nào, hãy nhìn về phía có những vệt sáng ấy đi. Đừng quay lại, đừng bao giờ quay đầu lại, hãy nhìn về phía có những vệt sáng ấy…” Tôi nói.
Cứ thế, hai chúng tôi đứng trong đêm mưa nhìn về phía có những vệt sáng xa xăm. Chúng tôi cứ nhìn như thế và sẽ không bao giờ quay đầu trở lại cho tới khi nào chúng tôi mọc những đôi cánh màu trắng sau lưng mình.
Sau chồng sách cũ có một cô bé đang nhìn tôi. Tôi bỏ cuốn Ba chàng lính ngự lâm của Alexandre Dumas vào chồng sách mà tôi đã chọn rồi ngước lên nhìn cô bé. Đôi mắt thiên thần của cô bé cuốn hút tôi. Tôi nhìn nó như nhìn một điều gì đó hết sức gần gũi, quen thuộc. Có lẽ tôi đã gặp đôi mắt ấy ở đâu đó rồi mà giờ tôi không thể nhớ ra được. Cô bé vẫn nhìn chằm chằm vào tôi, nó nép sau chồng sách và cứ nhìn tôi như thế. Tôi vẫn cúi xuống lựa sách, tôi lật một vài trang cuốn Suối Nguồn rồi lại ngước lên nhìn cô bé. Cô bé vẫn đang nhìn tôi. Đúng là đôi mắt ấy rất quen, tôi đã gặp cô bé này ở đâu đó rồi nhưng bây giờ tôi không thể nhớ ra được. Tôi bước về phía cô bé. Tôi mỉm cười chào nó, nó vẫn nhìn vào tôi không hề chớp mắt. Bây giờ tôi và cô bé chỉ cách nhau một chồng sách. “Sao thế?” Tôi cất tiếng rồi cúi xuống trước mặt cô bé. Nó vẫn nhìn vào mắt tôi. Cô bé không trả lời tôi. Mắt nó ngấn nước. “Con tên gì?” Tôi hỏi. “Linh.” Cô bé nói. “Con làm gì ở đây?” Tôi hỏi. “Con chờ chú.” Cô bé nói. “Chờ chú?” Tôi ngạc nhiên hỏi. Tôi tưởng rằng trên thế gian này sẽ không có bất cứ ai đang chờ đợi tôi. Sẽ chẳng có ai chờ đợi một nhà văn quê mùa, nhếch nhác và vô danh như tôi cả. Giữa vùng đất trầm mặc này, cô đơn chính là gia tài của tôi. Nơi đây, tôi cảm nhận được sự lạnh lùng của ngày tháng, những bản nhạc sầu muộn giữa thành phố mưa bay là chỗ mà tôi bấu víu. Tôi đu mình trong những bản tình ca tiền chiến rồi nhìn thành phố cuồng nộ với những âm thanh chát chúa va đập vào nhau. Tôi không nghĩ rằng ở nơi như thế này lại có người đang chờ đợi tôi.
“Chú không biết con.” Tôi nhìn cô bé rồi nói. “Chú ác lắm.” Nó nói trong khi mắt nó vẫn ứa lệ. Cô bé gầy gò có đôi mắt thiên thần nhìn vào tôi rồi nói rằng tôi ác lắm trong khi tôi không thể nhớ rằng mình đã gặp cô bé này ở đâu. Đôi mắt đó vô cùng quen thuộc. Một đôi mắt mọng nước và u buồn. “Chú ác sao?” Tôi nói. Bây giờ thì cô bé ngồi bệt xuống rồi òa khóc. Có mấy người khách đang lựa sách nhìn về phía chúng tôi. Thực tình bây giờ tôi không biết phải làm sao. Tôi bỏ chồng sách trên tay và đỡ cô bé đứng lên. Tôi lấy tay gạt nước mắt trên má nó và cố hỏi xem nó là ai và thực tình thì vì sao nó lại đứng đây chờ tôi.
Tôi đưa cô bé ra khỏi quầy sách. Bây giờ hai chúng tôi đang đứng trên hè phố. Những cơn gió lạnh thổi mạnh làm tóc cô bé rối tung trong những cơn nấc tội nghiệp. “Nào, có phải cháu nhầm chú với một ai đó không? Nhìn kỹ lại chú xem nào.” Tôi nói. “Không.” Cô bé nói. “Chú là chú Phong, đúng không, chú ác lắm.” Bây giờ thì tôi ngỡ ngàng thực sự. Cô bé gọi đúng tên tôi và lại nói tôi độc ác trong khi tôi không thể nhớ ra là mình đã gặp nó ở đâu chứ chưa nói gì đến việc là tôi có thể nhớ được tôi đã làm gì cô bé.
“Cháu đã chờ đợi chú như chờ đợi giấc mơ của cháu. Gia đình cháu chờ đợi chú như chờ đợi một niềm hi vọng. Ba mẹ cháu chờ đợi chú như chờ đợi một giấc mơ về một ngôi nhà có thật trong thành phố…” Cô bé òa khóc và nắm lấy tay tôi. Bàn tay nhỏ xinh của nó lạnh quá, tôi cảm nhận sự lạnh lẽo này như đi ra từ chính trái tim của nó. “Nào, nhìn chú nào. Vì sao?” Tôi nói. “Chú, cứu lấy gia đình cháu với, cứu lấy sự vô vọng của ba mẹ cháu với. Sao chú lại đẩy ba mẹ cháu vào cảnh khốn cùng này chứ?” Đến đây thì tôi bắt đầu cảm thấy có một sự phi lý nào đó trong chuyện này. Tôi nắm chặt hai tay lên vai cô bé và hét toáng lên: “Tại sao?”
“Mẹ cháu vừa sinh em bé, người ta đã đuổi việc mẹ cháu. Ba cháu vừa gãy chân xong, chú quên rồi sao, ba cháu làm việc trong một xí nghiệp gỗ. Những thanh gỗ lớn đã bất ngờ lăn xuống đè lên chân ba cháu. Chú đã đưa ba cháu vào trong cái xí nghiệp đó với những lời hứa về một tương lai ổn định. Nhưng bây giờ…” Cô bé lại òa khóc. Càng lúc tôi càng không hiểu điều quái quỷ gì đã xảy ra. Tôi không hề hay biết gì về những điều cô bé nói. Tôi cho rằng có một sự nhầm lẫn nào đó trong cô bé nhưng nó biết cả tên tôi, nó không nhầm lẫn tôi với bất cứ một người nào khác. “Chú đưa gia đình cháu vào Huế với những hứa hẹn nhưng bây giờ những giấc mơ mà chú nói đã vỡ tan rồi. Cháu không chịu nổi tiếng rên đau đớn của ba cháu hòa vào tiếng khóc vì đói sữa của em cháu. Mẹ cháu khóc cạn nước mắt rồi. Chủ nhà trọ cũng sắp sửa đuổi gia đình cháu đi, đã ba tháng nay nhà cháu không có tiền trả tiền thuê trọ. Chú ơi, ngôi nhà mà chú nói ấy ở đâu?” Cô bé lại òa khóc, tôi mặc nước mắt nó chảy xuống trên tay tôi. Tôi, tôi không biết đây có phải là sự thật không.
“Cháu đến từ đâu?” Tôi rống lên.
“Từ trong truyện Ngôi nhà có thật của chú?”
“Ngôi nhà có thật?” Tôi nói.
“Chú không nhớ thật sao?” Cô bé nói. “Chú đã viết nó vào bốn năm trước, lúc đấy cháu mới năm tuổi.”
Đúng rồi, bây giờ thì tôi nhớ ra rồi. Tôi đã viết truyện ngắn Ngôi nhà có thật vào bốn năm trước. Truyện ngắn đó tôi viết về một gia đình sống bằng nghề đánh cá trên sông La. Ngày đó, tôi đang ở Hà Tĩnh, một buổi chiều, khi tôi đang đi dạo trên bờ sông thì tôi đã bắt gặp ánh mắt vô vọng của một người đàn ông và đôi mắt ngây thơ của một cô bé khoảng bốn năm tuổi gì đó. Tôi bắt chuyện với họ và họ đã nói về cuộc sống khốn cùng, về những ngôi nhà và về ước mơ được tới trường của cô bé. Tối hôm đó, tôi đem họ vào truyện ngắn của tôi với tất cả sự yêu thương và niềm hi vọng. Tôi đưa họ vào truyện ngắn của tôi và tôi nói với họ hãy vào Huế, đó là mảnh đất có thể thoát khỏi những khốn khó của họ. Bởi Huế là thành phố của hi vọng. Linh. Đúng rồi, cô bé ngày ấy tên là Linh, tôi nhớ ra rồi, lỗi thuộc về tôi. Trong truyện đó, tôi đã đưa họ tới Huế, rồi vì cuộc sống, vì viết lách mà tôi quên mất họ. Tôi không thể biết được sự khốn cùng vẫn đeo bám họ cho tới hôm nay.
“Ba cháu tên Dũng phải không Linh?” Tôi hỏi cô bé.
“Chú nhớ ra rồi đó.” Cô bé nói. “Ngôi nhà mà chú đã vẽ lên cho gia đình cháu bây giờ ở đâu?” Cô bé nói. Lòng tôi thắt lại. Phải rồi. Trong truyện ngắn ngày đó tôi đã viết về một ngôi nhà có thật, một ngôi nhà màu trắng với hàng rào làm bằng hoa leo, ngôi nhà có những giá sách và lò sưởi, ngôi nhà có những hành lang rộng lớn và những phòng ngủ treo đầy tranh. Đúng rồi, ngày đó tôi đã viết về một ngôi nhà như thế và nói với gia đình Linh hãy luôn nghĩ tới nó khi gia đình tới Huế. Ôi, những nhân vật khổ sở của tôi. Tôi không ngờ sự thật quá trần trụi bên cạnh những ước mơ viển vông khốn nạn của tôi, của một nhà văn vô danh lắm mơ mộng hão huyền. Bây giờ thì tôi ôm riết lấy cô bé. Mặc cảm tội lỗi tràn về trong tôi. Tôi tưởng rằng tất cả chỉ là hư cấu, nhưng không, đó là sự thật. Tôi phải có trách nhiệm về những nhân vật của tôi khi tôi thổi vào họ những ước mơ lớn lao rồi bỏ mặc họ giữa cuộc mưu sinh khốn khó này. Linh nói với tôi về những tiếng rên đau đớn của ba nó trong đêm, tiếng khóc đói sữa của em nó và những tiếng tru tréo của mụ chủ nhà. Linh nói với tôi về việc ba nó thường nhắc tới ngôi nhà mà tôi đã vẽ lên bằng ngôn từ cách đây bốn năm. “Đó không bao giờ là ngôi nhà có thật.” Linh nói.
Hai chúng tôi bước đi vô định trên hè phố. Huế càng về chiều trời càng lạnh, và lòng tôi càng lạnh hơn. Tôi nhìn những người công nhân với đôi mắt mệt mỏi sau giờ tan ca đang bước về những căn phòng trọ tồi tàn rồi tự hỏi trong số họ còn có ai là nhân vật của tôi không. Tôi nắm chặt lấy tay cô bé rồi lại bước đi. Chúng tôi không biết chúng tôi sẽ đi đâu. Chúng tôi đi qua dưới những ngôi nhà bằng kính, đi qua những quán ăn nghi nghút khói. Linh nói nó đói và tôi cùng nó tạt vào một quán phở bên đường. Nhìn Linh ngấu ngiến bát phở mà tôi muốn khóc, có lẽ lâu rồi cô bé đã không được ăn. “Ngon không Linh?” Tôi hỏi. “Cháu có thể ăn thêm một bát nữa không?” Linh nói.
Linh nói với tôi rằng hãy đưa gia đình nó trở về. Nhưng tôi biết, nếu bây giờ mà trở về trên sông La thì ba Linh và em gái của nó sẽ không thể chịu đựng được tiếng rít của những cơn gió lạnh trên sông. Tôi không muốn gia đình nó lại lênh đênh trên sông nước, lại đói khổ nhìn những cái tết leo lắt lướt qua trên xóm chài hiu hắt.
Phố đã lên đèn. Đằng kìa là chợ Đông Ba. Nhìn cảnh khu chợ dưới ánh đèn vàng tôi lại càng sợ hãi. Lòng tôi hoang vắng, tôi siết chặt tay Linh mong tìm một hơi ấm nhưng tay của Linh cũng lạnh. Chúng tôi bên nhau, cùng tìm kiếm hơi ấm trong đêm.
“Ngôi nhà đó chỉ là sự tưởng tượng của chú phải không?” Cô bé hỏi tôi.
“Tưởng tượng, đó chỉ là một sự tưởng tượng.” Tôi nói.
“Sự tưởng tượng của chú đã dồn gia đình cháu vào hoàn cảnh này đấy.” Linh nói. Tôi không nói. Tôi nhìn loài thiêu thân đang lao vào ánh đèn trên đường phố. Tôi nói với cô bé rằng đôi khi chúng ta phải biết giữ lấy những hình ảnh đến từ tưởng tượng. “Một ngày nào đó cháu sẽ phải học cách sống bằng tưởng tượng, sự tưởng tượng đôi khi nuôi dưỡng chúng ta, khiến chúng ta thoát khỏi đau buồn.” Tôi nói. “Cháu không hề biết tưởng tượng.” Linh nói.
“Lỗi của chú lớn lắm phải không?” Tôi hỏi. “Cháu không biết, cháu chỉ nghĩ rằng chỉ có chú mới chữa lành được chân của ba cháu và chỉ có chú mới có thể cho gia đình cháu một ngôi nhà, một ngôi nhà không nóng như lò than vào mùa hè và không có những cơn gió lùa vào khi trời rét mướt.” Linh nói.
Tôi không biết mình có thể làm được những điều tuyệt diệu đó hay không. Tôi chỉ biết rằng tôi có thể tạo nên được những nhân vật, nhân vật của tôi thường là những người khốn cùng trong xã hội, đôi khi, tôi đem đến cho họ một ít ánh sáng, đôi khi tôi đẩy họ vào đêm tối mịt mùng… Rồi khi, câu chuyện kết thúc, tôi không thể biết số phận của những nhân vật sẽ đi về đâu, họ hạnh phúc, ngập tràn hi vọng hay tuyệt vọng và trở nên bần cùng...
Càng về khuya mưa càng nặng hạt hơn, hai chúng tôi nép vào nhau ngồi co ro dưới một hiên nhà bằng kính. Linh hỏi tôi về sự thật và hư cấu. Tôi nói rằng sự thật thì luôn đau khổ và hư cấu đôi khi giúp chúng ta trở nên mộng mơ và sẽ tìm được những phút giây bình yên bằng cách đu mình theo những mộng tưởng đó. “Chú có thấy mình tàn nhẫn khi chú không đi hết số phận của những nhân vật mà chú tạo ra không, chú có thấy đau đớn khi câu chuyện của chú kết thúc nhưng cuộc đời của những nhân vật trong truyện của chú vẫn tồn tại và họ phải đối mặt với những rủi ro khôn lường không chú?” Linh úp mặt vào ngực tôi rồi thều thào nói. Tôi nghe như có những tảng băng khổng lồ trong lòng ngực tôi đang lớn dần lên như những con quái vật không ngừng gào rú. Trong đêm, chúng tôi vẫn thì thầm trò chuyện. Những người đàn bà đi ăn đêm nhìn chúng tôi thương xót. Họ lướt qua trước mặt hai chúng tôi như những linh hồn vật vờ đi trong nghĩa địa. Tôi lại nghĩ rằng trong số những người đàn bà đau thương đó có ai là nhân vật của tôi không. Tại sao tôi lại tạo ra họ và để mặc họ giữa cuộc mưu sinh đầy bất trắc này?
“Bây giờ gia đình cháu phải làm sao?” Linh hỏi tôi. Tôi lấy tay vuốt những giọt nước mưa trên tóc cô bé. “Phải tưởng tượng, tất cả chúng ta phải bắt đầu học cách tưởng tượng, chỉ có tưởng tượng mới cho chúng ta những đôi cánh để bay lên.” Tôi nói. “Nhưng cháu không biết tưởng tượng.” Linh nói. “Nào, hãy đứng lên, cháu hãy nhìn về phía có những vệt sáng xa tít cuối trời, đó là những vệt sáng trong đêm mưa, đó là những tia hi vọng của chúng ta. Hãy nắm lấy tay chú và nhìn về phía có những vệt sáng đó.” Tôi nói.
Cả hai chúng tôi đứng lên và nhìn về phía có những vệt sáng yếu ớt trong màn mưa đêm. “Những vệt sáng ấy xa lắm đúng không chú?” Linh hỏi tôi. “Ừ, xa lắm.” Tôi nói. “Cháu hãy nghĩ rằng những vệt sáng đó chính là những con đường, những con đường đầy ánh sáng, cháu có thấy không?” Tôi nói. “Có, cháu bắt đầu thấy những con đường xuất hiện, và hoa nữa, chú ơi có hoa nữa…” Linh nói. “Đúng rồi, nào, tiếp tục đi, cháu hãy nghĩ tới cuối con đường màu trắng ấy có một ngôi nhà, đó là ngôi nhà mà chú đã viết trong truyện Ngôi nhà có thật vào mấy năm trước, cháu nhìn qua cửa sổ kìa, cháu hãy nhìn qua khung cửa sổ cháu sẽ thấy em cháu, em cháu đang nhoẻn miệng cười, cháu thấy không?” Tôi nói. “Có, cháu còn nhìn thấy ba cháu đang đọc sách, chú ơi, ba cháu đang đọc cuốn Niềm hi vọng. Mẹ cháu đang làm gì thế chú?” Linh nói. “Mẹ cháu đang bận rộn trong bếp, cháu hãy nhìn về phía cuối ngôi nhà đi, đấy, mẹ cháu đang rất bận rộn với những ngọn lửa trong bếp với đôi má ửng hồng và những món ăn thơm lừng, nào, hãy nhìn về phía có những vệt sáng ấy đi. Đừng quay lại, đừng bao giờ quay đầu lại, hãy nhìn về phía có những vệt sáng ấy…” Tôi nói.
Cứ thế, hai chúng tôi đứng trong đêm mưa nhìn về phía có những vệt sáng xa xăm. Chúng tôi cứ nhìn như thế và sẽ không bao giờ quay đầu trở lại cho tới khi nào chúng tôi mọc những đôi cánh màu trắng sau lưng mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét