1. Hàng năm, vào tháng 11, tôi thường
được mời dự những buổi gặp mặt các lớp học sinh cũ. Những buổi gặp gỡ thường diễn
ra nhân 20, 25, 30, … năm ngày ra trường.
Nhưng có một lớp, từ hơn hai chục năm nay, năm nào chúng tôi cũng gặp nhau. Đó là lớp 10 D trường Phổ thông cấp 3 Quảng Oai, năm 1970.
Nhưng có một lớp, từ hơn hai chục năm nay, năm nào chúng tôi cũng gặp nhau. Đó là lớp 10 D trường Phổ thông cấp 3 Quảng Oai, năm 1970.
Đây là lớp học sinh tôi chủ nhiệm đầu tiên từ khi vào nghề.
Cái nhiệt tình, lòng say mê nghề nghiệp của tuổi trẻ, những năm tháng khó khăn
thời chiến tranh, … khiến tình cảm giữa chúng tôi có một sự gắn bó đặc biệt.
Sau khi tốt nghiệp, học sinh trong lớp tỏa đi khắp nơi mà
đông nhất là nhập ngũ. 22 năm sau, chúng tôi mới có dịp gặp lại nhau. Có người
đã hy sinh, người tiếp tục đứng trong quân ngũ. Có những người sau khi tốt nghiệp
đại học, nhờ phấn đấu, nỗ lực đã thành đạt giữ những vị trí đáng kể. Cũng có những
người thầm lặng với cuộc sống trên đồng ruộng ở quê hương, …Nhưng dù ở đâu, làm
việc gì, phần lớn đều có mặt, gặp gỡ, ôn lại chuyện cũ.
Như cái “duyên”, sau khi lớp này ra trường, tôi lại được phân
công chủ nhiệm lớp tiếp theo gồm học sinh của các xã đã học tôi lớp trước. Nhiều
học sinh lớp này là em, là cháu của học sinh lớp ấy. Vì hai lớp cùng do tôi làm
chủ nhiệm, nên từ 3 năm nay họ đã tổ chức họp mặt chung. Thế là cùng thời
gian, tôi được gặp gỡ hai lớp học sinh mình đã góp phần dìu dắt.
Nói với họ, những năm gần đây, dù với bao thân thiết, tôi
không thể gọi “các em”, cũng không thể gọi “các cô các chú” mà đã phải chuyển
thành “các ông các bà”. Dù đã trở thành ông thành bà, nội và ngoại, nhưng hình
như cái “nhất quỷ nhì ma…” vẫn chưa hề bị lãng quên.
Một “tiết mục” không thể thiếu trong những cuộc gặp gỡ là
cùng nhau hát lại những bài ca từ gần nửa thế kỷ trước. Những Tiếng hát biên
thùy của Tô Hải, Sóng cửa Tùng của Doãn Nho, Tổ quốc tôi của Hồ Bắc, …những lời
ca điệu hát đã giúp chúng tôi quên đi bao gian nan vất vả của những năm tháng
chiến tranh.
2. Trời chẳng cho mà cũng chẳng lấy đi của ai tất cả.
Có niềm vui ắt không tránh được nỗi buồn. Sướng và khổ, vinh và nhục, …luôn
song hành. Nói theo kiểu tâm linh hiện hành, hình như thế mới là âm dương hòa hợp.
Gặp lại học sinh cũ (những lớp đầu chỉ ít hơn
tôi dăm sáu tuổi, từ lâu đã coi họ là những người bạn) có nhiều niềm
vui vì thấy họ thành đạt, hạnh phúc, con cái họ cũng phương trưởng, ăn nên làm
ra khiến cha mẹ tới khi nghỉ hưu cũng thấy yên lòng. Nhưng cũng không
tránh được việc gặp phải những chuyện buồn. Không hiểu sao, vui nhiều hơn nhưng
cái buồn dù ít, nó cứ bám lấy mình dai dẳng.
6 năm trước, năm 2008, một lớp học sinh mời dự cuộc gặp gỡ
nhân kỷ niệm 30 năm ngày ra trường. Lớp này tôi chỉ chủ nhiệm có năm lớp
8, sau đó chuyển cho giáo viên khác, nhưng họ vẫn nhớ để mời. Vì dạy có một năm
nên không nhớ được nhiều. Một cô học sinh hồi ấy làm tổ trưởng, sau cũng thi
vào Sư phạm, trở thành giáo viên. Chồng chết vì ung thư, một mình nuôi hai đứa
con dại, cô ấy tới nhờ giúp xin một suất dạy cho trường dân lập.
Tôi phải nói với cô ấy:
- Tôi chắc có thể xin giúp em được, nhưng dạy dân lập tiền
thù lao thấp lắm, sợ không thể đủ nuôi các cháu nên cố tìm việc khác. Nếu không
thể tìm được thì cho tôi biết.
Sau không thấy cô ấy quay lại. Hôm gặp, hỏi thăm chuyện
gia đình, cô ấy kể:
– Hai cháu nhà em cũng xong xuôi cả rồi thầy ạ. Gay go nhất là một đứa bị thiểu năng trí tuệ. Nhưng em cũng lo cho nó học xong đại học, rồi làm được cái bằng thạc sĩ.
Tôi ngạc nhiên:
– Nó học được thạc sĩ sao lại gọi là thiểu năng trí tuệ?
Cô ấy cười buồn:
– Toàn mẹ đi học hộ thôi, thầy ạ. Rồi cô ấy nói tiếp:
– Em cũng lo được cho nó vào đảng. Rồi cũng có một suất biên chế. Thế là em yên tâm.
Tôi hỏi:
– Biên chế ở đâu?
– Em chạy cho cháu vào phòng văn hóa thể thao, rồi người ta bố trí cho nó phụ trách cái sân ten-nit phục vụ cán bộ địa phương.
Nghe chuyện, 6 năm rồi, mỗi khi nhớ tới, chưa hết buồn.
– Hai cháu nhà em cũng xong xuôi cả rồi thầy ạ. Gay go nhất là một đứa bị thiểu năng trí tuệ. Nhưng em cũng lo cho nó học xong đại học, rồi làm được cái bằng thạc sĩ.
Tôi ngạc nhiên:
– Nó học được thạc sĩ sao lại gọi là thiểu năng trí tuệ?
Cô ấy cười buồn:
– Toàn mẹ đi học hộ thôi, thầy ạ. Rồi cô ấy nói tiếp:
– Em cũng lo được cho nó vào đảng. Rồi cũng có một suất biên chế. Thế là em yên tâm.
Tôi hỏi:
– Biên chế ở đâu?
– Em chạy cho cháu vào phòng văn hóa thể thao, rồi người ta bố trí cho nó phụ trách cái sân ten-nit phục vụ cán bộ địa phương.
Nghe chuyện, 6 năm rồi, mỗi khi nhớ tới, chưa hết buồn.
Cô học trò này sau khi học xong lớp 10 thì đi bộ đội, trở
thành chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn. Hết chiến tranh, cô học đại học Sư
phạm. Hồi đi học, cô cũng thỉnh thoảng tới nhà chơi, hỏi han bài vở. Hơn chục
năm sau, vào dịp 20 tháng 11, cô tới thăm, thấy mặc quân phục, mang quân hàm rất
trang trọng, hỏi, cô bảo:
– Em vừa đi dự họp mặt giáo viên dạy giỏi do Bộ tổ chức.
– Em vừa đi dự họp mặt giáo viên dạy giỏi do Bộ tổ chức.
Lại gần hai chục năm mới gặp lại. Vừa gặp, cô đã hồi tưởng:
– Em không thể quên bài tập làm văn, em viết “Hiện nay em đang ngồi trên mái trường xã hội chủ nghĩa”, thầy gạch dưới rồi ghi bên cạnh bằng bút đỏ: “Cẩn thận, ngã xuống thì què!”
– Em không thể quên bài tập làm văn, em viết “Hiện nay em đang ngồi trên mái trường xã hội chủ nghĩa”, thầy gạch dưới rồi ghi bên cạnh bằng bút đỏ: “Cẩn thận, ngã xuống thì què!”
Hỏi chuyện gia đình, cô rất vui vẻ kể:
– Em về hưu được ba năm rồi. Nói để thầy mừng cho em. Ba cháu nhà em cũng đâu vào đấy cả. Một đứa em cho vào cảnh sát giao thông, một đứa vào điều tra xét hỏi, còn một đứa vào an ninh. Lỡ nhà mình có chuyện gì cũng dễ giải quyết thầy ạ.
– Em về hưu được ba năm rồi. Nói để thầy mừng cho em. Ba cháu nhà em cũng đâu vào đấy cả. Một đứa em cho vào cảnh sát giao thông, một đứa vào điều tra xét hỏi, còn một đứa vào an ninh. Lỡ nhà mình có chuyện gì cũng dễ giải quyết thầy ạ.
Cô bảo mừng cho cô, cũng có thể mừng vì cô chắc đã toại nguyện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét