Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Lịch sử bài Thánh ca “Still Nacht” (Silent Night)

Lịch sử bài Thánh ca 
“Still Nacht” (Silent Night)

The King's Singers - Stille Nacht

Mỗi lần đến Lễ Giáng Sinh, khắp thế giới đều say mê thưởng thức ca khúc bất hũ của nhân loại đã được UNESCO vào tháng 3 năm 2011 long trọng công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của toàn nhân loại, đó là ca khúc “SILENT NIGHT” (Đêm Yên lặng).
Ca khúc nầy nguyên gốc bằng tiếng Đức là “STILLE NACHT” với phần lời gốc do Linh mục Josef Mohr viết bằng tiếng Đức và phần giai điệu do nghệ sĩ đàn Organ là Franz Xaver Grubersáng tác năm 1818. Cả hai đồng tác giả nầy đều là người Áo (Austria).
Linh mục Josef Mohr là một nhà thơ nghiệp dư, đã sáng tác lời “Stille Nacht” từ năm 1816.Nhưng mãi đến mùa Lễ Vọng Giáng sinh năm 1818, Linh mục Josef Mohr mới tìm được một nhạc sĩ sáng tác để nhờ viết âm điệu cho những giòng thơ của bài “Stille Nacht” để sẽ trình diễn trong thánh đường vào đêm 24 rạng sáng ngày 25 tháng 12 năm 1818.
Theo truyền thống của các thánh đường Công giáo vào thời trung cổ thì trong các buổi thánh lễ ở nhà thờ chỉ được sử dụng đàn Phong cầm (Harmonium) cho các ca đoàn khi hát thánh ca mà thôi. Nhưng điều đáng tiếc là cây đàm Phong cầm duy nhất của nhà thờ Thánh Nicola-Kirche ở Obendorf thuộc nước Áo do Linh mục Josef Mohr làm cha xứ đã bị hư vào phút chót nên Linh mục Josef Mohr phải đề nghị Nhạc sĩ Franz Xaver Gruber soạn phần giai điệu cho đàn Tây ban cầm Guitar.
Ban đầu nhạc sĩ Franz Xaver Gruber không đồng ý vì ông sợ giáo dân sẽ phản ứng; nhưng vì hoàn cảnh không còn chọn lựa nào khác hơn bởi cây đàn Phong cầm duy nhất của nhà thờ đã bị hư nên chỉ trong vài giờ, phần nhạc cho lời thơ “Stille Nacht” đã được nhạc sĩ Franz Xaver Gruber soan xong cho đàn Guitar.
Ca khúc “Stille Nacht” với lời bằng tiếng Đức và nhạc hoàn chỉnh vào ngày 24 tháng 12 năm 1818 để trình diễn lần đầu trong thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh khuya 24 rạng sáng ngày 25-12-1818 tại nhà thờ Thánh Nicola-Kirche vùng Obendorf của nước Áo.
Người ca sĩ duy nhất hát bài “Stille Nacht” (Đêm Yên lặng) lần đầu trong buổi thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh khuya 24 rạng sáng ngày 25-12-1818 tại nhà thờ Nicola-Kirche chính là Linh mục Josef Mohr; với tiếng đệm đàn Guitar hòa tấu êm nhẹ trầm ấm của chính Linh mục Josef Mohr và cây đàn Guitar của nhạc sĩ Organ người Áo là Franz Xaver Gruber cùng với ca đoàn nhà thờ hát phụ họa.
Lúc đầu, người dự lễ tỏ ra kinh ngạc khi nghe ca khúc được trình bày với đàn Guitar, nhưng âm thanh và lời ca như một giòng điện truyền sâu trong tim óc của từng người nghe. Cả cộng đoàn giáo dân im lặng thưởng thức và khi bài ca với phần đệm đàn Guitars của hai đồng tác giả vừa chấm dứt, cả nhà thờ đứng dậy với tiếng vỗ tay kéo dài như vô tận. chẳng bao lâu mọi người bị mê hoặc bởi giai điệu ngọt ngào của bài hát nầy.
Các giáo dân truyền miệng nhau say sưa nói về bài hát tuyệt vời “Stille Nacht” của đêm Giáng Sinh; Tòa Giám mục hay biết và các giáo đường, các họ đạo sao chép rồi chẳng mấy chốc bài thánh ca “Stille Nacht” đã lan ra khắp nước Áo, vượt biên giới đến nước Đức và rồi tràn ngập khắp Châu Âu.
Năm 1859, Đức Giám mục Giáo phận Florida, Hoa Kỳ là John Freeman Young đã cho ra đời bản dịch tiếng Anh của thánh ca “Stille Nacht” nầy, và nó trở thành bản được nhiều người biết đến nhất hiện nay.
Lối 100 năm sau, vào thời Đệ I Thế Chiến 1914-1918, bản thánh ca “Stille Nacht” và bản tiếng Anh là “SILENT NIGHT” đã được dịch ra hầu hết các ngôn ngữ ở Châu Âu.
Ca khúc này cũng từng được hát cùng một lúc bằng tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Đức trong ngày hưu chiến đêm Giáng sinh năm 1914 trong Chiến tranh Thế giới lần thứ I, vì đây là một thánh ca mà các binh sĩ của cả hai bên trong cuộc Thế chiến đều biết và ưa thích.
Thời Đệ II Thế chiến 1939-1945, các nhà độc tài như Adolf Hitler của Đức Quốc Xã và Benito Mussolini của Phát-xít Ý đều say mê bản thánh ca “Stille Nacht” (Silent Night) nầy.
Cuối Đệ II Thế chiến, bài thánh ca “Stille Nacht” (Silent Night) được dịch ra lối 60 thứ tiếng khác nhau. Và đến nay, mặc dù toàn thế giới chỉ có 196 Quốc gia (kể cả Đài-Loan); nhưng bài thánh ca “Stille Nacht” (Silent Night) đã được dịch ra lối trên 280 loại ngôn ngữ khác nhau, trong đó có dịch ra tiếng Việt Nam do cố Nhạc sĩ Hùng Lân chuyển ngữ dưới tựa đề “ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG”

Từ đầu thập niên 1900, Nhà thờ Thánh Nicôla bị lũ lụt tàn phá, thị trấn được dời lên một nơi an toàn hơn ở thượng nguồn dòng sông, một ngôi nhà thờ mới được xây dựng bên cạnh một chiếc cầu. Một nhà nguyện nhỏ gọi là Stille-Nacht-Gedächtniskapelle (Nhà nguyện Tưởng nhớ Ca khúc Đêm Yên Lặng) được dựng lên ngay tại địa điểm của ngôi nhà thờ cũ bị phá hủy, và ngôi nhà kế cận được biến thành nhà bảo tàng, quanh năm thu hút du khách đến từ khắp nơi trên thế giới, nhưng đông nhất vẫn là trong tháng 12.
Mặc dù bản gốc của ca khúc đã bị thất lạc, một bản viết tay của Linh mục Josef Mohr đã được tìm thấy vào năm 1995, các nhà nghiên cứu xác định nó thuộc vào khoảng năm 1820. Điều này cho thấy linh mục Josef Mohr đã viết lời bài hát vào năm 1816 khi ông được phân công đến phụ trách một nhà thờ hành hương ở Mariapfarr (Áo). Phần nhạc được sáng tác bởi Nhạc sĩ Franz Xaver Gruber vào năm 1818 tức 2 năm sau khi phần lời của “Stille Nacht” đã được Linh mục Josef Mohr sáng tác. Đây là bản cổ nhất, cũng là bản viết tay duy nhất của Linh mục Josef Mohr. Giai điệu được sáng tác bởi Nhạc sĩ Franz Xaver Gruber chịu ảnh hưởng của âm nhạc truyền thống tại các vùng nông thôn, phảng phất những nét đặc trưng của dân ca Áo.
Nói chung các phiên bản hiện nay có giai điệu được sử dụng thường là chậm, theo lối hát ru, có một chút khác biệt so với bản nguyên gốc của Nhạc sĩ Franz Xaver Gruber (đặc biệt là ở các dòng cuối cùng) có tiết tấu linh hoạt, gần như nhạc khiêu vũ. Ngày nay, lời và giai điệu ca khúc đã được đưa vào phạm vi “Sở hữu công cộng” của điều luật về tác quyền.
Ca khúc vẫn thường được trình diễn không cần nhạc đệm theo lối “a cappella”. Mặc dù được sáng tác bởi hai tín hữu Công giáo, bài hát này cũng có một vị trí đặc biệt trong các nhà thờ thuộc Giáo hội Luther. Người ta tin rằng ca khúc Giáng Sinh này đã được dịch ra hơn 140 ngôn ngữ chính của các quốc gia trên khắp thế giới, và là một trong những bài hát được yêu thích nhất mọi thời đại. 
Phần chuyển ngữ và đặt tựa tiếng Việt cho bản thánh ca nầy là “ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG” do nhạc sĩ Hùng Lân.
Một số quốc gia có nhiều sắc dân và ngôn ngữ khác nhau nên bài “Stille Nacht” mà nay biết nhiều qua tên gọi tiếng Anh là “Silent Night” đã được chuyển dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau trong cùng một quốc gia đó. Thật sự cho đến nay vẫn chưa có một thống kê nào rõ ràng về đầy đủ các ngôn ngữ đã chuyển dịch bài thánh ca tuyệt vời nhất nầy của nhân loại.
Trong bài giới thiệu về bài thánh ca “Stille Nacht” (Silent Night) nầy Hạnh Dương, đã được Nhạc sĩ Huyền Anh sưu tập giúp một số tài liệu, hình ảnh và các Video Clips của các ngôn ngữ khác nhau để mời quý đọc giả và thân hữu của VietPress USA thưởng thức. Có tất cả 20 Video Clips gồm các ngôn ngữ khác nhau trên khắp thế giới thể hiện bài thánh ca “Stille Nacht” (Silent Night) và một Video bao gồm 39 thứ ngôn ngữ khác nhau nghe hoài không chán.
Quý vị và các bạn sẽ nghe ngôn ngữ gốc của bản thánh ca bằng tiếng Đức “Stille Nacht” do các nam ca sĩ nỗi tiếng “King’s Singers” trình bày; sẽ nghe bản tiếng Anh của dàn đại hợp xướng Hoàng gia Anh quốc; nghe bản tiếng Mỹ do nữ danh ca Hoa Kỳ Kelly Clarkson hát; nghe bản tiếng Pháp của nữ danh ca Mireille Mathieu, nghe bản tiếng Việt,​ v.v..
Có một điều chắc chắn quý vị và các bạn ít khi được thưởng thức bản thánh ca “Silent Night” qua giọng ca của các ca sĩ thuộc các quốc gia Hồi giáo như Ả-Rập, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Malaysia, Indonesia… cũng như các bản tiếng Nga, tiếng Trung Hoa, Đại Hàn, Ba Lan, Ukraine, Thái-Lan, Lào, Campuchia, v.v..
Theo http://bookhunterclub.com/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Đội Mũ Lệch Thả vỏ quýt ăn mắm ngấu Hai năm nay, Cả Lĩnh làm ăn phát đạt. Chẳng thế mà hắn ta lại dựng ngay ở phố chính một tòa nhà ...