Miền Trung cát trắng
Mấy hôm ở miền Trung, tôi ở nhà một người bạn, cạnh một làng
chài ngay sát biển. Xa xa là những khu biệt thự, khách sạn sang trọng nhưng ở
đây vẫn là những ngôi nhà quen thuộc, nhỏ và thấp theo tập quán của nhà cửa vùng ven
biển, tránh gió bão. Có chăng cái khác trước là nhà cửa đều xây gạch, lợp ngói.
Ngăn cách giữa các nhà và đường đi đều là những hàng rào thấp bằng lưới thép.
Có lẽ anh ninh khá tốt, hàng rào không có chức năng phòng gian, nên nhà dù hẹp
nhưng vẫn không cảm thấy chật chội.
Buổi sáng hàng ngày, tôi thường đi dạo trên bờ
biển, chờ bình minh (nhưng suốt 7 ngày chờ đợi mà không thành, vì trời
luôn nhiều mây, thật đáng tiếc!). Những dải cát trắng trải ngút tầm mắt, chỉ có
những bụi cây mọc lúp xúp và rau muống biển nở hoa màu tím đỏ. Chắc rồi cũng sẽ
trở thành khu dân cư vì chẳng thể trồng trọt gì được ở đây. Vừa bước đi, vừa
miên man nhớ những câu chuyện về vùng đất này hồi chiến tranh đã đọc được hoặc
nghe kể lại.
Đây là vùng chiến sự rất ác liệt, nơi quân Mỹ đổ
vào đầu tiên ngày 8 tháng 3 năm 1965. Để đảm bảo an toàn cho quân Mỹ, những tổ
chức du kích, những nhóm hoạt động bí mật, những cơ sở cách mạng đều bị
chà xát, thanh trừng tận gốc rễ. Làng xóm đều bị tập trung trong vòng dây
thép gai. Vừa trừng phạt tàn bạo, vừa mua chuộc dụ dỗ, có những khi, cả
vùng Hòa Vang không còn một đảng viên cộng sản nào. Người cuối cùng là bí thư
huyện ủy.
Ông giấu mình trong một hang đá ở Ngũ Hành Sơn. Chỉ có một người duy nhất biết nơi ở của ông làm nhiệm vụ liên lạc và tiếp tế, nhưng cũng chỉ biết hang đó, hoàn toàn không biết ở ngách nào trong rất nhiều ngách của hang. Thế mà cái người cuối cùng này cũng phản bội. Không biết được ngách hang ông ẩn náu, chúng đặt mìn đánh sập toàn bộ hang. Ông hy sinh. Không còn chút dấu vết.
Ông giấu mình trong một hang đá ở Ngũ Hành Sơn. Chỉ có một người duy nhất biết nơi ở của ông làm nhiệm vụ liên lạc và tiếp tế, nhưng cũng chỉ biết hang đó, hoàn toàn không biết ở ngách nào trong rất nhiều ngách của hang. Thế mà cái người cuối cùng này cũng phản bội. Không biết được ngách hang ông ẩn náu, chúng đặt mìn đánh sập toàn bộ hang. Ông hy sinh. Không còn chút dấu vết.
Tôi nhớ hình như tên ông là Đào Ngọc
Chua.
Đà Nắng giờ rất hiện đại, nhà cửa đồ sộ,
đường phố rộng rãi. Đà Nẵng có phố Đào Ngọc Chua không?
Để khôi phục lại phong trào, nhiều đảng
viên cố gắng bám dân, bám đất. Đêm, họ từ trên núi lợi dụng bóng tối về làng.
Nhưng khi về tới nơi, trời đã gần sáng. Các anh đành giấu mình trong cát,
đầu giấu trong một bụi cây lúp xúp. Chịu đói chịu khát suốt ngày dưới cái nắng
đổ lửa, chờ đến khuya, mới vào làng., tới nhà từng người dân, thắp lên niềm tin
vào cách mạng. Nhiều nhà nghe tiếng thì thầm gọi cửa không dám mở. Vì sợ hãi bị
trả thù, vì sợ kẻ địch lừa nhằm thăm dò thái độ. Có nhà thân thiết lắm cũng chỉ
dám mở nhanh cánh cửa, đưa vội củ sắn, chai nước rồi sập cửa lại. Gần
sáng, anh lại trở ra bãi cát trắng, vùi mình chờ đến khuya…
Có anh về làng mà mấy ngày không có ai
dám tiếp cận. Anh chờ trong một bụi cây ngoài làng, cũng giấu mình trong cát. Rồi
cũng có một bà mẹ đi qua, hai người chỉ nhận ra nhau qua ánh mắt. Mẹ vẫn
là người có cảm tình với cách mạng, nhưng sợ cái bẫy kẻ thù nó giăng ra, không
dám gặp gỡ. Nếu mắc bẫy, chắc cả gia đình mẹ sẽ không còn một ai. Anh
cũng chột dạ, vì như thế là đã có người phát hiện ra mình. Mấy ngày như thế, chỉ
có ánh mắt giao nhau. Ngày hôm sau thì anh yên tâm. Vì nếu bà mẹ có long
nào thì anh đã bị bắt rồi. Mẹ thương người cán bộ quá, đói khát sao chịu nổi,
nhưng không biết làm thế nào. Hai đêm trằn trọc mà không biết chia sẻ cùng ai.
Rồi mẹ nói với hàng xóm nhà có đám giỗ, thổi xôi, mang một
đĩa ra thắp hương ngoài mộ ở bãi tha ma. (Người miền Trung và miền Nam có
tập quán những thứ đã mang ra thắp hương ở mộ không đem về nhà, để lại cho người
qua đường, thường là trẻ chăn trâu, bò). Hôm sau ra, mẹ thấy đĩa xôi không còn,
biết anh vẫn lẩn quất đâu đây. Thế là cứ vài ngày mẹ lại mang ra mộ thắp
hương một đĩa xôi, có khi thêm mấy quả chuối với cái cớ cứ đêm là
ông bà về báo mộng. Ròng rã thăm dò tới nửa tháng, bà mẹ mới dám gặp anh,
người của cách mạng. Từ đó phong trào mới dần được nhen nhóm.
Gần 40 năm đã trôi qua. Cát trắng vẫn trải
dài ngút tầm mắt. Những con người ấy bây giờ họ ở đâu? Hay vẫn “sống trong cát
chết vùi trong cát”?.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét