Một thế kỷ qua... đủ để cho bể xanh dâu. Giờ đến lúc, như con
cá hồi, người lữ hành Phạm Duy trở về mái nhà xưa, quay về với khởi nguồn - da
capo al fine - nhìn lại hành trình hát rong của mình tái diễn trên những đợt
sóng thăng trầm của dòng chảy Việt Nam.
Phạm Duy, người đã có được cơ may hơn hầu hết những nhạc sĩ cùng thời với ông, là có thể chọn lựa và đã thực hiện được cái tư thế làm người lữ hành ca hát suốt đời trên con đường cái quan của địa lí âm nhạc và địa lí chính trị xã hội Việt Nam, kể cả vượt ra ngoài nó khi hát trên đường lưu vong, trong bối cảnh lịch sử đất nước một thời phân chia và đầy dẫy những biến động phức tạp về mọi mặt. Chúng ta có thể thấy cuộc lữ hành từ Bắc [di cư] vào Nam cho đến ra hải ngoại đều ghi đậm dấu ấn trong âm nhạc và cuộc đời Phạm Duy (tất cả cũng được ông kể lại qua 4 tập hồi kí).
Đấy cũng là hành trình thu gọn mọi dạng tình tự của một bộ phận lớn cộng đồng người Việt đã khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, khiến cho nhiều tác phẩm của ông có thể trở thành "chứng từ sống" khi mà cái chất thực của vận mệnh Việt Nam được thể hiện ra như là một hương vị âm nhạc, khiến người ta nhớ mãi cái phần tinh anh đượm mùi nồng nàn của đất thiêng Quê Mẹ, qua những hình tượng lồng lộng như Đất Mẹ, Núi Mẹ, Sông Mẹ và Biển Mẹ... Nó là sự tái hiện những nguyên mẫu từ ”tâm linh mẫu hệ” của dân Việt ẩn tàng từ ngàn xưa. Khúc điệu của ông là cuộc trải nghiệm của ngôn ngữ và dân ca, ông tìm cách giao thoa trong những chặng đường âm nhạc mới trong thời hiện đại.
Giờ là lúc tạ ơn đời, là lúc "gạn đục khơi trong" của Phạm Duy. Nếu chỉ điểm danh mục ca khúc được xếp theo thứ tự thời gian trong dòng nhạc Phạm Duy (qua rất nhiều thể loại, chủ đề) thì cũng đủ cho chúng ta thấy tựa như một thứ biên niên sử Việt được ghi chép bằng lời ca khúc điệu. Chính ở điểm này, đại đa số tác phẩm Phạm Duy ghi nặng dấu ấn ở số người nghe thuộc một thế hệ đã từng trải, đã kinh qua thời thế, đã đồng hành hay "nhập cuộc" cùng thời với ông.
Tuy vậy, đối với người trẻ ở hiện nay, đã có một khoảng cách khá xa, do vậy, Một Đời Nhìn Lại là một hành trình "ngược dòng" cần thiết cho người trẻ dò tìm lại những cột mốc suốt hơn nửa thế kỉ qua.
Điều bất công không thể không nói tới là sự không được lưu hành công khai toàn bộ nhạc phẩm của Phạm Duy trên toàn cõi Việt Nam hiện nay, kể cả sự bất bao dung của một số người đối với các ca khúc thời Tân Nhạc Tiền chiến và Kháng chiến của Phạm Duy.
Nếu không có những điều đáng buồn đó, ta có thể thấy được mức độ tiếp nhận âm nhạc của Phạm Duy đối với công chúng và giới trẻ hiện nay trên chính quê hương đang trong thời chuyển đổi sâu xa về mặt xã hội.
Đêm nhạc Phạm Duy Một Đời Nhìn Lại do chính người lữ hành Phạm Duy dẫn dắt khán thính giả qua 24 ca khúc và các chương trích đoạn trong Minh hoạ Kiều (được phát thanh qua CD), cùng với hai bài nhạc được các em thiếu nhi hoà tấu bằng đàn dây và piano: Tình Ca và Bà Mẹ Gio Linh. 24 ca khúc do Phạm Duy chọn lựa hát trong chương trình là bức tranh toàn cảnh thu nhỏ sự nghiệp 60 năm âm nhạc tiêu biểu một đời Phạm Duy.
Một Đời Nhìn Lại mở màn bằng bản hoà tấu Tình Ca rồi đi vào những chủ đề: Kháng Chiến Ca, Thơ Tiền Chiến Phổ Nhạc, Tình Ca Quê Hương, Tình Ca Đôi Lứa, Dân Ca Phát Triển, Tâm Ca, Đạo Ca, Minh Hoạ Kiều... kết thúc bằng bài Giọt mưa trên lá và Mẹ Việt Nam ơi, (cũng kể thêm phần đầu phụ chiếu ba màn nhạc cảnh Mối Tình Sơn nữ, Chum Vàng và Mài Dao Dạy Vợ).
Ở tuổi hạc 83, hình ảnh một lão trượng uy phong với mái tóc trắng phơ như tuyết đỉnh Phú sĩ, với cung cách của một danh thế từng trải mà ông không hề che giấu có lẽ cả vẻ mãn nguyện nữa. Ta thử mường tượng, nếu như đang ở một bản chốn núi rừng cao nguyên, thì vai trò của ông chẳng khác một vị già làng đang gảy đàn cất tiếng ngâm kể chuyện sử thi cho dân làng và đàn con cháu chắt nghe chung quanh bếp lửa hồng. Giọng nói đầy thu hút nhấn nhá của ông thể hiện cao độ nhạc tính tiếng Việt, và thường pha thêm chất hài hước duyên dáng.
Các ca sĩ thể hiện, như thường lệ, là những người thân trong gia đình, lần này là những người con như Duy Quang, Thái Hiền, Thái Thảo và Tuấn Ngọc [con rể].
Tuy vậy, có thể thấy chương trình thiếu vắng những ca khúc mang tính tượng trưng và siêu thực, mà riêng về nghệ thuật ca từ trong thời kì này của Phạm Duy đã đạt tới đỉnh cao, như Tìm Nhau, Tạ Ơn Đời, Một Bàn Tay, Mộng Du... không thấy được thể hiện trong cuộc nhìn lại này.
Với dẫn giải của chính Phạm Duy, trích đoạn từ Minh Hoạ Kiều I & II (1997 - 2000), tác phẩm mà ông cho là để kết thúc sự nghiệp của mình. Những người đồng hành với đời nhạc Phạm Duy, theo thói thường, sẽ tự hỏi : liệu đây có phải hồi brilliant coda (kết đoạn chói lọi) của đời ông, kể từ những thông điệp tưởng chừng đã là "tiếng hát thiên nga" mà ông đúc kết và gửi gắm tới thế hệ mai sau trong mười bài Rong Ca - Hát cho năm 2000 (1989).
Giờ phút ở ngưỡng hoàng hôn, người lữ hành với vị thế dự tri ở phía trước làm một người tình già trên đầu non nhìn xuống nắng chiều rực rỡ đang dần tắt... ông đã chợt thấy ra rằng nếu tính bằng tuổi ngàn năm thì lịch sử Việt Nam còn rất trẻ : Cuối thế kỉ này Mẹ mới lên ba... Cũng kể từ độ "tái sinh" qua một lần chết ấy, sinh lực và sức sáng tác dồi dào của ông vẫn cho ra đời thêm một loạt những nhạc phẩm dài hơi mà ông cho là chúng đánh dấu những cuộc chuyển hoá về tâm thức của mình.
Hãy lắng nghe Những lời cuối của ông trích từ Hồi kí 4, trong Phạm Duy - Một Đời Nhìn Lại:
Nay thì KIỀU phần 2 và Hồi Kí 4 đã hoàn thành, lời hứa đã đúng hẹn và đây là lúc tôi xin được buông rơi tất cả. Buông bút, treo đàn, hạ màn nhung, cởi áo tuồng, chùi phấn son, tắt đèn, rời sân khấu... Tôi buông rơi hết, không có nghĩa là tôi chối từ những gì tôi đã làm ra trong dĩ vãng. Tôi vẫn chịu trách nhiệm về từng soạn phẩm của mình, nhưng tôi không còn đứng giữa chợ đời để nhận lời khen hay tiếng chê đến từ bất cứ ai, từ bất cứ đâu, cho bất cứ loại nhạc gì!
Cầm bằng cho gió cuốn bay đi, tất cả!
Bây giờ thì tôi mới thật sự là:
... vui một mình tôi đi!
Như vậy, câu hỏi và đáp cho cái kết đoạn có rực rỡ hay không của một sự nghiệp như thể cũng theo gió cuốn bay. Bởi chính ở chỗ: người lữ hành ấy, đã làm tròn cuộc hành hương của mình đối với con đường. Đường đi đã tới.
Phạm Duy, người đã có được cơ may hơn hầu hết những nhạc sĩ cùng thời với ông, là có thể chọn lựa và đã thực hiện được cái tư thế làm người lữ hành ca hát suốt đời trên con đường cái quan của địa lí âm nhạc và địa lí chính trị xã hội Việt Nam, kể cả vượt ra ngoài nó khi hát trên đường lưu vong, trong bối cảnh lịch sử đất nước một thời phân chia và đầy dẫy những biến động phức tạp về mọi mặt. Chúng ta có thể thấy cuộc lữ hành từ Bắc [di cư] vào Nam cho đến ra hải ngoại đều ghi đậm dấu ấn trong âm nhạc và cuộc đời Phạm Duy (tất cả cũng được ông kể lại qua 4 tập hồi kí).
Đấy cũng là hành trình thu gọn mọi dạng tình tự của một bộ phận lớn cộng đồng người Việt đã khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, khiến cho nhiều tác phẩm của ông có thể trở thành "chứng từ sống" khi mà cái chất thực của vận mệnh Việt Nam được thể hiện ra như là một hương vị âm nhạc, khiến người ta nhớ mãi cái phần tinh anh đượm mùi nồng nàn của đất thiêng Quê Mẹ, qua những hình tượng lồng lộng như Đất Mẹ, Núi Mẹ, Sông Mẹ và Biển Mẹ... Nó là sự tái hiện những nguyên mẫu từ ”tâm linh mẫu hệ” của dân Việt ẩn tàng từ ngàn xưa. Khúc điệu của ông là cuộc trải nghiệm của ngôn ngữ và dân ca, ông tìm cách giao thoa trong những chặng đường âm nhạc mới trong thời hiện đại.
Giờ là lúc tạ ơn đời, là lúc "gạn đục khơi trong" của Phạm Duy. Nếu chỉ điểm danh mục ca khúc được xếp theo thứ tự thời gian trong dòng nhạc Phạm Duy (qua rất nhiều thể loại, chủ đề) thì cũng đủ cho chúng ta thấy tựa như một thứ biên niên sử Việt được ghi chép bằng lời ca khúc điệu. Chính ở điểm này, đại đa số tác phẩm Phạm Duy ghi nặng dấu ấn ở số người nghe thuộc một thế hệ đã từng trải, đã kinh qua thời thế, đã đồng hành hay "nhập cuộc" cùng thời với ông.
Tuy vậy, đối với người trẻ ở hiện nay, đã có một khoảng cách khá xa, do vậy, Một Đời Nhìn Lại là một hành trình "ngược dòng" cần thiết cho người trẻ dò tìm lại những cột mốc suốt hơn nửa thế kỉ qua.
Điều bất công không thể không nói tới là sự không được lưu hành công khai toàn bộ nhạc phẩm của Phạm Duy trên toàn cõi Việt Nam hiện nay, kể cả sự bất bao dung của một số người đối với các ca khúc thời Tân Nhạc Tiền chiến và Kháng chiến của Phạm Duy.
Nếu không có những điều đáng buồn đó, ta có thể thấy được mức độ tiếp nhận âm nhạc của Phạm Duy đối với công chúng và giới trẻ hiện nay trên chính quê hương đang trong thời chuyển đổi sâu xa về mặt xã hội.
Đêm nhạc Phạm Duy Một Đời Nhìn Lại do chính người lữ hành Phạm Duy dẫn dắt khán thính giả qua 24 ca khúc và các chương trích đoạn trong Minh hoạ Kiều (được phát thanh qua CD), cùng với hai bài nhạc được các em thiếu nhi hoà tấu bằng đàn dây và piano: Tình Ca và Bà Mẹ Gio Linh. 24 ca khúc do Phạm Duy chọn lựa hát trong chương trình là bức tranh toàn cảnh thu nhỏ sự nghiệp 60 năm âm nhạc tiêu biểu một đời Phạm Duy.
Một Đời Nhìn Lại mở màn bằng bản hoà tấu Tình Ca rồi đi vào những chủ đề: Kháng Chiến Ca, Thơ Tiền Chiến Phổ Nhạc, Tình Ca Quê Hương, Tình Ca Đôi Lứa, Dân Ca Phát Triển, Tâm Ca, Đạo Ca, Minh Hoạ Kiều... kết thúc bằng bài Giọt mưa trên lá và Mẹ Việt Nam ơi, (cũng kể thêm phần đầu phụ chiếu ba màn nhạc cảnh Mối Tình Sơn nữ, Chum Vàng và Mài Dao Dạy Vợ).
Ở tuổi hạc 83, hình ảnh một lão trượng uy phong với mái tóc trắng phơ như tuyết đỉnh Phú sĩ, với cung cách của một danh thế từng trải mà ông không hề che giấu có lẽ cả vẻ mãn nguyện nữa. Ta thử mường tượng, nếu như đang ở một bản chốn núi rừng cao nguyên, thì vai trò của ông chẳng khác một vị già làng đang gảy đàn cất tiếng ngâm kể chuyện sử thi cho dân làng và đàn con cháu chắt nghe chung quanh bếp lửa hồng. Giọng nói đầy thu hút nhấn nhá của ông thể hiện cao độ nhạc tính tiếng Việt, và thường pha thêm chất hài hước duyên dáng.
Các ca sĩ thể hiện, như thường lệ, là những người thân trong gia đình, lần này là những người con như Duy Quang, Thái Hiền, Thái Thảo và Tuấn Ngọc [con rể].
Tuy vậy, có thể thấy chương trình thiếu vắng những ca khúc mang tính tượng trưng và siêu thực, mà riêng về nghệ thuật ca từ trong thời kì này của Phạm Duy đã đạt tới đỉnh cao, như Tìm Nhau, Tạ Ơn Đời, Một Bàn Tay, Mộng Du... không thấy được thể hiện trong cuộc nhìn lại này.
Với dẫn giải của chính Phạm Duy, trích đoạn từ Minh Hoạ Kiều I & II (1997 - 2000), tác phẩm mà ông cho là để kết thúc sự nghiệp của mình. Những người đồng hành với đời nhạc Phạm Duy, theo thói thường, sẽ tự hỏi : liệu đây có phải hồi brilliant coda (kết đoạn chói lọi) của đời ông, kể từ những thông điệp tưởng chừng đã là "tiếng hát thiên nga" mà ông đúc kết và gửi gắm tới thế hệ mai sau trong mười bài Rong Ca - Hát cho năm 2000 (1989).
Giờ phút ở ngưỡng hoàng hôn, người lữ hành với vị thế dự tri ở phía trước làm một người tình già trên đầu non nhìn xuống nắng chiều rực rỡ đang dần tắt... ông đã chợt thấy ra rằng nếu tính bằng tuổi ngàn năm thì lịch sử Việt Nam còn rất trẻ : Cuối thế kỉ này Mẹ mới lên ba... Cũng kể từ độ "tái sinh" qua một lần chết ấy, sinh lực và sức sáng tác dồi dào của ông vẫn cho ra đời thêm một loạt những nhạc phẩm dài hơi mà ông cho là chúng đánh dấu những cuộc chuyển hoá về tâm thức của mình.
Hãy lắng nghe Những lời cuối của ông trích từ Hồi kí 4, trong Phạm Duy - Một Đời Nhìn Lại:
Nay thì KIỀU phần 2 và Hồi Kí 4 đã hoàn thành, lời hứa đã đúng hẹn và đây là lúc tôi xin được buông rơi tất cả. Buông bút, treo đàn, hạ màn nhung, cởi áo tuồng, chùi phấn son, tắt đèn, rời sân khấu... Tôi buông rơi hết, không có nghĩa là tôi chối từ những gì tôi đã làm ra trong dĩ vãng. Tôi vẫn chịu trách nhiệm về từng soạn phẩm của mình, nhưng tôi không còn đứng giữa chợ đời để nhận lời khen hay tiếng chê đến từ bất cứ ai, từ bất cứ đâu, cho bất cứ loại nhạc gì!
Cầm bằng cho gió cuốn bay đi, tất cả!
Bây giờ thì tôi mới thật sự là:
... vui một mình tôi đi!
Như vậy, câu hỏi và đáp cho cái kết đoạn có rực rỡ hay không của một sự nghiệp như thể cũng theo gió cuốn bay. Bởi chính ở chỗ: người lữ hành ấy, đã làm tròn cuộc hành hương của mình đối với con đường. Đường đi đã tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét