Thời gian sau cùng của thời
cổ còn sót lại cho chúng ta bức tượng ở Delphoi. Người ta thường gọi là người
đánh xe Delphoi. Một thanh niên trẻ tuổi đứng trong bộ quần áo dài gần chấm mắt
cá, tay như thể đang nắm cương; những nếp gấp áo đầy đặn như nếp gấp của cây cột;
dáng người thẳng, tri thức và sức mạnh ngự trị trên khuôn mặt.
Không có duy nhất bức tượng
cổ nào nói nhiều bằng mắt như bức tượng này, một ánh mắt nhìn tự tin, trong
sáng không một gợn mây. Sự thắng thắn và cứng rắn trong đôi mắt đạt đến điểm đỉnh.
Cứng rắn? Đúng. Bởi đấy là người cầm cương. Người đánh xe. Không chút gì mềm yếu,
nhượng bộ, ủy mị hoặc xúc cảm trong đôi mắt.
Nhưng cảm nhận này không thể
so sánh với nhận thức thuộc về con người, thứ nhận thức trong đó luôn luôn có một
cái gì đó tính toán, quyền lợi, tương đối và chứa cái TÔI. Đây là sự hoàn hảo
chắn chắn của nhận thức tỉnh táo. Không phải con người, thân xác, đôi tay cầm
cương, mắt chính là người đánh xe.
Nhà điêu khắc tạc bức tượng
có thể lúc đó không bị tác động bởi sự hướng dẫn của đẳng cấp tinh thần, giống
như các nghệ sĩ ở Hy lạp hoặc Mexico hoặc Judea thường sáng tạo dưới sự chỉ đạo
của đẳng cấp tinh thần. Nhưng nhà điêu khắc này chưa trở thành nhà điêu khắc của
trần thế- biến thành cổ điển, như người ta thường nói- bởi cảm hứng của ông thuần
túy tinh thần.
Còn, ai là người đánh xe
này, không còn nghi ngờ gì nữa: ” Người đánh xe bên trong- theo Veda – là
người điều khiển thế gian này và thế giới bên kia và toàn bộ các thế giới khác
từ bên trong.”
Bằng từ Szanszkrit: antarjármin.
Zarathustra nói như sau:” Ta là trưởng lão, người thắng chiếc xe đầu tiên, là
con người đầu tiên.”
Bằng tiếng Iran: ratha
eszthar. Sankara viết:” Những đặc tính của Người ở vương quốc của các thần linh
cũng như ở mặt đất, Người đánh xe.” Và nói tiếp:” Đấy chỉ có thể là Átman, cái
Tôi vĩnh cửu, người đánh xe bên trong.”
Còn Katha- Upanisad:” Mi hay
nhớ mi là người đánh xe và thân xác vật chất của mi là cái xe.” Zohár viết:”
Thiên nhiên là cái xe, người trời là người đánh xe.” „Người trời là nhận thức
Thượng đế” Đây là nhận thức thượng đế Toth, Hermes, Mercurius, Manu,
Kecalkoatl, Manko Kapak.
„ Việc cai trị- Li Ki nói-
là thắng chiếc xe. Sức mạnh tinh thần là dây cương để kẻ cai trị dẫn dắt dân
chúng; các quan lại là yên cương, sự trừng phạt là cái roi da. Con Trai của Trời
là người đánh xe. Thủ lĩnh và cố vấn là tay phải và tay trái.”
Ở Peru, Hy lạp và Ấn độ gần
như giống nhau về nghi lễ bên ngoài khi vua chầu: ngồi trên xe, trong tay là
dây cương, trên đầu là một lọng tán hình chữ nhật, dưới chân là một tấm thảm
hình tròn với mười hai và hai mươi tám hình ảnh của vòng động vật và vòng động
vật Mặt trăng, toàn bộ một bánh xe lớn quây xung quanh các hình ảnh, chính là
tượng trưng của vòng quay vĩnh cửu, là dấu hiệu bất tử của thế gian: bốn mặt là
bốn mùa và bốn thời kỳ: hình ảnh thời kỳ hoàng kim, bạc, đồng và sắt, trên nóc
là chuông của hòa bình thế gian.
Đây không phải tính ngẫu
nhiên của sự thống nhất của các hình ảnh, bởi vì không nói về các hình ảnh.
Trong thời cổ không cái gì có trên hình ảnh, mà chỉ trong ý nghĩa, ý nghĩa và sự
tương đồng, hay đúng hơn là sự phù hợp từ các vòng quay của sự sống.
Tương đồng là một sinh linh
sống như thế nào trên mặt đất, kẻ cầm trong tay dây cương đời sống trền gian của
nó và thắng chiếc xe cuộc đời của nó. Đây làantarjámin, người lái xe: còn nhận
thức Trời, Hermes, Toth, Kecalkoatl, là ratha eszthar, Manu: là Con Người,
con người thượng đế phổ quát, con người cổ và vĩnh cửu và đầu tiên: tri thức
thượng đế. Là người mở, tỉnh táo, sáng sủa là tri thức và sức mạnh, là người bất
tử, bởi đấy là người lái xe. Thân xác, thiên nhiên, vật chất, đất, nhà nước,
dân chúng là cái xe.
Nhận thức là người lái xe, đấy
là người không biết về tình cảm ủy mị, về cái Tôi kiêu ngạo, về những quyền lợi
cá nhân, những tính toán ích kỷ. Đấy là con mắt tuyệt đối: cái nhìn thấu, không
một gợn mây, chắc chắn, là sự thức tỉnh duy trì và thẳng như cột. Đấy là átman,
cái Tôi bất tử. Trong vương quốc của các thần linh và trên thế gian đấy là người
đánh xe: trên đầu là các vì sao, xung quanh là sự thay đổi vĩnh cửu của bốn mùa
và các thời đại, nhưng đấy là tri thức kiên trực không nao núng, không gì
tác động nổi. Đấy là Con Trai của Trời, là sự cai trị, sự điều khiến tay lái.
Trên đầu Người chuông của hòa bình thế gian vang lên, bởi nhận thức không biết
đến ác cảm, đến sự trở tráo, đến sự đứt đoạn, chiến tranh, đến sự chia lìa. Đây
là antarjámin, người đánh xe.
Người đánh xe là vua. Một
người lãnh đạo, người dẫn dắt có hai cách thể hiện: trị vì và quyền lực.
Sự trị vì là sự lãnh đạo tinh thần không hành động; còn quyền lực là sự lãnh đạo
hoạt động. Người đánh xe vượt qua cả sự trị vì và quyền lực.
Trật tự tinh thần, brahman thực
hành sự thống trị tinh thần; trật tự của người cầm đầu,ksatrija thực hành
quyền lực hành động. Nhưng nhà Vua nhiều hơn cả brahman lẫnksatrija;
sự dẫn dắt của vua còn nhiều hơn cả tinh thần lẫn cả cái không hoạt động và hoạt
động. Người đánh xe là Con Trai của Trời, kẻ vượt lên cao từ trật tự thế gian,
giống như cây cột, một mình, không thể so sánh với cái khác, là sự tỉnh táo, là
nhận thức, là tri thức và sức mạnh. Là người chỉ nhìn và thấy, giống như người
đánh xe Delphoi.
Ở Trung Quốc người ta bảo:
nhìn về phía nam. Nhìn về phía nam có nghĩa là: sống. Vua là một sinh linh trên
trái đất, kẻ: sống. Bên cạnh vua mọi người chỉ là vật chất và công cụ, là dây
cương hoặc là cái roi da, là cánh tay phải hoặc trái. Vua là mắt. Sự trị vì và
quyền lực đã là hai, đã là cảm trạng và mức độ, chỉ là hai nửa của MỘT. Vua là
MỘT- không thể giải thích và không thể lại gần, là tuyên ngôn của nhận thức
siêu việt trên cả nhận thức người, là viên đá cao nhất trên đỉnh Piramis không
có đối kháng và cực; hay đúng hơn cực là bản thân thế gian, là thiên nhiên, là
dân chúng. Vua là MỘT duy nhất đối chọi với cái đông đảo, là ĐIỂM GIỮA và là
TIM, là ĐẦU.
Dân chúng, sự đông đảo, thế
gian, không dễ hiểu và tất nhiên, nhưng vua – MỘT cũng không là cái khó hiểu và
phi tự nhiên. Giống như vũ trụ, thiên nhiên, các ngôi sao, sự đông đảo của các
linh hồn không phải là những cái là dễ hiểu và MỘT THƯỢNG ĐẾ là khó hiểu.
MỘT THƯỢNG ĐẾ là cái tự thân
dễ hiểu, tất nhiên, còn các ngôi sao và sự đông đảo của các linh hồn tuyệt vời,
nhưng đặc biệt: tự nó không thể hiểu được. Bởi vì MỘT là: có. Đấy là sự sống, MỘT-mà
bên cạnh nó, tất cả mọi thứ khác đều là thứ yếu. Vua: có. Vua là tất nhiên. Vua
là nhận thức, tự thân dễ hiểu, sáng rõ, bởi vua là MỘT, và bên cạnh vua sự đông
đảo của dân chúng, các đẳng cấp và các trật tự, các ngôn ngữ và các đạo luật, lịch
sử, sự kiện chỉ là các thứ yếu, bên dưới, phụ. Cái có ngoài vua ra, chỉ là cái
xe, bánh xe, dây cương, con ngựa. Vua là người đánh xe.
Trong thời hiện đại một nhà
vua chỉ biết nói về bản thân: ta là nhà nước. Điều này hoàn toàn giả dối. Giả dối
bởi vì nó nhỏ bé và ít ỏi. Vua nhiều hơn nhà nước, nhiều như Thượng đế nhiều
hơn thế gian. Vua là một cá nhân huyền bí, người có quan hệ với nhà nước như
Thượng đế với thế gian đã được tạo dựng. Không có vua, nhân loại là một „sự
đông đảo”, giống như Herakleitos đã nói, và đời sống người là sự nhiễu nhương
vô nghĩa.
Con người lịch sử cho rằng Đạo
Đức Kinh là triết học hoặc là một hệ thống yoga, hoặc tử tế nhất thì cho
đó là siêu hình học, nhưng kiểu gì họ cũng tin rằng, đấy là một Con Đường,
nghĩa là Đạo, là con đường của tất cả mọi người. Như thể ai cũng có quyền bước
lên con đường ấy, như thể bất cứ ai, bất kỳ lúc nào cũng có thể bước lên con đường
ấy.
Nguồn gốc của sai lầm này ở
chỗ khác và nhiều nơi chính vì: con người lịch sử không có linh cảm về đẳng
cấp; không biết phân biệt giữa các vị thế người. Bởi vậy tư tưởng bình đẳng mới
phát triển, là thứ sau rốt đã chôn vùi trật tự các giá trị của cộng đồng. Bởi
vì tư tưởng bình đẳng không đánh sụp bất bình đẳng xã hội, mà đánh mất vị thế của
tất cả mọi người trong hậu quả vô cảm đối với các vị thế giá trị có trong đời sống
người, và biến tất cả thành bình đẳng từ ngoại diện, trong khi sự khác biệt của
cái Tôi tinh thần vẫn còn lại. Con người lịch sử tưởng rằng Đạo là con đường ai
cũng có thể bước lên và ai cũng có thể đi trên con đường đó.
Đạo là con đường của nhà
vua; là con đường người đánh xe gọi nó là cái xe. Đạo Đức Kinh là cuốn sách nhập
định của nhà vua. Là sự dạy dỗ khổ hạnh, còn tính chất yoga, triết học, siêu
hình học của nó là thứ yếu. Cuốn sách nói về những bí ẩn lớn trong Đạo. Đạo là
con đường của nhân loại, con đường của người đánh xe; chỉ nhà vua đã nhập định
có thể bước lên con đường ấy, và chỉ nhà vua được đi trên con đường ấy.
Ở nhà vua có một sự bí ẩn
không thể hiểu nổi và không thể giải thích nổi, phân biệt hẳn với mọi sinh linh
sống trên thế gian và với mọi vật một cách kiên định, để khi con người đối diện
với vua người ta bắt đầu phân vân với bản chất đáng tin của kinh nghiệm hoặc với
sự đầy đủ nhận thức của họ.
Không có cái gì trên thế
gian so sánh được với ngài, không gì chứng thực được sự sống của ngài; thậm
chí sự sống thế gian là thứ phải chứng thực trước ngài, và sự đông đảo của mọi
thực thể,mọi sự vật, trước sự hiện diện của ngài cùng lúc đánh mất hết ý nghĩa
của nó.
„ Con người nhìn nhưng không
thấy; tên của nó: như nhau. Con người vểnh tai nhưng không nghe thấy, tên của
nó: phi cảm giác. Con người nắm lấy nhưng không giữ, tên của nó: trên tất cả…nó
hành động không ngưng và không thể đặt tên…người ta gọi nó là phi hình dạng và
vô hình hiện hữu…là hiện tượng nhưng không có sự hiện diện.”
Điều vua phải biết trước
tiên là: trong sự sống trần gian, hiện thực thật sự chỉ ngài có. Mối quan
hệ của vua với thế gian và dân chúng, cũng như với toàn bộ thiên nhiên vật chất,
giống như linh hồn với thể xác; đấy là mối quan hệ của cái Tôi siêu việt, bất tử
với cái Tôi trần thế tạm thời. Chỉ átman là hiện thực, átman là
sự sống, còn đâu sẽ trôi qua hết, phi hiện thực, là ảo ảnh, là giấc mộng.
Chỉ linh hồn là hiện thực,
thể xác là hình ảnh sẽ trôi qua. Chỉ nhà vua là hiện thực, dân chúng, nhà nước,
sự đông đảo, thế gian, giống như hiện thực thể xác. Vua là cái Tôi bất tử của
dân chúng, là linh hồn của đất nước, vua là hiện thực: là antarjámin, là
người đánh xe bên trong. „ Nếu con của dân chúng chết- Li Ki viết- người ta
nói: đã chết. Không nhiều hơn. Nếu một viên quan chết, người ta nói: không bao
giờ nhận lương nữa. Nếu giữa những kẻ có danh thế một ai đó chết, người ta nói:
cần phải tỉnh ra. Nếu vua chết, đây là sự sụp đổ.”
„Có bốn thứ cao cả trên thế
gian: Trời. Đất, Đạo và thứ tư là vua.” Vua không hành động. Vua: có. Ngài là sự
sống: átman– là sự sống và cái Tôi bất tử, antarjámin, là ý nghĩa của
con người thượng đế trên quả đất.
„ Chinh phục thế gian bằng
hành động? Chưa hề có ai thành công. Thế gian là sự vật tinh thần, với nó không
thể bằng hành động. Kẻ nào hành động, kẻ đó làm hỏng nó; kẻ nào giữ chặt, kẻ đó
đánh mất nó.” Đây là điều thứ hai vua cần biết. „ Sự sống cao không có ý đồ và
không hành động. Đời sống thấp chỉ toàn ý đồ và chỉ hành động, hành động.” Điều
khiển nhà nước cần kỷ luật; với vũ trang chiến trận cần luyện tập thật kỹ;
nhưng làm vua cần một người đứng xa sự hoạt động.”
Đây là chủ đề của Đạo Đức
Kinh. Là làm vua. Đây là sự nhập định của vua. Mi cần biết mi là vua, là người
đánh xe, và so với mi không có ai, không có gì có thật trên thế gian này. Mi là
Sự Sống. Mi là hiện thực. Mi là linh hồn siêu việt bất tử, là cá nhân duy nhất,
là chủ thể duy nhất. Và mi hãy biết, nhiệm vụ duy nhất của mi: có. „Quay về
phía nam và nhìn”
Mọi cái mi cần nhìn thấy, mọi
cái mi cần biết- nhưng không phải từ các lời tâu dâng, từ bọn nịnh hót, từ lũ
giám thám. Mi cần biết rằng mi phải biết trước khi sự việc xảy ra. Mi là sự tỉnh
táo- mi đi trên đường, và mi dẫn dắt. Sự dẫn dắt không phải là sự hoạt động. Sự
dẫn dắt là chính bản thân sự sống. Việc đánh xe không phải là hoạt động. Đánh
xe chỉ có nghĩa ngần này: đi trên đường, đi trên đường có nghĩa là tồn tại-bằng
toàn bộ sự tỉnh táo, trở thành ý nghĩa siêu việt đầy ánh sáng.
Điều, mi hoàn toàn một mình,
kẻ: có, mi là kẻ thấy, mi là kẻ biết, điều này biến mi thành sức mạnh. Và sức mạnh
này không hành động. Đây là sự sống rạng tỏa. Trong ánh sáng của mi dân chúng rạng
tỏa; quốc gia sống từ sức mạnh của mi; hoa quả và lúa mì lớn lên từ lệnh của
mi; mặt trời mọc và lặn từ ngôn từ của mi.
Nhưng mi cấm không được làm
gì và nói gì, chỉ được cho, và chỉ cho đi bản thân mi. Đây là điều người ta gọi
là: phước lành. Mi là phước lành trên trái đất, là sự tiếp cận hòa tan ý nghĩa
thượng đế. „Đạo của Trời: phước lành.”
Cái không phải là Đạo, là sự
nhiễu nhương vô nghĩa, hỗn loạn. „Ngoài con Đường Đạo ra tất cả đều không phải
là đường.” Nếu đời sống chệch khỏi Đường, đời sống bị đánh mất toàn bộ. Luật pháp?
„Càng nhiều điều cấm sự nghèo khó của dân chúng càng lớn.” Kinh tế? „ Càng nhiều
công cụ của cải, trong nhà nước càng nhiều nhiễu nhương.” Sự giáo dục? „Càng
nhiều kẻ khôn khéo, càng lắm mâu thuẫn.” „Càng nhiều luật pháp và quy tắc, càng
lắm kẻ trộm và kẻ cướp.” „ Tại sao dân chúng khó bảo, bởi dân chúng biết nhiều
quá. Bởi vậy kẻ nào cai trị đất nước bằng tri thức, kẻ đó là kẻ cướp của đất nước;
kẻ nào cai trị đất nước bằng phi tri thức, kẻ đó là phước lành của đất nước. Ai
nhận biết cả hai điều này, người đó đã gặp luật của Trời.” „ Sở dĩ các con sông
và các hồ nước biết chấp nhận sự cúi đầu của các thung lũng, bởi chúng không biết
cúi đầu. Bởi vậy chúng là các nhà vua.”
Đạo không phải là luật,
không là sự thống trị, không là quyền lực không là sự thực hành, không dùng để
chuyện trò, không thể trình bày. Đạo chỉ là con Đường. Con đường của sự sống. Đạo
chỉ có nghĩa ngần này: tồn tại- vô tội, vô tư, trẻ thơ, đơn giản, trực tiếp.
„ Cả thế gian cho rằng Đạo
tuyệt vời. Nhưng có vẻ như không có khả năng thực hiện. Đấy chính lại là cái
tuyệt vời trong nó. Bởi vì khả năng thực hiện chỉ dẫn đến sự chia rẽ. Có ba của
báu: tình yêu thương….sự thỏa mãn…và sự nhún nhường. Tình yêu thương là con người
trở nên dũng cảm; sự thỏa mãn làm con người trở nên cao thượng; sự nhún nhường
tạo cho con người khả năng cai trị.”
Trong trật tự tinh thần và
cai trị sự nhập định cũng có ý nghĩa quyết định. Nhập định là sự sinh ra thật sự,
lần thứ hai. Thiếu sự nhập định con người chỉ sinh ra một lần, giống như một
con vật hoặc một kẻ đi hầu hạ. Nhờ nhập định con người dự phần vào tri thức của
luật thế gian, của dharma, hay nói cách khác nó thức tỉnh: không phải
trong thế giới cảm giác, mà trong thế giới siêu việt, là thế giới thật của con
người. Trong sự huyền bí nhập định linh hồn trải qua sự hóa thân, như thân thể
con người trong bụng mẹ: từ mầm thành sinh linh Sống tự trị, để có thể nghiền
ngẫm ý thức rằng nó có nguồn gốc thượng đế và nó bất tử.
Nhưng sự nhập định của vua
trong sự nhập định của trật tự tinh thần và cai trị còn quan trọng vô tận hơn.
Duy nhất một linh hồn cũng không cần đến trạng thái sinh vật học như sống trong
thiên nhiên vật chất, cần thực hiện một con đường lớn và đầy ý nghĩa như thế.
Nhưng đúng vậy, linh hồn vua ngay trong giây phút sinh ra trên thế gian đã khác
hẳn các linh hồn thế gian.
Điều này vị trí vũ trụ báo
hiệu rõ và chỉ ra rõ. Sự hình thành bào thai của linh hồn vua cũng có những dấu
hiệu trước. Không phải thời gian nào cũng đủ điều kiện để hình thành bào thai
linh hồn vua. Về các khoảng thời gian huyền bí, Mặt Trời, sao Vệ Nữ, sao Hỏa
trước tiên, sau đó đến vị trí của Mặt Trăng, sao Merkur, Mars, sao Szaturnus
báo hiệu, điềm báo trước cha và mẹ của linh hồn vua cũng có.
Điều quan trọng, là ngày
sinh của vua phải rơi vào khoảng thời gian quỹ đạo của Mặt trời đi lên, trong
khoảng thời gian từ 21 tháng Chạp đến 21 tháng Sáu, và là lúc trăng gần tròn.
Và sao Merkur không được quá gần cũng như không được quá xa Mặt trời. Giữa các
tinh tú không một tinh tú nào quay ngược trở lại.
Nhưng đây chỉ là những điềm
báo chiêm tinh học. Quan trọng là dinh dưỡng của bậc cha mẹ, quan trọng cũng
như môi trường của họ, và nhất là của người mẹ. Quanh họ cần có nhiều loài thực
vật, nhất là các loài nở hoa, nhưng loại hoa không có hương vị làm ngây ngất.
Môi trường xung quanh phải có nhiều người trẻ tuổi và đẹp, dễ chịu nhưng không
khêu gợi hoặc trang phục cầu kỳ.
Linh hồn vua từ giây phút
sinh ra cao hơn hết thảy mọi người. Ở Ai cập là száhut mà thân thể
vĩnh cửu và bất tử chỉ sau cái chết của con người bằng sự nỗ lực không thể đo
được mới có thể thu được: bằng sự khổ hạnh, sự phủ nhận bản thân, sự học tập.
Vua là sinh linh thế gian
duy nhất, kẻ sự sống trần gian của mình cũng sống trongszáhu, trong thân xác bất
tử và vĩnh cửu. Đây là ý nghĩa cổ xưa của sự ướp xác và xác ướp. Không phải xác
nào cũng để được vĩnh viễn, chỉ száhu mà thôi. Nhập định thực sự bắt
đầu bằng sự kết thúc thời thơ ấu. Người điều khiển sự nhập định luôn luôn là
giáo chủ. Và điều đầu tiên mà nhà vua trẻ cần phải học và bằng điều này kết
thúc nhập định: cần biết về nguồn gốc siêu việt của mình.
Trong hình thức của lịch sử
và anh hùng ca (eposz) không là gì khác ngoài truyền thống mà người ta sửa soạn
dành cho nhà vua trẻ tuổi, để ngài nhận biết về đặc tính và các việc làm của
các vị tiền bối. Lịch sử chỉ các nhà vua có mà thôi, và những người cổ đại chắc
sẽ cảm thấy thương hại khi nhìn thấy sự đông đảo trong thời lịch sử, nhất là thời
lịch sử hiện đại ngày nay. Ngoài lịch sử của các nhà vua ra các lịch sử khác
không có bất cứ một ý nghĩa gì.
Tri thức lớn lao của nhập định,
như Li-Ki nói:” Từ Con Trai của Trời đến một con người bình thường nhất, với tất
cả mọi người một quy luật này đều có hiệu lực như nhau: giáo dục con người. Bởi
vì không ai có một cội rễ bất thường lại mang những nhánh cành bình thường, điều
này hoàn toàn bị loại trừ. Một kẻ không coi trọng cái gì, nhưng cái phi bản chất
lại coi trọng, vô lý. Cần bắt đầu ngay từ cội rễ, để con người biết coi trọng sự
vật. Đấy là cái thời cổ người ta gọi là tri thức.”
„ Sự giáo dục con người
nghĩa là gì? Là việc sử dụng đời sống người đúng. Việc giáo dục con người nằm
trên việc sử dụng đúng đời sống người. Còn việc sử dụng đúng, như những người
thày thời cổ thường nói, chỉ có ngắn gọn ngần này: Mi đừng bao giờ tâng bốc, lừa
phỉnh mi.”
Sự nhập định đối với vua quan
trọng hơn với bất kỳ ai; sự giáo dục con người không với ai có hiệu lực hơn đối
với vua. Nhà vua không làm gì khác ngoài giáo dục bản thân: để ngày càng hiểu
rõ hơn các đặc tính và các việc làm của các bậc tiền bối; ngày càng thấy rõ hơn
những định luật thế gian; những bí ẩn bị che khuất của sự sống ngày càng bộc lộ
rõ ràng hơn trước ngài; càng ngày ngài càng hiểu rõ hơn sự rạng rỡ bí ẩn của
cái Tôi bất tử; càng ngày ngài càng bước tới gần hơn sự sáng sủa của nhận thức
siêu việt; tóm lại: ngày càng tỉnh táo hơn.
Vua đã bắt đầu biết thu nhận
lòng kính trọng vô hạn đối với cái Tôi siêu việt bên trong ngài mà thần dân
cúng dường. Vua bắt đầu hiểu ra sự khuất phục không phải với cái Tôi thể xác bé
nhỏ mà với toàn bộ sự thần thánh của con người; Và nhà vua cũng hiểu ra rằng
trong toàn bộ quốc gia ngài là kẻ duy nhất mà bản chất siêu việt của linh hồn
trùng làm một với bản chất siêu việt được thể hiện với thể xác – rằng vua làszahu,
sống trong sự biểu hiện bất tử, thân xác vĩnh cửu.
Bởi vậy ngài cần kính cẩn bản
thân gấp trăm nghìn lần và trăm nghìn lần cần chú ý đến mọi lời nói, mọi hành động,
và mọi việc tư tưởng của mình. Toàn bộ sự sống của vua cần truyền cho ý nghĩ
sau: Thượng đế sống trong ta và ta cần xứng đáng với Thượng đế, bởi ta chính là
điều đó. Mẹ ta chính là Đất, cha ta chính là Trời, ta là Con Trai của Trời. Mọi
người lấy ta làm gương. Lời của ta là luật; tư tưởng của ta tác động đến những
việc làm và các giấc mơ của những kẻ dưới quyền ta. Sức mạnh những việc làm của
ta còn ảnh hưởng đến hàng trăm năm sau. Một lỗi duy nhất của ta có thể dẫn đến
trăm nghìn sự bất hạnh của con người và làm nhỏ hàng triệu giọt lệ.
„ Điều lớn nhất trong sự sống
người: cai trị. Cai trị chỉ có nghĩa từng này: sống theo quy luật.” Vua như ở
Ai cập người ta nói, là hình ảnh sống của Thượng đế trên trái đất, vua sinh ra
như con trai của Thượng đế và sau khi chết quay thẳng trở lại với Sinh linh Cao
Nhất. Bởi vậy việc làm vua chỉ là nghĩa vụ trần gian; vua đứng đầu nhà nước,
nhưng trong cá nhân ngài còn nhiều hơn: vua là cái đầu của đẳng cấp, của trật tự
thế gian thần bí.
Trong thời cổ ngoài Đạo Đức
Kinh ra còn một loạt các tác phẩm nhập định của vua để lại cho chúng ta: Szunahszepa,
Kohelet, Bhagavad-gita, nhưng không một cuốn sách cổ thiêng nào không có
liên quan đến sự nhập định của vua. Tất cả các cuốn sách thần bí đều là các tác
phẩm của trật tự tinh thần, trật tự tinh thần trước tiên không là gì khác ngoài
là sự phục vụ trực tiếp của nhà vua.
Con người lịch sử và con người
thời đại này tưởng rằng trên thế gian cái chính nhất là thiên nhiên vật chất;
nhưng nếu không tin điều này, họ lại cho rằng cái chính nhất là tinh thần. Trật
tự tinh thần, brahman biết rằng không phải tinh thần là chính nhất,
là nhiều nhất và quan trọng nhất, bởi vì nếu như vậy nó sẽ ở điểm cao nhất của
đẳng cấp, trên đỉnh piramis. Tinh thần không phải cái nguyên sơ (primer).
Cái nguyên sơ vượt qua cả
tinh thần: là MỘT, là Đạo, là Trời- là cái tuyệt đối, trên cả tinh thần, là chủ
thể không thể hiểu nổi, không thể nắm bắt nổi: là átman, là cái Tôi-linh hồn,
là sinh linh thượng đế vĩnh hằng.
„Mi không hiểu?- Trang Tử hỏi-
mi cũng không thể hiểu nổi, bởi vì mi muốn nắm bắt trên con đường tinh thần.”
„Ai được các sức mạnh Trời giúp đỡ, đấy là con trai của Trời”. Trời này không
thể hiểu, không thể nắm bắt và là MỘT đầu tiên trên cả tinh thần- đây là cái
chính nhất, là đỉnh cao của mọi đẳng cấp. Những người nào cố gắng hiểu là những
kẻ điên:”Kẻ nào bằng nhận thức của mình dừng lại kính cẩn trước cái không thể
hiểu, sẽ đạt tới nó.” „ Cái gì bằng ngôn từ có thể đánh dấu, và bằng tri thức
có thể nhận ra, cái đó chỉ là sự vật, bởi vậy nó thuộc về thế giới của các sự vật.”
Nhà vua là cái đầu của đẳng
cấp, và khi cai trị dân chúng trên thế gian, ngài tiếp tục hoạt động thần bí của
mình: mang lại sự hiến dâng. Sự cai trị là sự tự phủ nhận mình và là sự từ bỏ của
nhà vua. Vua là átman, là linh hồn, và linh hồn theo đặc tính của nó không
hành động, không hoạt động, đối với linh hồn làm là sự đau khổ. Vua khi nhập định
cần đạt tới mức độ, đối với ngài mọi hoạt động hãy trở thành nỗi đau khổ, sự chịu
đựng, bản thân nhà vua hãy trở nên không là gì khác, ngoài là sự sống trong sạch,
tuyệt đối, bất động, không gợn đục, rạng ngời. Vua cần đạt tới mức độ sự cai trị
của kẻ đứng đầu hãy trở thành sự phủ nhận bản thân và sự hiến dâng: từ từ bỏ nhẫn
nại và sự chịu đựng để khi cai trị, đã từ bỏ sự hưởng thụ đời sống.
Đây là sự dạy dỗ và ý nghĩa
lớn nhất của nhập định vua; là ý nghĩa của Bhagavad-gita, của Kohelet, của
Szunahszepha, của Đạo Đức Kinh. „ Hãy từ bỏ sự say mê hành động- Bhagavad-gita,
thượng đế, người đánh xe nói- và nếu vẫn cứ bắt buộc phải hành động, mi hãy
nghĩ như sau: tôi đảm nhận sự hoạt động, nhưng tôi làm từ nghĩa vụ và từ sự hiến
dâng.” Việc làm không mang lại danh tiếng, không phải sự ca ngợi, chỉ là sự chịu
đựng: mi hãy từ bỏ, để mi chiến thắng hoặc thất bại với việc làm của mi, mi trở
thành cao cả hoặc nhỏ nhoi.”
„Lòng kiêu ngạo, tất cả là
lòng kiêu ngạo – Kohelet viết-ta đã tạo dựng những tác phẩm lớn, ta xây dựng,
làm vườn, thu thập kẻ hầu hạ, vàng bạc, châu báu, đất đai…Lòng kiêu ngạo, toàn
bộ là một làn gió cuốn, là hư vô, là săn tìm trong cát bụi.”
„ Lịch thiệp thật sự không bận
tâm đối xử; sự thật thật sự không quan tâm đến chi tiết; thông thái thật sự
không đề ra các kế hoạch; tình yêu thương thật sự không thiên vị.” „Kẻ nào yêu
dân chúng, kẻ đó làm hỏng dân chúng.” „ Kẻ nào kết thúc chiến tranh bằng hòa
bình đúng đắn, kẻ đó chuẩn bị cho chiến tranh sắp tới.” Nhà vua cần phải làm
gì? „ Khi Hoàng Đế hỏi một chàng chăn ngựa, kẻ này thưa: điều khiển một nhà nước
giống như giữ một đàn ngựa. Rất đơn giản: tránh xa những điều có hại cho đàn ngựa.
Thế thôi.”
„ Ta đã hiểu, Con Đường Lớn
không bí ẩn.” Ở nó không có bất kỳ cái gì bí mật, không nặng nề, không mờ mịt,
không phức tạp. Tất cả chỉ có thế này: đi trên Đường.
Đi trên đường chỉ có ý nghĩa
như sau: trở thành trong sạch, thiện, không thiên vị, không nồng nhiệt mà đơn
giản, bình thản, yên bình, hiểu biết. Điều này dễ nhất, bởi vì hòa hợp làm một
với các định luật vĩnh cửu của Trời và Đất. Ở đâu các định luật vĩnh cửu có hiệu
lực và tồn tại, đấy là chế độ vua.
„Nếu trật tự và luật ngự trị-
Li Ki nói- và tinh thần sống, cái đó gọi là chế độ vua. Và vua là người có
trách nhiệm vì trật tự, vì luật, vì tinh thần, vì sự trong sạch, vì hòa bình,
vì đời sống hiểu biết của dân chúng, chỉ một mình vua chịu trách nhiệm, không
ai khác.” „ Nếu các mệnh lệnh không đạt được tác dụng có hiệu quả, đó là lỗi của
kẻ cầm quyền.” Còn hơn thế nữa:” Nếu các vì sao trên trời không chuyển động
đúng quỹ đạo, bởi vì, trong lâu đài nhà vua sự rối loạn thống trị.”
Vua vì trật tự và vì đạo đức
của dân chúng cũng như các quan lại vì nền kinh tế trù phú và vì sự liêm chính,
các quân nhân vì sự chiến đấu dũng cảm và những người đàn bà vì sự sinh sản tốt
đẹp. Hoàng Đế là sức mạnh tinh thần sung sức trong Trung Quốc cổ đại truyền lệnh
cho vua.
„ Đời sống của Con Trai của
Trời khiến dân chúng trở nên trong sạch và có đạo đức, súc vật nuôi không bị dịch
bệnh, lúa tốt, giữa quan lại và kẻ hầu hạ không có sự ác cảm và không cần phải
trừng phạt dân chúng.” Đời sống của quốc gia chỉ phụ thuộc vào một trung tâm
duy nhất, một hạt nhân tồn tại duy nhất, phụ thuộc vào nhà vua, giống như sự sống
thế gian phụ thuộc vào duy nhất Tạo Hóa.”
Vua là người lính canh của sự
cách tân. Vua giám sát để tất cả, những gì bên trên và bên ngoài, vật chất và ảo
ảnh hãy không là bản chất, nhưng linh hồn hãy ở lại, hãy mạnh lên trong căn nhà
cổ, hãy quay trở về với sự sống thượng đế. Vua giám sát để:” Cái bên ngoài con
người bị bóc ra, nhưng cái bên trong đổi mới.”
Bởi vậy vua cần để ý tới
sự vận hành của sao cũng như tới các mệnh lệnh cho quần thần và tới dân chúng của
các linh mục. Biểu tượng của vua ở Ai cập là vương miện kép: kẻ cai trị và linh
mục, hoạt động và tinh thần, một vị chủ của sự trị vì và quyền lực. Tên của vị ấy
không phải là Oziris, không phải là Szét mà là Horus. Vị ấy là sự xuất hiện của
Thượng Đế, người mà vị thế vua chỉ là số phận, nhiệm vụ, chức danh mang tính
người.
Ở Peru vua đeo kiếm trên
trán. Nhưng kiếm không phải biểu tượng của quyền lực, mà là của một thứ quyền lực
sự trị vì đã thánh hóa nó. Đây là sức mạnh đã hóa thành tinh thần. Thanh kiếm
là biểu tượng của logos: như là logos của trật tự hoạt động, bởi vì trật tự cai
trị bằng thanh kiếm bảo vệ và giáo dưỡng thế gian, cũng như trật tự tinh thần
dùng Lời để cũng làm đúng như thế.
Ý nghĩa cuối cùng của người
đánh xe là: trong buổi ban đầu của thời gian Trời mở Đường cho các linh hồn bị
sa xuống vật chất, để những người muốn quay trở lại có thể quay trở về. Con Đường
chỉ một ngoại lệ duy nhất đi nổi: Trời không chấp nhận lại cái Tôi đơn độc, chỉ
bằng cách tha thứ. Sự tái hòa nhập chỉ xảy ra một cách chung, bởi cùng”cả bầy
đàn” sự lầm lạc và rơi xuống vật chất đã xảy ra. Và vua là người lãnh đạo cộng
đồng trên con Đường.
Vua là cá nhân thần thánh của
cộng đồng, người biết và nhìn thấy con Đường. Trật tự tinh thần, trật tự cai trị,
trật tự kinh tế, và sự hầu hạ đều đi theo vua. Vua là linh mục và quân nhân, là
quan tòa và quan lại,là chủ đất và vàng, là kẻ ra lệnh cho người hầu. Nhưng
không có gì là của ngài, bởi ngài còn nhiều hơn cả linh mục, quân nhân,kẻ cai
trị, kẻ giàu có và kẻ ra lệnh. Vua là người đánh xe.
Là người lãnh đạo tên con Đường
mà nhân loại đi chung nhau, quay trở về sự sống của Thượng đế. Vua không dẫn dắt
sự tái hòa nhập này bằng các việc làm và các lời nói mà bằng sự sống của mình,
ngoài ra không còn gì khác. Trong đời sống của vua tất cả đều phụ thuộc vào sự
siêu việt thần thánh của sự sống vua. Vua không phải là kẻ ra lệnh và kẻ hành động
và kẻ suy tư, vua không kiếm tìm sự thật mới và không thăm dò tinh thần, không
học tập và không thu thập kiến thức.
Vua không làm bất kỳ gì khác
ngoài việc: giáo dục. Tự giáo dục bản thân mình một cách thần thánh, siêu việt
để ánh sáng của mình rạng rỡ hơn, sự hiểu biết của mình sâu sắc hơn, để ánh
sáng và sự hiểu biết này tỏa rạng rực rỡ và tự do xuống toàn thể dân chúng, để
trở thành tấm gương và sự sáng sủa. Đấy là antarjámin, người đánh xe.
Hamvas Bela
(Trích cuốn Scientia Sacra)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét