1. LỜI TỰ TÌNH CỦA TRÁI TIM THAO THỨC
“Ta sinh vào cõi phù du
Nên mãi đi tìm vĩnh cửu…”
Nên mãi đi tìm vĩnh cửu…”
Với tuổi sáu mươi, Trịnh Bửu Hoài đã mang đến cho cuộc đời
hơn 49 tác phẩm thơ và văn xuôi của riêng mình. Trải bao vui buồn với cuộc sống,
với tình người, bao yêu thương say đắm, mộng mị, trăn trở về kiếp phù du cát bụi…Tất
cả như đọng lại trong tập “Tinh sương chiều”. Khác với những tập thơ
khác, tập thơ này mang cho tôi cảm giác về một sự nuối tiếc, ngậm ngùi mênh
mang trong lòng tác giả. Anh nuối tiếc bởi vì:” …Thời gian trôi đi lẳng lặng/Đâu
hay bóng ngã chân mình”, nỗi ngậm ngùi khi “Một kiếp trần gian chẳng đủ/Chớp mắt
mà đã trăm năm”. Có phải khi đi gần hết một chặng đường đời, người ta lại quay
về quá khứ chăng? Tự hỏi xem mình đã làm gì, được gì và còn đau đáu một nỗi niềm
gì? Để khi ngộ ra được mới hiểu rằng:
“…Thì ra đời quá mênh mông
Ta tự làm mình bẩn chật “
(Phù Du)
Ta tự làm mình bẩn chật “
(Phù Du)
.Một buổi chiều ở Tân Châu, trong ánh hoàng hôn nhập nhoạng,
tác giả như hòa vào thiên nhiên để cảm nhận được nỗi khao khát trong buổi chiều
của đời người:
“Tôi như cánh chim trời chợt mỏi
Mơ cùng ai một mái ấm bên đời”
(Chiều Tân Châu)
Mơ cùng ai một mái ấm bên đời”
(Chiều Tân Châu)
Một ước mơ thật bình thường nhưng không phải ai cũng có! Vẫn
còn quanh ta bao số phận tha hương, cô đơn, thui thủi một mình nơi đất khách
quê người mà một lần gặp làm ray rứt trái tim của nhà thơ:
“Có phải hồng nhan nên phận bạc
Chân mây mờ mịt lối quay về
Chia sớt với em ngày lưu lạc
Ai ngờ xa xứ lại cùng quê…”
(Gặp đồng hương ở Dầu Tiếng)
Chân mây mờ mịt lối quay về
Chia sớt với em ngày lưu lạc
Ai ngờ xa xứ lại cùng quê…”
(Gặp đồng hương ở Dầu Tiếng)
Nhìn lại những tập thơ lần lượt tôi đã xem thì tập thơ này có
những câu thơ mang tính triết lý nhân sinh mới đọc qua tưởng thật bình thường
nhưng vô cùng sâu lắng, đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng và đọng lại ở
chính chữ tình sâu nặng với cuộc đời:
Kiếp người từ tỉnh sang mê
Chỉ là chớp mắt bên lề tử sinh
Nẻo dương gian trước mắt mình
Thế mà dong ruổi bình sinh cả đời”
(Hoài niệm)
Chỉ là chớp mắt bên lề tử sinh
Nẻo dương gian trước mắt mình
Thế mà dong ruổi bình sinh cả đời”
(Hoài niệm)
Cuộc sống là bon chen, là cơm áo gạo tiền, là danh lợi…Đâu phải
ai cũng thoát ra được cái vòng lẫn quẩn ấy đâu, đâu phải ai cũng hiểu “Đời gần
bỗng chốc quá xa/Mới bình minh đã thấy tà huy bay”, nên nhiều người vẫn đắm
chìm trong hỉ, hộ, ái, ố: “Ai kia bảo đời là cõi tạm/Mà ôm hoài của cải ngàn
năm/Ai kia nói chết là đi về cõi đẹp/Mà oằn vai ôm lấy bụi trần/Ai kia than cuộc
đời ngắn ngủi/Mà chen chân mãi chốn hư danh…” Chính bản thân tác giả cũng tự nhận
ra mình như thế khi tưởng nhớ Hòa thượng Thích Định Quang, nhà thơ đã viết biết
nơi người về là cõi ngàn hoa, là “Nơi chỉ có những điều đẹp nhất/Tôi lòng trần
nên thương tiếc khôn nguôi/Tôi lục dục nên đau khổ ngậm ngùi/ Cứ muốn Người ở lại
bên bờ nghiệp chướng”. Những cuộc đời cứ thế mà trôi đi trong vòng xoáy nhân
gian :”…Vẫn cứ đi trong cõi tàn phai/Cho đến khi hóa thành hạt bụi…” Thì trở
thành những hoài niệm xa xôi:
“Một ngày ví với thiên thu
Một đời ví với phù du thật buồn
Phận người như hạt sương buông
Cỏ hoa hứng lại cũng dường thoáng qua…”
Một đời ví với phù du thật buồn
Phận người như hạt sương buông
Cỏ hoa hứng lại cũng dường thoáng qua…”
Trong “Thơ xuất hiện trước Văn – Hải Bằng” viết:… “Thơ
là một cách giao cảm hữu hiêu nhất giữa người với người, giữa con người với
thiên nhiên, và giữa con người với thế giới tâm linh nhằm tạo môt hài hòa hoàn
hảo nhất trong cuộc sống”. Trịnh Bửu Hoài đã đạt tới đỉnh cao này
2. CỦA MỘT TRÁI TIM ĐẰM THẮM YÊU THƯƠNG
Bên cạnh những câu thơ phảng phất nỗi buồn của sự hữu hạn đời
người, chút mỏng manh sương khói của số phận. “Tinh sương chiều” vẫn
có những vần thơ ấm áp, ngọt ngào của tình yêu, tình bạn, tình người. Bạn yêu
thơ vẫn bắt gặp câu thơ hình nóng một gã si tình cái đep, cái chân,thiện, mỹ của
cuộc sống. Như lời T. S. Elinot (1888-1965) viết trong Tradition and the
Individual Talent: “Thơ không phải là sự buông thả của cảm xúc, mà là một
sự trốn thoát khỏi cảm xúc; thơ không phải là sự biểu lộ của nhân cách, mà là sự
trốn thoát khỏi nhân cách. Nhưng, dĩ nhiên, chỉ những ai có nhân cách và cảm
xúc mới biết ý nghĩa của trốn thoát những cảm xúc và nhân cách là cái gì.”
(Poetry is not a turning loose of emotion, but an escape from emotion; it is not
the expression of personality, but an escape from personality. But, of course,
only those who have personality and emotion know what it means to escape from
these things). (Thơ xuất hiện trước Văn -Hải Bằng)
Anh có thể ngây ngất. đắm đuối trước nàng trăng huyền ảo để sẵn
sàng dâng hiến”Ta có một trái tim nồng thanh khiết/Trăm năm chờ khoảnh khắc hiến
dâng em….Em huyền ảo mà ta tin là thật/Máu tim mê mải rót đến cạn đời”. Hay
trong bài “Trăng của nghìn thu”, tác giả tự bạch: “Em sáng mãi một trang đời
trong trắng/ Anh làm thơ bằng mực trái tim mình”. Hình như trăng đối với nhà
thơ Trịnh Bửu Hoài là tri kỷ nên chia sẻ cùng anh bao nỗi niềm tâm sự :”Người
có một trái tim làm sao chia nửa/Ta có một đời mà ăm ắp những mùa trăng”. Có lẻ
vì thế mà anh mãi miết đi tìm cái vĩnh cửu, một điểm mà không có đích đến :
”Ta đi suốt bao mùa trăng lẻ
Tìm sợi tơ hồng
Thả xuống vườn ai…
(Tâm hồn)
Tìm sợi tơ hồng
Thả xuống vườn ai…
(Tâm hồn)
Và anh cũng sẵn sàng chia sẻ nỗi buồn của một tình yêu lãng
đãng đâu đó để tạo nên chất men cho thơ, một chất men tạo nên sự tỉnh táo kỳ lạ
của dòng chảy cảm xúc khi “Giật mình đếm tuổi/Ngấp ngưỡng chiều tà”. Tất cả là
hư ảo, là mộng nhưng mà anh đã say đắm đeo đuổi một đời:
“Biết đâu là cuối con đường
Để ta tìm hạt yêu thương nẩy mầm
Đến khoảnh khắc về trăm năm
Quá dư cho một kiếp tằm buông tơ…”
(Năm mới)
Để ta tìm hạt yêu thương nẩy mầm
Đến khoảnh khắc về trăm năm
Quá dư cho một kiếp tằm buông tơ…”
(Năm mới)
Vâng với anh như thế đã “Quá dư cho một kiếp tằm buông tơ.
Khép tập thơ lại vẫn còn phảng phất đâu đó những ưu tư, trăn trở, thao thức. Cấu
trúc thơ không mới, vẫn lối thơ truyền thống quen thuộc với phong cách anh,
ngôn từ thơ giản dị, không cầu kỳ. Như Maththew Arnold (1822-1888) viết trong
Essays: “Thơ giản dị là cách đẹp nhất, tạo ấn tượng nhất, và tác dụng rộng rãi
nhất để nói mọi điều…” nhưng đối với Trịnh Bửu Hoài, mỗi tập thơ với những sáng
tạo mới mang đến cho người đọc”.. những phút giây đồng cảm bất ngờ tuyệt vời…”
(Mang Viên Long). Một cái gì đó đẹp quá, để ta yêu mến cuộc đời này hơn, trân
trọng những phút giây còn tồn tại bên người thân, bên bạn bè…để yêu thương, để
say đắm. Ngoài kia vầng trăng lưỡi liềm treo lơ lững trên bầu trời bàng bạc ánh
đêm như thách thức cùng thiên nhiên cao rộng. Hình như tôi cũng có những ý nghĩ
mênh mang về cuộc đời mỏng manh, ngắn ngủi với quá nhiều câu hỏi không một tiếng
trả lời:
“Trăng khuyết vì già nua hay chớm nở
Ta lơ ngơ sắp cạn hết đêm rồi
Chẳng biết sống là đi hay trở lại
Mà mỗi ngày một ngắn cuộc rong chơi!”
(Mộng).
Ta lơ ngơ sắp cạn hết đêm rồi
Chẳng biết sống là đi hay trở lại
Mà mỗi ngày một ngắn cuộc rong chơi!”
(Mộng).
Tôi nghĩ tôi và các bạn yêu thơ sẽ như tác giả thôi” Bỗng
dưng ta mĩm miệng cười…”.
Trúc Linh Lan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét