Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Trăng vỡ trên đỉnh Hoàng Liên Sơn

Trăng vỡ trên đỉnh Hoàng Liên Sơn
Cũng như những buổi chiều đã qua! Nàng! Người con gái có mái tóc dài óng mượt, búi cao, để lộ chiếc gáy thanh thanh với màu trắng nõn nà của da thịt mịn màng, lẫn mùi hương thơm dìu dịu. Mùi hương thơm của loài chanh rừng toả ra từ những lát chanh được cắt mỏng hoà với nước mưa đầu mùa trong vắt, đựng trong cái bể con bên hiên nhà. Nàng ngồi bó gối nhìn ra xa. Nền cỏ nhung trải dài dưới bầu trời xanh chao đi một vùng nắng hanh vàng vương nhẹ.
Đã hơn mười mùa trăng lướt nhẹ qua đỉnh núi đìu hiu bên kia bờ sông Hồng. Đã bao lần những làn gió trở mình mang theo bụi phấn vàng của nhụy hoa soan, rải nhẹ trên lối đi mòn thơm mùi cỏ dại. Đã bao mùa mưa đổ xuống. Bao mùa lá trôi đi. Bao ánh trăng treo trên đỉnh núi nghiêng lơi mời gọi những vì sao đêm lấp lánh. Thế mà gương mặt nàng vẫn không vơi nỗi buồn sâu kín tựa chiếc lá úa của một mùa đông hoang dại. Gian hàng hoa bé nhỏ, đơn sơ được chưng bày khéo léo với những cụm hoa tươi, nõn nà chen chúc nhau ngỡ ngàng chào đón làn gió lạ. Nàng đưa tay vuốt nhẹ những cánh hoa lấm tấm sương mai giá lạnh, thầm vỗ về lòng mình trước những đợi mong của một tình yêu không trọn.
Tiếng trẻ con quấn quít gọi nhau ơi ới từ những chiếc xe đạp chạy dọc bờ sông Hồng gợi cho nàng nhớ lại thuở nào, nàng cùng Uẩn đi dạo trên những lối đi quanh co, được trang điểm bằng các bờ cỏ xanh lấm tấm những bông hoa dại bâng quơ đón chờ làn gió giao mùa. Buổi chiều của những tháng ngày xa xưa. Những tháng ngày xô đuổi nhau qua từng bước chân dồn dập theo những cánh diều vẽ trên nền trời cao trong xanh những đường nét mềm mại, ngu ngơ với tiếng cười giòn tan hoà lẫn trong tiếng gió vi vu xoáy động nước sông. Trùng dương quá khứ bỗng chốc lênh đênh trở về, xô đẩy
nhau như sóng triều vỡ bọt. Và rồi trong khoảnh khắc tất cả lại chìm sâu vào lòng sông sâu thăm thẳm như sau một cơn mưa bão tố chiều hôm.
Thanh-Tâm là tên của nàng. Nàng có đôi mắt sâu thấp thoáng sau đôi gò má xương xương, giống như dãy đồi non mượt mà uốn quanh các lũng thấp. Nàng là sinh viên năm cuối của trường đại học Văn Khoa. Thanh-Tâm ngồi đó. Vâng ! Nàng ngồi bó gối thả ánh mắt về phía núi đồi trùng điệp xa xa bên kia sông Hồng. Nàng ngồi bất động một lúc rồi đứng dậy đi về phía sông. Gió ban chiều ve vãn làn sóng lăn tăn, nhấp nhô rác rưới. Sông Hồng của một ngày tháng giêng. Nước sông dâng lên đưa những làn sóng lăn tăn, lặng lẽ xô giạt về một bến bờ nào đó. Bên kia dòng sông, trong tầm mắt chơi vơi mơ màng hồi tưởng của nàng, ẩn tàng trong nét núi chập chùng xanh xa xa, thấp thoáng hình ảnh của người đi không bao giờ trở lại, cùng với tiếng hát ấm cúng vang động núi đồi những khúc ca hùng hồn bất diệt. Tiếng lau sậy cọ nhau trong cơn gió như tiếng thì thầm của đôi trai gái khi mùa yêu đương ươm chín. Thanh-Tâm kéo chiếc áo len mỏng ôm sát người rồi ngồi xuống bên hàng lau, nhìn dòng nước xoáy. Nàng nhặt một hòn đá cuội ném ra xa. Tiếng trẻ thưa đi dần như tiếng sóng vỗ nhẹ vào bờ lần lượt tản mác ra xa dưới cơn gió vi vu, xao lãng một vùng trời xanh xao nối đuôi nhau lần vào vùng ký ức.
Mùa xuân năm ấy.
Khi nắng chiều phai dần chỉ còn vài tia mỏng manh le lói như những dây lụa vàng óng ánh. Khi hoàng hôn chợt tỉnh mang theo những áng mây lãng đãng nhẹ trôi trên bầu trời xuống thấp. Và đằng sau những nếp nhà rêu phong cổ kính là hàng cây xanh um với những nhánh lá vươn lên trên nền trời hoang tím những đường nét mượt mà. Khi Thanh-Tâm đang loay hoay mở khoá chiếc xe đạp dựng bên gian hàng thì có tiếng hỏi vang vang.
- Hoa này bao nhiêu một bó vậy cô?
Thanh-Tâm ngẩng lên, đáp lời người khách.
- Thưa, anh cho em xin sáu hào ạ.
Với giọng vui vẻ, người khách chuyển qua giọng Bắc, trêu chọc:
- Thế à! Sao cô bán rẻ thế.
Thanh-Tâm không hiểu mấy về lời nói của người khách lạ. Nàng tần ngần nhìn người khách, vui vẻ trả lời:
- Được mùa hoa đấy anh ạ. . . . Anh giả giọng Bắc hay quá. Thưa anh, anh là người miền trong phải không ạ?
- Không phải miền trong mà cũng không phải miền ngoài. Tôi từ Sài gòn ra.
Vừa nói Thanh-Tâm vừa nhanh nhẹn chọn hai bó thật đẹp, đưa cho người khách lạ.
- Miền trong tức là trong Nam đấy. Bọn chúng em cứ gọi người từ Sài Gòn là người miền trong. Anh lấy hai bó hộ em nhé.
Nàng ngập ngừng.
- Em chỉ tính anh mười hào thôi.
Người khách cầm hai bó hoa ngắm nghía:
- Mua hai bó chưng ở chỗ nào cho hết.
- Thưa anh. Anh chưng một bó ở phòng trước và một bó trong phòng sau ạ.
- Trời ơi. Sao cô nói chuyện có duyên thế. Mà phòng sau là phòng gì thế?
- Thưa anh. Nơi để nghỉ đấy ạ.
- Nơi để nghỉ mà cũng phải chưng hoa à. Như vậy phòng ngủ của cô chưng đầy hoa hả?
- Thưa anh. Em chỉ bán hoa thôi.
Chị hàng chè xanh gánh hàng đi ngang, nói ké vào, trong khi đặt chiếc gánh xuống mời khách:
- Ở đây đói lắm không như miền Nam của các ông đâu. Tiền ăn còn không có làm gì có tiền mua hoa để chưng. Ông mua hộ bát chè xanh nhé.
Người khách vừa lắc đầu, vừa đùa:
- Tôi không có tính hảo ngọt nên ít ăn chè lắm.
Thanh-Tâm cười khúc khích, trả lời thay cho chị hàng chè xanh:
- Thưa anh chè xanh tức là trà xanh đấy ạ. Chè xanh khác với chè đen. Chè đen là trà tàu đấy. Người miền Bắc chúng em hay uống chè xanh tươi, tức là hái chè tươi, để nấu uống, không sấy mà cũng không phơi khô.
Vừa nói, Thanh-Tâm vừa lấy chiếc ghế đẩu mời khách ngồi trong khi chị bán chè xanh múc một bát nước chè nóng đưa cho khách. Người khách lạ đón lấy bát nước, vừa uống vừa khen:
- Trà ngon và thơm quá.
Trong khi uống trà, anh để ý đến quyển sách Thanh-Tâm đang cầm trên tay.
- Quyển gì vậy cô?
Thanh-Tâm tần ngần. Uẩn giục nàng:
- Cho tôi mượn quyển sách đó xem một tí được không?
- Thưa anh. Sách học của em đấy ạ.
Uẩn nhại Thanh-Tâm:
- Vừa bán hàng thì 'nàm' sao mà học được.
Thanh-Tâm nhìn chị hàng chè xanh, bật cười:
- Anh nói tiếng Bắc giỏi quá.
- Cô đi bán mà sao lại còn đi học nữa?
- Thưa anh lúc nào vắng khách thì em lấy bài ra học ạ!
- Như vậy cứ lạy trời cho ế thì sẽ học được nhiều bài chứ gì!
Thanh-Tâm giãy nảy:
- Không được đâu ạ. Nếu thế thì sẽ ế, mà ế quá thì sẽ đói rồi cũng sẽ nghỉ học luôn. Không được đâu anh ạ.
Người khách trả tiền cho chị hàng chè xanh. Sau khi nhận tiền chị quảy gánh bước đi. Người khách nấn ná thêm đôi chút:
- Thế cô học gì đấy?
Thanh-Tâm lém lỉnh:
- Thưa, em học Tứ Thư.
- Đời nay có ai còn học Tứ Thư và Ngũ Kinh?
- Nhưng em thích, thưa anh.
- Như vậy là cô rành Hán Tự.
- Em chỉ biết lõm bõm vài chữ, thưa anh!
Qua câu chuyện Thanh-Tâm được biết người khách lạ vừa ở phương xa trở về quê cũ. Nhưng nàng không biết chàng về từ phương nào. Chỉ biết rằng chàng xa quê hương ít ra cũng đã trên ba mươi năm rồi. Ba mươi năm xa vắng quê hương. Ba mươi năm đưa bước chân giang hồ qua bao hành trình của chàng trên khắp mặt địa cầu. Chàng tên Uẩn.
Từ dạo ấy, thỉnh thoảng người khách lại ghé qua hàng hoa của Thanh-Tâm. Gian hàng được dựng lên chen chúc với các hàng họ khác trong một phố chợ nhỏ gần sông Hồng. Thật ra cửa hàng hoa là của bà chị nàng. Thanh-Tâm chỉ phụ chị khi nào rảnh rỗi, bài vở đã làm xong hay mùa thi đã qua. Mỗi lần ghé qua hàng hoa, Uẩn đều mua vài bó và đẩy đưa câu chuyện. Câu chuyện bao giờ cũng là những mẩu đối thoại về tình người, dân sinh và xã hội. Thanh-Tâm cảm thấy mến mộ người khách lạ. Những lần tao ngộ thường rất ngắn. Vì sự trở về của người khách lạ có một mục đích khác, nên việc ghé qua hàng hoa để thăm Thanh-Tâm còn tùy vào chương trình mà chàng đã hoạch định. Dần dần họ trở thành đôi bạn của nhau. Trong những lần trở về kế tiếp, khi quen biết nhau và hiểu nhau nhiều hơn, Thanh-Tâm và Uẩn thường thả bộ dọc theo bờ sông Hồng. Có những đêm hai người đưa nhau ra hồ Tây ăn bánh tôm chiên và ngắm cảnh vật chung quanh hồ.
Thế rồi, người khách lạ vắng mặt đến hàng nửa năm sau mới trở lại. Một đêm tối, khi ánh trăng khuyết của tháng tám lung linh trên mặt nước sông quang tạnh thì người khách lạ trở về. Vâng! Uẩn trở lại. Chàng trở về khi nắng chiều bên kia sông đã tắt, khi các gian hàng đã dẹp xong. Qua ánh sáng hiu hắt của mấy ngọn đèn điện mù mờ và của vầng trăng chưa tròn, Uẩn nhìn thấy rõ nét tiêu điều, xác xơ của phố chợ. Mái tôn mục nát. Cột kèo ngả nghiêng. Tiếng mèo đói kêu nghêu ngao, van xin một miếng ăn không bao giờ có được. Xa xa núi đồi trùng điệp của ngọn Hoàng Liên Sơn vẽ lên nền trời đêm những đường cong uốn nét hùng vĩ ngàn đời. Gió hiu hiu thổi về từ phía sông Hồng làm cho chàng cảm thấy một nỗi buồn to lớn vây quanh.
Chiều hôm sau người khách lạ trở lại sớm hơn. Hàng họ vẫn còn. Người mua kẻ bán có đôi phần ít đi. Thanh-Tâm đang ngồi trên chiếc ghế đẩu, bó hoa. Vẫn mái tóc dài búi cao để lộ chiếc cổ gầy của con người vóc hạc. Chiếc áo cánh màu xanh con gái, bằng lụa tơ tằm, ôm sát vóc hình thon thon của nàng. Nụ cười tươi trên đôi môi hồng thắm vẫn không dấu trọn nét buồn ẩn tàng sau đôi mắt diệu vợi, xa xăm. Trong nàng, tâm tư hằng nhen nhúm nỗi nhớ nhung về bóng hình của người khách lạ xa xăm. Đôi mắt sáng. Nét mày cong. Gương mặt cương nghị. Giọng nói ấm cúng. Người chợt đến, chợt đi không một lời từ biệt. Tất cả đã ám ảnh và vương vấn tâm hồn của người thiếu nữ mang tên Thanh-Tâm. Hình ảnh của những đêm hun hút đợi chờ, của những ngày dài trông ngóng vẫn không làm nản chí kẻ đợi mong. Để rồi, người khách lạ mang tên Uẩn đột ngột trở lại. Gió mát từ sông Hồng thổi về mang theo mùi thơm diệu vợi của giống chanh rừng, của những đọt lựu đầu mùa lẫn với mùi hương ngào ngạt của những cánh lan rừng non dại. Đứng ngắm nàng một lúc lâu mà nàng vẫn không hay biết cho đến khi chàng lên tiếng:
- Hoa này cô bán bao nhiêu một bó vậy cô?
Nghe giọng nói quen thuộc, Thanh-Tâm ngẩng lên:
- Ồ! Anh về từ bao giờ vậy?
Người nàng như chao lượn trên một tầng mây trắng trong khoảng không xa xôi của ngọn Hoàng Liên Sơn sừng sững. Chiều hôm đang đổ xuống bên kia bờ sông. Một màu tím thẫm với vài tia nắng cuối cùng le lói sót đọng, chợt vươn lên trong phút giây hấp hối nuối tiếc một ngày sắp tàn. Những mái nhà bắt đầu bị che khuất dưới vùng tranh tối mênh mông. Trong câu chuyện hàn huyên của lần tái ngộ đó, người khách đưa cho Thanh-Tâm bốn câu thơ ngũ ngôn mà chàng vừa sáng tác:
Giai nhân tìm tri ky?
Hạnh ngộ buổi giao duyên
Vãn du thi thiên d-oái
Hoa ngôn luyến khách tài
Thanh-Tâm cầm bài thơ ngẫm nghĩ rồi nói:
- Em tạm hiểu hai câu đầu . . . Nhưng còn hai câu sau . . . Anh làm . . .
Nàng vừa nghĩ, vừa mỉm cười 'Vần điệu không ăn khớp. Ý nghĩa lại lệch lạc'. Nàng bật cười rồi nói:
- Có phải anh muốn nói là ... khi anh đi dạo ban chiều trong một khung cảnh nên thơ anh chợt nhớ đến những lời lẽ văn hoa của một người anh gặp mà người đó mến mộ tài anh khiến anh đem lòng lưu luyến mến thương...
Uẩn cắt ngang :
- Em tài quá. Anh viết bậy, râu ông nọ cắm cằm bà kia mà em cũng đoán ra được. Thật là tài . Anh có biết gì về Tứ Thư, Ngũ Kinh đâu.
Thanh-Tâm nguýt Uẩn rồi đưa mắt nhìn ra xa. Nàng vẫn chưa thoát khỏi cái tâm trạng nửa vời, lửng lơ, bồi hồi về sự trở về đột ngột của chàng. Một lúc sau Thanh-Tâm ngâm bốn câu thơ ngũ ngôn mà nàng vừa phác hoạ:
Anh hùng tự phương xa
Hữu duyên nên hạnh ngô.
Thiếp muôn đời sẽ nhớ
Nào quên buổi ban sơ
- Ồ! Em làm thơ hay quá . . . và giọng ngâm lại tuyệt vời.
- Nhờ thơ của anh gợi hứng nơi em.
Uẩn nhặt một cánh hoa soan đưa cho nàng:
- Quyển Tứ Thư, Ngũ Kinh của em d-âu rồi?
Với giọng buồn buồn, Thanh-Tâm đưa tay chỉ về phía sông Hồng, nước đang chảy xoáỵ
- Nằm dưới đáy sông.
Thế là hai người cùng nhau đi dạo và kể cho nhau nghe về những ngày họ xa cách nhau.
Sau khi đi ăn bánh cuốn Thanh-Trì xong, Thanh-Tâm đưa Uẩn đi thăm đời sống của dân cư chung quanh sông Hồng và đê Yên Phụ. Khi xe lái qua chân đê, lúc đó trời đã vào đêm, dưới ánh sáng nửa vời của vầng trăng khuyết Uẩn đưa tay chỉ các gian hàng sập sệ dưới chân đê được ánh đèn dầu mờ mờ, thương hại ban cho chút ánh sáng phù du yếu ớt. Uẩn hỏi:
- Họ bán gì thế em?
Thanh-Tâm thở dài.
- Bánh mì bụi anh ạ.
- Tại sao lại là bánh mì bụỉ
Thanh-Tâm đưa tay chỉ đê Yên Phụ.
- Bụi từ đê Yên Phụ đổ xuống.
Uẩn nhìn theo ngón tay của Thanh-Tâm nhìn lên phía đê trên cao, tưởng tượng đến cảnh ban ngày xe cộ như mắc cửa, đường xá đầy bụi.
- Giờ này khuya khoắt mà họ còn bán. Thế thì ai mua cho họ?
- Công nhân làm khuya ra. Họ ăn hết đấy anh ạ. Đời sống khổ quá cho nên có cái gì để dồn cho đầy dạ dầy là dồn cả. Kén chọn gì. Có ai còn nghĩ đến vấn đề vệ sinh và sức khoẻ đâu anh.
Lúc Uẩn trở lại sông Hồng lần thứ ba vào một đêm sương lạnh thì Thanh-Tâm để ý trên vai chàng hình như có mang một cung tên và bên phải là một thanh kiếm ngắn, giống như những thợ săn hươu bên kia đồi trọc. Trong khi Thanh-Tâm và Uẩn đi ngược về phía đền Đức Thánh Trần, người khách lạ quan sát phố phường và hàng họ hai bên đường.
- Sao phố xá thưa người quá vậy em?
- Họ đi vào miền trong để kiếm sống anh ạ.
- Em có biết tại sao không?
- Vì miền ngoài của chúng em có còn gì đâu anh. Em cứ tưởng hết chiến tranh, tiền bạc không còn phung phí cho súng đạn thì người dân sẽ no ấm ra.
- Anh cũng nghĩ vậy.
- Có phải anh vừa đi săn về?
- Tại sao em hỏi vậy?
- Cung tên vẫn còn trên vai anh và thanh kiếm nhỏ.
- Anh vừa từ đỉnh Hoàng Liên Sơn xuống.
Thanh-Tâm mở to mắt nhìn Uẩn.
- Thế à! đỉnh Hoàng Liên Sơn hở anh?
Uẩn gật đầu với nét sầu âu hiện trên gương mặt cương nghị. Thanh-Tâm đưa tay sờ thanh kiếm.
- Anh lên đó để làm gì? Trên đó nghe nói rừng thiêng, nước độc.
- Anh đi dạy đồng bào Thượng cải cách đời sống. Dạy họ biết tự lực cánh sinh. Dạy họ tinh thần tự cường. Dạy họ biết yêu thương đất nước Việt, biết bảo vệ giang sơn gấm vóc mà tổ tiên ta đã dày công tranh đấu từ bao nhiêu nghìn năm mới có được. Anh tập họ hát tiếng Việt. Hát những bài ca chan chứa tình tự dân tộc.
Thanh-Tâm vừa lùa mái tóc ra sau, vừa nói:
- Em thương những bài hát mang nặng tình tự quê hương. . . Còn người Kinh thì sao? Họ cũng cần phải học hỏi thêm nhiều thứ chứ anh? Em thấy, có một số người Kinh xôi thịt có tinh thần vọng ngoại. Đã đành mình cần phải học hỏi rất nhiều nơi người Tây Phương nhằm cải tiến nền kinh tế và xã hội của nước mình, nhưng không vì thế mà mình có tinh thần vọng ngoại, chạy theo ngoại bang. Trên tỉnh, em thấy bọn đi học trường Tây, trường Mỹ khi gặp nhau họ nói với nhau toàn tiếng Tây, tiếng Mỹ không anh ạ. Nghe nó kỳ kỳ làm sao ấy. Ở các nơi làm việc, bọn có tí bằng cấp, biết chút đỉnh ngoại ngữ thường hay khoe khoang và có thái độ hống hách.
- Điều thật quan trọng mà người Kinh cần học hỏi là tinh thần đoàn kết.
Thanh-Tâm ngước nhìn Uẩn:
- . . .Mà đường lên đỉnh Hoàng Liên Sơn có khó không anh?
- Cũng không có gì là khó. Hơi gập ghềnh và khó nhìn khi sương mù đổ xuống.
- Anh về bao nhiêu lâu?
- Không biết được.
Uẩn móc trong túi một tập giấy lụa thật xinh đưa cho Thanh-Tâm.
- Để em chép thơ.
- Ồ! đẹp quá. Miền trong của các anh có nhiều thứ đẹp như thế này sao. Chúng em ở ngoài này chắc không bao giờ dám mơ tưởng đến.
Uẩn không nói gì. Tập giấy lụa chàng đã mua ở phi trường Narita khi ghé Đông Kinh trong một lần công tác. Trong khi Thanh-Tâm mân mê tập giấy lụa thì Uẩn hôn nhẹ vào mái tóc nàng.
- Tóc em thơm mùi chanh rừng.
- Em ngỡ tóc thơm mùi bồ kết chứ.
Uẩn choàng tay qua lưng Thanh-Tâm.
- Mùi chanh rừng hay mùi bồ kết cũng không bằng mùi hương tự chính tóc em.
Tiếng chuông nhà thờ từ xa vọng về ngân nga chín tiếng.
- Em phải về. Muộn rồi.
- Ở chơi với anh thêm tí nữa. Mai anh lại đi và . . . . .
Thanh-Tâm tiếp theo câu nói của Uẩn.
- . . . chưa biết bao giờ sẽ trở lại.
Với cái nhìn bối rối Thanh-Tâm mở to đôi mắt sâu thẳm, khe khẽ lắc đầu. Nàng cảm thấy tim mình đập mạnh, nhuốm đau. Và rồi, đôi mắt của nàng chợt long lanh như ánh sáng của vầng trăng khuyết ánh lên từ nước sông Hồng. Một sợi tóc vướng trên má Thanh-Tâm, lay theo hướng gió. Chàng đưa tay nhặt sợi tóc, nâng niu.
- Cho anh xin sợi tóc này nhé. Anh sẽ tìm một chiếc hộp thật đẹp để chắt chiu gìn giữ.
Thanh-Tâm lắc đầu nhè nhẹ. Đôi môi hồng khẽ nở nụ cười, thoáng nét sầu tư trên gương mặt hơi xanh của nàng. Mặc dù, ngoài miệng chàng nói muốn nàng ở thêm đôi phút với chàng nhưng thật ra trong lòng, Uẩn cảm thấy nấu nung muốn thi hành xong phận vụ. Sự trì hoãn thời gian chỉ làm chậm trễ việc hoàn tất công tác mà thôi. Uẩn bóp nhẹ bàn tay nàng.
- Thôi. Anh phải đi.
- Rồi anh cũng sẽ trở lại chứ?
- Anh sẽ trở lại.
- Em sẽ chờ anh.
Bóng người khách lạ lẩn vào trong đêm, biến mất sau các tàn lá xanh um. Ánh sáng yếu ớt toả ra từ vầng trăng khuyết d-ủ cho thấy đường nét ảm đạm của những áng mây lãng đãng trôi trong vùng trời hoang tạnh của bầu trời đêm. Thanh-Tâm đứng nấn ná thêm đôi chút, vớt vát hơi ấm từ bàn tay của Uẩn. Hơi ấm từ bàn tay. Hơi ấm từ tâm hồn. Ngần ấy đủ quyện sâu trong xương tủy nàng một thứ cảm nhận sâu xa, bủa vây hồn người con gái thanh xuân. Gió từ sông Hồng thổi rào rạc trên những tàn thông vi vu, ru ngủ tình yêu thầm kín trong lòng nàng. Một tình yêu chưa tròn giấc mộng. Một thứ tình cảm quyện nhẹ với tình quê hương, đất nước dấy động lòng người khách lạ, mà nàng mang trọn hoài cảm, bâng khuâng.
Giữa cảnh núi rừng của một đêm thanh vắng bên ánh lửa bập bùng trong một sóc Thượng, Uẩn, người khách lạ, vai trái đeo cung tên, vai phải đeo thanh kiếm nhỏ đang cùng một nhóm người Mán đàm đạo. Trên tay chàng là bản đồ quê hương. Chàng nói tiếng Mán không thông thạo lắm, nhưng với ánh mắt chân tình, nụ cười khả ái và giọng nói đầm ấm của chàng, những chàng trai Mán gật gù ra chiều đắc ý.
Một buổi chiều trong tuần lễ kế tiếp. Sau khi tan học, Thanh-Tâm ghé qua hàng hoa phụ chị. Buổi chiều còn treo những giọt nắng ngại ngùng trên đầu những cành soan, nặng trĩu những nụ vàng rực rỡ. Buổi chiều với những con đường đất đỏ, phù sa của sông Hồng, tràn ngập những tà áo trắng trinh nguyên như những cánh bướm nhởn nhơ bay lượn trong cơn gió nhẹ chiều hôm. Buổi chiều với trọn vẹn niềm thương nỗi nhớ. Phố chợ hẵn còn đông đúc người mua kẻ bán. Tiếng nóị Tiếng cười. Tiếng gọi nhau ơi ới. Tất cả hoà lẫn thành một thứ âm thanh cô đọng của một ngày chợt tắt. Và hoàng hôn thấp thoáng trên từng hàng cây, từng bông hoa, từng mái tôn của các gian hàng xiêu vẹo. Sau khi dựng chiếc xe đạp nhôm màu xanh đọt chuối sát chiếc vách bên trong của cửa hàng bán hoa, Thanh-Tâm bước vào. Tú-Kiên, chị của Thanh-Tâm, đang bó hoa ngừng tay nói:
- Em có nghe gì không?
- Không chị à.
- Nghe nói có một nhóm phục quốc lẻ tẻ đi vào làng thôn, tìm cách giáo huấn đồng bào.
- Họ từ đâu về vậy chị?
- Chị nào có biết. . . Nghe đâu khuya hôm qua có một người bị hạ sát ở bên kia bờ sông Hồng.
- Thật vậy sao chị? . . . Chị biết tên họ không?
- Làm sao chị biết được. Nghe nói người ấy có đeo cung tên và một thanh kiếm nhỏ.
Thanh-Tâm sững sờ.
- Đeo cung tên và một thanh kiếm nhỏ. Thật vậy sao? Rồi chuyện gì xảy ra hở chị?
- Thì họ đã bị giết chết.
Thanh-Tâm nấc lên.
- Họ đã bị giết chết. . . Ai giết họ vậy?
Tú-Kiên nhìn em chăm chăm.
- Em biết họ à!
- Không chị à. Tại em cảm động thôi.
Thanh-Tâm cố nuốt cơn đau, đưa tay ôm bó lan tím chia ra thành từng cụm nhỏ, bó lại. Có phải chàng không? Những giọt nước mắt rơi xuống vỡ oà trên từng cánh lan với cơn đau thối thúc. Những dây tơ hồng óng ả quấn quít những cuống hoa Tigôn sắc trắng nõn nà bên hàng dậu thưa đổ nát đang rụng rơi trong cơn gió nổi chiều hôm. Tiếng nói của người khách lạ mang tên Uẩn vẫn còn vang động rõ bên tai nàng.
Để rồi. Những mùa trăng khuyết nối tiếp trở về. Những giọt nắng ban chiều lấp lánh trên mặt nước sông Hồng. Những bọt nước từng cụm vỡ tan trong sóng nước. Những cánh sương đầu mùa tan nhoà trong gió sớm. Những mùa trăng không tròn, vỡ nhẹ trên đỉnh Hoàng Liên Sơn khi cơn mưa đêm chợt đến. Và người khách lạ tên Uẩn vẫn biền biệt tăm hơi. Một mùa xuân trở giấc. Một mùa thu qua đi. Một mùa đông chợt về. Tuyết vẫn đổ nhẹ trên đỉnh Hoàng Liên Sơn nhưng người khách lạ năm xưa vẫn bặt tăm, vắng bóng. Đã mười năm rồi. Mười năm trôi qua. Mười năm không dấu tích. Chàng không trở lại tức là chàng đã chết.
Uẩn ơi! Em vẫn nhớ lời anh thì thầm, khi mình đi dạo hôm nào vào một buổi chiều bên sóng nước sông Hồng. Anh hỏi em: 'Em có biết chết là gì không?' - Em trả lời: 'Chết là sự ngưng thở của một linh hồn'. Anh nhặt một viên sỏi và ném ra xạ 'Mỗi sự bắt đầu hay chấm dứt trong đời sống trên mặt đất này đều mang một ý nghĩa riêng của nó'. Em nhìn anh vừa cười, vừa nói trong khi gương mặt anh tròn nét nghiêm nghị: 'Như viên sỏi nàý. Anh nhặt một viên sỏi khác lên. 'Nó chấm dứt đời sống nơi đây. Anh ném ra tít xa giữa lòng sông mù khơi tức là nó bắt đầu một đời sống mớí. Anh nắm lấy tay em và nói: 'Đúng! Em rất sâu sắc. Chết chỉ là sự chấm dứt tạm của một đời sống vĩnh cửu mà thôí. Và bây giờ, nơi giây phút này. Em biết chắc là anh đã tìm đến cái thế giới vĩnh cửu của anh, mãi mãi lánh xa cõi đời phiền não này. Phải không Uẩn? Dù anh không còn nơi cõi tạm, nhưng tinh thần siêu việt của anh về đời sống tâm linh của con người mà anh đã từng rót nhẹ bên tai em qua lời nói ấm cúng của anh sẽ mãi trau chuốt từng bước em đi, từng hơi em thở. Ý chí của anh sẽ làm vững mạnh, tiếp nối vòng luân hồi từ đáy nước, mặt sông cho d-ến mây ngàn, gió núi và sẽ trải rộng trên các lối đi, trên những con đường vách đá cheo leo, trên những tàn cây soan của một đầu ngày, trên những ánh trăng khuyết chênh chếch chiều hôm, trên những tầng cát bụi phù du, để cho đời sống sẽ được đổi thay trong chuyến du hành không ngừng nghỉ của anh. Nước mắt không bao giờ cạn khi cuộc đời còn lắm đau thương. Và mùa trăng chưa kịp tròn đã vỡ nhẹ trên đỉnh Hoàng Liên Sơn. Em sẽ chắt chiu gìn giữ những trang giấy lụa để ghi nốt bài thơ anh làm dở. Và suốt đời, em sẽ không quên giọng nói ấm cúng ngày nào cùng những tiếng reo oà trong nắng nhạt, để những khúc ca nồng nàn ôm ấp tình tự quê hương của anh sẽ mãi mãi vang động núi đồi Hoàng Liên Sơn.
Bên kia sông Hồng, nét núi chập chùng vầng lên trên nền trời lãng đãng ráng chiều hấp hối. Xa xa, tiếng kêu u buồn của loài chim hồng hoàng mỏi cánh chập chờn bay về một bờ bến lạ. Và hoàng hôn bỗng chốc phủ kín núi đồi.
Hoàng Huy Giang
Theo http://vnthuquan.org/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm nhận về tập phê bình văn học "Đi tìm hương sắc văn chương"

Cảm nhận về tập phê bình văn học "Đi tìm hương sắc văn chương" “Hương là mùi thơm, sắc là vẻ đẹp”. “Đi tìm hương sắc văn chương”...