Âm nhạc - Truyền
thống và hiện đại
Nói về cách cảm thụ
âm nhạc thì cần đề cập đến đối tượng tiếp nhận. Nếu ông bà, cha mẹ đã quen với
những câu hò, điệu lý mượt mà, đậm đà yếu tố dân ca. Thích được thưởng thức nét
dân dã, truyền thống qua tiếng đàn bầu, đàn tranh…và hài lòng với lối biểu diễn
kín đáo, chuyên nghiệp nhưng không hề sáo rỗng. Để rồi tấm tắc khen ngợi âm
nhạc truyền thống Việt Namthật hay, thật ý nghĩa. Từ quan họ Bắc Ninh, nhã
nhạc cung đình Huế cho đến đờn ca tài tử Nam Bộ, ba miền văn hoá lưu giữ những
thể loại âm nhạc truyền thống Bắc, Trung, Nam khác nhau. Mỗi
loại hình nghệ thuật tuy có thời gian ra đời và đặc điểm không giống nhau nhưng
đều là sản phẩm của sự kết tinh văn hoá nghệ thuật từ rất lâu đời. Tất cả được
sản sinh, gìn giữ từ một cộng đồng trên cùng một lãnh thổ theo chiều dài của
lịch sử.
Âm
nhạc chuyển động không ngừng, trong đời sống hiện nay, âm nhạc tiếp thu mạnh
các giá trị từ bên ngoài. Điều này góp phần làm giàu thêm nét độc đáo cho âm
nhạc hiện đại. Nhưng bên cạnh, không phải không có những bất lợi. Việc tiếp
nhận ào ạt không chọn lọc do sự giao thoa về âm nhạc lẫn nhau giữa các nền văn
hoá Đông – Tây đã gây ra một sự bát nháo về thể loại cũng như đang làm cho nền
âm nhạc hiện đại Việt Nam nhanh chóng đi vào thoái trào. Bởi lẽ,
không hề có bất cứ điều gì tồn tại lâu dài nếu không mang giá trị thực sự.
Âm nhạc thị trường ngày càng ồn ào, được biến tấu không ngừng
nhằm tạo sự mới mẻ phục vụ nhu cầu nhất thời cho đối tượng thưởng thức. Cuộc
sống bận rộn và những loại hình nghệ thuật giải trí ngày càng hiện đại, mới mẻ
đã dần dần làm người ta quên đi thói quen tìm về với cội nguồn âm nhạc truyền
thống. Không còn sự ưa chuộng cho loại hình âm nhạc dân gian, có thể nói nếu
không cẩn thận, nền âm nhạc dân tộc vốn dĩ thuần tuý sẽ xuất hiện dấu hiệu mai
một. Thị trường âm nhạc trở nên nhộn nhịp hơn vì thị hiếu ngày càng đa dạng của
con người. Tuy nhiên không phải lúc nào sự cách tân đó cũng mang lại vết sẹo
cho âm nhạc hiện đại. Có nghĩa những sự biến tấu táo bạo kết hợp giữa âm nhạc
hiện đại và truyền thống không ít lần mang lại sự thành công cho âm nhạc Việt Nam và
được đánh giá cao trong hành trình biến chuyển của âm nhạc Việt Nam trong
thời đại mới.
Thực tế cho thấy, giá trị văn hoá dân gian đặc biệt là âm nhạc
truyền thống Việt Nam dù đã thấm nhuần trong tâm tưởng của người Việt Nam từ
rất lâu đời, nhưng hiện nay đã có dấu hiệu của sự lãng quên. Suy cho cùng, đó
cũng là hậu quả tất yếu của những sản phẩm hiện đại hiện đang lấn dần vào đời
sống tinh thần của mỗi người chúng ta. Hãy luôn trân trọng những gì mà ta đã
có, hãy xem âm nhạc truyền thống là một sản phẩm cực kì quý báu cần được lưu
giữ và phát triển trong giai đoạn hội nhập, đó chính là cách mà ta thể hiện
được cái nhìn có văn hoá về vấn đề bảo tồn bản sắc văn hoá Việt Nam.
Lĩnh vực văn hoá nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng bao giờ
cũng là yếu tố quan trọng tiêu biểu cho giá trị tinh thần mà xuyên suốt quá
trình phát triển của lịch sử, ông cha ta đã không ngừng gìn giữ và phát huy. Và
khi nhắc đến vấn đề truyền thống và hiện đại, thì âm nhạc luôn được liên tưởng
ngay từ đầu. Giữa cái mới – cũ lúc nào cũng diễn ra một sự đấu tranh tất yếu
nhằm mục đích bảo lưu những giá trị tốt nhất. Âm nhạc cũng vậy, sự xung đột
trong cách thưởng thức và cảm nhận cũng phải thay đổi theo thời gian, theo tầng
lớp là một sự tất yếu.
Âm nhạc luôn sống động, không hề bị gò bó và hạn chế. Sự vận
động theo chiều hướng ngày càng đi lên khiến cho âm nhạc trở thành một món ăn
tinh thần ngon miệng nhất trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, trong thời thế
nhạc ngoại, âm nhạc thị trường đang thịnh hành, âm nhạc truyền thống Việt Nam đang
đứng trước xu hướng bị lấn áp. Mặc dù vậy, ta nên tin rằng dòng nhạc Việt Nam
êm dịu, chảy đều đều theo nhịp thời gian làm ấm lòng biết bao thế hệ chính là
giá trị đáng trân trọng làm cho âm nhạc Việt Nam đứng vững trong cơn thác thách
thức gắt gao của thời đại âm nhạc.
Thu Vân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét