Hôm nay mình giới thiệu đến
các bạn “Âm nhạc thời kỳ Lãng Mạn” (Romantic Era) và hai nhạc phẩm “Ave
Maria” (“Ellens dritter Gesang”), “Dạ Khúc” (Seranade) của các nhạc sĩ Franz
Peter Schubert & Nguyễn Văn Đông & Phạm Duy trong đề mục Nhạc Ngoại
Quốc Lời Việt.
Nhạc sĩ Franz Peter
Schubert (31 tháng 1 năm 1797 – 19 tháng 11 năm 1828) là một nhà soạn nhạc
người Áo. Ông đã sáng tác 600 Lieder, 9 bản giao hưởng trong đó có bản giao hưởng
nổi tiếng “Unfinished Symphony” cùng các thể loại nhạc nghi lễ, nhạc thính
phòng và solo piano. Ông được biết đến với các tác phẩm có giai điệu nhẹ nhàng
và du dương.
Dù Schubert có khá nhiều người
bạn ngưỡng mộ các nhạc phẩm của ông (như thầy giáo của ông Antonio Salieri, và
ca sĩ nổi tiếng Johann Michael Vogl), tuy nhiên âm nhạc của Schubert thời đó
không được thừa nhận rộng rãi nếu không muốn nói là rất hạn chế. Schubert chưa
bao giờ đảm bảo được một công việc ổn định và thường xuyên phải nhờ đến sự ủng
hộ của bạn bè và gia đình trong phần lớn sự nghiệp.
Schubert mất sớm, năm 31 tuổi,
do hậu quả của bệnh thương hàn là loại bệnh không chữa được thời đó. Vài thập kỷ
sau khi Schubert qua đời, các tác phẩm của ông mới khẳng định được tên tuổi của
mình, một phần nhờ công lao phổ biến của các nhạc sĩ cùng thời như Franz Liszt,
Robert Schumann, Felix Mendelssohn.
Ngày nay, Schubert được xếp
hạng là một trong số những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của những năm cuối thời kỳ
cổ điển, đầu thời kỳ lãng mạn, và các tác phẩm của ông thường xuyên được trình
diễn nhiều trong những năm đầu thế kỷ 19.
Tranh chân dung của Franz
Peter Schubert
do Wilhelm August Rieder vẽ năm 1825.
Franz Peter Schubert sinh
ngày 31 tháng 1 năm 1797 tại Himmelpfortgrund (nay là một phần của Alsergrund),
Wien, nước Áo. Bố ông, Franz Theodor Schubert – con của một nông dân vùng
Monravia – là thầy giáo nổi tiếng trong giáo khu. Mẹ ông là con của một người sửa
khóa vùng Silesia, là người hầu của một gia đình giàu có trước khi lấy bố ông.
Ông là một trong số 14 người con của Franz Theodor Schubert, chín trong số đó đều
chết yểu.
Bố Schubert là một thày giáo
nổi tiếng trong khu vực, và trường của ông tại Lichtental (huyện 9 của Vienna)
đã có nhiều học trò theo học. Mặc dù ông đã không được công nhận hoặc thậm chí
không được đào tạo như một nhạc sĩ, ông là người thầy đầu tiên truyền dạy cho
Schubert những hiểu biết cơ bản về âm nhạc.
Schubert bắt đầu được cha dạy
nhạc khi lên 6, một năm sau ông theo học trường của bố ông và bắt đầu chính thức
theo học âm nhạc. Bố ông đã dạy ông các kỹ thuật violin cơ bản, và anh trai
Ignaz đã dạy ông những bài học piano. Khi bảy tuổi, ông được Michael Holzer,
người chơi organ đồng thời cũng là trường dàn đồng ca của nhà thờ giáo xứ địa
phương tại Lichtental dạy dỗ.
Cậu bé Schubert dường như đã
được giúp đỡ nhiều hơn từ một người quen với một thợ mộc học việc thân thiện. Họ
đã đưa cậu bé đến một kho đàn piano gần đó để Franz có thể thực hành trên nhạc
cụ tốt hơn. Franz cũng chơi viola trong tứ tấu đàn dây của gia đình, với các
anh Ferdinand và Ignaz là violin chính và thứ hai, còn người cha
chơivioloncello.
Franz đã viết tứ tấu đàn dây
đầu tiên của mình cho một buổi hòa tấu của tứ tấu gia đình này. Schubert đầu
tiên được Antonio Salieri, nhà quản lý âm nhạc hàng đầu của Vienna, để ý đến
vào năm 1804, về tài năng thanh nhạc của cậu. Năm 1808 ông vào trường
Stadtkonvikt với suất học bổng trong dàn đồng ca. Tại đây ông bắt đầu làm quen
với các bản overture và giao hưởng của Mozart, các bản symphony của Haydn và của
người em Michael của ông.
Ngôi nhà nơi Schubert được
sinh ra,
ngày nay là Nussdorfer Strasse 54.
Với việc học hỏi các tác phẩm
trên, làm quen với các tác phẩm của các nhạc sĩ khác, và thỉnh thoảng đến xem
các vở opera đã tạo ra một vốn kiến thức âm nhạc rộng rãi và vững chắc cho
Schubert. Một ảnh hưởng âm nhạc quan trọng cho Schubert là các bài hát của
Johann Rudolf Zumsteeg, một nhà soạn nhạc Lieder quan trọng lúc đó. Sinh viên
trẻ Schubert đã “muốn hiện đại hóa” các bài hát trên, Joseph Von Spaun, người bạn
của Schubert kể lại. Tình bạn của Schubert với Spaun bắt đầu tại Stadtkonvikt
và kéo dài trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của ông. Trong những ngày đầu, Spaun với
tài chính khá giả đã mua nhiều giấy viết nhạc cho một Schubert nghèo khó.
Tài năng của Schubert bắt đầu
thể hiện qua các sáng tác. Thỉnh thoảng Schubert được giao chỉ huy dàn nhạc, và
Antonio Salieri bắt đầu đào tạo Schubert về lý thuyết âm nhạc và kỹ năng sáng
tác. Đây là dàn nhạc đầu tiên Schubert viết nhạc, và ông đã dành phần lớn thời
gian còn lại của mình tại Stadtkonvikt để sáng tác nhạc thính phòng, một số bài
hát, các đoạn ngắn cho piano, và bản hợp xướng phụng vụ với các hợp xướng
“Salve Regina” (D27), “Kyrie” (D31), và “Octet cho Winds” chưa hoàn thành (D72,
để kỷ niệm cái chết của mẹ Schubert năm 1812), bản cantata Wer ist groß? cho giọng
nam và dàn nhạc (D110, kỷ niệm ngày sinh nhật của cha Schubert vào năm 1813),
và bản giao hưởng đầu tiên của ông (D 82).
Vào cuối năm 1813, ông rời
Stadtkonvikt và trở về nhà để học khoa giáo viên tại Normalhauptschule. Năm
1814, ông trở thành giáo viên của các em học sinh nhỏ tuổi nhất tại trường của
cha mình. Trong hơn hai năm Schubert chịu đựng khó khăn với sự lãnh đạm hiếm thấy.
Tuy nhiên, cũng có các lợi ích bù lại. Ông tiếp tục học hỏi Salieri, người đã
đào tạo Schubert các kỹ thuật thực tế hơn bất kỳ các giáo viên khác của ông,
trước khi họ chia tay năm 1817.
Therese Grob.
Năm 1814, ông làm quen với Therese
Grob, con gái của một nhà sản xuất lụa trong vùng đồng thời là một ca sĩ
soprano đã trình tấu một số tác phẩm của ông nhưSalve Regina, Tantum Ergo, và
cô cũng là ca sĩ hát chính trong buổi ra mắt của tác phẩm Mass in F của ông vào
tháng 9 năm 1814. Mối quan hệ tình cảm cũng phát triển phức tạp và có nhiều khả
năng Schubert muốn kết hôn với Grob nhưng không thành. Năm 1815 Luật kết hôn
quá hà khắc với yêu cầu chú rể phải chứng minh được khả năng có thể nuôi sống
gia đình. Tháng 11 năm 1816, sau khi không được nhận công việc ở Laibach (bây
giờ là Ljubljana, Slovenia) ông gửi cho Heinrich – anh của Grob – một tập tác
phẩm mà gia đình bà còn giữ đến đầu thế kỉ 20.
Năm 1815 là năm Schubert tập
trung vào sáng tác, ông viết đến 9 tác phẩm cho nhà thờ, 140 ca khúc nghệ thuật
(lieder), một bản giao hưởng.
Giai đoạn Âm nhạc Cổ Điển –
Trường phái cổ điển Vienna (1730 -1820) khép lại với những tên tuổi lừng lẫy
như Haydn, Mozart, Beethoven để mở ra một giai đoạn mới – giai đoạn Âm nhạc
Lãng Mạn (1800 – 1910). Những nhà soạn nhạc thời kỳ Lãng mạn thường lấy cảm hứng
từ văn học, hội họa hay từ những nguồn ngoài thế giới âm nhạc. Vì vậy, âm nhạc
chương trình được phát triển rất mạnh mẽ và dẫn đến sự ra đời của thể loại thơ
giao hưởng.
Các bài thơ trong thế kỷ 18
và 19 là cơ sở đề hình thành nên các bài hát nghệ thuật mà trong đó các nhà soạn
nhạc dùng âm nhạc để khắc họa hình ảnh và tâm trạng của lời ca. Sự huy hoàng của
âm nhạc lãng mạn lan toả suốt thế kỷ XIX với rất nhiều nhà soạn nhạc ưu tú như
Mendelssohn, Schumann, Chopin, Liszt hay Tchaikovsky nhưng trong đó người khai
phá và là “nhân vật vĩ đại” đầu tiên chính là Franz Schubert.
Schubert sáng tác đủ các thể
loại âm nhạc: giao hưởng, Sonat, nhạc thính phòng, bài hát. Schubert là người đầu
tiên đưa bài hát đến tầm khái quát cao, đồng thời giữ được vẻ tự nhiên ban đầu
của nó. Schubert trở nên bất tử qua 600 bài hát mà ông sáng tác (nên giao hưởng
và opera của ông bị khuất lấp, bị rơi vào lãng quên lúc sinh thời). Sau khi
Schubert qua đời, các tác phẩm của ông mới khẳng định được tên tuổi của mình, một
phần nhờ công lao phổ biến của các nhạc sĩ cùng thời như Franz Liszt, Robert
Schumann, Felix Mendelssohn. Schubert được coi là ánh bình minh của chủ đề lãng
mạn trong âm nhạc. Ông được xếp vào hàng các nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của nhân
loại.
Nhạc phẩm “Ave Maria”,
tên phổ thông của một bài hát có tựa là “Ellens dritter Gesang” (“Ellens
Gesang III – Hymne an die Jungfrau”, D 839, Op. 52 Nr. 6) là một trong những
tác phẩm xuất sắc nhất của nhà soạn nhạc người Áo Franz Schubert, được viết vào
năm 1825.
Cảm hứng để nhà soạn nhạc yểu
mệnh viết bài Lied xuất sắc này là từ tập thơ Lady Of The Lake (tiếng
Việt: Người Phụ Nữ Bên Hồ) của đại thi hào người Scotland, Walter Scott,
được dịch sang tiếng Đức bởi Adam Storck. Nhân vật chính trong tập thơ này, nữ
anh hùng Ellens Douglas trong thời gian trốn tránh quân thù bên một cái hồ, đã
cầu nguyện Đức trinh nữ Maria bằng những lời thơ.
Franz Peter Schubert vốn là
một con người sùng đạo, lại nhớ đến người con gái ông yêu có khuôn mặt giống Đức
trinh nữ nên đã phổ nhạc cho tác phẩm này, lấy tên là“Ellens dritter Gesang” (có
nghĩa là “Bài Hát Thứ Ba Của Ellens”). Tuy nhiên, vì bài hát được bắt đầu
bằng và kết thúc cũng như hay được lập lại bằng hai từ “Ave Maria” nên
nó hay được hát trong các buổi thánh lễ nhất là trong lễ đám cưới và đám tang bằng
tiếng Latin, nên người đời sau này gọi bài hát đó là “Ave Maria”.
Schubert không hề đặt tên
tác phẩm này là “Ave Maria” mà là “Ellens dritter Gesang”, điều
này ông đã khẳng định qua những lá thư gửi cho cha mẹ mình, báo tin về sự thành
công của ca khúc. Có lẽ chỉ những người hoài cổ mới nhớ đến phiên bản sơ khai của
tác phẩm, vì hiện tại nó ít phổ biến. So với bản “Ave Maria” của
Johann Sebastian Bach và Charles Gounod, bản “Ave Maria” hát đơn giản
hơn. Tác phẩm này khi nghe sẽ cho ta một cảm giác buồn man mác, cảm xúc chung mỗi
khi ta thưởng thức hầu hết các tác phẩm của Schubert.
Nhạc phẩm “Dạ Khúc”
(“Seranade”) của Franz Peter Schubert (tiếng Đức: Ständchen) được viết
lời bởi Ludwig Rellstab. Bản này có số thứ tự 4, nằm trong quyển 1 của tập“Schwanengesang”
(“Bài Ca Thiên Nga”). Đây là tuyển tập bài hát được sưu tầm sau khi Schubert
qua đời, trong danh sách tác phẩm của nhà soạn nhạc tất cả có số thứ tự D 957.
Franz Liszt là người sau này đã chuyển thể các tác phẩm trong tập “Schwanengesang” cho
độc tấu piano.
“Dạ Khúc” (“Serenade”) là
một thể loại ca khúc để hát vào buổi tối, đặc biệt cho giọng nữ. Ở phương Tây
thể loại ca khúc này gọi là “Serenade” và nó rất được nhiều nhạc sĩ
ưa chuộng, sáng tác… cho nên “Dạ Khúc” (“Serenade”) không chỉ riêng một
tác phẩm riêng biệt của một nhạc sĩ nào cả. Nhiều nhạc sĩ đã sáng tác trên chủ
đề này, nhưng có lẽ được biết đến và ưa chuộng nhiều nhất (cho mãi đến ngày hôm
nay) vẫn là “Serenade” của nhạc sĩ thiên tài người Áo Franz Peter
Schubert.
Franz Peter Schubert chỉ sống
một cuộc đời ngắn ngủi 31 năm nhưng đã kịp để lại cho đời một khối lượng tác phẩm
đồ sộ ở nhiều thể loại. Schubert còn được mệnh danh là “Vua Lied” vì ông sáng
tác rất nhiều Lied (số nhiều: Lieder), theo tiếng Đức nghĩa là đoản ca, có giá
trị. Có lẽ Lied của Schubert được nhiều người yêu thích nhất là Lied có tên
“Ständchen” này. “Ständchen” đã được dịch sang rất nhiều ngôn ngữ và được chuyển
soạn cho nhiều nhạc cụ khác chơi dưới cái tên “Serenade” và cái tên phổ biến nhất
là “Serenade của Schubert”
Bài “Dạ Khúc” bất hủ mà Franz
Peter Schubert sáng tác là để tặng sinh nhật cho một thiếu nữ mà ông thầm yêu
trộm nhớ. Ở châu Âu ngay từ thời trung cổ các chàng trai thường có lối tỏ tình
bằng cách mượn âm nhạc, ban đêm đến đứng dưới cửa lầu “người đẹp” tự thể hiện bằng
tiếng đàn và giọng hát của chính mình. Những bài nhạc lãng mạn này gọi là
“Serenade”. “Serenade” thời Trung Cổ và Phục Hưng được biểu diễn không theo một
hình thức đặc biệt nào, ngoại trừ nó được một người hát tự đệm bằng nhạc cụ có
thể mang theo được (guitar, mandolin…).
Để làm cho nàng bất ngờ,
Schubert nhờ một bạn thân là ca sĩ, trình bày ngay dưới cửa sổ nhà nàng. Tối
đó, người ta bí mật khiêng cây đàn piano vào trong vườn, tất cả đã sẵn sàng cho
buổi biểu diễn lãng mạn và độc đáo. Thế nhưng, Schubert lại quên không đến. Trớ
trêu thay, cô gái lại đem lòng yêu chính chàng ca sĩ, chứ không dành trái tim
cho Schubert.
Những lời nỉ non, thổn thức
của ca từ quyện với một giai điệu lãng mạn, quyến rũ, bản “Dạ Khúc” Schubert là
một thông điệp tình yêu chuyển tải bẳng âm nhạc tuyệt vời, một bài Lied hoàn hảo
cho kẻ tỏ tình trong đêm.
Nhưng hơn thế, nhạc phẩm “Dạ
Khúc” của Schubert là một bức tranh toàn bích, sâu lắng… mang dáng dấp hơi thở
không chỉ của thời đại ông mà của muôn mọi thời đại. Nhạc sĩ thiên tài đã nói
lên tiếng lòng mình trong thời khắc đêm về, ngoài niềm khắc khoải thường tình về
tình yêu đôi lứa, còn như thân phận con người nhỏ nhoi đầy bất trắc trước mênh
mông vũ trụ. Bài nhạc có giai điệu rất đẹp, trữ tình, lai láng nhưng không trầm
mặc, buồn nhưng vẫn phảng phất đâu đó niềm hy vọng và hoài bão hướng thiện (tác
dụng bởi việc chuyển cung từ thứ sang trưởng ở đoạn kết). Schubert như nói lên
tiếng lòng của muôn người, muôn thế hệ…
Trong lời dịch của ông, nhạc
sĩ Phạm Duy đã cố gắng phác thảo tất cả những cung bậc trải nghiệm hết sức tinh
tế về cảm xúc mà giai điệu bản Serenade khơi gợi nơi người thính giả. Lời dịch
của ông tuy hy sinh sự chính xác của ngôn từ nhưng giàu tính thẩm mỹ của cảm nhận
âm nhạc, một cảm nhận ông muốn hướng dẫn người thưởng ngoạn cũng cảm nhận như
ông.
“Hymn to the Virgin” (Thánh
Ca Kính Dâng Trinh Nữ) là tên bài thơ của thi sĩ Walter Scott:
Ave Maria!
Maiden mild!
Listen to a maiden’s prayer!
Thou canst hear though from the wild,
Thou canst save amid despair.
Safe may we sleep beneath thy care,
Though banish’d, outcast and reviled – Maiden!
hear a maiden’s prayer;
Mother, hear a suppliant child!
Ave Maria!
Maiden mild!
Listen to a maiden’s prayer!
Thou canst hear though from the wild,
Thou canst save amid despair.
Safe may we sleep beneath thy care,
Though banish’d, outcast and reviled – Maiden!
hear a maiden’s prayer;
Mother, hear a suppliant child!
Ave Maria!
Ave Maria! Undefiled!
The flinty couch we now must share
Shall seem this down of eider piled,
If thy protection hover there.
The murky cavern’s heavy air
Shall breathe of balm if thou hast smiled;
Then, Maiden! hear a maiden’s prayer;
Mother, list a suppliant child!
Ave Maria!
The flinty couch we now must share
Shall seem this down of eider piled,
If thy protection hover there.
The murky cavern’s heavy air
Shall breathe of balm if thou hast smiled;
Then, Maiden! hear a maiden’s prayer;
Mother, list a suppliant child!
Ave Maria!
Ave Maria! Stainless styled!
Foul demons of the earth and air,
From this their wonted haunt exiled,
Shall flee before thy presence fair.
We bow us to our lot of care,
Beneath thy guidance reconciled;
Hear for a maid a maiden’s prayer,
And for a father hear a child!
Foul demons of the earth and air,
From this their wonted haunt exiled,
Shall flee before thy presence fair.
We bow us to our lot of care,
Beneath thy guidance reconciled;
Hear for a maid a maiden’s prayer,
And for a father hear a child!
“Ellens dritter Gesang” là
bản dịch tiếng Đức của dịch giả Storck đã được nhà soạn nhạc Franz Peter
Schubert sử dụng:
Ave Maria! Jungfrau mild,
Erhöre einer Jungfrau Flehen, Aus diesem Felsen starr und wild Soll mein Gebet
zu dir hinwehen. Wir schlafen sicher bis zum Morgen, Ob Menschen noch so
grausam sind. O Jungfrau, sieh der Jungfrau Sorgen, O Mutter, hör ein bittend
Kind! Ave Maria!
Ave Maria! Unbefleckt! Wenn
wir auf diesen Fels hinsinken Zum Schlaf, und uns dein Schutz bedeckt Wird
weich der harte Fels uns dünken. Du lächelst, Rosendüfte wehen In dieser
dumpfen Felsenkluft, O Mutter, höre Kindes Flehen, O Jungfrau, eine Jungfrau
ruft! Ave Maria!
Ave Maria! Reine Magd! Der
Erde und der Luft Dämonen, Von deines Auges Huld verjagt, Sie können hier nicht
bei uns wohnen, Wir woll’n uns still dem Schicksal beugen, Da uns dein heil’ger
Trost anweht; Der Jungfrau wolle hold dich neigen, Dem Kind, das für den Vater
fleht. Ave Maria!
Lời Latin:
Ave Maria, gratia plena!
Maria, gratia plena!
Maria, gratia plena!
Ave, Ave, Dominus, Dominus tecum.
Benedicta tu in mulieribus, et benedictus,
Et benedictus fructus ventris (tui),
Ventris tui, Jesus.
Ave Maria!
Sancta Maria, Mater Dei,
Ora pro nobis peccatoribus,
Ora, ora pro nobis;
Ora, ora pro nobis peccatoribus,
Nunc et in hora mortis,
In hora mortis nostrae,
In hora, hora mortis nostrae,
In hora mortis nostrae.
Ave Maria!
Maria, gratia plena!
Maria, gratia plena!
Ave, Ave, Dominus, Dominus tecum.
Benedicta tu in mulieribus, et benedictus,
Et benedictus fructus ventris (tui),
Ventris tui, Jesus.
Ave Maria!
Sancta Maria, Mater Dei,
Ora pro nobis peccatoribus,
Ora, ora pro nobis;
Ora, ora pro nobis peccatoribus,
Nunc et in hora mortis,
In hora mortis nostrae,
In hora, hora mortis nostrae,
In hora mortis nostrae.
Ave Maria!
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.
Nhạc phẩm “Ave Maria”
(Bản tiếng Việt của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông)
Xin Mẹ Maria
Cho nước con qua ngày can qua
Đã mấy mươi năm Mẹ ôi sống trong mộng
Ngày mai một ngày tan chinh chiến vui bình yên
Hãy ban cho một mùa Xuân như ý quên sầu bi
Đầy ơn phước trong tay người
Mẹ ơi, bao la lòng bao í a
Này đây muôn kinh quỳ lạy tấu dâng đến bà
Tạ ơn Thiên Chúa – Gabriel truyền tin khắp nơi
Trần thế thắm bao tình ơn thánh nữ đồng trinh
Ave Maria… Ave Maria… Ave Maria…
Cho nước con qua ngày can qua
Đã mấy mươi năm Mẹ ôi sống trong mộng
Ngày mai một ngày tan chinh chiến vui bình yên
Hãy ban cho một mùa Xuân như ý quên sầu bi
Đầy ơn phước trong tay người
Mẹ ơi, bao la lòng bao í a
Này đây muôn kinh quỳ lạy tấu dâng đến bà
Tạ ơn Thiên Chúa – Gabriel truyền tin khắp nơi
Trần thế thắm bao tình ơn thánh nữ đồng trinh
Ave Maria… Ave Maria… Ave Maria…
Nhạc phẩm “Ständchen”
(“Serenade” – Bản gốc tiếng Đức)
Leise flehen meine Lieder
Durch die Nacht zu dir;
In den stillen Hain hernieder,
Liebchen, komm zu mir!
Flüsternd schlanke Wipfel rauschen
In des Mondes Licht;
Des Verräters feindlich Lauschen
Fürchte, Holde, nicht.
Hörst die Nachtigallen schlagen?
Ach! sie flehen dich,
Mit der Töne süßen Klagen
Flehen sie für mich.
Sie verstehn des Busens Sehnen,
Kennen Liebesschmerz,
Rühren mit den Silbertönen
Jedes weiche Herz.
Laß auch dir die Brust bewegen,
Liebchen, höre mich!
Bebend harr’ ich dir entgegen!
Komm, beglücke mich!
Durch die Nacht zu dir;
In den stillen Hain hernieder,
Liebchen, komm zu mir!
Flüsternd schlanke Wipfel rauschen
In des Mondes Licht;
Des Verräters feindlich Lauschen
Fürchte, Holde, nicht.
Hörst die Nachtigallen schlagen?
Ach! sie flehen dich,
Mit der Töne süßen Klagen
Flehen sie für mich.
Sie verstehn des Busens Sehnen,
Kennen Liebesschmerz,
Rühren mit den Silbertönen
Jedes weiche Herz.
Laß auch dir die Brust bewegen,
Liebchen, höre mich!
Bebend harr’ ich dir entgegen!
Komm, beglücke mich!
(Dịch ý: ‘Đêm khuya vẳng tiếng
anh hát thầm thì, dưới chòm cây tĩnh lặng. Đến đây hỡi người! Gió đùa lá xào xạc
dưới trăng; đừng sợ chi kẻ phản trắc rình rập đâu đó. Em nghe chăng tiếng họa
mi vang rền. Chúng gọi em đấy, chúng chuyển lời của anh cho em, vì chúng hiểu nỗi
khắc khoải con tim, nỗi đau tình si. Giọng hót vang của chúng làm mỗi trái tim
nồng nàn bớt thổn thức. Người yêu hỡi, em hãy để cho tiếng chim ca trong tim…
Anh đang run rẫy, bồi hồi chờ em nơi đây. Đến đây chúc mừng anh!) chim sơn ca
chỉ hót ban ngày, chỉ họa mi mới hót ban đêm, sơn ca hót vang lừng khi đang
bay, họa mi hót vang cả cánh rừng (độc thung).
Nhạc phẩm “Dạ Khúc”
(“Seranade” – Bản tiếng Việt của Nhạc sĩ Phạm Duy)
Chiều buồn nhẹ xuống đời người
tình tìm đến người thấy run run trong chiều phai.
Vẻ sầu của đoá cười tình bền của lứa đôi thoáng hương trong chiều rơi.
Chiều nay hát cho xanh câu yêu đời cho người thôi khóc thương ai cho niềm yêu đến bên tôi.
Chiều nay lỡ ghé môi trên mi sầu ru người qua chốn thương đau cho làn nước mắt chìm sâu.
Vẻ sầu của đoá cười tình bền của lứa đôi thoáng hương trong chiều rơi.
Chiều nay hát cho xanh câu yêu đời cho người thôi khóc thương ai cho niềm yêu đến bên tôi.
Chiều nay lỡ ghé môi trên mi sầu ru người qua chốn thương đau cho làn nước mắt chìm sâu.
Tình đời toả ngát màu chiều
nay là lúc đầu nói cho nhau nghe đời sau.
Nhẹ nhàng người đắm sầu kể lể chuyện kiếp nao có ai chia lìa nhau.
Một ngày đó tóc mây đã phai mầu có chờ ta oán trách đâu có vì duyên kiếp không lâu.
Ðời sẽ thấy chúng ta sống không cầu cho tình cứ úa phai mau cho người cứ mãi phụ nhau.
Nhẹ nhàng người đắm sầu kể lể chuyện kiếp nao có ai chia lìa nhau.
Một ngày đó tóc mây đã phai mầu có chờ ta oán trách đâu có vì duyên kiếp không lâu.
Ðời sẽ thấy chúng ta sống không cầu cho tình cứ úa phai mau cho người cứ mãi phụ nhau.
Dù một ngày đời sẽ vỡ tan rồi
người về khuất chân trời nhớ nuôi cho hương một chiều vương vấn đời.
Cuộc tình vĩnh viễn xa vời chỉ còn thương nhớ mà thôi
Bóng tối buồn không lời…
Cuộc tình vĩnh viễn xa vời chỉ còn thương nhớ mà thôi
Bóng tối buồn không lời…
Dưới đây mình có bài:
– Sérénade (Dạ Khúc) –
Schubert
Cùng với 12 clips tổng hợp 2
nhạc phẩm “Ave Maria”, “Dạ Khúc” (“Seranade”) do các ca nhạc sĩ lừng
danh trên thế giới trình bày để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.
Mời các bạn,
Túy Phượng
Nhạc sĩ Franz Schubert,
tranh sơn dầu của
Wilhelm August Rieder (1875), làm trực tiếp
từ bức tranh chân
dung màu nước vẽ năm 1825.
Sérénade (Dạ Khúc) – Schubert (trích)
(Hoài Nam)
Franz Schubert là nhà soạn
nhạc nổi tiếng nhất của đầu thời kỳ lãng mạn (Romantic era) trong nền nhạc cổ
điển tây phương. Tác giả của bản Serénade bất hủ, ca khúc Ave Maria để đời, và
bản Giao hưởng Dang dở (Symphonie Inachevée) đầy huyền thoại.
Franz Schubert cũng là người
chết trẻ nhất. Nếu hậu thế đã phải tiếc thương một Chopin qua đời vào tuổi 39,
một Mozart vào tuổi 35, thì lại càng phải xót xa cho Schubert, vì ông mất năm mới
31 tuổi!
Thế nhưng, nếu nói về số lượng,
Schubert lại đứng đầu các tác giả nhạc cổ điển với trên 1000 tác phẩm, gồm khoảng
600 ca khúc, 9 bản giao hưởng, 6 lễ nhạc Công giáo, 5 vở opera, 21 bản sonata,
31 bản thính phòng, cùng nhiều sáng tác ngẫu hứng, và các bản độc tấu dành cho
dương cầm.
Phần lớn tác phẩm của
Schubert chỉ được biết tới và đón nhận sau khi ông đã qua đời. Nguyên nhân
chính là lúc còn sống, ông không có nhiều cơ hội phổ biến rộng rãi các sáng tác
của mình, mà thường chỉ giới hạn trong vòng bạn bè thân quen, và một số người
ái mộ. Chỉ sau khi Schubert mất, các nhạc sĩ bạn, hoặc thuộc hệ kế tiếp, như
Franz Liszt, Robert Schuman, Felix Mendelssohn, mới bỏ công thu thập và phổ biến
các sáng tác để đời của ông.
Franz Peter Schubert ra chào
đời ngày 31 tháng 1 năm 1797 tại Alsergrund, một vùng ngoại ô của thành Vienne,
kinh đô Áo quốc. Cha ông, Franz Theodor Schubert, mở một trường học – vừa dạy
chữ vừa dạy nhạc – tại Quận Lichtental, nơi mà các con trai của ông lần lượt trở
thành giáo viên.
Mặc dù không phải là một nhạc
sĩ nổi tiếng, cũng không xuất thân từ một nhạc viện nào, nhưng Franz Theodor
Schubert rất đông học trò. Năm lên 5 tuổi, Franz (Peter) Schubert bắt đầu được
cha dạy vĩ cầm, và anh trai Ignaz dạy dương cầm.
Năm lên 7, Schubert được ông
Michael Holzer, nhạc sĩ đại phong cầm kiêm ca đoàn trưởng của nhà thờ địa
phương thu nhận làm học trò.
Năm 17 tuổi, Franz Schubert
nối gót hai anh trai Ferdinand và Ignaz trở thành giáo viên tại trường học của
thân phụ, đồng thời gia đình Schubert cũng đủ tay đàn để thành lập một ban tứ tấu
đàn dây (string quartet), trong đó Ferdinand và Ignaz chơi vĩ cầm, Franz “con”
chơi trung vĩ cầm (viola), còn Franz “bố” chơi cello. Các sáng tác đầu tay của
Franz Schubert chính là các bản viết cho ban tứ tấu gia đình.
[Chú thích: mặc dù đàn dây (string instrument) gồm cả đàn ghi-ta, banjo, mandolin, ukulele, hạc cầm (harp), double bass…, nhưng riêng trong nhạc cổ điển, chữ “string quartet” (tứ tấu đàn dây) phải được hiểu là 4 cây đàn thuộc họ vĩ cầm (bowed string instrument), gồm: 2 vĩ cầm (violin), 1 trung vĩ cầm (viola), và 1 cello]
[Chú thích: mặc dù đàn dây (string instrument) gồm cả đàn ghi-ta, banjo, mandolin, ukulele, hạc cầm (harp), double bass…, nhưng riêng trong nhạc cổ điển, chữ “string quartet” (tứ tấu đàn dây) phải được hiểu là 4 cây đàn thuộc họ vĩ cầm (bowed string instrument), gồm: 2 vĩ cầm (violin), 1 trung vĩ cầm (viola), và 1 cello]
Cũng vào năm 17 tuổi (1814),
Franz Schubert chính thức tỏ tình với cô bạn gái Thérèse Grob, 16 tuổi.
Thérèse Grob.
Nguyên Thérèse và người em
trai Heinrich là con của chủ nhân một hãng dệt lụa ở gần nhà Schubert. Hai gia
đình cùng đi lễ ở nhà thờ Lichtental, nơi Therèse là giọng soprano chính của ca
đoàn.
Năm đó (1814), thánh đường
Lichtental kỷ niệm đệ bách chu niên, Franz Schubert được trao trách nhiệm soạn
lễ nhạc (Mass), và đích thân điều khiển dàn nhạc cùng ca đoàn, trong đó Thérèse
Grob hát solo phần soprano.
Từ đó, Thérèse được cha mẹ
cho phép tự do lui tới gia đình Schubert để đàn hát với anh em Franz, và không
quên dắt theo cậu em trai Heinrich của nàng, cũng là một tài năng trẻ về cả
dương cầm lẫn vĩ cầm.
Nhưng cuộc tình đẹp của hai
người chỉ kéo dài được 3 năm. Không phải lòng người đổi thay mà vì luật lệ khắc
nghiệt về hôn nhân của đế quốc Áo thời bấy giờ. Theo đó, tất cả mọi nam công
dân Áo muốn lấy vợ phải làm đơn, và phải chứng minh có đủ khả năng tài chánh để
nuôi vợ con thì mới được phép kết hôn.
Biết rằng dạy nhạc tại trường
học của thân phụ không thể xem là một “công việc vững chắc”, tháng Tư năm 1816,
Franz Schubert nộp đơn xin làm thầy giáo dạy nhạc tại Trường sư phạm ở
Ljubljana (ngày nay là thủ đô của Slovenia, ngày đó là một thành phố thuộc đế
quốc Áo), nhưng đơn bị bác.
Chán nản, tháng 11 năm ấy,
Franz Schubert quyết định “trả tự do” cho Thérèse. Chàng nhờ Heinrich, cậu em của
Thérèse, trao cho nàng một tập 17 tình khúc sáng tác riêng cho nàng trong thời
gian hai người yêu nhau, để làm kỷ vật. Bốn năm sau, Thérèse lấy chồng. Tập ca
khúc ấy trở thành gia bảo của dòng họ Grob, và tới thế kỷ thứ 20 đã được phổ biến
với tên gọi “Thérèse Grob Songbook”.
Sau khi bị bác đơn xin dạy
nhạc tại trường sư phạm, dẫn đưa tới việc chấm dứt mối tình đầu, Franz Schubert
bỏ nhà, bỏ luôn công việc dạy nhạc tại trường học của cha để tới sống với
Schober, một cậu “học trò” đồng lứa tuổi.
Nguyên Schober là con nhà
khá giả, sống với bà mẹ trong một ngôi nhà rộng lớn. Cậu rất quý phục Schubert
và từ lâu đã ngỏ ý mời vị thầy trẻ về sống tại nhà mình.
Thời gian đầu, có lẽ vì tự
ái, Schubert vừa sáng tác vừa nhận học trò để có thu nhập riêng, nhưng về sau,
ông đã ngưng nhận học trò để dành hết thì giờ cho công việc sáng tác.
Schubert ghi lại trong nhật
ký của mình: “Mỗi ngày, tôi bắt đầu sáng tác từ sáng sớm, không ngừng nghỉ,
xong bản này tôi bắt tay ngay vào việc viết bản khác!”
Cũng trong năm 1816, vào tuổi
19, bên cạnh việc viết ca khúc, Schubert bắt đầu sáng tác các bản hòa tấu quy
mô và các bản hợp xướng. Tuy nhiên tất cả mọi tác phẩm của ông đã không được xuất
bản, mà chỉ được bạn bè và người ái mộ chép tay để phổ biến cho nhau.
Qua năm 1817, may mắn đã tới
với Schubert khi ông được giới thiệu với Johan Michael Vogl, đệ nhất danh ca giọng
nam trung (baritone) của thành Vienne, hơn Schubert 20 tuổi. Chính nhờ danh tiếng
và nghệ thuật trình bày của Johan Michael Vogl mà các ca khúc của Schubert bắt
đầu được giới một điệu biết tới.
“Ca khúc” nói tới ở đây, tiếng
Đức gọi là “lieder”, là những bài hát lãng mạn được phổ từ thơ, hoặc có lời hát
như thơ, mang nhiều giá trị văn chương, rất được ưa chuộng vào thế kỷ thứ 19.
Trong số trên dưới 600
“lieder” của Schubert, nổi tiếng nhất phải là bản “Ave Maria”.
Việc hậu thế gọi đây là bản
“Ave Maria của Franz Schubert” xét tới nơi tới chốn là thiếu chính xác. Bởi vì
ca khúc nguyên thủy của Schubert có tựa khác, và lời hát khác.
Ngày ấy, nguồn cảm hứng đã tới
với Schubert khi tập thơ Lady of the Lake – Đức Bà của Hồ nước – của thi hào Tô-cách-lan
Sir Walter Scott được dịch sang tiếng Đức. Nhân vật chính trong tập thơ này, nữ
anh hùng Ellens Douglas, trong thời gian trốn tránh quân thù bên bờ hồ, đã cầu
nguyện Đức trinh nữ Maria bằng những lời thơ.
Schubert vốn là người rất
sùng đạo, đã phổ những lời thơ ấy thành các ca khúc, trong đó bản nổi tiếng nhất
có tựa tiếng Đức là “Ellens dritter Gesang” (Ellens’ Third song – Bài hát thứ
ba của Ellens).
Điều này đã được xác định qua lá thư của Franz Schubert gửi cho cha mẹ, báo tin về sự thành công của ca khúc.
Điều này đã được xác định qua lá thư của Franz Schubert gửi cho cha mẹ, báo tin về sự thành công của ca khúc.
Về sau, vì lời thơ (phổ nhạc)
bắt đầu bằng hai tiếng “Ave Maria”, một, hay nhiều “thiên tài ẩn danh” nào đó
đã lấy lời kinh “Ave Maria” bằng tiếng La-tinh (người Công giáo Việt Nam gọi là
kinh “Kính Mừng”) thay thế lời hát nguyên thủy bằng tiếng Đức, để rồi dần dần hầu
như ai cũng gọi đây là bản “Ave Maria của Schubert”, với mục đích phân biệt với
một bản “Ave Maria” nổi tiếng khác, nhạc của Johann Sebastian Bach, lời của
Charles Gounod.
Chỉ có những thính giả có
tinh thần hoài cổ và yêu thơ mới tìm nghe bản “Ave Maria của Schubert” với lời
hát nguyên thủy, tức Ellens’ Third Song – Bài hát thứ ba của Ellens.
Trước năm 1975 tại miền Nam
VN, bản “Ave Maria của Schubert” đã được ít nhất hai nhạc sĩ đặt lời Việt, là
Phạm Duy và Nguyễn Văn Đông. Điểm khác biệt chính là trong khi Phạm Duy dịch
sát lời kinh, thì Nguyễn Văn Đông lại “Việt hóa” bằng cách lồng cuộc chiến tang
tóc, cùng những khát vọng thanh bình vào lời hát.
Phụ lục: Audio (2)
Phụ lục: Audio (2)
Sau năm 1975, trong CD “Kỷ
niệm vàng son” thực hiện với mục đích gây quỹ từ thiện, Lê Dung, người nữ danh
ca có giọng soprano cao vút, đã trình bày bản Ave Maria của Schubert với lời
hát bằng tiếng Pháp, và gây ấn tượng mạnh nơi người yêu nhạc.
Với hậu thế nói chung, 3 tác
phẩm nổi tiếng nhất của Franz Schubert phải là: (1) bản “Ave Maria” đã nhắc tới
ở trên, (2) bản Sérénade, tức Dạ khúc, và (3) bản Giao hưởng số 8, thường được
gọi là Unfinished Symphony (tiếng Anh), hoặc Symphonie Inachevée (tiếng Pháp),
nghĩa là bản “Giao hưởng Dở dang” – mà một số người đã “thi vị hóa”, cho rằng bản
này đã được Schubert viết cho một “mối tình dang dở”!
Nguyên vào mùa hè năm 1818,
tức là 2 năm sau khi chấm dứt mối tình đầu với Thérèse Grob, Franz Schubert được
mời tới lâu đài của Bá tước Johann Karl Eszterhazy ở Hung-gia-lợi, để dạy cho
hai cô con gái của ông – Marie và Karoline – đàn dương cầm và hát.
Theo các tác giả viết tiểu sử
Franz Schubert, đây là khoảng thời gian hiếm hoi trong cuộc đời ngắn ngủi của
mình, nhà nhạc sĩ được thoải mái cả về lẫn vật chất lẫn tinh thần: đã “việc nhẹ
lương hậu” còn được gần gũi nàng Karoline ngây thơ xinh đẹp. Từ gần gũi tiến tới
say mê. Tuy nhiên, chỉ say mê chứ không mảy may hy vọng, bởi vì tuy còn nhỏ,
Karoline đã đường đường là nữ bá tước – một vị nữ bá tước của dòng họ
Eszterhazy – một dòng họ quý tộc nổi tiếng từ thời trung cổ, có nhiều lãnh địa ở
khắp đế quốc Áo – Hung.
Cho nên, tình yêu của chàng
nhạc sĩ nghèo 21 tuổi là tình đơn phương, tình tuyệt vọng, và đã trở thành đề
tài cho một thi phẩm của thi sĩ Bauerfeld, một bạn thân của Schubert.
Về phần Schubert, sau khi từ
Hung-gia-lợi trở về Áo, chàng đã sáng tác bản song tấu dương cầm “Fantaisie
cung Fa thứ”, đề tặng “Nữ bá tước Karoline Eszterhazy”. Chấm hết chuyện tình!
Nhưng cũng chính vì chuyện
tình đơn phương của Franz Schubert dành cho Karoline Eszterhazy mà người đời đã
thi vị hóa cái tựa bản “Giao hưởng Dở dang” của nhà nhạc sĩ, cho rằng chữ “dở
dang” ở đây là ám chỉ chuyện tình “dang dở” ấy!
Nhưng trên thực tế, “dở
dang” ở đây chỉ có nghĩa đen, là viết dở dang, vì một nguyên nhân khó hiểu nào
đó chứ không phải vì Schubert không có thì giờ, bằng chứng là sau khi bỏ dở bản
này, ông đã bắt tay vào việc viết, và hoàn tất bản giao hưởng số 9!
Bản “Giao hưởng Dở dang”, tức
bản số 8, được Franz Schubert bắt đầu viết vào năm 1822, tức là 6 năm trước khi
qua đời. Thông thường, một bản giao hưởng gồm có 4 phần – tức “movement”.
Schubert viết xong phần 1 và 2 thì ngưng. Mãi tới sau khi ông qua đời, người ta
mới tìm thấy đoạn đầu của phần 3 và bố cục của phần 4.
Gần 200 năm sau, cũng không
một ai có thể trả lời câu hỏi: tại sao Schubert lại bỏ dở bản giao hưởng này?
Càng đáng tiếc hơn nữa, là qua thưởng thức phần 1 và 2, người yêu nhạc cổ điển
đều đồng ý với nhau rằng: nếu hoàn tất, đây sẽ là bản giao hưởng hay nhất của
Schubert.
Về sau, nhiều tổ chức văn
hóa đã cho tổ chức những cuộc thi sáng tác để điền khuyết những phần còn thiếu.
Tuy nhiên, tất cả mọi sáng tác đoạt giải đều bị giới thưởng thức nhạc cổ điển
cho là không xứng hợp. Vì thế, có lẽ nghìn năm sau, bản “Giao hưởng Dở dang” vẫn
còn… dang dở!
Như vậy, trong số 3 tác phẩm
nổi tiếng nhất của Franz Schubert, bản “Ave Maria” đã bị đổi tựa và lời hát
nguyên thủy, bản Giao hưởng số 8 thì viết dở dang, như vậy có thể nói chỉ có bản
Sérénade – Dạ khúc, là trọn vẹn.
Điều thú vị nhất về Sérénade
là bản này chỉ là một sáng tác ngẫu hứng, được Schubert viết trong một quán
cà-phê!
Tuy nhiên, trước khi viết về
giai thoại này, cũng xin có đôi dòng về chữ “sérénade” trong nhạc cổ điển tây
phương.
“Sérénade” là tiếng Pháp (tiếng
Anh viết là “serenade”), bắt nguồn từ tiếng Ý “serenata”. Theo các nhà ngữ học,
“serenata” có nguồn gốc từ chữ “sereno”, trong tiếng Ý có nghĩa là thanh tịnh –
peaceful.
“Serenata” có từ thời trung
cổ, và được định nghĩa là thể loại ca khúc êm dịu, được một anh chàng si tình
nào đó, đứng trước nhà người đẹp, hướng lên cửa sổ, hay ban-công của phòng nàng
mà hát để tỏ tình – như chàng Romeo đã tỏ tình với nàng Juliet trong kịch cổ điển
của Shakespeare.
Về sau, tới thời kỳ lãng mạn
của nhạc cổ điển, đa số các nhà soạn nhạc đã sử dụng chữ “sérénade” của Pháp
thay vì “serenata” của Ý, đồng thời nội dung cũng như hình thức của “sérénade”
đã được nới rộng.
Về nội dung, “sérénade” có
thể để tặng người yêu, bạn thân, hay một người nào đó ngang hàng, hoặc vai vế
thấp hơn, mà mình quý mến.
Về hình thức, “sérénade” có
thể là một ca khúc êm đềm, một nhạc khúc đơn giản – như trường hợp bản Sérénade
của Schubert, cũng có thể là một bản giao hưởng ngắn – như trường hợp bản
Sérénade của Mozart có tựa đề “Eine Kleine Nachtmusik” (Tiểu dạ khúc) mà chúng
tôi đã nhắc tới trong bài trước. Với ý nghĩa, nội dung ấy, sérénade thường được
trình diễn lúc chiều tối.
Theo Von Hellbourn, một người
bạn thân và cũng là người viết tiểu sử Schubert, thì bản Sérénade đã được nhạc
sĩ sáng tác năm 1826, 2 năm trước khi qua đời.
Hôm ấy là một buổi chiều Chủ
Nhật êm ả trong công viên Zum Biersack của thành Vienne. Sau một cuộc đi dạo,
Schubert và các bạn vào quán cà-phê ngoài trời trong công viên. Tại đây, một
người bạn của Schubert đang ngủ gục, với cuốn sách đặt trên bàn. Schubert tiến
tới cầm cuốn sách lên, lật trang và vô tình đọc được một câu thơ, liền buột miệng:
“Ước gì có được một tờ giấy viết nhạc” – tức giấy có kẻ hàng sẵn để ghi nốt nhạc.
Nghe Schubert nói thế, một
người bạn nhanh trí lấy một tờ hóa đơn tính tiền, kẻ vội những hàng viết nhạc
lên mặt sau, rồi đưa cho Schubert.
Ngay trong buổi chiều hôm ấy,
Franz Schubert đã để lại cho hậu thế bản sérénade bất hủ.
Trước năm 1975, bản Sérénade
của Schubert đã được Phạm Duy viết lời Việt với tựa “Dạ khúc”.
Năm 1928, tình trạng sức khỏe
của Schubert ngày càng trở nên đáng ngại, với các triệu chứng giống như bệnh
thương hàn. Mùa hè năm ấy, bạn bè của nhạc sĩ đã thỉnh được quan ngự y Ersnt
Rinna, một vị danh y đương thời, tới chẩn đoán, và được ông cho biết Schubert sẽ
không qua khỏi mùa đông này.
Thật vậy, tới đầu tháng 11,
Schubert bị liệt giường, nhức đầu, lên cơn sốt và nôn mửa liên tục. Tới ngày 19
tháng 11 năm 1828, ông qua đời tại căn gác của người em trai ở thành Vienne,
khi mới 31 tuổi.
So với các nhạc sĩ lừng danh
khác của nền nhạc cổ điển, Franz Schubert không chỉ chết trẻ nhất, mà còn sống
lận đận nhất. Cả đời, ông chưa bao giờ tìm được một việc làm chính thức, chưa
bao giờ có một chỗ ở riêng cho mình, và thường phải sống nhờ vào trợ cấp của
cha mẹ, sự giúp đỡ của bạn bè; và cuối cùng, nhà nhạc sĩ ấy cũng không có được
một người tình đưa tiễn ông về nơi an nghỉ sau cùng.
Theo ước nguyện, Franz
Schubert được mai táng bên cạnh mộ của Beethoven – người mà ông hằng tôn sùng –
trong nghĩa trang Wahring ở ngoại ô thành Vienne.
Sáu mươi năm sau, tức năm
1888, Schubert và Beethoven được cải táng, đưa về Nghĩa trang trung ương
Zentralfriedhof, nơi có mộ phần của hai nhà soạn nhạc lừng danh khác: Johann
Strauss, tác giả bản Le Beau Danube Bleu, tức Dòng sông xanh, và Johannes
Brahms, tác giả bản Célèbres Valses, tức Mối tình xa xưa.
Năm 1925, để chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày Franz Schubert qua đời, chính quyền thành Vienne đã cho cải biến nghĩa trang cũ ở làng Wahring thành “Công viên tưởng niệm Franz Schubert”. Huyệt mộ ngày trước nay được đánh dấu bằng một pho tượng bán thân của ông. Còn tại ngôi mộ mới của ông ở nội thành, thi sĩ Franz Grillparzer đã ghi lên mộ bia hàng chữ:
Năm 1925, để chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày Franz Schubert qua đời, chính quyền thành Vienne đã cho cải biến nghĩa trang cũ ở làng Wahring thành “Công viên tưởng niệm Franz Schubert”. Huyệt mộ ngày trước nay được đánh dấu bằng một pho tượng bán thân của ông. Còn tại ngôi mộ mới của ông ở nội thành, thi sĩ Franz Grillparzer đã ghi lên mộ bia hàng chữ:
“Nơi đây, âm nhạc đã vùi
chôn một kho tàng, và biết bao ước vọng”.
Viết thêm về “AVE MARIA”
Nếu không kể những bản Ave
Maria mang tính cách thuần tôn giáo, người ta được biết có ít nhất là ba bản
Ave Maria của “người đời”, trong đó nổi tiếng nhất là “Ave Maria của Schubert”
(đã nhắc tới trong bài) và “Ave Maria của Bach/Gounod”.
Bản Ave Maria của
Bach/Gounod ra đời năm 1859 (34 năm sau bản Ave Maria của Schubert – tức
“Ellens’ Third Song”). Ngày ấy, nhà soạn nhạc người Pháp Charles Gounod đã lấy
một khúc nhạc của Johan Sebastian Bach viết trước đó 137 năm, sửa đổi lại cho
phù hợp, rồi lồng lời kinh “Ave Maria” bằng tiếng La-tinh vào.
Kết quả, hậu thế đã có thêm một bản Ave Maria bất hủ.
Kết quả, hậu thế đã có thêm một bản Ave Maria bất hủ.
Với những người thưởng thức
nhạc cổ điển có trình độ cao, nét nhạc của bản “Ave Maria của Bach/Gounod” được
đánh giá là trang trọng, thanh thoát hơn, vì mang âm hưởng của thời kỳ tiền cổ
điển, tức Baroque era, trong khi bản “Ave Maria của Schubert”, sáng tác vào đầu
thời kỳ lãng mạn, thì dễ nghe, dễ cảm, và dễ hát hơn hơn.
Vì thế, nếu tính chung tất cả
mọi thành phần nghe nhạc và hát nhạc cổ điển thuộc mọi trình độ, bản “Ave Maria
của Schubert” được xem là phổ biến hơn.
Vào thuở xa xưa, bản Ave
Maria của Bach/Gounod thường được hát trong hôn lễ, còn bản Ave Maria của
Schubert thường được hát trong tang lễ. Nhưng càng về sau càng có nhiều người sử
dụng Ave Maria của Schubert trong hôn lễ; và hiện nay, theo một danh sách 10 ca
khúc được ưa chuộng nhất trong hôn lễ được phổ biến trên Internet, Ave Maria của
Schubert đứng hạng nhất, còn Ave Maria của Bach/Gounod đứng hạng tư.
Nhưng dù sử dụng bản Ave
Maria của Schubert hay Ave Maria của Bach/Gounod, cũng cần biết quy tắc của
Thiên chúa giáo (Công giáo, Tin lành, hay bất cứ hệ phái nào có tổ chức nghi thức
hôn phối trong thánh đường).
Thông thường, một lễ cưới
trong thánh đường gồm có 3 phần: (1) Prosession (cô dâu từ cuối nhà thờ tiến
lên) – (2) Ceremony (buổi lễ hôn phối) – (3) Resession (đôi tân hôn rời vị
trí).
Theo đúng quy tắc, bản Ave
Maria chỉ được hát TRONG BUỔI LỄ vào một khoảng thời gian im lặng nào đó SAU
KHI nghi thức hôn phối đã được cử hành. Còn trong phần Prosession (cô dâu tiến
lên), đã có những khúc nhạc dành riêng, được soạn theo nhịp bước của cô dâu, và
trong phần Resession (đôi tân hôn rời vị trí) thì sử dụng những nhạc khúc, ca
khúc viết về sự vui mừng, mà một trong những bản phổ biến nhất, ý nghĩa nhất là
“Ode to Joy” của Beethoven.
Trường hợp muốn du di, có thể
sử dụng bản Ave Maria cho phần Prosession, nhưng dứt khoát không thể sử dụng
cho phần Resession, bởi vì Ave Maria là một bài kinh (kinh Kính Mừng), không thể
sử dụng như một ca khúc “mãn tuồng”!.
Hoài Nam
Hoài Nam
Ave Maria - Ca sĩ Helene
Fischer
(German version)
(German version)
Ave Maria – Danh ca Thái
Thanh
Ave Maria – Ca sĩ Andrea
Bocelli
Ave Maria – Ca sĩ Maria
Callas
Ave Maria – Ca sĩ Barbara
Bonney
Ave Maria – Ca sĩ Nana
Mouskouri,
Placido Domingo, Michael Bolton
Placido Domingo, Michael Bolton
Ave Maria – Ca sĩ Sarah
Brightman
Seranade – Danh ca Thái
Thanh
Seranade – Nhạc sĩ guitar
Cesar Amaro
Seranade – Đại danh cầm
piano Horowitz
Seranade – 3 Tenors – Jose
Carreras,
Placido Domingo, Luciano Pavarotti
Placido Domingo, Luciano Pavarotti
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét