Mỗi ca khúc của Trịnh Công Sơn, mỗi người nghe, tùy kinh nghiệm sống của
mình, đều nhận ra được một tầng ý nghĩa trong tác phẩm. Những nhà nghiên cứu âm
nhạc trong và ngoài nước, sẽ còn viết nhiều về Trịnh Công Sơn.
Cho đến hôm nay, Trịnh Công Sơn đã từ giã cõi đời được 8 năm. Ông như một ngôi sao đã tắt nhưng ánh sáng vẫn còn soi rọi trên trái đất chúng ta. Trong niềm tưởng nhớ người nhạc sĩ tài năng xuất chúng, Ban biên tập tạp chí Thế giới điện ảnh chợt phát hiện một trong những sắc màu ánh sáng của Trịnh Công Sơn. Đó là những bản nhạc và những ca khúc ông viết cho phim.
Cùng dòng hồi tưởng trong sự phát hiện này, các nghệ sĩ điện ảnh - những người chỉ quen làm phim nhưng thường không quen kể chuyện hậu trường - đã kể về những kỷ niệm với người nhạc sĩ rất đáng yêu của mình. Chúng ta gặp ở đây những ký ức của những bậc thầy trong làng điện ảnh nước ta như đạo diễn Hải Ninh, Đặng Nhật Minh, Huy Thành, Trần Phương, Lê Dân, Lê Mộng Hoàng, Long Vân...
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Cho đến hôm nay, Trịnh Công Sơn đã từ giã cõi đời được 8 năm. Ông như một ngôi sao đã tắt nhưng ánh sáng vẫn còn soi rọi trên trái đất chúng ta. Trong niềm tưởng nhớ người nhạc sĩ tài năng xuất chúng, Ban biên tập tạp chí Thế giới điện ảnh chợt phát hiện một trong những sắc màu ánh sáng của Trịnh Công Sơn. Đó là những bản nhạc và những ca khúc ông viết cho phim.
Cùng dòng hồi tưởng trong sự phát hiện này, các nghệ sĩ điện ảnh - những người chỉ quen làm phim nhưng thường không quen kể chuyện hậu trường - đã kể về những kỷ niệm với người nhạc sĩ rất đáng yêu của mình. Chúng ta gặp ở đây những ký ức của những bậc thầy trong làng điện ảnh nước ta như đạo diễn Hải Ninh, Đặng Nhật Minh, Huy Thành, Trần Phương, Lê Dân, Lê Mộng Hoàng, Long Vân...
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Trịnh Công Sơn với những ca khúc trong phim
Hầu như bất cứ ngôi nhà nào của người Việt Nam chúng ta - dù ở
trong nước hay ở nước ngoài - đều cất giữ một vài băng hay đĩa nhạc Trịnh Công
Sơn. Điều đó có nghĩa là ca khúc của ông được muôn triệu tâm hồn Việt lưu giữ.
Người ta lưu trữ nhạc Trịnh bằng rất nhiều phương tiện. Và điện ảnh, với nhiều
bộ phim trên chất liệu nhựa của mình, cũng là một nơi cất giữ nhiều giai điệu
và ca khúc của người nhạc sĩ như thiên sứ vừa đi qua cõi nhân gian đầy
đau đớn trong tiến trình lịch sử dân tộc.
Nhiều người lập niên biểu Trịnh Công Sơn nhưng không lưu ý đến mảng nhạc phim mà nhạc sĩ đã cộng tác với nhiều đạo diễn. Chưa có con số thống kê chính xác, song dư luận phỏng đoán Trịnh Công Sơn đã viết nhạc cho khoảng 20 bộ phim, bao gồm cả phim truyện và phim tài liệu. Có lẽ người yêu nhạc Trịnh biết đến nhiều nhất là ca khúc Đời gọi em biết bao lần mà Trịnh Công Sơn viết cho phim Tội lỗi cuối cùng. Bộ phim này do đạo diễn Trần Phương dàn dựng, xí nghiệp phim truyện Việt Nam sản xuất năm 1979. Nội dung bộ phim kể về quá trình hoàn lương đầy vất vả và đớn đau của một nữ tướng cướp có biệt danh Hiền Cá sấu (Phương Thanh đóng). Lời ca cất lên, khán giả không những được thấy hình ảnh nhân vật hiển hiện trong phim mà còn hình dung bao nhiêu thân phận đau thương khác đang vất vưởng ngoài đời.
Nhiều người lập niên biểu Trịnh Công Sơn nhưng không lưu ý đến mảng nhạc phim mà nhạc sĩ đã cộng tác với nhiều đạo diễn. Chưa có con số thống kê chính xác, song dư luận phỏng đoán Trịnh Công Sơn đã viết nhạc cho khoảng 20 bộ phim, bao gồm cả phim truyện và phim tài liệu. Có lẽ người yêu nhạc Trịnh biết đến nhiều nhất là ca khúc Đời gọi em biết bao lần mà Trịnh Công Sơn viết cho phim Tội lỗi cuối cùng. Bộ phim này do đạo diễn Trần Phương dàn dựng, xí nghiệp phim truyện Việt Nam sản xuất năm 1979. Nội dung bộ phim kể về quá trình hoàn lương đầy vất vả và đớn đau của một nữ tướng cướp có biệt danh Hiền Cá sấu (Phương Thanh đóng). Lời ca cất lên, khán giả không những được thấy hình ảnh nhân vật hiển hiện trong phim mà còn hình dung bao nhiêu thân phận đau thương khác đang vất vưởng ngoài đời.
“Đi về đâu hỡi em?
Khi trong lòng không chút nắng
Giấc mơ đời xa vắng
Bước chân không chờ ai đón
Một đời em mãi lang thang
Lòng lạnh băng giữa đau thương”
Đời Gọi Em Biết Bao Lần - Khánh Ly - YouTube
Khi trong lòng không chút nắng
Giấc mơ đời xa vắng
Bước chân không chờ ai đón
Một đời em mãi lang thang
Lòng lạnh băng giữa đau thương”
Đời Gọi Em Biết Bao Lần - Khánh Ly - YouTube
Để có được những lời ca chân tình xót xa này, Trịnh Công Sơn
và Phương Thanh đã có nhiều ngay đi thực tế trong trại giam, sống cùng các phạm
nhân, lắng nghe và chia sẻ những nỗi lòng của họ. “Nhớ cuộc đời quá!”, “Nhớ xã
hội quá!”, đó là những câu thở than chung mà bất cứ phạm nhân nào cũng đều cất
lên khi gặp người ngoài vào thăm. Họ bị cách ly với cuộc đời. Và Trịnh Công Sơn
cũng muốn chân thành nhắc với họ rằng, tình cảnh của họ ở đây chỉ là tạm thời.
Ngoài kia, cuộc đời vẫn bình thường trôi. Ngoài kia, cuộc đời vẫn giang tay độ
lượng chờ đón họ. Đời gọi em biết bao lần mang tính nhân bản, như một
thông điệp mang tính triết học nhẹ nhàng (John C.Schayer).
“Em về đâu hỡi em
Có nghe tình yêu lên tiếng
Hãy chôn vào quên lãng
Nỗi đau hay niềm cay đắng
Đời nhẹ nâng bước chân em
Về lại trong phố thênh thang
Bao buồn xưa sẽ quên
Hãy yêu khi đời mang đến
Một nhành hoa giữa tâm hồn.”
Có nghe tình yêu lên tiếng
Hãy chôn vào quên lãng
Nỗi đau hay niềm cay đắng
Đời nhẹ nâng bước chân em
Về lại trong phố thênh thang
Bao buồn xưa sẽ quên
Hãy yêu khi đời mang đến
Một nhành hoa giữa tâm hồn.”
Những lời ca giản dị như bàn tay vỗ về dịu nhẹ, như những lời
kinh của một thiên sứ an ủi, khích lệ bao số phận trong những giờ phút cam go của
cuộc đời.
Hai năm sau, vào năm 1981, đạo diễn Long Vân làm bộ phim Cho cả ngày mai đã mời Trịnh Công Sơn viết nhạc. Bộ phim như một bài ca sư phạm, nói về một thế giới tuổi thơ của một đất nước còn đầy vết thương chiến tranh, dù sống và học tập trong điều kiện gian khổ nhưng các em đều mang trong trái tim nhỏ bé của mình một niềm tin vào tương lai tốt đẹp. Như mọi người đều biết, Trịnh Công Sơn ít viết nhạc thiếu nhi. Song với tình yêu cuộc đời và tình yêu con người không phút nào mệt mỏi, Trịnh Công Sơn đã tặng cho bộ phim ca khúc Em là bông hồng nhỏ thật tuyệt vời. Đây có lẽ là một trong những bài ca trong sáng nhất, tươi tắn nhất và tha thiết tình đời nhất của tuổi thơ. Lời ca với bao nhiêu hình ảnh đẹp như tiếng lòng đầy tự tin cất lên trong không gian đầy tình thương ấm áp:
Hai năm sau, vào năm 1981, đạo diễn Long Vân làm bộ phim Cho cả ngày mai đã mời Trịnh Công Sơn viết nhạc. Bộ phim như một bài ca sư phạm, nói về một thế giới tuổi thơ của một đất nước còn đầy vết thương chiến tranh, dù sống và học tập trong điều kiện gian khổ nhưng các em đều mang trong trái tim nhỏ bé của mình một niềm tin vào tương lai tốt đẹp. Như mọi người đều biết, Trịnh Công Sơn ít viết nhạc thiếu nhi. Song với tình yêu cuộc đời và tình yêu con người không phút nào mệt mỏi, Trịnh Công Sơn đã tặng cho bộ phim ca khúc Em là bông hồng nhỏ thật tuyệt vời. Đây có lẽ là một trong những bài ca trong sáng nhất, tươi tắn nhất và tha thiết tình đời nhất của tuổi thơ. Lời ca với bao nhiêu hình ảnh đẹp như tiếng lòng đầy tự tin cất lên trong không gian đầy tình thương ấm áp:
“Em sẽ là mùa xuân của Mẹ
Em sẽ là màu nắng của cha
Em đến trường học bao điều lạ
Môi mỉm cười là những nụ hoa
Trang sách hồng nằm mơ mà ngủ
Em gối đầu trên những dòng thơ
Em thấy mình là hoa hồng nhỏ
Bay giữa trời là tháng ngày qua”
Em Là Bông Hồng Nhỏ - Nguyễn Hiền Anh - NhacCuaTui
Em sẽ là màu nắng của cha
Em đến trường học bao điều lạ
Môi mỉm cười là những nụ hoa
Trang sách hồng nằm mơ mà ngủ
Em gối đầu trên những dòng thơ
Em thấy mình là hoa hồng nhỏ
Bay giữa trời là tháng ngày qua”
Em Là Bông Hồng Nhỏ - Nguyễn Hiền Anh - NhacCuaTui
Tôi đã đọc ở đâu đó ý kiến của một người rất đáng kính trọng
nhận xét về nhạc Trịnh Công Sơn rằng, lời ca của ông rất sâu sắc song lại được
đan quyện bằng những giai điệu tươii trẻ. Trong ca khúc Em là bông hồng nhỏ,
chúng ta thấy giai điệu và ca từ đều tươi vui tha thiết. Có lẽ, khi viết ca
khúc này, Trịnh Công Sơn, nói như Hoàng Phủ Ngọc Tường đã biến thành “Hoàng tử
bé”. Năm viết ca khúc này, Trịnh Công Sơn đã ở tuổi ngoài 40. Nhưng ở người nghệ
sĩ thường song song tồn tại hai lứa tuổi. Đó là tuổi đời và tuổi tâm lý. Có thể
nói, tuổi tâm lý trong con người Trịnh Công Sơn đầy biến ảo. Khi già như tuổi
nước non, khi trẻ như nụ hoa hé nở. Cao trào của ca khúc vút lên và tan biến,
ngân vang:
Đạo diễn Long Vân nhớ lại, khi chiếu bộ phim này tại thành phố
Hồ Chí Minh, nhiều người đã khóc. Nhưng những giọt lệ đó không bi lụy, mà đó là
“Những giọt long lanh nóng bỏng sáng ngời/ Chảy bình minh đang hé giữa làn
môi”. (Nguyễn Mỹ).
Năm 1983, đạo diễn Hải Ninh làm bộ phim Bãi biển đời người và cũng đã mời Trịnh Công Sơn viết nhạc. Bộ phim nói về một hiện tượng bi thảm của đất nước trong những năm tháng đó - hiện tượng vượt biên. Có lẽ trên thế gian này, người Việt là một trong số các dân tộc đau đáu nhất với quê hương, đất nước. Giai điệu của bài Quê hương (**) cứ trở đi trở lại trong phim. Lời ca bình dị như xóm làng, tự nhiên như thời tiết nhưng sau đó lại là máu thịt, là tâm hồn chúng ta:
Năm 1983, đạo diễn Hải Ninh làm bộ phim Bãi biển đời người và cũng đã mời Trịnh Công Sơn viết nhạc. Bộ phim nói về một hiện tượng bi thảm của đất nước trong những năm tháng đó - hiện tượng vượt biên. Có lẽ trên thế gian này, người Việt là một trong số các dân tộc đau đáu nhất với quê hương, đất nước. Giai điệu của bài Quê hương (**) cứ trở đi trở lại trong phim. Lời ca bình dị như xóm làng, tự nhiên như thời tiết nhưng sau đó lại là máu thịt, là tâm hồn chúng ta:
“Bao nhiêu mưa gió bay trong lòng quê hương,
Mang qua thôn xóm những câu chuyện bình thường,
Cho em yêu mãi nhé tâm hồn cỏ non
Mang qua thôn xóm những câu chuyện bình thường,
Cho em yêu mãi nhé tâm hồn cỏ non
Quê hương trẻ mãi những tâm hồn thiêng liêng
Em đi qua đó không bao giờ buồn phiền
Xanh xanh cây lá biển hát chiều mưa.”
Về Trong Suối Nguồn - Hiền Thục - NhacCuaTui
Em đi qua đó không bao giờ buồn phiền
Xanh xanh cây lá biển hát chiều mưa.”
Về Trong Suối Nguồn - Hiền Thục - NhacCuaTui
Tiếc rằng ca khúc không tìm được điểm rơi đích đáng trong bộ
phim. Lời ca cất lên trong một trường đoạn mà đạo diễn sử dụng cỡ cảnh toàn
miêu tả đôi trai gái (không được giới thiệu từ trước) Kiều Trinh (Phương Thanh)
và Khanh (Đặng Việt Bảo) đang đùa vui bên bờ biển, khiến khán giả chưa được chuẩn
bị về mặt tâm lý và tình cảm để đón nhận ca khúc. Nhưng dù sao ca khúc này vẫn
có một vị trí xứng đáng trong phim. Nó được nhạc sĩ Thanh Tùng dàn dựng với sự
tham gia của dàn nhạc Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1987, Trịnh Công Sơn tham gia làm nhạc cho bộ phim Cô gái trên sông của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Bộ phim nói về thân phận của Nguyệt (Minh Châu), cô gái điếm trên sông Hương trước sự éo le của nhân tình thế thái. Trong tập Tượng đài sông Hương (NXB Trẻ - 2004), đạo diễn Đặng Nhật Minh kể lại: “Phim đã quay được gần một nửa mà tôi vẫn chưa quyết định nên mời ai làm nhạc. Tôi bỗng nhớ đến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một người rất nặng lòng với Huế, bèn gọi điện vào thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ cần nói tôi đang ở Huế, đang làm một bộ phim về Huế, và có ý định mời Sơn làm nhạc cho phim, lập tức anh nhận lời ngay không chút do dự, mặc dù chưa biết nội dung phim...
Hôm thu nhạc cho phim, Sơn bị sốt cao nhưng vẫn cố đến phòng thu để theo dõi, sửa chữa những chỗ cần sửa, làm việc với dàn nhạc do nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu chỉ huy. Âm nhạc mềm mại và sâu lắng của Sơn đã hỗ trợ cho phim rất nhiều”. Người viết bài này nhớ mãi trường đoạn Nguyệt tắm trên đầu nguồn sông Hương sau khi đưa người cán bộ Cách mạng về căn cứ. Cô neo thuyền dưới bóng cây đôn hậu, khỏa trần trong dòng nước trong xanh. Những nét nhạc của Trịnh Công Sơn như những đốm nắng hồng trải xuống sông Hương, tỏa xuống đời cô. Giai điệu nhạc rất đẹp như dòng sông đầy hương thơm tẩy trần, thanh lọc đời Nguyệt.
Ngoài ra, Trịnh Công Sơn còn viết nhạc cho một số phim truyện điện ảnh khác, trong đó có Cho đến bao giờ (1985 - Đạo diễn Huy Thành), Cầu Rạch Chiếc (1986 - đạo diễn Hoàng Lê (tức Lê Mộng Hoàng). Tại chiếc cầu nổi tiếng này, một đơn vị đặc công đã chiến đấu dũng cảm để bảo vệ mục tiêu, góp phần đưa đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn.
Không những viết nhạc cho phim truyện mà Trịnh Công Sơn còn làm nhạc cho phim tài liệu. Trong thư gửi cho họa sĩ Bửu Ý ngày 23/9/1982, Trịnh Công Sơn viết: “Mình vừa đi một vòng miền Tây và gần biên giới Campuchia. Về viết nhạc cho một bộ phim tài liệu... Năm nay viết cho 7 phim, cả Hà Nội lẫn Sài Gòn”. (Theo Vnmedia 20/3/2006). Với những người nghệ sĩ lớn, dù làm một công việc nhỏ, song hết sức thận trọng. Họ đi thực tế, xuống tận hiện trường, chấp nhận gian lao để sáng tạo. Ở Trịnh Công Sơn hầu như không có sự khác biệt trong sáng tác giữa hai giai đoạn trước và sau 1975. Bởi ở ông đã sớm ổn định một phong cách. Tư tưởng của phong cách này chính là tình yêu hướng đến cuộc sống và những người cần lao.
Mỗi ca khúc của Trịnh Công Sơn viết cho phim không những góp phần làm bộ phim sang trọng và đẹp hơn mà những ca khúc này còn có giá trị riêng của chúng. Thực tế cho thấy các ca khúc ấy được nhiều ca sĩ yêu thích và thể hiện với những nét đẹp riêng. Những người yêu nhạc Trịnh hy vọng sẽ có một đĩa nhạc riêng của ông với những ca khúc và giai điệu mà ông dành tặng cho nghệ thuật thứ bảy.
Năm 1987, Trịnh Công Sơn tham gia làm nhạc cho bộ phim Cô gái trên sông của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Bộ phim nói về thân phận của Nguyệt (Minh Châu), cô gái điếm trên sông Hương trước sự éo le của nhân tình thế thái. Trong tập Tượng đài sông Hương (NXB Trẻ - 2004), đạo diễn Đặng Nhật Minh kể lại: “Phim đã quay được gần một nửa mà tôi vẫn chưa quyết định nên mời ai làm nhạc. Tôi bỗng nhớ đến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một người rất nặng lòng với Huế, bèn gọi điện vào thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ cần nói tôi đang ở Huế, đang làm một bộ phim về Huế, và có ý định mời Sơn làm nhạc cho phim, lập tức anh nhận lời ngay không chút do dự, mặc dù chưa biết nội dung phim...
Hôm thu nhạc cho phim, Sơn bị sốt cao nhưng vẫn cố đến phòng thu để theo dõi, sửa chữa những chỗ cần sửa, làm việc với dàn nhạc do nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu chỉ huy. Âm nhạc mềm mại và sâu lắng của Sơn đã hỗ trợ cho phim rất nhiều”. Người viết bài này nhớ mãi trường đoạn Nguyệt tắm trên đầu nguồn sông Hương sau khi đưa người cán bộ Cách mạng về căn cứ. Cô neo thuyền dưới bóng cây đôn hậu, khỏa trần trong dòng nước trong xanh. Những nét nhạc của Trịnh Công Sơn như những đốm nắng hồng trải xuống sông Hương, tỏa xuống đời cô. Giai điệu nhạc rất đẹp như dòng sông đầy hương thơm tẩy trần, thanh lọc đời Nguyệt.
Ngoài ra, Trịnh Công Sơn còn viết nhạc cho một số phim truyện điện ảnh khác, trong đó có Cho đến bao giờ (1985 - Đạo diễn Huy Thành), Cầu Rạch Chiếc (1986 - đạo diễn Hoàng Lê (tức Lê Mộng Hoàng). Tại chiếc cầu nổi tiếng này, một đơn vị đặc công đã chiến đấu dũng cảm để bảo vệ mục tiêu, góp phần đưa đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn.
Không những viết nhạc cho phim truyện mà Trịnh Công Sơn còn làm nhạc cho phim tài liệu. Trong thư gửi cho họa sĩ Bửu Ý ngày 23/9/1982, Trịnh Công Sơn viết: “Mình vừa đi một vòng miền Tây và gần biên giới Campuchia. Về viết nhạc cho một bộ phim tài liệu... Năm nay viết cho 7 phim, cả Hà Nội lẫn Sài Gòn”. (Theo Vnmedia 20/3/2006). Với những người nghệ sĩ lớn, dù làm một công việc nhỏ, song hết sức thận trọng. Họ đi thực tế, xuống tận hiện trường, chấp nhận gian lao để sáng tạo. Ở Trịnh Công Sơn hầu như không có sự khác biệt trong sáng tác giữa hai giai đoạn trước và sau 1975. Bởi ở ông đã sớm ổn định một phong cách. Tư tưởng của phong cách này chính là tình yêu hướng đến cuộc sống và những người cần lao.
Mỗi ca khúc của Trịnh Công Sơn viết cho phim không những góp phần làm bộ phim sang trọng và đẹp hơn mà những ca khúc này còn có giá trị riêng của chúng. Thực tế cho thấy các ca khúc ấy được nhiều ca sĩ yêu thích và thể hiện với những nét đẹp riêng. Những người yêu nhạc Trịnh hy vọng sẽ có một đĩa nhạc riêng của ông với những ca khúc và giai điệu mà ông dành tặng cho nghệ thuật thứ bảy.
Chú thích:
của tcs-home.org
(*) Tựa bài là của tcs-home.org
(**) Tên thật của bài Quê Hương là Về trong suối nguồn
(**) Tên thật của bài Quê Hương là Về trong suối nguồn
Đoàn Tuấn
Nguồn: thegioidienanh.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét