Thật vui mừng và ngạc nhiên, khi vừa chưa tròn năm trước, đọc
tập thơ đầu tay của Trần Lê Khánh Lục bát múa (Nxb. Hội Nhà văn 2016), nay
lại được cầm trên tay tập thứ hai Dòng sông không vội (Nxb. Hội Nhà văn,
quý III, 2017).
Ở Lục bát múa, những bài thơ tạo nên một vũ điệu sương
khói của những chiếc lá nhiễm sương, hay một “lời gió bay” nhặt được nơi chân
trời, nơi đường biên niềm tin, khiến tâm thức bàng hoàng:
“một lần thử đứng chân trời
bàng hoàng nhặt được những lời gió bay”
Thì nay, những lời thơ như những cánh hoa vô ưu trôi theo dòng nước, vọng lại những chiêm nghiệm cuộc đời trên những con sóng an nhiên.
Thế kỷ XXI đã bắt đầu bằng một cơn bão “tốc độ”, loài người tranh thủ ăn thức ăn nhanh, tranh thủ làm việc, tranh thủ nghỉ ngơi, tranh thủ yêu…; để chứng kiến những chuyến lao vun vút của dòng xe cộ, của những nốt like chớp nhoáng, của đến và đi, gặp gỡ và chia ly… Vậy mà Trần Lê Khánh trong chuyến du hành trên con thuyền thi ca của mình, đã như “dòng sông không vội”. Đó là một sự dũng cảm tách mình ra khỏi thế giới để nhìn cõi nhân gian, và đó cũng là cái rất riêng của Trần Lê Khánh.
Vậy ta gặp gì khi đi dọc bờ sông thơ Dòng sông không vội? Đó là một không gian hư vô khá quen thuộc của tầng không cao vọi đầy khói sương, nhưng đó cũng là một không gian ảo ảnh rất đặc biệt được Trần Lê Khánh vẽ nên bằng những câu thơ rất riêng của mình. Dòng sông không vội không hề có mục lục như những tập thơ thường gặp, nó khiến người đọc muốn thu nhận những gì tác giả tỏ bày, phải đi cho hết tận cùng 251 trang của dòng chảy. Tập thơ gồm mười phần, như là mười cánh cửa mở, mỗi lần ta mở một cánh cửa, ta lại được nhìn thấy một không gian riêng.
Cánh cửa thứ nhất có tên “Dòng sông không vội”. Bài thơ đầu tiên “Dấu chân của cát” mở đầu câu chuyện bằng một bức tranh hết sức lắng đọng:
“biển vắng
hạt cát lăn tròn
theo dấu chân
con kiến đếm từng hạt cát
con tim đếm từng dấu chân của cát
tận cùng không”
Ngay từ bài thơ đầu tiên, đã có thể thấy thứ thơ này không dễ đọc, hơi khó đoán nhận, nhưng người đọc có thể cảm nhận ngay một điều gì đó vừa sâu xa, vừa đầy ẩn dụ, và buộc tâm thế phải chuẩn bị cho mình một chiếc chìa khóa để đi vào cõi thơ; và không thể đi nhanh, phải đi thật chậm, vừa phiêu diêu, vừa chiêm nghiệm. Con kiến có thể dùng lý trí để đếm từng hạt cát, con tim có thể dùng cảm xúc để dõi theo dấu chân cát, nhưng thật bất ngờ, hay kết cục vốn vậy, cả hai sẽ gặp một muôn trùng hư không.
Đến bài thơ thứ hai, “Nhân ảnh”, cõi hư vô bắt đầu hiện lên rõ ràng hơn:
“núi mù núi trong sương
khói lùa khói ảo thiên đường
bàn tay thuận lần mò tay nghịch
vì ngón sầu tịch mịch
bao kiếp mong cột cọng mây
được rồi, sương khói thôi bay
thì ra núi giăng mây phơi trời đất”
Hai mặt thực và ảo vùi vào nhau khiến người đời nhiều khi không nhận ra sự phù du, “bao kiếp mong cột cọng mây” chính là nỗi tham sân si giữa cuộc thế, để đến khi tất cả tan biến đi (sương khói thôi bay), sẽ nhận ra đất trời ảo mộng đó cũng chỉ là đất trời ta thấy thật bình thường.
Cái cách dẫn dắt câu chuyện của “Dòng sông không vội” có thể từ chiếc chìa khóa mông lung này. Đi hết cánh cửa thứ nhất, ta sẽ gặp những thi ảnh biến thể sinh động, như biến thể giữa “Trăng - Lá”: “lá rụng khỏi cành/ chất đầy đêm trăng”; “Lá vàng xanh/ dưới bạt ngàn lớp lớp cây cành/ một bóng trăng thanh”(Ngày như chiếc lá); “nhà sư quét lá đa/ gom thành đống mây vàng/ gió thổi bay lả tả/ những kiếp ngày đi qua”, “vầng trăng rằm đau đẻ/ những linh hồn thứ ba” (Ngọn lửa về đâu); “thấy mảnh trăng vừa tỉnh giấc/ lá vàng thương xót cây đau” (Thu là phôi pha)…
Cánh cửa thứ hai có tên là “Hư vô”, và mở đầu là “khói”:
“sân đình chật người
khói nghi ngút bao la
khuôn mặt hoa hầm hập đỏ
em cởi hư không
lau nhẹ giọt mồ hôi
cho con kỳ lân đá”
Trong bức tranh khói phủ đầy này, di chỉ ký ức (kỳ lân đá) và chút huyễn hoặc (em cỡi hư không) làm nên sự ảo diệu.
Ở bên trong cánh cửa “Hư vô” này, ta gặp những bài thơ độc sáng:
“con chim đậu trên chiếc lá vàng
kiếp sau cả hai sẽ hóa người
thành đôi tình nhân mỏi bước
tìm về gốc cây cũ
chờ nhau”
(Về)
Có ai nghĩ con chim, chiếc lá sẽ hóa thành đôi tình nhân chờ nhau ở kiếp sau!
“lá xuống tay/ thu đỏ rực/ gió rơi lả chả trong mây/ hàng cây đau hiện nguyên hình/ thu đi rồi/ nhát chém rung rinh” (Lỡ).
Có ai nghĩ mùa thu đi qua (lá xuống tay) để lại một vết chém trên hàng cây trút lá?
Vậy mà Trần Lê Khánh lại thản nhiên như “vậy à” (tên một bài thơ), bởi sự lặp lại của lối mòn đối với nhà thơ, không khác gì một cơn ớn lạnh:
“một hôm gió thổi
chiếc lá lạnh sống lưng
khi dưới đất lộ ra bộ xương hóa thạch
của lối mòn triệu năm về trước
em đã đi qua” Cũng bên trong cánh cửa này, ta gặp cõi “chơi vơi”, gió không định hình, sương khói không định hình, mặt trời không định hình, một cõi vô hình vô giới, vậy nên… chơi vơi. Cho đến “vô tận”:
“ngày em về
con đường mòn thức dậy
dãy núi úp mặt vào bật khóc
bên kia hư vô ”
Em là ký ức hay thực tại, hay là tất cả những gì có thể, một khi cách biệt những cái đó, đã là vực thẳm, là hư vô?
Cánh cửa thứ ba “Ngày về của mây”. Bài mở đầu “tức thì” là một bài thơ hàm xúc khác:
“em đốt dĩ vãng
ngọn lửa nhổm dậy nhìn
cành củi đỏ rực
gánh gồng quá khứ lên trên”
Vậy thì cái gì là “ngày về của mây”? Hãy đọc “Dòng sông lặng lẽ”:
“mây mù nhấc núi/ núi không đi/ nhấc cây/ cây không dời/ chỉ có người bay đi mãi/ khi mây nhấc mình khỏi gió chiều nay”
Con người có thể sẽ không bay như núi và cây, nhưng khi bám vào đơn nguyên gió, có thể sẽ bay đi, tan biến vô định. Như sự tan biến của tạo hóa đã được thi hóa: “chiều, là đêm buông sớm/ buồn, là chớm biệt ly/ con sóng đến, để đi/ chiều nay áng mây khom mình lạy gió” (Nhanh quá).
Cánh cửa thứ tư “Câu gió”. Không chỉ là “đám mây khom mình lạy gió”, mà còn “câu gió”: “lá vàng như cô gái/ đong đưa/ câu buổi chiều gió/ đang mải miết đi ngang cơn mưa dài/ mùa thu cắn câu…”
Ở đó ta gặp một thoáng chân trời của một ngày mưa ướt thấm vào cả ruột cây, rễ cây, cả hạt ký ức kiếp trước. Chỉ có một người không biết ướt hay không ướt, là nhà thơ đang ngồi nhìn mưa, cố nhìn thấy đường chân trời, song lại chưa với tới:
mưa ướt thành phố bạc
ướt những chiếc lá và lòng cây
hình như, ướt luôn bộ rễ gầy
đau lòng hơn
ướt cả hạt nắng em phơi khô từ tiền kiếp
(Gần tới chân trời)
Ở đó ta gặp một bối cảnh “chờ tiếng chim hót”, nhà thơ sửa soạn một không gian chờ, tất cả đều chưa thức dậy vì còn chờ một tín hiệu - tiếng chim: “sương ngủ trên cây/ gió đêm ngáy trên núi/ mây nằm lăn say/ khói chìm trên mặt nước/ vì bình minh không thức dậy/ thời gian thảng thốt/ tìm gì thức thay”
Cánh cửa thứ năm “Trái tim kiến cắn”. Cái tên của cánh cửa này, nó như khiến ta cảm thấy như vừa rời khỏi những không gian mây núi cũ xưa, để trở về với thực tại ngổn ngang, hỗn độn. Như câu chuyện về một con kiến lạc bầy đi tìm đàn, bỗng lạc vào trái tim người đẹp, và làm xôn xao “trái tim kiến cắn”. Đó cũng chỉ là những giây phút giễu cợt thoáng qua, như những câu thơ tung tẩy gặp khá nhiều bên trong cánh cửa này: “người họa sĩ buông tròn cây cọ/ nỗi nhớ gãy đôi/ quặn thắt khe đá xanh/ rêu phong hấp hối trên cành/ cọ vào ngõ cụt” (Sám hối). Nhưng rồi ta sẽ gặp một triết lý cuộc đời và cái bóng - đừng mang vác bóng hư không: “lão tiều phu
chiều chiều
vung búa bổ vào bóng mình
đã tám vạn bốn ngàn lẻ tịch lần
bó chặt từng cái bóng
nhiều bó nặng
gánh về đâu?”
(Chẻ củi)
Ôi cuộc đời, nếu cứ chẻ bóng mình bó lại, sẽ gánh về đâu?
Cánh cửa thứ sáu là cánh cửa thẩm màu “Nỗi buồn đỏ rực”. Thi ảnh “mùa thu” ta vốn gặp khá mênh mang ở cánh cửa thứ nhất “dòng sông không vội” (thu phôi pha, thu nổi sấm trong một buổi chiều thật nhọn), thu chỉ là “mùa đông không có lá rụng”; còn ở đây, thu đầy nỗi buồn nhân thế: “mùa thu trắng tinh như tờ giấy/ vì em đã vẽ/ anh và rừng lá xưa vàng úa/ làm thu lần này/ không còn gì để phai”.
Trong cuộc tình buồn này “đêm tạnh/ con đường vắt sạch tình”, làm sao có thể hàn gắn, khi mà “em đi rồi/ chỉ còn lại vết nứt của mưa” (Hàn gắn).
Cánh cửa thứ bảy “Tuyệt đối”. Đó là khi những giọt café như những giọt linh hồn, sáng bừng nơi đáy cốc: “bầu trời đón những linh hồn cuối cùng/ thả xuống/ triệu giọt sương đen/ hỏa ngục biến thành đài sen/ từng giọt linh hồn/ thơm lừng/ bình minh sáng bừng trong chiếc cốc” (Café đen).
Cánh cửa thứ tám “Nước mắt về biển”. Cánh cửa mở ra không gian biển khơi muôn trùng sóng vỗ, như dội lại từ xa xăm câu thơ về những giọt nước mắt (tôi đứng về phía nước mắt):
“biển biết bí mật
lũ hải âu
mải mê tha muối bỏ xuống đại dương
vì kiếp trước lỡ tin nước mắt”
(Biển đau mặn)
Ở đó có một cánh hải âu đậu trên đá nghe sóng biển nặng đến mức in hằn dấu chân trên đá. Một tứ thơ diệu vợi:
“đêm
con hải âu đứng trên mỏm đá
cả hai cùng lắng nghe tiếng sóng biển
rì rầm bao la
vô lượng âm hưởng khác nhau
mong manh, dạt dào
hằn thành vết chân chim trên đá”
(Tưởng) Cánh cửa thứ chín “Vầng trăng hóa thạch”: “nơi vầng trăng khuyết/ soi tiếng rắc hóa thạch dưới ngàn băng/ âm vực thênh thang/ thượng đế run tay trên từng nốt lặng”. Dưới vầng trăng này, ta gặp những thi ảnh quá đẹp: “chiếc lá gói mành trăng cũ/ chờ người về dưới bóng cây xưa”. Và cả sự ảo huyền:
“đêm dài u uất
bình minh mờ ảo
con cá đỏ quyết tìm sự thật mặt trăng đáy nước
nó chợt lắc đầu
đớp vào bóng lưỡi câu”
(Câu tưởng)
Cánh cửa thứ mười “Mùa xuân mềm”. Đó là khi nào? là khi “một hôm/ người con gái mỏi bước lang thang/ vùi đầu vào mùa xuân thiếp ngủ/ tóc rối nồng cây cỏ/ chiều lõm vào nhẹ êm”. Là khi “mùa đông như dải lụa…/ bên đường nhặt chiếc lá/ chợt thấy mỏng bàn tay” (Mùa đông mỏng).
Ở đó ta gặp những thi ảnh rất lạ:
“em vắt mùa thu
mây và lá phong chảy đi mãi
đỏ rực con đường
cạn tay em, anh ở lại
xơ xác mùi hương”
(Hương thu)
Hay:
“người họa sĩ choàng tỉnh dậy
gió bày lăn lóc
những mảnh vỡ mộng du
vũ trụ chần chừ
vá mùa thu bằng sợi gân bị đứt”
(Mảnh vỡ mộng du)
Kết thúc “mùa xuân mềm” là những câu thơ đẹp, giàu biểu cảm và ngọt ngào, cũng là những câu cuối của tập thơ:
“con đường
Mọc ra như những quả sấu…
nhớ chiếc răng ngà cắn nhẹ
ngày sâu”
(Vị xuân)
Với những bài thơ, những câu thơ như thế, khép tập thơ bỗng lại muốn giở ra lần nữa.
Và mang nó đi dọc triền sông…
“một lần thử đứng chân trời
bàng hoàng nhặt được những lời gió bay”
Thì nay, những lời thơ như những cánh hoa vô ưu trôi theo dòng nước, vọng lại những chiêm nghiệm cuộc đời trên những con sóng an nhiên.
Thế kỷ XXI đã bắt đầu bằng một cơn bão “tốc độ”, loài người tranh thủ ăn thức ăn nhanh, tranh thủ làm việc, tranh thủ nghỉ ngơi, tranh thủ yêu…; để chứng kiến những chuyến lao vun vút của dòng xe cộ, của những nốt like chớp nhoáng, của đến và đi, gặp gỡ và chia ly… Vậy mà Trần Lê Khánh trong chuyến du hành trên con thuyền thi ca của mình, đã như “dòng sông không vội”. Đó là một sự dũng cảm tách mình ra khỏi thế giới để nhìn cõi nhân gian, và đó cũng là cái rất riêng của Trần Lê Khánh.
Vậy ta gặp gì khi đi dọc bờ sông thơ Dòng sông không vội? Đó là một không gian hư vô khá quen thuộc của tầng không cao vọi đầy khói sương, nhưng đó cũng là một không gian ảo ảnh rất đặc biệt được Trần Lê Khánh vẽ nên bằng những câu thơ rất riêng của mình. Dòng sông không vội không hề có mục lục như những tập thơ thường gặp, nó khiến người đọc muốn thu nhận những gì tác giả tỏ bày, phải đi cho hết tận cùng 251 trang của dòng chảy. Tập thơ gồm mười phần, như là mười cánh cửa mở, mỗi lần ta mở một cánh cửa, ta lại được nhìn thấy một không gian riêng.
Cánh cửa thứ nhất có tên “Dòng sông không vội”. Bài thơ đầu tiên “Dấu chân của cát” mở đầu câu chuyện bằng một bức tranh hết sức lắng đọng:
“biển vắng
hạt cát lăn tròn
theo dấu chân
con kiến đếm từng hạt cát
con tim đếm từng dấu chân của cát
tận cùng không”
Ngay từ bài thơ đầu tiên, đã có thể thấy thứ thơ này không dễ đọc, hơi khó đoán nhận, nhưng người đọc có thể cảm nhận ngay một điều gì đó vừa sâu xa, vừa đầy ẩn dụ, và buộc tâm thế phải chuẩn bị cho mình một chiếc chìa khóa để đi vào cõi thơ; và không thể đi nhanh, phải đi thật chậm, vừa phiêu diêu, vừa chiêm nghiệm. Con kiến có thể dùng lý trí để đếm từng hạt cát, con tim có thể dùng cảm xúc để dõi theo dấu chân cát, nhưng thật bất ngờ, hay kết cục vốn vậy, cả hai sẽ gặp một muôn trùng hư không.
Đến bài thơ thứ hai, “Nhân ảnh”, cõi hư vô bắt đầu hiện lên rõ ràng hơn:
“núi mù núi trong sương
khói lùa khói ảo thiên đường
bàn tay thuận lần mò tay nghịch
vì ngón sầu tịch mịch
bao kiếp mong cột cọng mây
được rồi, sương khói thôi bay
thì ra núi giăng mây phơi trời đất”
Hai mặt thực và ảo vùi vào nhau khiến người đời nhiều khi không nhận ra sự phù du, “bao kiếp mong cột cọng mây” chính là nỗi tham sân si giữa cuộc thế, để đến khi tất cả tan biến đi (sương khói thôi bay), sẽ nhận ra đất trời ảo mộng đó cũng chỉ là đất trời ta thấy thật bình thường.
Cái cách dẫn dắt câu chuyện của “Dòng sông không vội” có thể từ chiếc chìa khóa mông lung này. Đi hết cánh cửa thứ nhất, ta sẽ gặp những thi ảnh biến thể sinh động, như biến thể giữa “Trăng - Lá”: “lá rụng khỏi cành/ chất đầy đêm trăng”; “Lá vàng xanh/ dưới bạt ngàn lớp lớp cây cành/ một bóng trăng thanh”(Ngày như chiếc lá); “nhà sư quét lá đa/ gom thành đống mây vàng/ gió thổi bay lả tả/ những kiếp ngày đi qua”, “vầng trăng rằm đau đẻ/ những linh hồn thứ ba” (Ngọn lửa về đâu); “thấy mảnh trăng vừa tỉnh giấc/ lá vàng thương xót cây đau” (Thu là phôi pha)…
Cánh cửa thứ hai có tên là “Hư vô”, và mở đầu là “khói”:
“sân đình chật người
khói nghi ngút bao la
khuôn mặt hoa hầm hập đỏ
em cởi hư không
lau nhẹ giọt mồ hôi
cho con kỳ lân đá”
Trong bức tranh khói phủ đầy này, di chỉ ký ức (kỳ lân đá) và chút huyễn hoặc (em cỡi hư không) làm nên sự ảo diệu.
Ở bên trong cánh cửa “Hư vô” này, ta gặp những bài thơ độc sáng:
“con chim đậu trên chiếc lá vàng
kiếp sau cả hai sẽ hóa người
thành đôi tình nhân mỏi bước
tìm về gốc cây cũ
chờ nhau”
(Về)
Có ai nghĩ con chim, chiếc lá sẽ hóa thành đôi tình nhân chờ nhau ở kiếp sau!
“lá xuống tay/ thu đỏ rực/ gió rơi lả chả trong mây/ hàng cây đau hiện nguyên hình/ thu đi rồi/ nhát chém rung rinh” (Lỡ).
Có ai nghĩ mùa thu đi qua (lá xuống tay) để lại một vết chém trên hàng cây trút lá?
Vậy mà Trần Lê Khánh lại thản nhiên như “vậy à” (tên một bài thơ), bởi sự lặp lại của lối mòn đối với nhà thơ, không khác gì một cơn ớn lạnh:
“một hôm gió thổi
chiếc lá lạnh sống lưng
khi dưới đất lộ ra bộ xương hóa thạch
của lối mòn triệu năm về trước
em đã đi qua” Cũng bên trong cánh cửa này, ta gặp cõi “chơi vơi”, gió không định hình, sương khói không định hình, mặt trời không định hình, một cõi vô hình vô giới, vậy nên… chơi vơi. Cho đến “vô tận”:
“ngày em về
con đường mòn thức dậy
dãy núi úp mặt vào bật khóc
bên kia hư vô ”
Em là ký ức hay thực tại, hay là tất cả những gì có thể, một khi cách biệt những cái đó, đã là vực thẳm, là hư vô?
Cánh cửa thứ ba “Ngày về của mây”. Bài mở đầu “tức thì” là một bài thơ hàm xúc khác:
“em đốt dĩ vãng
ngọn lửa nhổm dậy nhìn
cành củi đỏ rực
gánh gồng quá khứ lên trên”
Vậy thì cái gì là “ngày về của mây”? Hãy đọc “Dòng sông lặng lẽ”:
“mây mù nhấc núi/ núi không đi/ nhấc cây/ cây không dời/ chỉ có người bay đi mãi/ khi mây nhấc mình khỏi gió chiều nay”
Con người có thể sẽ không bay như núi và cây, nhưng khi bám vào đơn nguyên gió, có thể sẽ bay đi, tan biến vô định. Như sự tan biến của tạo hóa đã được thi hóa: “chiều, là đêm buông sớm/ buồn, là chớm biệt ly/ con sóng đến, để đi/ chiều nay áng mây khom mình lạy gió” (Nhanh quá).
Cánh cửa thứ tư “Câu gió”. Không chỉ là “đám mây khom mình lạy gió”, mà còn “câu gió”: “lá vàng như cô gái/ đong đưa/ câu buổi chiều gió/ đang mải miết đi ngang cơn mưa dài/ mùa thu cắn câu…”
Ở đó ta gặp một thoáng chân trời của một ngày mưa ướt thấm vào cả ruột cây, rễ cây, cả hạt ký ức kiếp trước. Chỉ có một người không biết ướt hay không ướt, là nhà thơ đang ngồi nhìn mưa, cố nhìn thấy đường chân trời, song lại chưa với tới:
mưa ướt thành phố bạc
ướt những chiếc lá và lòng cây
hình như, ướt luôn bộ rễ gầy
đau lòng hơn
ướt cả hạt nắng em phơi khô từ tiền kiếp
(Gần tới chân trời)
Ở đó ta gặp một bối cảnh “chờ tiếng chim hót”, nhà thơ sửa soạn một không gian chờ, tất cả đều chưa thức dậy vì còn chờ một tín hiệu - tiếng chim: “sương ngủ trên cây/ gió đêm ngáy trên núi/ mây nằm lăn say/ khói chìm trên mặt nước/ vì bình minh không thức dậy/ thời gian thảng thốt/ tìm gì thức thay”
Cánh cửa thứ năm “Trái tim kiến cắn”. Cái tên của cánh cửa này, nó như khiến ta cảm thấy như vừa rời khỏi những không gian mây núi cũ xưa, để trở về với thực tại ngổn ngang, hỗn độn. Như câu chuyện về một con kiến lạc bầy đi tìm đàn, bỗng lạc vào trái tim người đẹp, và làm xôn xao “trái tim kiến cắn”. Đó cũng chỉ là những giây phút giễu cợt thoáng qua, như những câu thơ tung tẩy gặp khá nhiều bên trong cánh cửa này: “người họa sĩ buông tròn cây cọ/ nỗi nhớ gãy đôi/ quặn thắt khe đá xanh/ rêu phong hấp hối trên cành/ cọ vào ngõ cụt” (Sám hối). Nhưng rồi ta sẽ gặp một triết lý cuộc đời và cái bóng - đừng mang vác bóng hư không: “lão tiều phu
chiều chiều
vung búa bổ vào bóng mình
đã tám vạn bốn ngàn lẻ tịch lần
bó chặt từng cái bóng
nhiều bó nặng
gánh về đâu?”
(Chẻ củi)
Ôi cuộc đời, nếu cứ chẻ bóng mình bó lại, sẽ gánh về đâu?
Cánh cửa thứ sáu là cánh cửa thẩm màu “Nỗi buồn đỏ rực”. Thi ảnh “mùa thu” ta vốn gặp khá mênh mang ở cánh cửa thứ nhất “dòng sông không vội” (thu phôi pha, thu nổi sấm trong một buổi chiều thật nhọn), thu chỉ là “mùa đông không có lá rụng”; còn ở đây, thu đầy nỗi buồn nhân thế: “mùa thu trắng tinh như tờ giấy/ vì em đã vẽ/ anh và rừng lá xưa vàng úa/ làm thu lần này/ không còn gì để phai”.
Trong cuộc tình buồn này “đêm tạnh/ con đường vắt sạch tình”, làm sao có thể hàn gắn, khi mà “em đi rồi/ chỉ còn lại vết nứt của mưa” (Hàn gắn).
Cánh cửa thứ bảy “Tuyệt đối”. Đó là khi những giọt café như những giọt linh hồn, sáng bừng nơi đáy cốc: “bầu trời đón những linh hồn cuối cùng/ thả xuống/ triệu giọt sương đen/ hỏa ngục biến thành đài sen/ từng giọt linh hồn/ thơm lừng/ bình minh sáng bừng trong chiếc cốc” (Café đen).
Cánh cửa thứ tám “Nước mắt về biển”. Cánh cửa mở ra không gian biển khơi muôn trùng sóng vỗ, như dội lại từ xa xăm câu thơ về những giọt nước mắt (tôi đứng về phía nước mắt):
“biển biết bí mật
lũ hải âu
mải mê tha muối bỏ xuống đại dương
vì kiếp trước lỡ tin nước mắt”
(Biển đau mặn)
Ở đó có một cánh hải âu đậu trên đá nghe sóng biển nặng đến mức in hằn dấu chân trên đá. Một tứ thơ diệu vợi:
“đêm
con hải âu đứng trên mỏm đá
cả hai cùng lắng nghe tiếng sóng biển
rì rầm bao la
vô lượng âm hưởng khác nhau
mong manh, dạt dào
hằn thành vết chân chim trên đá”
(Tưởng) Cánh cửa thứ chín “Vầng trăng hóa thạch”: “nơi vầng trăng khuyết/ soi tiếng rắc hóa thạch dưới ngàn băng/ âm vực thênh thang/ thượng đế run tay trên từng nốt lặng”. Dưới vầng trăng này, ta gặp những thi ảnh quá đẹp: “chiếc lá gói mành trăng cũ/ chờ người về dưới bóng cây xưa”. Và cả sự ảo huyền:
“đêm dài u uất
bình minh mờ ảo
con cá đỏ quyết tìm sự thật mặt trăng đáy nước
nó chợt lắc đầu
đớp vào bóng lưỡi câu”
(Câu tưởng)
Cánh cửa thứ mười “Mùa xuân mềm”. Đó là khi nào? là khi “một hôm/ người con gái mỏi bước lang thang/ vùi đầu vào mùa xuân thiếp ngủ/ tóc rối nồng cây cỏ/ chiều lõm vào nhẹ êm”. Là khi “mùa đông như dải lụa…/ bên đường nhặt chiếc lá/ chợt thấy mỏng bàn tay” (Mùa đông mỏng).
Ở đó ta gặp những thi ảnh rất lạ:
“em vắt mùa thu
mây và lá phong chảy đi mãi
đỏ rực con đường
cạn tay em, anh ở lại
xơ xác mùi hương”
(Hương thu)
Hay:
“người họa sĩ choàng tỉnh dậy
gió bày lăn lóc
những mảnh vỡ mộng du
vũ trụ chần chừ
vá mùa thu bằng sợi gân bị đứt”
(Mảnh vỡ mộng du)
Kết thúc “mùa xuân mềm” là những câu thơ đẹp, giàu biểu cảm và ngọt ngào, cũng là những câu cuối của tập thơ:
“con đường
Mọc ra như những quả sấu…
nhớ chiếc răng ngà cắn nhẹ
ngày sâu”
(Vị xuân)
Với những bài thơ, những câu thơ như thế, khép tập thơ bỗng lại muốn giở ra lần nữa.
Và mang nó đi dọc triền sông…
Hồ Đăng Thanh Ngọc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét