Ngày tết suy ngẫm về câu thơ
"Xuân qua hoa vẫn nở" Của Xuyên thiền sư
Theo truyền thống văn hóa Trung Quốc cũng
như truyền thống Á Đông, cây tùng cúc, trúc, mai tượng trưng cho
bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trong một năm; trong đó, tùng và trúc biểu
trưng cho khí chất người quân tử, cúc và mai biểu đạt cho vẽ đẹp thiên
nhiên ban tặng. Hoa cúc, hoa mai, hoa đào nở rộ trong tết nguyên đán,
“Gió xuân thổi nhẹ cánh hoa lay, ngày xuân hoa đào hé nở say, ngắm ngàn sắc biếc
hoa diệu phẩm, dã sơ tú lệ tả chẳng đầy”, [1] từ đó khiến cho nhà thơ, nhà thư họa
say ngất trước phong cảnh khoe sắc cho đến tàn úa của muôn
hoa. Tác phẩm Đào Hoa Viên Ký của Đào Uyên Minh chuyên môn
viết về hoa thắm hay tả cảnh hoa tàn: “Hoa cúc tàn mùa đông, trông xa
ngắm Nam sơn. Mặt trời lặn rặng núi, bầy chim bay về tổ, chẳng
thấy vết chim bay”. Đào Uyên Minh là một trong những nhà thơ lớn ở Trung
Quốc. Đào Hoa Viên Ký của ông trải qua bao thời đại đã
khiến cho không ít kẻ say sưa hoa đào, cho đến kẻ chứa đựng ý
hướng xuất trần cũng bị hoa đào kéo lui “Tay nắm Tâm Kinh ngắm
hoa đào, cũng do tâm chưa xuất trần, bởi vấn vương hoa đào nở thắm” [2].
Xuyên thiền sư gọi đủ là Thiền sư Đạo
Xuyên, là một vị Thiền sư sống vào thời kỳ Nam Tống Trung
Quốc. Cuộc đời Thiền sư chuyên nghiên cứu tư tưởng Kinh
Kim Cang, để đời quyển Xuyên Lão Kim Cang Kinh Chú. Điều khiến
cho người ta chú là tài nghệ văn chương của Thiền sư hay mượn
cảnh vật để giảng giải nghĩa lý Kim Cang và đạt cảnh
giới cao. Như Thiền sư làm thơ kệ đáp “Vượn hú đỉnh núi, hạc
khóc giữa rừng. Mây giăng gió quyện, nước vọt dãy dụa. Rất ưa thu muộn sương nữa
đêm, một tiếng ngỗng vang xé trời lạnh”.
Câu thơ “Xuân qua hoa vẫn nở” [3] thuộc thể thơ “ngũ ngôn tứ tuyệt” (bốn câu năm chữ), đại
khái câu thơ nói mùa xuân qua đi nhưng cảnh tượng hoa
nở vẫn thản nhiên tồn tại, nếu nói đến cảnh giới thiền định thì
câu thơ này hình dung tâm thức trước khi ngộ đạo và
sau khi ngộ đạo [4] [5]. Câu thơ mang tính tỉ lệ nghịch, mâu thuẫn căn bản với quy
luật tự nhiên, tức là xuân qua hoa sẽ tàn úa. Phật học Thiên
Thai nhấn mạnh một niệm ba ngàn, viên dung tam đế, viên
dung ba pháp bất tung bất hoành, được biểu đạt theo kết cấu công thức toán
học hiện đại thì đó là: 1 3 3 1; nếu đối chiếu với bài thơ
này thì cũng có điểm tương ứng, ước chừng chỉ định thực tướng
vô tướng. Kinh Kim Cang có thuyết “Thực tướng, tức là phi tướng, cho
nên Như Lai nói danh thực tướng”, “Nếu thấy các tướng phi tướng, tức
thấy Như Lai”, “Như Lai là chẳng từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu” cũng là theo
con số: 1 3 3 1. Thực ra, những quan điểm này của Thiên
thai chủ yếu được rút tỉa từ Đại Bát Niết bàn kinh mà ra, [6] trong Kinh nói đến: Phật tính chính nhân, Phật
tính nhân duyên, Phật tính liễu nhân.
Hiện nay vẫn chưa xác định ai là tác giả bài thơ?.
Giới nghiên cứu nêu 4 tác giả qua 4 thời đại:
1, Của khuyết danh.
2, Người ta căn cứ 4 câu thơ “Người ngắm hoa quế rụng, Đêm lặng
núi xuân tĩnh, trăng nhô chim núi sợ, dưới suối chim hót xuân” trong bài thơ Điểu
Minh Giản của Vương Duy, và bởi lẽ trong thơ ông được thậm xưng hóa “Trong
thơ có họa, trong họa có thơ” cho nên cho rằng bài thơ của ông. Ông là nhà thơ
lớn ở Trung Quốc, ông cũng am hiểu Phật học và đã soạn văn
bia Lục Tổ Huệ Năng có tên “Lục Tổ Huệ Năng Bi minh”, đây
là một sử liệu quan trọng, mang chức năng truyền tải sự kiện lịch
sử, phản chiếu dòng lịch sử cổ truyền nên giúp cho giới
khảo cứ học đương đại dùng làm căn cứ tư tưởng thiền học Huệ
Năng, khiến cho nhà Phật học nổi tiếng Lữ Trừng phải nhấn
mạnh nên lấy văn bia của ông làm y cứ.[7]. Nhưng trải qua tham khảo, họ thấy trong tác phẩm Vương
Thạch Thừa Tập của ông không có hai câu đầu, nên nhận xét bài thơ
không phải của Vương Duy.
3, Của Cao Uyên cuối thời Thanh, bởi lẽ trong thơ Cao Uyên
hay miêu tả cảnh vật tự nhiên. Trong những bài thơ để đời, chỉ
có bài thơ Thôn Cư của Cao Uyên là tuyệt diệu. Thôn Cư với thể dạng thất ngôn tứ
tuyệt (bốn câu bảy chữ) là: “Cỏ xanh chim bay trời tháng hai, cành dương lất
phất khói xuân rợp. Học trò tan học về nhà sớm, thả diều tung cánh gió Đông
bay”.
4, Của Xuyên thiền sư
Cũng có những bản văn nêu đến 5 tác giả, đó là có thêm
Đường Bá Hổ thời Minh. Tương truyền, lần nọ ông đi dạo trên cây cầu ở phố cổ Hàng
Châu, đến khúc cầu bị rạn nứt, bèn nhìn thấy trên lan can cây cầu có khắc
bài thơ này nhưng chữ được chữ mất, và ông dặm thêm vào mà thành bài thơ hoàn
chỉnh.
Bốn mùa trong một năm cũng là đại biểu cho văn
hóa tư tưởng qua các thời kỳ, nhất là mùa xuân đã đánh
mạnh tâm thức loài người rạo rực để rồi nuối tiếc. Các nhà
Nho học thời gần đây cũng mượn bốn mùa nhằm thuyết minh cho biến
hóa tư tưởng xã hội, xem mùa xuân là “gọn mà sạch, mùa
hạ là “rõ mà văn”, mùa thu là “mật mà nghiêm”, đông là “chẳng nỡ
nghe” [8]. Các nhà Phật học Đại thừa cũng có mượn bốn mùa
hoặc mượn năm giai đoạn trong kiếp sống con người để nói về để
thuyên thích về Phật giáo từ lúc sáng lập cho đến thời
kỳ suy tàn, hoặc tiến trình phát triển bộ phái hay tông
phái Phật giáo. Trong trước tác Ấn Độ Chi Phật Giáo của Hòa
thượng Ấn Thuận, Ấn Thuận đem cuộc đời con người ví
cho 5 thời kỳ Phật giáo, “Thanh văn lấy gốc cùng trở về giải
thoát” tượng trưng cho con người mới sinh, “Khuynh hướng bồ tát
Chia dòng Thanh văn” tượng trưng cho trẻ em, “Đại thừa và Tiểu
thừa lấy gốc bồ tát làm nền tảng” tượng trưng cho người lớn,
“Khuynh hướng Như Lai chia dòng Bồ tát” tượng trưng cho người
già, “Như Lai lấy gốc nhất thể Phật” tượng trưng cho người
chết.[9] Trên thực tế thì 5 thời kỳ mà Ấn
Thuận nêu cũng tương đồng với phân kì căn bản của giới học thuật Phật
giáo nguyên thủy, bộ phái Phật giáo và Phật giáo Đại thừa [10]. Điều đáng nói ở đây là Ấn Thuận tiến một bước nhấn
mạnh đặc trưng thời kỳ hoán chuyển Phật giáo, “Như thời
kỳ 4 và 5 cũng là chỉ cho học giả nói đến Không tính bát nhã
đến vạn pháp duy thức, cho đến đặc điểm biến hóa trong
quá trình phát triển Mật giáo.” [11]
Nhìn chung, tuy nay vẫn chưa xác định tác giả bài
thơ, nhưng bài thơ vẫn lưu tồn qua hơn ngàn năm nay và được làm khóa đề văn
học. Theo các Đại sư Phật học hiện đại như Thích Thánh
Nghiêm hoặc Thích Tinh Vân đều cho rằng tác giả là Thiền
sư Đạo Xuyên. Bởi lẽ dưới con mắt của Thiền sư thì muôn vật chưa
từng sinh diệt, cũng chưa từng bị ngoại cảnh xoay chuyển,[12] vì vậy phải ‘viễn quán’ biến huyễn mà khiến
cho tâm cảnh được an nhiên trong tiết xuân hay tiết đông.
Chú thích:
[1] Huỳnh Hạ Niên, Thích Trung Nghĩa dịch, Lịch
sử Phật giáo Trung Hoa cổ đại, Nxb. Hồng Đức, 2014, tr. 260.
[2] Sđd, tr. 258.
[3] Nguyên bài là “Xa trông núi có sắc, gần không nghe nước
chảy, xuân qua hoa vẫn nở, người đến chim chẳng sợ”, nguyên bản là “Viễn quán
sơn hữu sắc, cận thính thủy vô thanh, xuân xứ hoa hoàn tại, nhân lai
điểu bất kinh”.
[4] Theo lời của Pháp sư Thánh Nghiêm trong bài viết
“Thiền thi và Thiền họa”.
[5] Hòa thượng Tinh Vân, “Tinh Vân thuyết kệ: Như
như bất động”, Nhân Gian phước báo
[6] Xem bản văn “Triết học Phật giáo và Hiện
tượng học duy thức” (Đối thoại giữa Ngô Nhữ Quân và Lại Hiền
Tông, ngày 25/12/2000, Trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội nhân
văn thuộc Viện Nghiên Cứu Trung Ương, Đài Bắc, Đài Loan)
[7] xem Lữ Trừng, Trung Quốc Phật học nguyên
lưu lược giảng, Nxb. Thư cục Trung Hoa, 1979, tr. 222
[8]Xem bản văn “Nghĩa học của Pháp sư Bạc Thường” của
Hoàng Hạ Niên,
[9] Thích Ấn Thuận, Ấn Độ Chi Phật Giáo,
Nxb. Thư cục Trung Hoa, 2011.
[10] Tham khảo bản văn “Ấn Thuận và Vương Ân
Dương - lấy Ấn Độ Chi Phật Giáo làm trung tâm” của
Hoàng Hạ Niên, đăng trên học báo Nghiên cứu Phật học Huyền Trang,
kỳ 2, tr. 205
[11] Sđd.
[12] xem Hòa thượng Tinh Vân, “Tinh Vân thuyết
kệ: Như như bất động”.
Trung Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét