Phạm
Duy - Người thổi hồn
Nhạc sĩ Phạm Duy đã qua đời ở tuổi 93 nhưng ông đã để lại một
gia tài âm nhạc đồ sộ với cả ngàn bài hát. Ông mất đi nhưng khán giả sẽ còn nhớ
mãi những ca khúc lay động lòng người của cố nhạc sĩ.Từ sáng tác đầu tay mang
tên Cô hái mơ, âm nhạc của Phạm Duy bắt đầu xuất hiện trong làng nhạc Việt
và sau đó nhanh chóng trở thành những ca khúc bất hủ. Từ những bản tình ca
như: Kiếp nào có yêu nhau, Tình hoài hương, Nghìn trùng xa cách, Vợ chồng
quê, Nếu một mai em sẽ qua đời, Chiều về trên sông, Hẹn hò, Yêu là chết ở trong
lòng, Tỳ bà, Trên đồi xuân… đến những ca khúc viết về kháng chiến, đề tài
xã hội của ông cũng rất phong phú … (Trích Việt Báo)
Nhạc sĩ Phạm Duy vừa qua đời ngày 27/1.2013,
thọ 93 tuổi. Ảnh:
Minh Thăng
Tôi biết đến âm nhạc của Phạm Duy trên bước đường đi tìm những
gì thuộc về mình, những giá trị mà mình muốn đạt tới. Đó là những năm tháng của
tuổi 20. Thật tình cờ, một ngày tôi nghe một bài hát trên internet:
“Làng tôi không xa kinh kỳ sáng chói, có những cánh đồng cát
dài, có lũy tre còn tả tơi
Ruộng khô, có những ông già rách vai, cuốc đất bên đàn trẻ gầy, có gười bừa thay trâu cày…”
Ruộng khô, có những ông già rách vai, cuốc đất bên đàn trẻ gầy, có gười bừa thay trâu cày…”
Lần đầu tiên chạm vào những câu chữ này, tôi nghĩ ngay tới
quê hương của mình. Không biết có phải Phạm Duy “bê” nguyên cảnh vật quê tôi
vào những nốt nhạc đó hay không nhưng tôi đã rơi nước mắt khi nghe.
Âm nhạc của Phạm Duy đi vào tôi một cách tự nhiên, hồn hậu với
những điều tôi tự cảm nhận được từ cuộc sống xung quanh, từ những trải nghiệm của
một kẻ xa xứ:
“Chiều nay gửi tới quê xưa, biết là bao thương nhớ cho vừa.
Trời cao chìm rơi xuống đời, biết là bao sầu trên xứ người”.
Trời cao chìm rơi xuống đời, biết là bao sầu trên xứ người”.
Thuyền viễn xứ
Phạm Duy - Thúy Hường
Không cần lý luận, phân tích hay giải thích nhưng những câu
chữ giản dị ấy cứ khắc sâu và tôi đã ngâm nga trong vô thức: “Tôi yêu đất
nước tôi, nằm phơi phới bên bờ biển xanh; tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra
đời, người ơi”…
Tình ca
Phạm Duy - Đức Tuấn
Tôi là hậu bối, sinh ra và lớn lên trong thời bình. Vì vậy
tôi chẳng biết nhiều về cuộc đời của Phạm Duy. Thế nhưng tôi cũng chẳng quan
tâm tới điều ấy vì chỉ là người thích nghe nhạc của ông. Vậy nhưng có lần tôi
nhắc tới Phạm Duy khi trò chuyện với một người chú - từng là lính trận trong
chiến tranh. Tôi rất bất ngờ khi chú nói về những điều đã qua. Rằng, bây giờ Phạm
Duy càng muốn quảng bá âm nhạc của mình tại quê nhà thì càng lố bịch.
Tôi rất bất ngờ về suy nghĩ đó và thấy rằng, có những chuyện
thuộc về quá khứ đối với người Việt Nam vẫn chưa đi qua được. Tôi chẳng muốn
phán xét về bất kỳ điều gì đã qua. Với tôi, cái gì đã qua hãy để nó ngủ yên. Chỉ
có những giá trị thực sự thì trường tồn mãi cùng thời gian và tâm hồn dân tộc
Việt mà Phạm Duy mang vào các ca khúc của ông là một trong những giá trị đó.
Tôi thấy lòng mình rộng mở hơn, cảm nhận rõ ràng hơn khi ngâm nga hát “Phố
núi cao, phố núi đầy sương. Anh khách lạ đi lên đi xuống, may mà có em đời còn
dễ thương”, khi đứng giữa Pleiku. Những nốt nhạc đẹp long lanh, gần như chính
hơi thở, nhịp đập trái tim giúp tôi như được “trở về mái nhà xưa” có từ trong
tiềm thức, nhờ người nhạc sĩ tài hoa.
Mỗi lần nhớ đến Phạm Duy, kẻ hậu bối là tôi đây không dám nói
gì ngoài việc ngồi lặng lẽ nghe hết từ ca khúc này sang ca khúc. Vì âm nhạc của
ông không phải chỉ là một mảng, một con người mà rất nhiều mảng màu sắc khác
nhau trên nhiều bức tranh, nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Và tôi ngộ ra một
điều, dù có cấm đoán thế nào thì âm nhạc của Phạm Duy vẫn len lỏi vào rất rất
nhiều người Việt Nam. Vì nó giúp người ta yêu xứ sở, đất nước của mình hơn bất
kể thời gian, không gian và nơi chốn. Âm nhạc đẹp đẽ, đích thực đó thì không cần
được tung hô mà vẫn mạnh mẽ sống trong lòng người nghe chúng.
Con người ra đi, âm nhạc và tài hoa ở lại. Tôi không biết có
bao nhiêu cách ví von về Phạm Duy nhưng tôi muốn gọi ông là Người thổi hồn cho
dân tộc Việt. Vì âm nhạc của ông giúp tôi yêu quê hương mình hơn, yêu nguồn gốc
và cảm nhận được rõ ràng hơn, về chính bản thân mình.
22.8.2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét