Thứ Ba, 4 tháng 8, 2020

Suy nghĩ thêm về các tiêu chí nhận diện chữ Nôm mượn nghĩa

Suy nghĩ thêm về các tiêu chí 
nhận diện chữ Nôm mượn nghĩa
Chữ Nôm mượn nghĩa là chữ Nôm mượn hình và nghĩa chữ Hán. Khi tìm hiểu chữ Nôm mượn nghĩa, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những số liệu rất khác nhau: Giáo sư Vương Lực (1) chưa đưa ra được chữ Nôm mượn nghĩa nào; Cụ Đào Duy Anh (4) cho biết loại chữ này chỉ ra có hai chữ: chữ ứ² Làm ẻê Vi viết tắt) và chữ ẻệ ốc (còn đọc là rày); Trong Bảng tra chữ Nôm của Viện Ngôn ngữ (5) số chữ loại này đã được nâng lên đến 17 chữ trong tổng số 8187 chữ. Song cũng có ý kiến thái quá khi nhận định dạng chữ Nôm mượn nghĩa mà điển hình là bộ Từ điển chữ Nôm của Nguyễn Quang Xỹ và Vũ Văn Kính (1971). Hai ông đã đưa ra tới, 392 chữ (!) Có những chữ đưa ra không có sức thuyết phục vì thiếu những ngữ cảnh cần thiết. ý kiến nhìn nhận chữ Nôm mượn nghĩa một cách thận trọng phải kể đến bộ Tự điển chữ Nôm tiếng Việt (bản thảo Viện Hán Nôm, 1994) do Giáo sư Nguyễn Quang Hồng chủ biên, trong đó đã đưa ra 47 chữ trên tổng số 11.947 chữ của bộ Tự điển, chiếm tỷ lệ 0,39%. Gần đây, trong bài biết của mình (2), chúng tôi đã bước đầu đưa ra và phân tích tỷ mỷ 42 trường hợp cụ thể. [Các chữ số đặt trong hai ngoặc đơn ( ) là số thứ tự sách tham khảo liệt kê ở cuối bài viết].
Xin trở lại với bộ Tự điển chữ Nôm của Nguyễn Quang Xỹ và Vũ Văn Kính. Sở dĩ số chữ Nôm mượn nghĩa mà bộ Tự điển này đưa ra quá nhiều là do có sự lẫn lộn giữa chữ Nôm mượn nghĩa với chữ Nôm mượn từ âm cổ Hán Việt và âm Hán Việt Việt hóa. Xin được gọi chung âm cổ Hán - Việt và âm Hán Việt Việt hoá là những âm phi Hán Việt (1). Ở những loại âm này, có sự đồng nhất vỏ âm thanh với ý nghĩa của từ. Các âm phi Hán Việt đã được Việt Hóa rất đậm, nó đã đi sâu vào lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Bởi vậy, khi nghiên cứu những chữ Nôm được hình thành trên cơ sở những âm phi Hán - Việt này nhiều người đã lầm tưởng đó là chữ Nôm mượn nghĩa. Chính cụ Đào Duy Anh và giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đã nhiều lần lưu ý chúng ta cần thận trọng với những chữ Nôm mượn từ âm phi Hán Việt này vì chúng rất dễ làm cho ta lầm tưởng đó là loại chữ Nôm mượn nghĩa. Với lý do đó, khi nghiên cứu chữ Nôm mượn nghĩa, trước hết chúng tôi vận dụng các kiến thức cơ sở của âm vận học Trung Hoa và ngữ âm lịch sử tiếng Việt để phân biệt chữ Nôm mượn nghĩa với chữ Nôm mượn Hán đọc âm phi Hán Việt. Để rồi trên cứ liệu vừa rút ra, chúng tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu từ vựng ngữ nghĩa (mà chủ yếu ở đây là phương pháp phân bố và phương pháp thay thế nghĩa) để định rõ giá trị ngữ nghĩa đích thực của chúng.
Sau đây, chúng tôi xin đưa ra 3 tiêu chí xác định chữ Nôm mượn nghĩa.
1. Ngữ âm:
Như trên đã phân tích, chữ Nôm mượn nghĩa dễ có sự lầm lẫn với chữ Nôm mượn đọc âm phi Hán Việt. Bởi vậy tiêu chí đầu tiên cần xét đến là tiêu chí về ngữ âm. Trước hết chúng ta cần phải vận dụng các kiến thức cơ sở của âm vận Trung Hoa và ngữ âm lịch sử tiếng Việt để lọc ra những chữ Nôm mượn nghĩa.
a. Âm Hán Việt Đả, Nôm đọc là Đánh
- Âm Hán Việt Liên, Nôm đọc là Sen
- Âm Hán Việt Đãi, Nôm đọc là Đợi.
Ba chữ Nôm: Đánh, Sen, Đợi đều không phải là chữ Nôm mượn nghĩa, vì xét cho cùng Đánh, Sen và Đợi đều là những âm phi Hán Việt. Chữ âm Hán Việt: Thả, với nghĩa "hơn nữa, vả lại", tìm trong văn bản Nôm được đọc Vả - đây là một ngữ khí từ biểu thị ý chuyển chiết. Ví dụ:
Nhà chùa công việc cũng đầy
Dẫu rằng lau án tưới cây cũng là
Vả trông ra dáng con nhà
Sẵn nghiên bút viết một và chữ xem
(18: tờ 26a).
Xét trong sự chuyển dịch giữa âm Hán Việt và âm phi Hán Việt có sự chuyển từ thanh mẫu Th (Hán Việt) -> thanh mẫu V (phi Hán Việt). Bởi vậy đọc Vả trong trường hợp này không phải là chữ Nôm mượn nghĩa.
b. Xét trong sự chuyển biến giữa âm Hán Việt và âm phi Hán Việt, thì thấy không có sự chuyển biến thanh mẫu từ thanh mẫu (Hán Việt) -> l/ ng trong hệ thống âm phi Hán Việt. Bởi vậy các chữ sau đều là chữ Nôm mượn nghĩa:
Chữ âm Hán Việt ánh với nghĩa chỉ "ánh sáng", sang chữ Nôm được đọc lánh (trong lấp lánh). Đây là dạng chữ Nôm mượn nghĩa. Ví dụ:
Nguyệt làu làu vẻ thu lấp lánh
(19: tờ 26a)
- Chữ âm Hán Việt ức nghĩa là "ngực". Chữ Nôm mượn đọc là ngực. ví dụ:
Mạt câu là khăn buộc ngựa
(20: tờ 32a)
Trong sự chuyển biến từ âm Hán Việt sang âm phi Hán Việt thấy không có sự chuyển biến từ thanh mẫu c/ ph (Hán Việt) -> trong hệ thống âm phi Hán Việt. Bởi vậy các chữ sau cũng là những chữ Nôm mượn nghĩa:
- Chữ âm Hán Việt cô , âm Nôm đọc là 0. Ví dụ:
Ông chú mụ 0 (2: 168).
- Chữ âm Hán Việt phong nghĩa là "con ong" chữ Nôm mượn đọc theo nghĩa là ong, ví dụ:
Xiết bao bướm lũ ong bầy (17:10a)
Như đuổi đàn ruồi, như phá tổ ong (16: 69b).
c. Chữ âm Hán Việt: Tiên ví dụ:
Chiều chiều ba dãy cá tươi
Chẳng ăn cũng thiết chẳng chơi cũng hèn. (22. 44b)
Mới xét qua thì có thể coi đây là dạng chữ Nôm mượn nghĩa. Tuy nhiên, xem trong sách Dân gian cổ ngâm thấy dùng  Tiên để đọc là tai (gieo vần với phai).
Bốn mùa hoa cỏ tốt tai
Thành xây khói biếc non phai bóng vàng
Vậy là tiên và tai có thể đọc đổi cho nhau. Xem trong sách Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa tác giả đã dùng  tai để ghi âm tươi: "Tiên nhục cá sống còn tươi ()". Từ Tai có thể chuyển thành âm hậu Hán Việt tươi (giống như mai ® mười, ngài ® người)
Như vậy tiên» tai ® tươi, và tươi trong câu "Chiều chiều ba dãy cá tươi" không phải là chữ Nôm mượn nghĩa được.
2. Thi luật:
Trên cơ sở các cứ liệu chữ Nôm mượn nghĩa đã rút ra được, chúng tôi áp dụng phương pháp phân bố để định rõ giá trị chữ nghĩa đích thực của chúng. ở các văn bản thơ lục bát và thơ Đường luật, phương pháp phân bố thể hiện khá rõ ở cách gieo vần, ở luật bằng trắc:
a/ Chữ âm Hán Việt: Trực, nghĩa "thẳng" chữ Nôm mượn đọc là ngay biểu thị nghĩa "thẳng không nghiêng, không xiên". Xét trong ví dụ sau:
Trực tháp, giường hẹp để ngay 
Gọi chõng léo những buộc mây càng bền
(14:38a)
Trong ví dụ trên phải đọc là Ngay vì Ngay được hiệp vần với Mây ở câu tiếp sau. Như vậy, dựa vào cách gieo vần thơ, ta có thể khẳng định chắc chắn đây là chữ Nôm mượn nghĩa.
b/ Chữ âm Hán Việt Tọa, nghĩa "ngồi" chữ Nôm mượn để ghi ngồi. Trong ví dụ sau ìứ phải đọc ngồi để hiệp vần với câu tiếp sau:
Lư công thăm thẳm xa ngồi
Tiếp tân phó mặc con nuôi họ hàng
(18:8b)
c/ Chữ âm Hán Việt: Thần, nghĩa "cái mui quanh miệng" (môi). Chữ Nôm mượn đọc theo nghĩa trong câu sau:
Cái cóc ăn trầu đỏ môi
Có ai lấy lẽ chú tôi thì về
(22: 50a.5)
Ở câu trên phải đọc là môi để hiệp vần với Tôi ở câu sau.
3. Cấu tạo ngữ thuần Việt.
Đối với những chữ nằm ở các điểm nút, ta có thể áp dụng các kiến thức về thi luật (như trên đã phân tích) để định rõ giá trị ngữ nghĩa của chúng. Số còn lại, ta có thể dựa trên cách cấu tạo của một ngữ thuần Việt.
a/ Chữ âm Hán Việt: Đạo nghĩa là "trộm cướp". Chữ đạo hoàn toàn dễ hiểu đối với người Việt khi nó kết hợp với một yếu tố gốc Hán nữa để tạo thành từ song tiết "đạo tặc". Song song với kết cấu này ta có từ thuần Việt: "Trộm cướp". Vậy nếu ngữ cảnh cho phép chữ đứng đằng trước chữ cướp thì phải đọc nó là Trộm cướp. Và lúc này Trộm đã làm một chữ Nôm mượn nghĩa. Ví dụ:
Nơi nơi trộm cướp dấy loàn (21:21)
Mấy thằng trộm cướp sát nhân (21:21)
b/ Chữ âm Hán Việt: đoản có nghĩa là ngắn. Chữ Nôm dùng đọc là Ngắn. Trong tiếng Việt hiện đại đoản vẫn được sử dụng, nhưng nó thường không dùng độc lập. Nghĩa là nó phải kết hợp với một yếu tố gốc Hán nữa để tạo thành song tiết: Sở đoản, Sở trường, Trường đoản... chữ chỉ đọc là ngắn khi nó là từ một âm tiết hoặc nằm trong kết hợp kẹp đôi với dài tạo thành đối lập Ngắn/ Dài. Bởi vậy, trong câu dưới đây phải đọc là ngắn:
Mựa chi người ngắn cậy ta dài (13)
c/ Chữ âm Hán Việt: Quảng, nghĩa "rộng" Quảng và hiệp là hai từ Hán Việt có thể tương đối dễ hiểu với người Việt. Song hai từ đơn tiết này không có khả năng kết hợp với nhau để tạo thành một từ song tiết Quảng hiệp được. Lúc này buộc ta phải đọc theo nghĩa vốn có của nó là rộng hẹp:
Rộng hẹp khen thay khéo tạo đoan.
(15:17b)
Kết luận:
Nghiên cứu chữ Nôm mượn nghĩa là một công việc đầy thú vị. Việc nhận diện chữ Nôm mượn nghĩa, việc xác định giá trị chữ nghĩa đích thực của nó, chẳng những đòi hỏi chúng ta phải nắm vững các kiến thức cơ sở về ngữ âm lịch sử, về nghĩa từ nguyên của từ mà hơn thế, nó còn yêu cầu chúng ta phải tìm hiểu sự hành chức của từ trong từng ngữ cảnh cụ thể. Chỉ khi nào làm tốt các yêu cầu trên thì các dẫn chứng đưa ra mới chắc chắn và có sức thuyết phục cao.
Tài liệu tham khảo:
A. Sách tiếng Trung
1. Vương Lực - Hán ngữ sử luận văn tập. Bắc Kinh. 1958.
B. Sách tiếng Việt.
2. Huỳnh Tịnh Của - Đại Nam quốc âm tự vị Sài Gòn - 1895.
3. Nguyễn Quang Xĩ - Vũ Văn Kính - Từ điển chữ Nôm. Trung tâm học liệu. Sài Gòn 1971.
4. Đào Duy Anh - Chữ Nôm, nguồn gốc, cấu tạo diễn biến, Nxb. KHXH. H. 1975.
5. Bảng tra chữ Nôm - Viện Ngôn ngữ. Nxb. KHXH, H. 1976.
6. Nguyễn Tài Cẩn - Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. Nxb. KHXH.1979.
7. Nguyễn Tài Cẩn - Một số vấn đề về chữ Nôm. Nxb. ĐH-THCN. Hà Nội. 1985.
8. Nguyễn Thiện Giáp - Từ vựng học tiếng Việt. Nxb. ĐH-THCN. Hà Nội. 1985
9. Nguyễn Ngọc San - Tiếng Việt lịch sử. Nxb. Giáo dục Hà Nội. 1993.
10. Nguyễn Quang Hồng - Hiện tượng âm dương đối chuyển trong Hán ngữ và đôi điều liên hệ với Việt ngữ. T/c Ngôn ngữ 4/1994.
11. Nguyễn Quang Hồng (chủ biên) - Tự điển chữ Nôm tiếng Việt (Bản thảo) Viện Hán Nôm 1994.
12. Lã Minh Hằng - Hiện tượng mượn hình và nghĩa chữ Hán đọc theo âm Việt trong văn bản Nôm - Bài tham dự hội thảo Ngữ học trẻ 1997.
C. Sách Hán Nôm (lưu trữ tại Viện Hán Nôm)
13. Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập (AB 635).
14. Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa (AB.372)
15. Lê triều ngự chế quốc âm thi (AB.8)
16. Thiên Nam ngữ lục (AB. 478).
17. Truyện Trinh thử (Nc 26)
18. Nhị độ mai (VNb. 37)
19. Sơ kính tân trang (A. 1390)
20. Nhật dụng thường đàm (AB. 17)
21. Dương Từ - Hà Mậu (Nc.85)
22. Lý hạng ca dao (VNv. 303).
Lã Minh Hằng
Theo http://www.hannom.org.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Xuống phố

Xuống phố Sáng nay trước khi đi làm con trai nói với mẹ: - Chiều đi làm về, con chở mẹ với em đi dạo phố noel ha? - Thiệt nghen. - Dạ mẹ. ...