Bằng hữu cuối trời: Nhà thơ, thiền giả Tuệ Sỹ
Bài viết của VIÊN
LINH
Trong hơn một tuần nữa, năm cũ qua đi, người cũ còn những ai?
Mấy ngày nay, trời đất âm u, mưa
gió nhè nhẹ, nắng rất vội vàng, khi có khi không, sự đổi thay nhắc nhở kẻ xa
nhà những nỗi niềm quạnh quẽ tự muôn phương, mà trong lòng hắn, sự quạnh quẽ
xem ra hiu hắt vô cùng, ở đó bóng dáng mảnh mai của người hành giả có chân dung
cao khiết của “Tô Ðông Pha, những phương trời viễn mộng” nổi lên rõ ràng hơn
hết thảy.
Chân dung ấy càng nổi lên từ 5
năm nay, 5 năm Tuệ Sỹ im lặng, 5 năm từ tháng 7, 2007, năm Tuệ Sỹ cho phát hành
cuốn “Huyền Thoại Duy Ma Cật” ở Quận Cam và ở Houston.
Tại sao Duy Ma Cật? Duy Ma Cật là
phiên âm của chữ Phạn Vimalakirti, tên một vị trưởng giả tại thành Vaisali,
thời Phật Thích Ca còn tại thế. Ông tu tại gia, mà theo Hòa Thượng Thích Minh
Châu, thì “trình độ tinh thông Phật pháp, giác ngộ chứng đạo” của ông sánh kịp
các bậc đại Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền. Một dịch giả đời nhà Tùy tên là
Trí Khải dịch nghĩa là Tịnh Danh, còn Trạm Nhiên đời Ðường dịch Kinh Duy Ma Cật
là Tịnh Danh Huyền Sớ. Có kẻ muốn gọi Tuệ Sỹ là Tịnh Danh Tuệ Sỹ. Nhưng không
đủ kiến thức Phật học để nói về vị hòa thượng đã 5 năm qua im lặng, bài này chỉ
xin nói về thơ của ông mà thôi.
Nói về Thiền sư Tuệ Sỹ, nguyên khoa
trưởng Phật học Viện Ðại Học Vạn Hạnh, đã có nhiều bậc tiền bối nói đầy đủ rồi.
Học giả Ðào Duy Anh nhận xét: “Thầy là viên ngọc quí của Phật giáo và của Việt
Nam.” Hòa Thượng Mãn Giác thì nói: “Tuệ Sỹ đã tu từ ngàn kiếp trước,...”. Hòa Thượng Ðức Nhuận viết về Tuệ Sỹ: “...học vấn uyên thâm, phẩm tiết sắc
son...”. Còn về thơ của Tuệ Sỹ, thì nói đến vô chừng cũng không hết, đó là
một nguồn thơ mênh mông, rót xuống tự Trời, chữ thì bàng bạc thanh khí mà nghĩa
thì đằm thắm lưu luyến nhân sinh.
Một trong những bài thơ đầu tiên của
Tuệ Sỹ:
Một
con én một đoạn đường lây lất
Một
đêm dài nghe thác đổ trên cao
Ta
bước vội qua dòng sông biền biệt
Ðợi
mưa dầm trong cánh bướm xôn xao.
Bóng
ma gọi tên người mỗi sáng
Từng
ngày qua từng tiếng vu vơ
Mưa
xanh lên tóc huyền sương nặng
Trong
giấc mơ lá dạt xa bờ.
Người
đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng
Kể
chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa
Con
bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng
Nhưng
về đâu một chiếc lá xa mùa?
Năm
tháng vẫn như nụ cười trong mộng
Người
mãi đi như nước chảy xa nguồn
Bờ
bến lạ chút tự tình với bóng
Mây
lạc loài ơi tóc cũ ngàn năm.
(Tuệ
Sỹ, Mùa Mưa Cao Nguyên, Khởi Hành 108, 6.1971)
Thơ tám chữ thời Tiền Chiến thường
là thơ hùng, thể loại đối thoại với ngôn ngữ nói (kịch thơ chẳng hạn), như Thế
Lữ với Nhớ Rừng (Lời con hổ ở vườn Bách Thú: Gậm một khối căm hờn trong cũi
sắt, Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua...) - như Ðinh Hùng với Kỳ Nữ (Ta
thượng có từng buổi sầu ghê gớm, Ở bên Em - ôi biển sắc, rừng hương...), nhưng
tới Tuệ Sỹ, tám chữ trở thành êm đềm, hơn thế nữa, ngay cả với những câu 9 chữ
xen vào 8 chữ, Tuệ Sỹ không nói, không dùng văn đối thoại của ngôn ngữ nói, mà
là mô tả, với hình tượng và màu sắc nhẹ nhàng, tạo cho bài thơ một tiết điệu riêng
như bài thơ ở trên, đăng ngay trên bìa báo, trang nhất, của tuần báo Khởi Hành
cách đây gần nửa thế kỷ.
Tới bài thơ sau đây thì Bùi Giáng ca
ngợi không tiếc lời là “nhưng có ai ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia... mang một
nguồn thơ Việt phi phàm? Một bài thơ “không đề” của ông đủ khiến ta khiếp vía,
mất ăn mất ngủ:
Ðôi
mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo
màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút
vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp
đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn.
Trời
núi lạnh đến biển im muôn thuở
Ðỉnh
đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười
với nắng một ngày sao chóng thế
Nay
mùa đông mai mùa hạ buồn chăng.
Ðếm
tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi
đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ
ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối
nguồn xa ngược nước xuôi ngàn.
(Tuệ
Sỹ, Khung Trời Hội Cũ hay Không Ðề)
Bùi Giáng viết riêng một bài ca ngợi
bài thơ này, kết luận như sau: “Chỉ một bài thơ, Tuệ Sỹ đã trùm lấp hết chân
trời mới cũ Ðường thi Trung Hoa với Siêu thực Tây phương.” (Bùi Giáng, Ði Vào
Cõi Thơ).
Nhà thơ,
thiền giả Tuệ Sỹ.
|
Trong không khí năm cùng tháng tận
như hôm nay, nhớ tới Tuệ Sỹ, chỉ nên nhắc đến thơ của ông. Ði tu từ năm 7 tuổi, Thiền sư Tuệ Sỹ dù im lặng trong Tịnh
Danh, song thơ ông vẫn bàng bạc trong lòng người như hồn tính của một nhà thơ
lớn, dù ở năm châu bốn biển, hay trong một góc nhà u cư với ngọn đèn, ánh nến,
và hương trầm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét