Gửi
đến tọa đàm có bài viết của Đắc Phúc - tác giả đã phổ nhạc một số bài thơ của
Bùi Giáng, trong đó có bài Người con gái mặc quần mà theo Đắc Phúc đã
được viết bằng ngôn ngữ phù thủy, ngữ từ rụng lả tả hai ba bốn lần, là một bài
thơ rất hay trong tập Rong rêu, tuy vậy nếu đọc kỹ chúng ta sẽ thấy
thiếu và đúng là thiếu thật vì cuối cùng như bị bỏ lửng, tựa như một người con
gái đỏng đảnh, chỉ mặc áo mà không chịu mặc… quần!
Tìm
hiểu thêm, chúng tôi được biết khi tập Rong rêu sắp in lúc đó Bùi Giáng còn sống,
người cháu rể của Bùi Giáng là anh Thanh Hoài chuẩn bị bản thảo để xin giấy
phép đã bàn với ông nên tạm thời “cất” phần cuối của bài thơ đó đi để việc kiểm
duyệt được nhanh chóng. Nên in ra, chỉ có phần đầu của bài thơ, như sau:
“Người con gái hôm nay mặc quần đỏ/Vì hôm qua đã mặc quần đen/Đen và đỏ là hai màu rồi đó/Cũng như đời đường hai nẻo xuống lên/Người con gái hôm nay mặc quần trắng/Vì hôm qua đã mặc chiếc quần hồng/Hồng và trắng là hai màu bẽn lẽn/Như núi rừng đều rất mực chênh vênh/Người con gái hôm nay mặc quần tím/Vì hôm qua đã mặc chiếc quần vàng/Vàng và tím là hai màu mím miệng/Mím môi cười và chúm chím nhe răng/Người con gái hôm nay mặc quần rách/Vì hôm qua đã mặc chiếc quần lành/Lành và rách đều vô cùng trong sạch/Bởi vì là lành rách cũng long lanh”
“Người con gái hôm nay mặc quần đỏ/Vì hôm qua đã mặc quần đen/Đen và đỏ là hai màu rồi đó/Cũng như đời đường hai nẻo xuống lên/Người con gái hôm nay mặc quần trắng/Vì hôm qua đã mặc chiếc quần hồng/Hồng và trắng là hai màu bẽn lẽn/Như núi rừng đều rất mực chênh vênh/Người con gái hôm nay mặc quần tím/Vì hôm qua đã mặc chiếc quần vàng/Vàng và tím là hai màu mím miệng/Mím môi cười và chúm chím nhe răng/Người con gái hôm nay mặc quần rách/Vì hôm qua đã mặc chiếc quần lành/Lành và rách đều vô cùng trong sạch/Bởi vì là lành rách cũng long lanh”
Bốn câu thơ Bùi Giáng “tiên tri” về cái chết của
mình lần đầu tiên được giới thiệu tại tọa đàm
|
Nay ở hành lang của tọa đàm, Đắc Phúc và Thanh Hoài cho biết về đoạn cuối của bài thơ trên: “Người con gái hôm nay xé toạc cái mảnh quần/Thành ra một nữ nhi không quần áo/Tất nhiên là tuyệt đối gái ở truồng/Truồng như nhộng và truồng như gái gái/Khắp năm châu bốn biển ngọn nguồn/Trần trụi khắp tân châu và cổ tái/Và bỗng nhiên - thập thành thành thục nữ thiên đường”. Và Đắc Phúc đã phổ nhạc với tựa Thục nữ thiên đường.
Có điều đáng nói, bài thơ không chấm dứt ở đó mà trong di cảo Bùi Giáng còn có thêm một bài ngắn dường như để nối theo ý thơ của bài trên với tựa Gái không mặc quần (chưa phổ biến), được Đắc Phúc và Thanh Hoài đưa ra: “Người con gái hôm nay không mặc quần nữa/Vì có lẽ hôm qua đã mặc quần rồi/Chẳng lẽ suốt đời mặc quần mãi/Nên bây giờ là chấm dứt chia phôi/Thế nào cũng thế mà thôi”.
Đó
là chuyện người con gái “không mặc quần” chúng tôi nghe kể chiều hôm qua 13.9.
Đáng nói là, cũng chiều qua, chúng tôi thấy bên ngoài phòng tọa đàm của Trường
đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM có một khuôn hình phóng to 4 câu thơ
của Bùi Giáng trước khi mất với tựa Ông chào các con, nguyên văn: “Ông từ viễn mộng tương lai/Về trong hiện tại ngàn mai giậy
giàng/Mậu Dần mật thể thênh thang/Ông về chín suối đá vàng chào con”.
Dưới
bài thơ có chữ ký của Bùi Giáng kèm theo mấy chữ “trước khi lìa đời” do ông
viết. Đây là lần đầu tiên 4 câu thơ ấy được phóng to để trưng bày (tại tọa
đàm), cho thấy Bùi Giáng đã “tiên tri” về cái chết của mình vào năm Mậu Dần 1998. Đã 15 năm qua, người yêu
thơ Bùi Giáng vẫn nhớ nhiều câu mượt mà lai láng và vui vẻ của ông như hai câu:
“Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi/Đi lên đi
xuống đã đời du côn”. Nay “cuộc đi” ấy đã dừng lại từ lâu, nhưng tiếng thơ
của ông vẫn tiếp tục cuộc hành trình vào lòng người. Vì thế, đã có thêm những
phân tích khoa học về ngôn ngữ thi ca của Bùi Giáng, như Bùi Thanh Tường với
tham luận Nghệ thuật sử dụng từ ngữ Hán Việt của Bùi Giáng trong tọa đàm này.
Cũng
tại tọa đàm, ông Bùi Dương Thạch, đại diện Bùi tộc Vĩnh Trinh (Quảng Nam), cùng
nghệ sĩ Kim Cương trao tặng quà cho các tác giả có công trình nghiên cứu về Bùi
Giáng gần đây, chuẩn bị tư liệu và thư pháp về Bùi Giáng để trưng bày, trong đó
có một số bài viết trước đây của các nhà nghiên cứu phê bình uy tín trong và
ngoài nước như Đặng Tiến với nhận xét: “Tác phẩm và cuộc đời Bùi Giáng là niềm
thủy chung trước sau như một với một Màu Hoa Trên Ngàn: ông khởi đi từ đây và
trở về lại đấy”.
Hoặc như Huỳnh Hữu Ủy đánh giá: “Bùi Giáng có một sức đọc và viết vô cùng kinh khủng. Viết liên tu bất tận, ngưng viết thì đọc, ngưng đọc thì viết. Dịch sách Tây, sách Tàu, Đức ngữ, Pháp ngữ. Cái lạ lùng vô cùng quý báu mà Bùi Giáng mang lại cho chúng ta chính là sự uyên bác, tài hoa, thâm trầm, bí ẩn của ông, tất cả đều nhờ nhào biến một cách vô cùng tự nhiên rồi hiện ra trong một vẻ giản dị tài tình của một tâm hồn và ngôn ngữ Việt”. Hoặc Bùi Vĩnh Phúc:
“Nét tài hoa ẩn mật mở phơi hào hứng của ông còn được thể hiện rất rõ trong dịch phẩm mà ông đã để lại cho đời”, Đỗ Lai Thúy thì: “Bùi Giáng, tôi nghĩ là một thi sĩ - triết gia, một nhà thơ đồng thời là một nhà triết học. Thi sĩ - triết gia, khác với triết gia - thi sĩ, vì tồn tại trước hết với tư cách nhà thơ, sau đó mới đến nhà triết học”. Và Bùi Giáng luôn luôn nhắc nhở “nơi ông là những bóng vang ai khác” nghĩa là ông đã rời khỏi cái “ngã” chật hẹp (Thanh Tâm Tuyền) để trở thành một “nhà thơ của ngày tháng ngao du” (Cung Tích Biền) và để “rong chơi một đời” (Mai Thảo), lên đường với “đôi mắt lạc thần” (Thanh Thảo) phóng những tia nhìn yêu thương và từ bi vào tháng ngày hữu hạn trong “cõi người ta” (Ý Nhi)…
Hoặc như Huỳnh Hữu Ủy đánh giá: “Bùi Giáng có một sức đọc và viết vô cùng kinh khủng. Viết liên tu bất tận, ngưng viết thì đọc, ngưng đọc thì viết. Dịch sách Tây, sách Tàu, Đức ngữ, Pháp ngữ. Cái lạ lùng vô cùng quý báu mà Bùi Giáng mang lại cho chúng ta chính là sự uyên bác, tài hoa, thâm trầm, bí ẩn của ông, tất cả đều nhờ nhào biến một cách vô cùng tự nhiên rồi hiện ra trong một vẻ giản dị tài tình của một tâm hồn và ngôn ngữ Việt”. Hoặc Bùi Vĩnh Phúc:
“Nét tài hoa ẩn mật mở phơi hào hứng của ông còn được thể hiện rất rõ trong dịch phẩm mà ông đã để lại cho đời”, Đỗ Lai Thúy thì: “Bùi Giáng, tôi nghĩ là một thi sĩ - triết gia, một nhà thơ đồng thời là một nhà triết học. Thi sĩ - triết gia, khác với triết gia - thi sĩ, vì tồn tại trước hết với tư cách nhà thơ, sau đó mới đến nhà triết học”. Và Bùi Giáng luôn luôn nhắc nhở “nơi ông là những bóng vang ai khác” nghĩa là ông đã rời khỏi cái “ngã” chật hẹp (Thanh Tâm Tuyền) để trở thành một “nhà thơ của ngày tháng ngao du” (Cung Tích Biền) và để “rong chơi một đời” (Mai Thảo), lên đường với “đôi mắt lạc thần” (Thanh Thảo) phóng những tia nhìn yêu thương và từ bi vào tháng ngày hữu hạn trong “cõi người ta” (Ý Nhi)…
Giao Hưởng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét