Một chút tản mạn “Bài thơ cầu hôn” của nhà thơ Trần Chí Dũng
Lâu nay người ta thường ví von về một tình
yêu lứa đôi thủa ban đầu và chỉ mới nói đến: “Chiếc vòng cầu hôn”, hay “Vòng tay cầu hôn” của nhạc sĩ Trần Tiến: "Vòng tay cầu hôn tình yêu của em. Lung linh trên cao vầng trăng dịu êm.... hoặc "Ai mang trên tay chiếc vòng của em...". Chứ ai nào biết
“Bài thơ cầu hôn” có từ bao giờ. Thật ra đây là một khái niệm có lẽ mới, lạ lẫm
làm người ta để ý, quan tâm sâu sắc.
“Bài thơ cầu hôn” không xa lạ lắm vì nó gắn với những dòng thơ lai láng, tuôn trào như nước lũ của nhà thơ quen thuộc Trần Chí Dũng trong tập thơ “Hạt bụi vàng” do anh chủ biên.
“Bài thơ cầu hôn” không xa lạ lắm vì nó gắn với những dòng thơ lai láng, tuôn trào như nước lũ của nhà thơ quen thuộc Trần Chí Dũng trong tập thơ “Hạt bụi vàng” do anh chủ biên.
Tình cờ tôi quen biết anh ở một quán cà phê Phong Lan trong hẻm số 42/11 đường Đồng Xoài, phường 13, quận Tân Bình -
TP. HCM vào một ngày đẹp trời nắng ráo hôm Quốc tế Thiếu nhi 01/6/2014. Gặp
biết được anh Trần Chí Dũng trong một ngày thật vui, thật cảm động tình người nghệ sĩ. Sau bao hồi lâu hàn huyên, tản mạn về chuyện thơ với văn chương chữ nghĩa; anh nỗi
hứng và cảm xúc trong tâm hồn mình đến nỗi quên cả đẫm mồ hôi, nhưng anh vẫn ráng hì hục với chiếc kèn đồng trong tay để một lúc thổi liền năm, sáu bản nhạc cho anh chị em cùng nghe, cùng thưởng thức âm nhạc, trong đó có bài “Hạ
trắng” của Trịnh Công Sơn, “Đêm đông”, của Nguyễn Văn Thương, “Riêng một góc
trời” của Ngô Thụy Miên...Sự nhiệt tình, cái bình dị đến dễ thương, cái lắng đọng trong tâm hồn anh làm
anh em trân trọng, quý mến anh ngay từ lúc đầu gặp gỡ. Thế rồi anh giới thiệu cho chúng tôi về những
bài thơ anh thích, nguyên nhân có những bài thơ ấy, và hiệu quả của nó theo năm
tháng dòng đời; trong đó có hai bài đăng trong “Hạt bụi vàng” tập 1 của anh;
“Bài thơ cầu hôn” và “Con số không”.
Trong bài thơ
anh tâm sự: “Chưa ai mang thơ đi cầu hôn...”. Chắc có lẽ như vậy. Anh có thể là
người đầu tiên mang thơ của mình đi cầu hôn chăng?!. Chắc chắn rồi, vì biết có ai nói
đến bao giờ bằng bài thơ mộc mạc, nhưng giàu cảm xúc và trữ tình: ”Bài thơ cầu hôn”. Anh bộc bạch tâm trạng của mình, riêng mình
anh “Đời còn nghèo xơ xác”, nhưng hay hơn và thấm thía hơn “Anh chỉ có những
vần thơ đạm bạc”. Ôi sao mà tình cảm quá, chân thật quá. Những “Vần thơ đạm
bạc” đi suốt quãng đường đời của nhà thơ đầy tài năng Trần Chí Dũng. Nhưng rồi
những vần thơ đạm bạc sẽ làm lòng em ấm lại, vơi đi những nhọc nhằn, vấn vương
trong cuộc sống đời thường. Anh khẳng định một điều quí giá nhất trong những
điều quý ”Những vần thơ thực sự ấm lòng em”. Anh đã đem lại hơi thở, đem lại sự
sống, nhen nhóm trong lòng em sự ấm áp, vơi đi nỗi cô đơn, tẻ nhạt thường ngày
vì thiếu vắng...
“Bài thơ cầu hôn” gồm năm khổ, mỗi khổ bốn câu và mỗi một
câu có bảy hoặc tám chữ tùy theo. Tôi thích nhất lời thơ ở khổ thứ tư: “Chưa
ai mang thơ đi cầu hôn. Riêng mình anh đời còn nghèo xơ xác. Anh chỉ có những
vần thơ đạm bạc. Những vần thơ thực sự ấm lòng em”. Ai đã thổi vào hồn thơ
của nhà thơ Trần Chí Dũng để có những vần thơ thực sự tình cảm , thực sự chân
thực về cuộc sống thường ngày... làm ấm áp lòng em bằng những vần thơ chan chứa
cảm tình.
Cả bài nhạc tôi viết theo nhịp 4/4, riêng chỉ có đoạn đã trích trên tôi chuyển sang nhịp ¾ cho rộn ràng hơn. Toàn bài giọng Re trưởng, tính chất bài nhạc theo thể Amoroso... ca tụng một tình yêu sâu lắng.
Cả bài nhạc tôi viết theo nhịp 4/4, riêng chỉ có đoạn đã trích trên tôi chuyển sang nhịp ¾ cho rộn ràng hơn. Toàn bài giọng Re trưởng, tính chất bài nhạc theo thể Amoroso... ca tụng một tình yêu sâu lắng.
“Anh yêu em vào giữa mùa nước cạn. Con sông quê in bạc bóng
mây trôi. Cá cũng bỏ để lạnh dòng trong suốt. Chỉ còn em sưởi ấm một góc trời”.
Đây là bốn câu đầu của “Bài thơ cầu hôn”.
Bãi bồi mùa này bắt đầu cạn nước, bỗng thấy xanh mơn mớt hơn. Bãi cát nâu óng trải mình trong cái nắng cuối thu, thật thà giãi bày nỗi niềm của dòng sông mùa nước cạn.
Mùa nước cạn này ai biết tình ai có đậm đà, sâu lắng như dòng sông kia mùa nước chưa cạn. Thế rồi, anh và em đã yêu nhau từ giữa mùa nước cạn năm nào ai có hay, có biết.
Nếu nói đến con sông quê, chúng ta hãy lắng đọng lòng lại ngâm nga bốn câu thơ sau về hình ảnh con sông quê của nhà thơ Tế Hanh còn vấn vương dấu yêu:
"Hình ảnh con sông quê mát rượi
Đọc lai tác phẩm "Lời nguyền" của nhà văn Khái Hưng: "Phải, một lời nguyền!.Hay đó là lời nguyền đêm đêm lên tiếng làm vang động làn không khí âm u nơi đồi núi ?.Lời nguyền của những kẻ bỏ xác nơi ma thiêng nước độc chốn sơn lâm? Bên sườn đồi dưới bóng một cây lao xao cành lá rườm rà luôn luôn thì thào lời oán trách trong gió thoảng qua...Từ đó lời nguyền vẫn thiêng. Những người cha, người vợ lên đây thăm con, thăm chồng, khi trở về đều ốm nặng rồi chết. Và những binh lính trên đồn, những dân Kinh bên phố đều sống dưới sự đe dọa và sự thực hiện của lời nguyền....
Lời nguyền của khái Hưng là như thế, còn với Trần Chí Dũng thì khác đi: Một ngàn lần thề thốt độc thân, nhưng hỡi ôi lại chẳng dám một lời nguyền, vì dễ hiểu thôi đời anh cũng nên bề gia thất. Mà cần gì thứ chuyện ấy, cứ yêu nhau thực tình, thực sự là được rồi cần gì những lời hoa mỹ, dối trá. Anh cũng biết em như thế tận đáy lòng, cần gì thứ lụa là gấm vóc, kim cương để lừa dối nhau trong yêu đương, vì những thứ ấy cũng chỉ là của phù du thôi, có gì mà quí với giá. Càng chắc chắn hơn những thứ đó không thế đánh đổi được yêu thương:
"Anh không dám một ngàn lần thề độc. Không lụa là, gấm vóc, kim cương. Vì anh biết em đâu cần thứ đó. Của phù du đem đánh đổi yêu thương"
Người ta thường nói với nhau hằng ngày như tụng niệm về một tình yêu chân thực, thực sự: "Yêu nhau là cùng nhau hướng về một mục đích". Đúng vậy, anh có giả vờ, giả dối gì đâu! Yêu em bằng cả tấm lòng như dòng sông quê kia chất phác, mộc mạc, chân thành. Và anh cũng hiểu được tình cảm của trái tim em, của con tim em như thế, nên anh chẳng tiếc gì ngay cả bản thân, và sẵn sàng trao hết những gì quí giá nhất đời anh, của anh cho em khi em cần: "Chẳng lẽ anh giả vờ đau nhói. Giả vờ buồn và nhung nhớ cuồng điên. Vì anh hiểu con tim em da diết. Điều em cần anh có để trao em".
Trong đoạn kết của "Bài thơ cầu hôn", anh thật thà tâm sự: Những vần thơ không mong gì sẽ thay cơm áo, gạo tiền hằng ngày, bởi những vần thơ ai có mua đâu?. Từ xưa đến nay, riêng chỉ có Hàn Mặc Tử rêu rao, thở than: "Ai mua trăng tôi bán trăng cho...". Thật cả gan rao bán một vầng trăng của đất trời, lại càng có người không dám mua. Lại nữa, Truyện Kiều của Nguyễn Du: "Vầng trăng ai xẻ làm đôi. Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường...".
Toàn là những chuyện kinh thiên động địa chẳng liên quan, chẳng đếm xĩa gì đến chuyện bạc tiền. Rốt cuộc những vẫn thơ đạm bạc cũng chẳng làm nên một cắt nào, một đồng bạc nào; để rồi sự khó khăn trong đời sống vật chất thường ngày vẫn chất chồng, nặng nợ thế gian; tiền bạc vẫn thiếu trước hụt sau bao lần. Tuy như thế, nhưng mà vui, mà sống được với đời nhờ những vần thơ chính của mình an an, ủi ủi. Một nhà thơ nào đó từng nói: "Tôi sống được với đời là nhờ những vần thơ và nhạc Trịnh".
Có phải vậy không? Nào ai mà biết được. Nhưng điều quan trọng hơn là không nỡ đem đi chôn thơ của mình vì sự sống còn trên thế gian, khi ấy chắc chắn sẽ không còn gì để nói; và lúc đó tưởng chừng như anh sẽ mất anh và vĩnh viễn chẳng còn em đâu trên cõi đời này. Nói như vậy để thấy một giá trị vô song của những vần thơ: "Anh không mong thơ sẽ thay cơm áo. Của đời thường thiếu trước hụt sau. Nhưng nếu phải chôn thơ đi để sống. Anh sẽ mất anh...và vĩnh viễn mất em".
"Bài thơ cầu hôn" thật trọn vẹn cả lời lẫn ý, thật hay tự đáy lòng người: Nghệ sĩ Trần Chí Dũng, nó đong đầy nghĩa lý của một tình cảm chân thực còn ấp ủ, còn đọng lại trong lòng nhà thơ. Tuy chỉ với những vần thơ đạm bạc, nhưng anh vẫn luôn sẵn sàng đi cầu hôn người mình yêu, người mình quí; cần gì phải lụa là kim cương, bạc vàng châu báu mới đánh đổi được yêu thương.
"Bài thơ cầu hôn" sẽ nói thay cho chiếc vòng hay vòng tay nào đó đi cầu hôn thế thôi!.
Bãi bồi mùa này bắt đầu cạn nước, bỗng thấy xanh mơn mớt hơn. Bãi cát nâu óng trải mình trong cái nắng cuối thu, thật thà giãi bày nỗi niềm của dòng sông mùa nước cạn.
Mùa nước cạn này ai biết tình ai có đậm đà, sâu lắng như dòng sông kia mùa nước chưa cạn. Thế rồi, anh và em đã yêu nhau từ giữa mùa nước cạn năm nào ai có hay, có biết.
Nếu nói đến con sông quê, chúng ta hãy lắng đọng lòng lại ngâm nga bốn câu thơ sau về hình ảnh con sông quê của nhà thơ Tế Hanh còn vấn vương dấu yêu:
"Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông
Còn con sông quê trong thơ của nhà thơ Trần Chí Dũng thì lại khác "In bạc bóng mây trôi...". Mùa nước cạn, con sông quê, bóng mây trôi là những ảnh hình của dòng thời gian trôi theo năm tháng cùng đất trời. Một áng mây trôi, một con sông quê, giữa một mùa nước cạn để rồi anh và em yêu nhau cũng từ dạo ấy. Tình yêu thiên nhiên và tình người đôi khi hòa cùng làm một. Chim trời cá nước cũng đành bỏ lạnh một dòng sông, duy chỉ có một mình em, một mình em thôi cũng có đủ một sức mạnh gớm ghê đến chừng nào: "Sưởi ấm một góc trời."Đọc lai tác phẩm "Lời nguyền" của nhà văn Khái Hưng: "Phải, một lời nguyền!.Hay đó là lời nguyền đêm đêm lên tiếng làm vang động làn không khí âm u nơi đồi núi ?.Lời nguyền của những kẻ bỏ xác nơi ma thiêng nước độc chốn sơn lâm? Bên sườn đồi dưới bóng một cây lao xao cành lá rườm rà luôn luôn thì thào lời oán trách trong gió thoảng qua...Từ đó lời nguyền vẫn thiêng. Những người cha, người vợ lên đây thăm con, thăm chồng, khi trở về đều ốm nặng rồi chết. Và những binh lính trên đồn, những dân Kinh bên phố đều sống dưới sự đe dọa và sự thực hiện của lời nguyền....
Lời nguyền của khái Hưng là như thế, còn với Trần Chí Dũng thì khác đi: Một ngàn lần thề thốt độc thân, nhưng hỡi ôi lại chẳng dám một lời nguyền, vì dễ hiểu thôi đời anh cũng nên bề gia thất. Mà cần gì thứ chuyện ấy, cứ yêu nhau thực tình, thực sự là được rồi cần gì những lời hoa mỹ, dối trá. Anh cũng biết em như thế tận đáy lòng, cần gì thứ lụa là gấm vóc, kim cương để lừa dối nhau trong yêu đương, vì những thứ ấy cũng chỉ là của phù du thôi, có gì mà quí với giá. Càng chắc chắn hơn những thứ đó không thế đánh đổi được yêu thương:
"Anh không dám một ngàn lần thề độc. Không lụa là, gấm vóc, kim cương. Vì anh biết em đâu cần thứ đó. Của phù du đem đánh đổi yêu thương"
Người ta thường nói với nhau hằng ngày như tụng niệm về một tình yêu chân thực, thực sự: "Yêu nhau là cùng nhau hướng về một mục đích". Đúng vậy, anh có giả vờ, giả dối gì đâu! Yêu em bằng cả tấm lòng như dòng sông quê kia chất phác, mộc mạc, chân thành. Và anh cũng hiểu được tình cảm của trái tim em, của con tim em như thế, nên anh chẳng tiếc gì ngay cả bản thân, và sẵn sàng trao hết những gì quí giá nhất đời anh, của anh cho em khi em cần: "Chẳng lẽ anh giả vờ đau nhói. Giả vờ buồn và nhung nhớ cuồng điên. Vì anh hiểu con tim em da diết. Điều em cần anh có để trao em".
Trong đoạn kết của "Bài thơ cầu hôn", anh thật thà tâm sự: Những vần thơ không mong gì sẽ thay cơm áo, gạo tiền hằng ngày, bởi những vần thơ ai có mua đâu?. Từ xưa đến nay, riêng chỉ có Hàn Mặc Tử rêu rao, thở than: "Ai mua trăng tôi bán trăng cho...". Thật cả gan rao bán một vầng trăng của đất trời, lại càng có người không dám mua. Lại nữa, Truyện Kiều của Nguyễn Du: "Vầng trăng ai xẻ làm đôi. Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường...".
Toàn là những chuyện kinh thiên động địa chẳng liên quan, chẳng đếm xĩa gì đến chuyện bạc tiền. Rốt cuộc những vẫn thơ đạm bạc cũng chẳng làm nên một cắt nào, một đồng bạc nào; để rồi sự khó khăn trong đời sống vật chất thường ngày vẫn chất chồng, nặng nợ thế gian; tiền bạc vẫn thiếu trước hụt sau bao lần. Tuy như thế, nhưng mà vui, mà sống được với đời nhờ những vần thơ chính của mình an an, ủi ủi. Một nhà thơ nào đó từng nói: "Tôi sống được với đời là nhờ những vần thơ và nhạc Trịnh".
Có phải vậy không? Nào ai mà biết được. Nhưng điều quan trọng hơn là không nỡ đem đi chôn thơ của mình vì sự sống còn trên thế gian, khi ấy chắc chắn sẽ không còn gì để nói; và lúc đó tưởng chừng như anh sẽ mất anh và vĩnh viễn chẳng còn em đâu trên cõi đời này. Nói như vậy để thấy một giá trị vô song của những vần thơ: "Anh không mong thơ sẽ thay cơm áo. Của đời thường thiếu trước hụt sau. Nhưng nếu phải chôn thơ đi để sống. Anh sẽ mất anh...và vĩnh viễn mất em".
"Bài thơ cầu hôn" thật trọn vẹn cả lời lẫn ý, thật hay tự đáy lòng người: Nghệ sĩ Trần Chí Dũng, nó đong đầy nghĩa lý của một tình cảm chân thực còn ấp ủ, còn đọng lại trong lòng nhà thơ. Tuy chỉ với những vần thơ đạm bạc, nhưng anh vẫn luôn sẵn sàng đi cầu hôn người mình yêu, người mình quí; cần gì phải lụa là kim cương, bạc vàng châu báu mới đánh đổi được yêu thương.
"Bài thơ cầu hôn" sẽ nói thay cho chiếc vòng hay vòng tay nào đó đi cầu hôn thế thôi!.
Triều Châu
TP. Cam Ranh 8/6/2014
Bài thơ thật hay và ý nghĩa!
Trả lờiXóaTuấn Trung – Thiết kế
-------------------------------------------------------------------
• Xem chi tiết về Bảng giá chụp ảnh cưới
• Hoặc Bang gia chup anh cuoi