Phan Khôi,"Con mắt còn có đuôi"
Hội thảo khoa học “Phan Khôi - cuộc đời và sự nghiệp” sẽ
được UBND tỉnh, Sở VH-TT&DL tổ chức nhân kỷ niệm 127 năm ngày sinh của Phan
Khôi - người khai mở cho dòng Thơ mới, như một cách tôn vinh và nhìn nhận lại
những đóng góp của ông cho nền văn hóa, học thuật, báo chí của Việt Nam.
Gia đình Phan Khôi.
|
Năm 2013, giới học giả trong nước lại được dịp ngồi cùng
nhau, để nghiệm về một người Quảng Nam đầy tài năng và lắm bất trắc cuộc đời,
qua cuốn “tiểu sử kí sự” của Phan An Sa - con trai Phan Khôi. “Nắng được thì cứ
nắng - Phan Khôi: từ Sông Hương đến Nhân văn” (NXB Tri Thức, 2013), “rọi chiếu
rõ hơn về một trong số ít những cá nhân được coi là tài năng, cá tính và số
phận cần trở đi trở lại của lịch sử Việt Nam hiện đại”. Một lần nữa, “bản sắc
Phan Khôi” lại dấy lên trong dư luận những vĩ thanh về cuộc đời một con người
được nhiều thế hệ yêu mến, cảm phục, sau thời gian dài im tiếng. Và phải đợi
đến già nửa thế kỷ sau ngày ông mất, mới có những động thái tích cực từ phía
địa phương nhằm khẳng định Phan Khôi là một nhà yêu nước, một nhà văn hóa của
Quảng Nam và của Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Phan Khôi sinh năm 1887 tại làng Bảo An, xã Điện Quang,
huyện Điện Bàn, là con của Phó bảng Phan Trân (Tri phủ Diên Khánh, Khánh Hòa)
và bà Hoàng Thị Lệ (con gái Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu). Ông mất năm 1959 tại
Hà Nội. Hai mươi tuổi, tại kỳ thi Hương, Phan Khôi đỗ Tú tài Hán học, sau đó
ông tự học Quốc văn và Pháp văn. Đầu năm 1908, Phan Khôi ra Hà Nội, dạy chữ Hán
và học tiếng Pháp tại trường Đông Kinh nghĩa thục - nơi có môi trường giáo dục
mang tính chất canh tân văn hóa nước nhà.
Thời gian này Phan Khôi có viết những bài báo đầu tiên cho tờ Đăng cổ tùng báo. Cũng trong năm 1908, khi ở Quảng Nam nổ ra vụ xin xâu (sau lan rộng các tỉnh khác và thường được gọi là vụ Trung kỳ dân biến), Phan Khôi bị thực dân Pháp bắt giữ tại Hà Nội, rồi giải về Hội An, bỏ tù 3 năm (1908 - 1911). Sau khi mãn hạn tù, ông chính thức bước vào nghề báo bằng việc cộng tác cho tờ Nam Phong với bút danh Chương Dân (năm 1918). Từ đó, ông viết báo cả chữ Hán lẫn chữ Quốc ngữ, viết nghị luận, khảo luận lẫn sáng tác.
Thời gian này Phan Khôi có viết những bài báo đầu tiên cho tờ Đăng cổ tùng báo. Cũng trong năm 1908, khi ở Quảng Nam nổ ra vụ xin xâu (sau lan rộng các tỉnh khác và thường được gọi là vụ Trung kỳ dân biến), Phan Khôi bị thực dân Pháp bắt giữ tại Hà Nội, rồi giải về Hội An, bỏ tù 3 năm (1908 - 1911). Sau khi mãn hạn tù, ông chính thức bước vào nghề báo bằng việc cộng tác cho tờ Nam Phong với bút danh Chương Dân (năm 1918). Từ đó, ông viết báo cả chữ Hán lẫn chữ Quốc ngữ, viết nghị luận, khảo luận lẫn sáng tác.
Chia sẻ về cách thức tổ chức Hội thảo khoa học về Phan Khôi,
ông Hồ Xuân Tịnh - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: “Đây là một tên tuổi
lớn, một cá nhân xuất sắc, có đóng góp rất lớn cho nền văn hóa, học thuật, báo
chí của Việt Nam, nên cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng cho hội thảo lần này.
Chúng tôi dự kiến sẽ mời các nhà nghiên cứu khoa học - xã hội, văn hóa tham gia
hội thảo, đóng góp tham luận để làm nổi bật về cuộc đời cũng như sự nghiệp học
thuật của Phan Khôi với tư cách một tác gia ở các phương diện nghiên cứu văn
học sử, ngôn ngữ học, báo chí, tư tưởng”.
Lớp bụi thời gian đã và đang phủ lên quá dày. Nhưng may thay, có những con người tận tâm, tận lực để đi đến cùng với quá khứ của con người đầy tài hoa này. Đó là nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân - người mào đầu cũng như có công rất lớn trong việc sưu tầm lại những tác phẩm của Phan Khôi, để người con trai út của ông là Phan An Sa - có những cứ liệu chân xác làm nên tác phẩm “Nắng được thì cứ nắng - Phan Khôi: từ Sông Hương đến Nhân văn”. “Nắng được thì cứ nắng” hay là một bản sắc Phan Khôi hiện hữu trong từng tác phẩm báo chí, trong cách hành xử với cuộc đời của ông, là người có “sự thẳng thắn đến mức quả cảm trong đối diện và gọi tên sự thật, bảo vệ chính kiến, vì giá trị con người, vì sự phát triển tiến bộ của xã hội, của đất nước - có thể khiến bản thân và gia đình họ lâm vào long đong khốn khó, thân danh họ có thể bị tẩy xóa và bôi lấm nhất thời - nhưng rốt cuộc thì trước sau đó vẫn cứ là những đức tính cố hữu ở họ. Bởi, nếu không, họ đã chẳng đáng được gọi là trí thức” (Lại Nguyên Ân).
Lớp bụi thời gian đã và đang phủ lên quá dày. Nhưng may thay, có những con người tận tâm, tận lực để đi đến cùng với quá khứ của con người đầy tài hoa này. Đó là nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân - người mào đầu cũng như có công rất lớn trong việc sưu tầm lại những tác phẩm của Phan Khôi, để người con trai út của ông là Phan An Sa - có những cứ liệu chân xác làm nên tác phẩm “Nắng được thì cứ nắng - Phan Khôi: từ Sông Hương đến Nhân văn”. “Nắng được thì cứ nắng” hay là một bản sắc Phan Khôi hiện hữu trong từng tác phẩm báo chí, trong cách hành xử với cuộc đời của ông, là người có “sự thẳng thắn đến mức quả cảm trong đối diện và gọi tên sự thật, bảo vệ chính kiến, vì giá trị con người, vì sự phát triển tiến bộ của xã hội, của đất nước - có thể khiến bản thân và gia đình họ lâm vào long đong khốn khó, thân danh họ có thể bị tẩy xóa và bôi lấm nhất thời - nhưng rốt cuộc thì trước sau đó vẫn cứ là những đức tính cố hữu ở họ. Bởi, nếu không, họ đã chẳng đáng được gọi là trí thức” (Lại Nguyên Ân).
Nhiều nhà văn hóa, học giả cho rằng, Phan Khôi là một hiện
tượng văn học độc đáo, có đầy đủ bản lĩnh, cốt cách của một nhân cách độc lập.
Qua báo chí, ông thể hiện rất rõ bản chất Quảng Nam hay cãi. Trên tờ Phụ nữ Tân
văn (năm 1930), ông viết “sự cãi nhau về học vấn, chẳng qua là sự bênh cho Chơn
lý”. Cũng theo Phan An Sa, phong cách viết báo của Phan Khôi là sự rõ ràng,
khúc chiết, thẳng thắn và sẵn sàng tranh luận. Còn theo nhà nghiên cứu Lại
Nguyên Ân, thời kỳ đắc ý của Phan Khôi là từ 1928 – 1936, lúc ông viết nhiều và
viết sắc sảo nhất.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Lại Nguyên Ân, chỉ trong năm 1928, ông đã có gần 170 bài viết, bài dịch thuật. Năm 1932, trên Phụ nữ tân văn, ông đưa ra một “lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ”. Ấy là bài “Tình già” - khởi nguyên cho phong trào Thơ mới. “Và một ngày kia cuộc cách mạng về thi ca đã nhóm dậy. Ngày ấy là ngày 10.3.1932. Lần đầu tiên trong thành trì thơ cũ hiện ra một lỗ thủng. Ông Phan Khôi hăng hái như một vị tướng quân, dõng dạc bước ra trận” (Thi nhân Việt Nam). Những năm 30, ông tả xung hữu đột, luận chiến, bút chiến trên văn đàn, mở ra một chương mới về phê bình, lý luận văn học.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Lại Nguyên Ân, chỉ trong năm 1928, ông đã có gần 170 bài viết, bài dịch thuật. Năm 1932, trên Phụ nữ tân văn, ông đưa ra một “lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ”. Ấy là bài “Tình già” - khởi nguyên cho phong trào Thơ mới. “Và một ngày kia cuộc cách mạng về thi ca đã nhóm dậy. Ngày ấy là ngày 10.3.1932. Lần đầu tiên trong thành trì thơ cũ hiện ra một lỗ thủng. Ông Phan Khôi hăng hái như một vị tướng quân, dõng dạc bước ra trận” (Thi nhân Việt Nam). Những năm 30, ông tả xung hữu đột, luận chiến, bút chiến trên văn đàn, mở ra một chương mới về phê bình, lý luận văn học.
Bây giờ ở làng Bảo An, gia tộc họ Phan đã xây dựng một ngôi
mộ gió, đề trên tấm bia bài thơ “Tình già” của Phan Khôi, để con cháu có nơi đi
về hương khói, như một cách ghi nhớ tiền nhân. Sinh thời, dù trong hoàn cảnh
nào ông cũng giữ phong thái điềm tĩnh, an nhiên tự tại. Như bản ngã của ông mà
người con trai út đã đúc kết lại, để gửi đến bạn đọc “còn nắng được thì cứ
nắng”. Hy vọng rằng, sắp tới đây, với hội thảo khoa học về Phan Khôi, các nhà
nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ những đóng góp to lớn của ông trên các lĩnh vực thơ
ca, học thuật, báo chí... để trả lại những chân giá trị vốn có bị lớp bụi thời
gian phủ mờ... Như "Con mắt còn có đuôi" khi thời gian nhìn lại Phan
Khôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét