Trịnh Công Sơn: Dòng nhạc của nhân bản,
Tiếng nói của tình thưnơng
Trịnh Công Sơn đã có lần
viết: Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không?… Để gió
cuốn đi. Và người nghệ sĩ ấy đã hết một lòng sống đúng như cái châm ngôn của
mình đã đặt ra, bởi lẽ trong tất cả các bản nhạc của anh- từ những bản tình ca, đến những bài ca về
thân phận quê hương cũng như về thân phận con người (Người già em bé, Cát bụi,
Một cõi đi về…) ta luôn luôn cảm nhận được lòng thiết tha yêu quê hương và yêu
cuộc sống của anh. Thế nhưng Trịnh Công Sơn không chỉ yêu con người Việt Nam mà
anh thương yêu thân phận con người nói chung. Anh chỉ yêu người Việt Nam vì, do
sự sắp đặt của định mệnh, anh đã sinh ra làm người Việt Nam. Và hạnh phúc thay
cho chúng ta, vì anh đã làm giầu hơn biết bao cho kho tàng văn hóa của quê
hương, cho ngôn ngữ của thơ nhạc, của tình thương yêu con người.
Những kỷ niệm của
tôi về Trịnh Công Sơn bắt đầu từ những năm mới lớn, ở trong tuổi 15, 16. Thuở
ấy, chúng tôi là những người con trai thành thị, lớn lên trong quê hương lửa
đạn. Nghe nhạc của anh là để thấy xót xa cho thân phận con người, cho số phận
của những người sinh ra làm dân nhược tiểu, nhưng cũng để thấy còn một cái gì
nhân bản trong cái phi nhân không cùng của cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn.
Hiển nhiên là có người sẽ không đồng ý với điều này nhưng ai cũng có thể nhận
ra được là nói lên được tiếng kêu đau thương đó là một sự dũng cảm hiếm có của
một người nghệ sĩ. Nói cho đúng hơn, của một kẻ sĩ thời đại, vì thử hỏi nếu như
anh đã không lên tiếng nói ấy thì 200, 300 năm nữa khi các nhãn hiệu, các chế
độ đã trở thành cát bụi của lịch sử, đã chìm vào lãng quên, ai là người sẽ biết
đến cái tang thương bi đát, cái khốn đốn cùng cực của bao nhiêu triệu người Việt Nam trong
cơn bão lửa ấy?
Trả lời một câu
hỏi của nhà báo Lý Quý Chung vào khoảng giữa thập niên 90 là anh có bao giờ
nghĩ đến chuyện viết di chúc, anh nói: “ Một cô ca sĩ đã hỏi mình câu đó.
Mình có tài sản chi đâu? Với mình cái hiện tại là cái có thật, cùng sống với
nó. Còn cái sau đó…” Câu trả lời thật hồn nhiên và khiêm nhường biết bao.
Tất nhiên, những người yêu nhạc Trịnh Công Sơn đều biết là cái kho tàng ca khúc
của anh cũng như các đóng góp của anh trong việc thay đổi ngôn ngữ của âm nhạc
Việt Nam trong các thập niên 60-70 không nhỏ chút nào bởi âm nhạc và cách nhìn
của ta về nó đã hoàn toàn thay đổi sau khi giòng nhạc của anh đã trổi
lên.
Trả lời một câu
hỏi khác: “Người ta ví von rất hay về Tagore (Văn hào Ấn Độ) ông là một người
tình của cuộc đời, người lính canh của cuộc sống, có thể gọi anh là người tình
của người tình không?” Anh cười và nói: “Nếu cần một cái tên gọi cho vui thì
tôi nghĩ rằng mình có lẽ là người tình của cuộc sống.” Đúng như thế. Người
tình của cuộc sống ấy đã quá khiêm nhường khi tự cho là mình không có tài sản
gì. Ngay trong phút này, mỗi chúng ta đều mang trong mình một chút Trịnh Công
Sơn: một câu nhạc bất hủ nào đó của Diễm Xưa, Hạ Trắng, Như Cánh Vạc Bay, Nối Vòng Tay Lớn… một
chút ưu tư về cuộc sống nay còn mai mất khi nghe Một Cõi Đi Về. Ai trong chúng
ta lại không thấy yêu quê hương hơn khi nghe anh hát
Huế, Sàigòn, Hà
Nội
Hai mươi năm tiếng khóc lầm than
Huế, Sàigòn, Hà Nội
Trong ta đau trái tim Việt Nam
Hai mươi năm tiếng khóc lầm than
Huế, Sàigòn, Hà Nội
Trong ta đau trái tim Việt Nam
Đạn bom ơi, lầm
than ơi
Khí giới nào diệt nổi dân ta
Việt Nam ơi! Bừng cơn mơ
Cho mắt nhìn sạch tan căm thù.
(Huế, Sàigòn, Hà Nội)
Khí giới nào diệt nổi dân ta
Việt Nam ơi! Bừng cơn mơ
Cho mắt nhìn sạch tan căm thù.
(Huế, Sàigòn, Hà Nội)
Gan cùng mình!
Trong khi guồng máy chiến tranh đang kêu gào thêm xương máu , người thanh niên
mới ngoài hai mươi với dáng dấp thư sinh mảnh khảnh ấy đã có đủ can trường và
đảm lược để nói lên điều mà mọi người đang mơ ước nhưng đã không thể nói. Anh
kêu gọi chúng ta hãy Bừng cơn mơ. Cho mắt nhìn sạch tan căm thù và nhìn tới một
viễn ảnh mà trong những năm chinh chiến ấy tưởng chừng như sẽ không bao giờ xẩy
ra
Khi đất nước
tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm
Tôi sẽ đi thăm một phố đầy hầm
Đi thăm một con đường nhiều hố
Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm
Tôi sẽ đi thăm cầu gẫy vì mìn
Đi thăm hầm chông và mã tấu
…
Khi đất nước tôi không còn chiến tranh
Bạn bè mấy đứa vừa xanh nấm mồ.
(Tôi Sẽ Đi Thăm)
Tôi sẽ đi thăm một phố đầy hầm
Đi thăm một con đường nhiều hố
Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm
Tôi sẽ đi thăm cầu gẫy vì mìn
Đi thăm hầm chông và mã tấu
…
Khi đất nước tôi không còn chiến tranh
Bạn bè mấy đứa vừa xanh nấm mồ.
(Tôi Sẽ Đi Thăm)
“Bạn bè mấy đứa
vừa xanh nấm mồ ” Tám chữ thật giản dị mà tóm gọn cái mất mát đau thương và
xót xa của dân tộc. Anh cho chúng ta biết sự lựa chọn để ở lại với quê hương
của anh là dễ hiểu, vì
Mỗi ngày, tôi
chọn một lần thôi
Chọn tiếng ru con nhẹ bước vào đời
Tôi chọn nắng đầy, chọn cơn mưa tới
Để lúa reo mừng tựa vẫy tay
Chọn tiếng ru con nhẹ bước vào đời
Tôi chọn nắng đầy, chọn cơn mưa tới
Để lúa reo mừng tựa vẫy tay
Mỗi ngày, tôi
chọn ngồi thật yên
Nhìn rõ quê hương, ngồi nghĩ lại mình
Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống
Vì đất nước cần một trái tim
Nhìn rõ quê hương, ngồi nghĩ lại mình
Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống
Vì đất nước cần một trái tim
Và như thế tôi
sống vui từng ngày
Và như thế tôi đến trong cuộc đời
Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi …
(Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui)
Và như thế tôi đến trong cuộc đời
Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi …
(Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui)
“Vì đất nước
cần một trái tim” Còn lời nào thiết tha và đầy thơ tính hơn! Từ tiếng ru
con nhẹ bước vào đời đến nắng đầy hay lúa reo mừng tựa vẫy tay… tất cả nói lên
một tấm lòng tha thiết yêu quê hương , yêu cuộc đời. Vẻ đẹp trong nhạc của anh
nằm ở chỗ, nó bình dị, không chải chuốt mà lại đẹp tuyệt vời và đi ngay vào
lòng người nghe. Bởi vì sao? Vì điều anh nói là những gì rất bình thường: một
ước vọng hòa bình mà bất cứ người Việt nào dù ở đâu, ở thời nào vẫn hằng mơ
ước. Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát đã có lần nói: “Trịnh Công Sơn viết dễ như người
ta lấy đồ trong túi.” Nếu ý nhạc và lời thơ có đến với anh dễ dàng cũng chỉ vì
đó là những tình cảm chân thật xuất phát từ trái tim mẫn cảm của anh. Trái tim
yêu thương ấy đã rung lên một nhịp điệu mà người nghe đã bắt được ngay tức khắc
vì như anh bộc lộ: “… trong nghệ thuật, điều quan trọng nhất là mở ra một
con đường ngắn nhất đi từ trái tim của mình đến trái tim của người mà không cần
cắt nghĩa gì hơn.” Trong Người Con Gái Việt Nam Da Vàng lời ca của anh ngọt
ngào nhưng không kém phần chua xót và không cần cắt nghĩa gì hơn
Người con gái
Việt Nam da vàng
Yêu quê hương như yêu đồng lúa chín
Người con gái Việt Nam da vàng
Yêu quê hương nước mắt lưng dòng
Em chưa biết quê hương thanh bình
Em chưa thấy xưa kia Việt Nam
Em chưa hát ca dao một lần
Em chỉ có con tim căm hờn. …
Yêu quê hương như yêu đồng lúa chín
Người con gái Việt Nam da vàng
Yêu quê hương nước mắt lưng dòng
Em chưa biết quê hương thanh bình
Em chưa thấy xưa kia Việt Nam
Em chưa hát ca dao một lần
Em chỉ có con tim căm hờn. …
Còn gì đáng sợ hơn
viễn ảnh của một xứ sở mà ở đó thế hệ những người trẻ lớn lên không biết gì đến
cội nguồn yêu thương, vì “em chưa biết quê hương thanh bình, em chưa thấy
xưa kia Việt Nam, em chưa hát ca dao một lần” mà “em chỉ có con tim căm
hờn.” May thay, kẻ sĩ Trịnh Công Sơn đã đánh thức chúng ta, những “người
nô lệ da vàng, ngủ quên trong căn nhà nhỏ đèn thắp thì mờ ” của những năm
chinh chiến ấy.
Không những anh đã
thay đổi cách ta nói và nghĩ về tình yêu, Trịnh Công Sơn còn cho chúng ta thấy
cái thân phận nhỏ bé, bọt bèo của kiếp người qua những lời ca của anh rải rác
trong nhiều ca khúc khác nhau. Khi Phạm Duy viết Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên
Quốc, dù rằng đây là một bản nhạc rất hay, nó chỉ nói cho ta biết về người
chiến sĩ phi công ấy. Trái lại, khi Trịnh Công Sơn viết Cho Một Người Vừa Nằm Xuống
anh không chỉ xót xa cho một người bạn vừa ra đi mà nghe như anh đang nói với
mỗi chúng ta về thân phận của chính mình.
Anh nằm xuống
cho hận thù vào lãng quên
Tiễn đưa nhau trong một ngày buồn
Đất ôm anh đưa về cội nguồn
Rồi từ đó trong trời rộng đã vắng anh
Như cánh chim bỏ rừng
Như trái tim bỏ tình...
Tiễn đưa nhau trong một ngày buồn
Đất ôm anh đưa về cội nguồn
Rồi từ đó trong trời rộng đã vắng anh
Như cánh chim bỏ rừng
Như trái tim bỏ tình...
Và
Anh nằm xuống
Như một lần vào viễn du
Đứa con thơ đã tìm về nhà
Đất hoang vu khép lại hẹn hò...
Anh nằm xuống
Như một lần vào viễn du
Đứa con thơ đã tìm về nhà
Đất hoang vu khép lại hẹn hò...
Trịnh Công Sơn
viết nhạc cũng như làm thơ vì anh gần gũi với cả hai lãnh vực của nghệ thuật
này. Với anh, không có sự phân chia ranh giới giữa hai bộ môn nghệ thuật ấy “có
lẽ đã lâu lắm rồi tôi hoàn toàn quên lãng cái biên giới giữa các bộ môn nghệ
thuật và văn học ” và bằng một sự pha trộn tuyệt vời của nhạc và thơ, Trịnh
Công Sơn đang nhắc cho anh và cho mỗi chúng ta là, dù có muốn chối bỏ đến đâu,
ta cũng sẽ có một lần là “đứa con thơ đã tìm về nhà ” đó.
Lớn lên trong một
gia đình thấm nhuần đạo Phật, anh hiểu rõ cái vô thường của cuộc sống. Thân phụ
của Trịnh Công Sơn mất năm anh mới 15 tuổi. Đó là một cái chết đột ngột và là
một mất mát vô cùng lớn cho gia đình anh. Trịnh Công Sơn đã có ít nhất là vài
năm gần gũi với kinh kệ ở cái tuổi rất trẻ ấy vì anh đã quy y và sống gần gũi
với cửa thiền. Hiển nhiên là những năm đó đã để lại trong anh nhiều ảnh hưởng
sâu đậm.
Anh viết “Những ai đã đi đến với đời thì có lúc phải lìa xa nó. Một cõi đi về...Trong Phật giáo một trong những hạnh cao nhất là hạnh bố thí. Cho kẻ này nhưng sẽ nhận lại ở kẻ khác...Chết là sự tan biến của thể xác. Nhưng sống không chỉ là sự tồn tại của thân xác. Nhiều người còn sống mà tưởng chừng như đã chết. Nhiều người đã chết mà vẫn còn sống trong trí nhớ mọi người... Trong câu chuyện đời chung, kẻ này quên thì người kia phải nhớ. Một ý tưởng chợt tắt để làm mầm chuyển hóa cho một ý tưởng khác nẩy sinh. Cái mất không bao giờ mất hẳn. Cái còn không hẳn là mãi còn...” Điều anh nói đến là những triết lý rất căn bản của đạo Phật là duyên khởi và vô sinh vô diệt. Những ý này được Trịnh Công Sơn diễn đạt rất tài tình trong nhiều ca khúc khác nhau
Anh viết “Những ai đã đi đến với đời thì có lúc phải lìa xa nó. Một cõi đi về...Trong Phật giáo một trong những hạnh cao nhất là hạnh bố thí. Cho kẻ này nhưng sẽ nhận lại ở kẻ khác...Chết là sự tan biến của thể xác. Nhưng sống không chỉ là sự tồn tại của thân xác. Nhiều người còn sống mà tưởng chừng như đã chết. Nhiều người đã chết mà vẫn còn sống trong trí nhớ mọi người... Trong câu chuyện đời chung, kẻ này quên thì người kia phải nhớ. Một ý tưởng chợt tắt để làm mầm chuyển hóa cho một ý tưởng khác nẩy sinh. Cái mất không bao giờ mất hẳn. Cái còn không hẳn là mãi còn...” Điều anh nói đến là những triết lý rất căn bản của đạo Phật là duyên khởi và vô sinh vô diệt. Những ý này được Trịnh Công Sơn diễn đạt rất tài tình trong nhiều ca khúc khác nhau
Bao nhiêu năm
rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đi mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về
...
Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà
Đường chạy vòng quanh, một vòng tiều tụy
Một bờ cỏ non, một bờ mộng mị
Ngày xưa...
Từng lời tà dương, là lời mộ địa
Từng lời bờ sông nghe ra từ độ
Suối khe...
(Một Cõi Đi Về) ...
Đi đâu loanh quanh cho đi mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về
...
Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà
Đường chạy vòng quanh, một vòng tiều tụy
Một bờ cỏ non, một bờ mộng mị
Ngày xưa...
Từng lời tà dương, là lời mộ địa
Từng lời bờ sông nghe ra từ độ
Suối khe...
(Một Cõi Đi Về) ...
Đời sống mỗi khi người đưa tiễn người
Là tôi lắng nghe, lòng tôi rã rời
Có điều gì gần như niềm tuyệt vọng
Trong xuân thì thấy bóng trăm năm...
Có điều gì gần như niềm tuyệt vọng
Sông bao lần sông đã ra đi
Những ngàn xưa trôi đến bây giờ
Sông ra đi hay mới bước về.
(Gần Như Niềm Tuyệt Vọng)
Là tôi lắng nghe, lòng tôi rã rời
Có điều gì gần như niềm tuyệt vọng
Trong xuân thì thấy bóng trăm năm...
Có điều gì gần như niềm tuyệt vọng
Sông bao lần sông đã ra đi
Những ngàn xưa trôi đến bây giờ
Sông ra đi hay mới bước về.
(Gần Như Niềm Tuyệt Vọng)
Con chim ở đậu
cành tre
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn
Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời.. ..(Ở Trọ)
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn
Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời.. ..(Ở Trọ)
Những ý tưởng bàng
bạc thiền tính như “Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt, Rọi suốt trăm năm
một cõi đi về” “Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ, Chẳng biết nơi nao
là chốn quê nhà ” “Trong xuân thì thấy bóng trăm năm” “Tôi nay ở
trọ trần gian, Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời” cho ta thấy anh nắm vững
tư tưởng triết lý Phật giáo, y như là nó ở trong huyết mạch của anh để bộc lộ
một cách hết sức tự nhiên qua lời thơ, ý nhạc. Anh giải thích “Tôi là một
Phật tử ở trong một gia đình có tôn giáo chính là Phật giáo. Từ những ngày còn
trẻ, tôi đã học kinh và thuộc kinh Phật. Thuở bé tôi hay đến chùa vì thích sự
yên tĩnh. Có những năm tháng nằm bệnh, đêm nào mẹ tôi cũng nhờ một Thầy đến nhà
tụng kinh cầu an và tôi thường đi vào giấc ngủ êm đềm giữa những câu kinh đó.
Có thể vì một tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua những cổng nhà Phật nên trong vô
thức, bên cạnh những di sản văn hóa Đông Tây góp nhặt được còn có những lời kệ
vô tình nằm ở đấy.”
Đọc Truyện Kiều
của Nguyễn Du ta luôn gặp những hình ảnh của triết lý Phật giáo, những câu thơ
về duyên và nghiệp, đề cao tình người mà điển hình là “Đã mang lấy nghiệp vào
thân, Cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa. Thiện căn ở tại lòng ta, chữ tâm
kia mới bằng ba chữ tài” và “Có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai
một vần.”. Ta không ngạc nhiên chút nào khi được biết rằng khi viết Đoạn Trường
Tân Thanh, Tố Như tiên sinh đã đọc và thấm nhuần kinh Kim Cương khi ông đi sứ
bên Tầu trước đó. Thế nên, đây chẳng phải là một ngẫu nhiên khi văn hóa Việt
Nam lại thêm một lần khởi sắc vì người nghệ sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn đã có cơ
duyên đi qua cổng Phật để đem tiếng hát nhân bản đến với muôn người.
Ta hãy nghe anh
nói tiếp “ Phải biết sống hết mình trong mỗi sát na của thực tại. Từ mỗi cái
ăn, cái uống, cái đi đứng, nằm, ngồi. Không làm công việc này mà nghĩ đến công
việc khác. Với tôi, đó cũng là thiền, là một cách sống đích thực. Tôi vẫn tích
cực thực tập cách sống như thế hằng ngàỵ Tôi đang cố gắng quên đi Phật giáo như
một thứ tôn giáo. Tôi muốn đó là một thứ triết học siêu thoát mà ai cũng cần
phải học, ngay cả những người thuộc tôn giáo khác. Mỗi người phải nỗ lực để xây
dựng cho bằng được một ngôi chùa tĩnh lặng trong lòng mình và nuôi lớn Phật
tính trong chính bản thân thành một tượng đài vững chắc. Nó giúp ta nhìn thế
giới khác đi, nhìn cuộc sống khác đi ...Cuối năm 1995, tôi có viết một bài hát
mà tôi rất thích và bạn bè ai cũng thích. Đó là bài “Sóng Về Đâu”. Bài này lấy
cảm hứng từ câu kệ Gaté, Gaté. Paragaté. Parasamgaté. Bodhisvaha”.
Nói về Trịnh Công
Sơn mà không kể đến những mất mát và phấn đấu của anh để vượt qua những mất mát
ấy thì quả là một thiếu xót lớn. Như đã kể trên, thân phụ anh qua đời sau một
tai nạn lúc anh mới 15 tuổi. Người cha đã từ trần thuở anh còn thơ ấu tưởng
chừng như đã không để lại gì, nhưng gương hy sinh của ông trong những năm kháng
chiến chống Pháp và lao tù chắc chắn đã có động tác hun đúc tình yêu đồng bào,
yêu quê hương của anh. Mất cha, anh may mắn có được một người mẹ hết sức đảm
đang và thương con, như anh nói : “Mẹ tôi về lòng dũng cảm và thương con thì
duy nhất trong cuộc đời này.” Anh học được ở mẹ nhiều đức tính, nhưng đáng
kể nhất là lòng nhân từ và vị tha. Khi có người hỏi: “Nếu có một đóa hồng quý
giá, nhạc sĩ sẽ tặng cho ai? Đức tính nào của con người khiến nhạc sĩ cúi đầu
kính phục? ” Anh đáp “Tôi sẽ tặng cho mẹ tôi. Rất tiếc mẹ tôi không còn nữa.
Đức tính của con người khiến tôi cúi đầu kính phục là lòng vị tha.”
Sống vị tha và
sống với một tấm lòng, đó là phương châm của anh. Được hỏi: “Sống trong đời
sống cần có một tấm lòng” Đó có phải là quan niệm sống và sáng tác của nhạc sĩ
không? Theo nhạc sĩ, quan niệm đó có còn đúng trong thời buổi có quá nhiều thay
đổi như hiện nay? ” Anh đáp “Thời buổi nào cũng cần phải có một quan niệm
sống như thế, con người và động vật chỉ có khác nhau từng ấy thôi. ” Anh
yêu người thì nhiều song phần lớn đó là những cuộc tình không đoạn kết, nhưng
Trịnh Công Sơn không hề oán trách, anh nói:
Dù đến rồi đi,
tôi cũng xin tạ ơn người
Tạ ơn ai đã cho tôi những ngày quên kiếp sống lẻ loi (Tạ Ơn)
Tạ ơn ai đã cho tôi những ngày quên kiếp sống lẻ loi (Tạ Ơn)
và; Hai mươi năm xin trả nợ đời
Trả nợ một đời em đã phụ tôi…
Em phụ tôi một thời bé dại
Thơ dại ra đi không nhớ gì tôi
Thơ dại ra đi quên hết tình tôi.
Trả nợ một đời em đã phụ tôi…
Em phụ tôi một thời bé dại
Thơ dại ra đi không nhớ gì tôi
Thơ dại ra đi quên hết tình tôi.
nhưng anh vẫn tha
thứ và nói lời yêu thương
Bao nhiêu năm
lại vẫn nhiệm mầu
Trả nợ một lần quên hết tình đau
Hai mươi năm vẫn là thuở nào
Nợ lại lần này trong cõi đời nhau (Xin Trả Nợ Người)
Trả nợ một lần quên hết tình đau
Hai mươi năm vẫn là thuở nào
Nợ lại lần này trong cõi đời nhau (Xin Trả Nợ Người)
Anh không hề chua
chát khi nói: “Nếu vì lý do nào đó mà tôi mất hẳn chức năng biết yêu thì có
lẽ bây giờ tôi đã không trở thành người viết tình ca. Cái may ở đời là bị phụ
tình. Với tôi, trong tình yêu không có sự bất tử. Người ta chỉ muốn lãng mạn
hóa nó đó mà thôi…Tình yêu cho phép những khúc ca ra đời. Nỗi đau và niềm hân
hoan làm thành bào thai nở ra âm nhạc. Âm nhạc như thế là trong bản thân nó đó
hàm chứa một cõi nhân sinh bề bộn những khổ đau và hoan lạc. Không có bất hạnh
và nụ cười có lẽ âm nhạc cũng không có cơ duyên ra đời. ”
Hiểu rõ như
thế, anh không oán trách sự mất mát mà trái lại còn yêu đời tha thiết hơn, vì :
“Cái Tôi đáng ghét (Le moi est haisable) nhưng cái Tôi cũng có lúc đáng yêu
vì cái Tôi đó biết mình và cuộc đời là một. Tôi yêu cuộc đời và cuộc đời cũng
đã yêu tôi. Đó là niềm an ủi lớn trong cuộc sống nàỵ. Vì thế trong lòng tôi
không có một giây phút nào nuôi lòng oán hận đối với cuộc đời. Dù có đôi khi
nhân gian bạc đãi mình, và con người phụ rẫy mình nhưng cuộc đời lớn rộng quá
và mỗi chúng ta chỉ là hạt bụi nhỏ trong trần gian mà thôi.
Giận hờn trách móc mà làm gì bởi vì cuộc đời sẽ xóa hết những vết bầm trong tâm hồn chúng ta nếu lòng ta biết độ lượng. Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn. Ai cũng biết cuộc đời là quý vì vậy ai cũng muốn ôm lấy mãi cuộc đời. Như đôi tình nhân. Nhưng mà nợ trần không dễ, không dài. Rồi sẽ có phút chia lìa”.
Giận hờn trách móc mà làm gì bởi vì cuộc đời sẽ xóa hết những vết bầm trong tâm hồn chúng ta nếu lòng ta biết độ lượng. Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn. Ai cũng biết cuộc đời là quý vì vậy ai cũng muốn ôm lấy mãi cuộc đời. Như đôi tình nhân. Nhưng mà nợ trần không dễ, không dài. Rồi sẽ có phút chia lìa”.
Như bất cứ một ai,
Trịnh Công Sơn cũng có cái mâu thuẫn của anh. Hiểu rõ tư tưởng Phật giáo nhưng
anh vẫn lo sợ phút chia lìa ấy. Anh tâm sự : “Nỗi ám ảnh lớn nhất, đeo đẳng
tôi từ thuở còn nhỏ, cho đến sau này vẫn luôn luôn bị ám ảnh là cái chết. Sự
sống và sự chết trở thành vấn đề lớn trong đi sống tinh thần của tôi. Có lẽ,
suy cho cùng, từ đâu mà ra cái suy nghĩ đó là do tôi quá yêu cuộc sống, sợ mất
nó. Mất mát một cái gì đó mà mình đã từng có trong cuộc đời, đã từng đi qua và
đã từng tìm thấy như tình yêu, như cái gì đẹp nhất của cuộc sống sợ ngày nào sẽ
mất đi. Sự mất mát và cái chết là nỗi ám ảnh lớn nhất trong đời tôi.” Nỗi
ám ảnh và sự mất mát đôi lúc đẩy anh đến gần niềm tuyệt vọng, và lúc đó thì anh
tự nhủ
Đừng tuyệt
vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng
Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông
Đừng tuyệt vọng em ơi đừng tuyệt vọng
Em là tôi và tôi cũng là em
Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo
Con diều rơi cho vực thẳm buồn theo
Tôi là ai mà còn khi dấu lệ
Tôi là ai mà còn trần gian thế
Tôi là ai là ai...mà yêu quá đời này.
Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông
Đừng tuyệt vọng em ơi đừng tuyệt vọng
Em là tôi và tôi cũng là em
Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo
Con diều rơi cho vực thẳm buồn theo
Tôi là ai mà còn khi dấu lệ
Tôi là ai mà còn trần gian thế
Tôi là ai là ai...mà yêu quá đời này.
Đừng tuyệt
vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng
Nắng vàng phai, như một nỗi đời riêng
Đừng tuyệt vọng em ơi đừng tuyệt vọng
Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh
Có đường xa và nắng chiều quạnh quẽ
Có hồn ai đang nhè nhẹ sầu lên.
(Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng)
Nắng vàng phai, như một nỗi đời riêng
Đừng tuyệt vọng em ơi đừng tuyệt vọng
Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh
Có đường xa và nắng chiều quạnh quẽ
Có hồn ai đang nhè nhẹ sầu lên.
(Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng)
Tôi là ai mà
còn trần gian thế. Tôi là ai là ai...mà yêu quá đời này. Hai câu này nói lên được hết cái sức sống của Trịnh
Công Sơn. Anh sống trọn vẹn cho cuộc đời và gắn bó với quê hương Việt Nam vì
như anh nói “Mỗi thế hệ đều mang đến cho tôi nguồn mạch cảm hứng. Tôi đã cố
gắng sống hòa hợp và biểu hiện những suy nghĩ của mình bằng mạch nguồn cảm hứng
ấỵ Người sáng tác thì không thể sống tách rời với thời đại mình đang sống...”
Trả lời câu “ở xa đất nước, anh có nghĩ rằng anh sẽ viết khác không ?” anh nói
“Không những sẽ viết khác đi mà thậm chí là không thể viết nữa. Tiếng Pháp
có chữ “culture” vừa có ý nghĩa là văn hóa, vừa có ý nghĩa là trồng trọt. Một
nền văn hóa này lại trồng trên một mảnh đất khác thì e rằng không thể phát
triển bình thường được”.
Có một mối liên hệ
rất thân thương và thiêng liêng giữa người sáng tạo và người thưởng thức vì Bá
Nha đâu là gì nếu không có Chung Tử Kỳ. Người nghệ sĩ ở đâu và bất cứ thời nào
cũng không thể tách rời ra khỏi môi trường xã hội của mình. Văn hào Nguyễn Du đã
chẳng có lần hỏi Bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như-
không biết rồi ba trăm năm nữa, thiên hạ ai người khóc Tố Như, đó sao? Vậy thì,
chúng ta hãy hãnh diện và vui sướng đi. Hãnh diện bởi vì bằng những sợi dây
liên lạc vô hình mà cũng rất thật, mỗi người trong thời đại của chúng ta đã góp
phần nào đó để tạo nên con người Trịnh Công Sơn. Vui sướng vì ta đã được sống
cùng thời với một trái tim lớn nhất của thế kỷ và bởi vì qua giòng nhạc nhân
bản và tiếng nói thương yêu ấy, cuộc sống của mỗi chúng ta, gia tài văn hóa của
quê hương đã giầu có lên biết bao nhiêu.
Và trên hết tất
cả, chúng ta hãy vui sướng vì dù không có mặt, anh vẫn luôn ở bên ta bởi lẽ
ngọn đuốc yêu thương mà Trịnh Công Sơn đã thắp sáng trong mỗi chúng ta qua bốn
thập niên ca hát của anh sẽ mãi mãi còn sưởi ấm cuộc đời này. Hôm nay, nhân
ngày giỗ thứ ba của anh, người viết xin được dùng chữ của Trịnh Công Sơn góp
lại như một lời chia tay với người tình của cuộc sống.
Cho một người vừa nằm xuống
Như cánh vạc bay
tận cuối trời
Ngàn thu cát bụi cũng đành thôi
Tình xa biết có ai còn nhớ
Một cõi đi về bỏ cuộc chơi
Nắng thủy tinh còn vương trong ta
Quỳnh hương khoe sắc muôn đời thắm
Tuổi đá buồn thêm nỗi xót xa
Em đứng lên gọi tên bốn mùa
Bên đời hiu quạnh nắng bơ vơ
Lặng lẽ nơi này lời buồn thánh
Yêu dấu tan theo nỗi đợi chờ
Nhìn những mùa thu đi qua nhanh
Hoa vàng mấy độ héo trên cành
Nghe những tàn phai giăng khắp lối
Mưa hồng che lấp nắng mong manh
Ở trọ, cõi này vương vấn chi
Biển nhớ từ đây biết nói gì
Cỏ xót xa đưa về muôn kiếp
Thương tiếc ai mà lệ ướt mi.
Đầu xuân 2004
Nghiêm Xuân
Cường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét