BÀI HÁT, BÀI THƠ MỜI TRẦU – DÂN CA CÁC MIỀN
Chào các bạn,
Hôm nay mình mời các bạn nghe các ca khúc Mời trầu theo 4 làn điệu dân ca khác nhau và nghe bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương nhé.
Hôm nay mình mời các bạn nghe các ca khúc Mời trầu theo 4 làn điệu dân ca khác nhau và nghe bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương nhé.
Các bạn đều biết, dân ca
là những bài hát do nhân dân sáng tác ra, không rõ tác giả. Đầu tiên có thể do
một người nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều người, từ đời này qua đời khác và
được phổ biến từng vùng, từng dân tộc… Các bài hát được gọt giũa qua nhiều năm
tháng nên có sức sống bền vững với thời gian.
Dân ca của mỗi nước, mỗi dân tộc hay mỗi vùng, mỗi miền đều có âm
điệu, phong cách riêng. Sự khác nhau này tuỳ thuộc vào môi trường sống, hoàn
cảnh địa lí và đặc biệt là ngôn ngữ.
Với người Việt Nam, từ bao đời nay, dân ca đã gắn bó với đời sống
văn hóa và tinh thần cộng đồng các dân tộc trên khắp Việt Nam.
Còn miếng trầu, trong tâm thức và truyền thống của người Việt Nam,
miếng trầu là biểu tượng của tình cảm chân thành, thủy chung, keo sơn, son sắt
giữa người với người, giữa những đôi lứa yêu nhau. Người xưa, vui buồn đều có
miếng trầu, gặp nhau cùng với lời thăm hỏi là mời ăn miếng trầu, trai gái nên
duyên cũng phải có miếng trầu. Thế nên mới nói: “miếng trầu là đầu câu chuyện”,
hay “miếng trầu nên nghĩa phu thê”…
Các bài hát Mời trầu dưới đây, dù mỗi điệu hát có một cách thể
hiện riêng nhưng tất cả đều tha thiết, mộc mạc như chính hồn quê.
Các bạn cùng xem các lời bài hát dưới đây nhé. Các bạn sẽ thấy các
lời bài hát tuy có khác nhau nhưng vẫn cùng một ý tứ tình cảm của đôi lứa yêu
nhau. (mình chưa tìm được lời bài hát theo Dân ca Mường, các bạn nếu có thì gửi
theo comment để cả nhà cùng đọc nhé. Many thanks!)
Mời
trầu – Dân ca
quan họ Bắc Ninh
Gặp đây ăn một miếng trầu
Không ăn cầm lấy, không ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng
Trầu này trầu tính trầu tình (2)
Ăn vào cho đỏ (2), môi mình môi ta
Miếng trầu là miếng trầu vàng.
Không ăn cầm lấy, không ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng
Trầu này trầu tính trầu tình (2)
Ăn vào cho đỏ (2), môi mình môi ta
Miếng trầu là miếng trầu vàng.
Đứng ở đằng xa, yêu nhau đứng ở đằng xa
Con mắt liếc lại (2), bằng ba đứng gần
Em còn son, anh cũng còn son (2)
Ước gì ta được (2) làm con một nhà
Anh về thưa với mẹ cha
Em về thưa với mẹ cha
Ta về thưa với mẹ cha.
Con mắt liếc lại (2), bằng ba đứng gần
Em còn son, anh cũng còn son (2)
Ước gì ta được (2) làm con một nhà
Anh về thưa với mẹ cha
Em về thưa với mẹ cha
Ta về thưa với mẹ cha.
Mời
Trầu – Dân ca xứ Nghệ
Tay em têm trầu lá trầu cay xứ Nghệ
Đây miếng cau non tiện chung lòng đào
Em xin mời bạn miếng trầu ngày vui mở hội
Nghĩa tình sâu nặng quê hương đất Lam Hồng
Là người ơi đường xa tới đây hãy nhận lấy miếng trầu
Trầu quê sông Lam quê mình
Bén duyên thời xin thắm lại để nhớ mãi ngày hôm nay
Bén duyên thời xin thắm lại để nhớ mãi ngày hôm nay
Đây miếng cau non tiện chung lòng đào
Em xin mời bạn miếng trầu ngày vui mở hội
Nghĩa tình sâu nặng quê hương đất Lam Hồng
Là người ơi đường xa tới đây hãy nhận lấy miếng trầu
Trầu quê sông Lam quê mình
Bén duyên thời xin thắm lại để nhớ mãi ngày hôm nay
Bén duyên thời xin thắm lại để nhớ mãi ngày hôm nay
Ba
quan Mời trầu – Dân ca Hà Nam
Nam: Ba quan i một chiếc là chiếc thuyền nan i,
có về là về với hội có gái ngoan gái ngoan tầm (tìm) chồng
N :Ô mấy dẫu tình rằng anh
Nam :cô cả cô hai nay đấy ơi.
N :Anh cả anh hai nay đấy ơi.
Nam: Ba quan i một chiếc là chiếc thuyền rồng
Có về là về với hội có cái công cái công đi tìm
N :Ô mấy dẫu tình rằng
Nam:cô cả cô hai có biết ko?
N:Anh cả anh hai vẫn còn không?
Nam:Ba quan i một chiếc là chiếc thuyền không
Có về là về với hội có bến sông bến sông bãi bồi
N :Ô mấy dẫu tình rằng,
Nam :Cô cả cô hai ớ làng Đôi
N :anh cả anh hai ớ làng Chanh.
Nam:Ba quan i một chiếc là chiếc thuyền mành i,
Có về là về với hội có cái danh cái danh với đời
N: Ô mấy dẫu tình mời,
Nam:cô cả cô hai ra hát chơi,
N: anh cả anh hai ra hát chơi
Nam:Ba quan i một chiếc là chiếc thuyền không,
Có về là về với với hội (có) bến sông (có a) con thuyền
N: Ô mấy dẫu tình rằng anh cả anh hai nay có duyên,
Nam:cô cả cô hai nay có duyên.
cả 2:Ô mấy dẫu tình rằng .ô mấy dẫu tình ơi!….
Nam:Trên trời – có đám mây xanh
Có con ngựa bạch chạy quanh i gầm í trời
N:Ô mấy dẫu tình rằng,ô mấy dẫu tình ơi
Nam:Đôi ta – muốn lấy nhau chơi
Nhưng cái duyên ko định thì trời ko xe
N:Ô mấy dẫu tình rằng,ô mấy dẫu tình ơi.
Nam:Những nơi tít tắp bờ tre (ô mấy dẫu tình ơi)
Nhưng cái duyên cứ định, trời xe anh vào (Ô mấy dẫu tình rằng,ô mấy dẫu tình ơi)
Nam:Ba đồng (Ba đồng) một sợi chỉ đào (một sợi chỉ đào)
Áo vóc không vá, vá vào áo tơi
N:ô mấy dẫu tình ơi
Tủi lòng ì thiếp lắm chàng ơi, dẫu rằng lên ngược xuống xuôi lỡ làng.
cả 2:Ô mấy dẫu tình rằng ô mấy dẫu tình ơi, Ô mấy đãu tình rằng ô mấy dẫu tình ơi
Nói tự do:
Gặp chàng dưới ánh trăng thanh,
Xin mời ăn miếng trầu xanh thắm nồng.
Trầu xanh, cau trắng, tranh hồng.
Đẹp duyên phải phận tơ hồng trời xe…
Dạ! Xin mời anh Cả, anh Hai ăn với em miếng trầu…
Nam:Ăn một miếng trầu gặp đây ăn một miếng trầu,không ăn ơ cầm lấy í, không ăn ơ cầm lấy í cho nhau bằng lòng,
Trầu này trầu tính ớ trầu tình, trầu này trầu tính i trầu tình.
Ăn vào cho đỏ ăn vào cho đỏ môi mình môi ta, miếng trầu là miếng trầu vàng.
N:Đứng ở đằng xa yêu nhau i đứng ở đằng xa,
con mắt liếc lại í con mắt liếc lại í bằng ba đứng gần.
Nam:Anh còn son,
N:em cũng còn son. Anh còn son i, em i cũng ư còn son i
cả 2:Ước gì ta được ước a gì ta được í làm con một nhà.
N:Em về thưa với me cha
Nam: Anh về thưa với mẹ cha
cả 2:ta về thưa với mẹ cha
có về là về với hội có gái ngoan gái ngoan tầm (tìm) chồng
N :Ô mấy dẫu tình rằng anh
Nam :cô cả cô hai nay đấy ơi.
N :Anh cả anh hai nay đấy ơi.
Nam: Ba quan i một chiếc là chiếc thuyền rồng
Có về là về với hội có cái công cái công đi tìm
N :Ô mấy dẫu tình rằng
Nam:cô cả cô hai có biết ko?
N:Anh cả anh hai vẫn còn không?
Nam:Ba quan i một chiếc là chiếc thuyền không
Có về là về với hội có bến sông bến sông bãi bồi
N :Ô mấy dẫu tình rằng,
Nam :Cô cả cô hai ớ làng Đôi
N :anh cả anh hai ớ làng Chanh.
Nam:Ba quan i một chiếc là chiếc thuyền mành i,
Có về là về với hội có cái danh cái danh với đời
N: Ô mấy dẫu tình mời,
Nam:cô cả cô hai ra hát chơi,
N: anh cả anh hai ra hát chơi
Nam:Ba quan i một chiếc là chiếc thuyền không,
Có về là về với với hội (có) bến sông (có a) con thuyền
N: Ô mấy dẫu tình rằng anh cả anh hai nay có duyên,
Nam:cô cả cô hai nay có duyên.
cả 2:Ô mấy dẫu tình rằng .ô mấy dẫu tình ơi!….
Nam:Trên trời – có đám mây xanh
Có con ngựa bạch chạy quanh i gầm í trời
N:Ô mấy dẫu tình rằng,ô mấy dẫu tình ơi
Nam:Đôi ta – muốn lấy nhau chơi
Nhưng cái duyên ko định thì trời ko xe
N:Ô mấy dẫu tình rằng,ô mấy dẫu tình ơi.
Nam:Những nơi tít tắp bờ tre (ô mấy dẫu tình ơi)
Nhưng cái duyên cứ định, trời xe anh vào (Ô mấy dẫu tình rằng,ô mấy dẫu tình ơi)
Nam:Ba đồng (Ba đồng) một sợi chỉ đào (một sợi chỉ đào)
Áo vóc không vá, vá vào áo tơi
N:ô mấy dẫu tình ơi
Tủi lòng ì thiếp lắm chàng ơi, dẫu rằng lên ngược xuống xuôi lỡ làng.
cả 2:Ô mấy dẫu tình rằng ô mấy dẫu tình ơi, Ô mấy đãu tình rằng ô mấy dẫu tình ơi
Nói tự do:
Gặp chàng dưới ánh trăng thanh,
Xin mời ăn miếng trầu xanh thắm nồng.
Trầu xanh, cau trắng, tranh hồng.
Đẹp duyên phải phận tơ hồng trời xe…
Dạ! Xin mời anh Cả, anh Hai ăn với em miếng trầu…
Nam:Ăn một miếng trầu gặp đây ăn một miếng trầu,không ăn ơ cầm lấy í, không ăn ơ cầm lấy í cho nhau bằng lòng,
Trầu này trầu tính ớ trầu tình, trầu này trầu tính i trầu tình.
Ăn vào cho đỏ ăn vào cho đỏ môi mình môi ta, miếng trầu là miếng trầu vàng.
N:Đứng ở đằng xa yêu nhau i đứng ở đằng xa,
con mắt liếc lại í con mắt liếc lại í bằng ba đứng gần.
Nam:Anh còn son,
N:em cũng còn son. Anh còn son i, em i cũng ư còn son i
cả 2:Ước gì ta được ước a gì ta được í làm con một nhà.
N:Em về thưa với me cha
Nam: Anh về thưa với mẹ cha
cả 2:ta về thưa với mẹ cha
Bài thơ Mời trầu của Bà
Chúa Thơ Nôm – Hồ Xuân Hương cũng mượn miếng trầu keo sơn gắn bó mà nói về tình
yêu của mình, độc đáo, chân tình và nồng thắm. (Các bạn tham khảo một chút về
phân tích bài thơ Mời trầu ở đâyvà ở đây nhé).
Mời
trầu – Hồ Xuân Hương
Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quyệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
Này của Xuân Hương mới quyệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
Sau đây là 6 clip. Trong đó 4 clip đầu là bài Mời trầu theo Dân ca
4 miền: dân ca Mường, dân ca Hà Nam, dân ca xứ Nghệ và dân ca Quan họ lời cổ.
Clip thứ 5 do Đoàn quan họ Bắc Ninh biểu diễn. Và clip cuối là bài thơ Mời trầu
của Hồ Xuân Hương do NSƯT Hồng Ngát ngâm thơ.
Mời các bạn cùng nghe nhé.
Mời các bạn cùng nghe nhé.
Mời Trầu – Dân ca Mường
Giao Duyên Mời Trầu – dân ca Hà Nam
Mời trầu – Dân ca Xứ Nghệ
Mời nước mời trầu- Dân ca Quan họ lời cổ
Mời nước, mời trầu – Đoàn quan họ Bắc Ninh
Thơ Hồ Xuân Hương, bài “Mời trầu” – nghệ sĩ ưu tú Hồng Ngát
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét