"Bến
Xuân" và giai thoại về mối tình dang dở
Lắng nghe Bến Xuân , có lẽ mỗi người không thể không nhớ đến mối tình
giữa Văn Cao và cô tiểu thư Hoàng Oanh. Một chuyện tình lãng mạn, nên thơ nhưng
éo le trắc trở, khiến cho những câu ca của bài hát càng da diết, ám ảnh hơn bao
giờ hết.
Ca khúc: BẾN XUÂN
Sáng tác: Văn Cao
Thể hiện: Khánh Ly
Nhạc
sỹ Văn Cao
|
Những giai thoại xung quanh
những tác phẩm trữ tình bao giờ cũng lãng mạn như chính những tác phẩm tuyệt
vời ấy. Với những người yêu nhạc Văn Cao, có lẽ câu chuyện xung quanh sự ra đời
của Bến Xuân sẽ
còn được nhớ mãi, bởi nó đẹp và nên thơ quá. Thêm nữa, có lẽ những điều mãi
dang dở thường trở nên lung linh huyền ảo hơn chăng?
Trong những tài liệu nói về
nhạc sỹ Văn Cao thủa trước, những người sưu tầm thường “ngại” nói ra tên thật
của người thiếu nữ ẩn sau bài hát Bến Xuân. Ngay cả tên
nhạc sĩ - bạn thân của Văn Cao, người sau này trở thành chồng của cô gái
ấy cũng không mấy được đề cập đến...
Trong những năm đầu thập kỷ 40, Văn Cao có chơi rất thân với hai người bạn. Một người là ca sĩ Kim Tiêu, người còn lại là nhạc sĩ Hoàng Quý, người thành lập ra nhóm nhạc Đồng Vọng nổi tiếng đất Hải Phòng. Văn Cao trong một lần đến nhà Kim Tiêu chơi tình cờ gặp cô thiếu nữ đang độ tuổi trăng tròn tên Hoàng Oanh, và gần như ngay lập tức hai người phải lòng nhau - từ ánh mắt đầu tiên.
Trong những năm đầu thập kỷ 40, Văn Cao có chơi rất thân với hai người bạn. Một người là ca sĩ Kim Tiêu, người còn lại là nhạc sĩ Hoàng Quý, người thành lập ra nhóm nhạc Đồng Vọng nổi tiếng đất Hải Phòng. Văn Cao trong một lần đến nhà Kim Tiêu chơi tình cờ gặp cô thiếu nữ đang độ tuổi trăng tròn tên Hoàng Oanh, và gần như ngay lập tức hai người phải lòng nhau - từ ánh mắt đầu tiên.
Sau khi
Hoàng Oanh biết được Văn Cao chính là tác giả của những ca khúc lãng mạn nổi
tiếng thì lòng ngưỡng mộ của nàng dành cho Văn Cao càng tăng lên. Có lẽ ai cũng
biết tình cảm người kia dành cho mình, chỉ có điều “tình trong như đã, mặt
ngoài còn e”. Nhưng, éo le một nỗi: Văn Cao biết hai người bạn thân của mình -
Kim Tiêu và Hoàng Quý cũng đều đem lòng yêu mến Hoàng Oanh, và hai người đều
tâm sự điều này với Văn Cao.
Hoàng Oanh đến thăm Văn Cao một lần duy nhất, khi đó Văn Cao còn đang ở Bến
Ngự, Hải Phòng. Lần đến thăm đầu tiên đó đã được ông nhớ suốt đời, ông đã ghi
cả vào những câu ca mở đầu cho bài hát Bến Xuân - bài hát viết tặng riêng cho Hoàng Oanh:
Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước
Em đến tôi một lần
Câu hát "Em đến tôi một lần" sao mà hay và đi vào lòng người đến thế. Cái ngày hôm ấy, trời nóng, Văn Cao cởi trần nằm bò ra sáng tác. Trong căn nhà chật chội, Hoàng Oanh ngồi quạt cho chàng nhạc sĩ, và Văn Cao đã thổ lộ với cô: "Ước gì anh có em để hằng ngày em quạt cho anh sáng tác, em vá quần thủng cho anh, làm mẫu cho anh vẽ".
Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước
Em đến tôi một lần
Câu hát "Em đến tôi một lần" sao mà hay và đi vào lòng người đến thế. Cái ngày hôm ấy, trời nóng, Văn Cao cởi trần nằm bò ra sáng tác. Trong căn nhà chật chội, Hoàng Oanh ngồi quạt cho chàng nhạc sĩ, và Văn Cao đã thổ lộ với cô: "Ước gì anh có em để hằng ngày em quạt cho anh sáng tác, em vá quần thủng cho anh, làm mẫu cho anh vẽ".
Đó là câu tỏ tình duy nhất mà
Văn Cao dành cho Hoàng Oanh – giản dị mà chân thành, nhưng ông cũng biết là hai
người không thể thuộc về nhau. Là một con người tài hoa, Văn Cao còn đề nghị
Hoàng Oanh làm người mẫu cho những bức tranh của mình, và hình bóng của nàng đi
vào từng nốt nhạc lời ca trong bài hát Bến Xuân
Nhà tôi sao vẫn còn ngơ ngác
Em vắng tôi một chiều
Bến nước tiêu điều còn hằn in nét dáng yêu
Từng đôi chim trong nắng khe khẽ ru u ú ù u ú
Lệ mùa rơi lá chan hoà!
Mối tình của Văn Cao và Hoàng Oanh không thành cũng một phần bởi Văn Cao luôn nghĩ đến hai người bạn thân của mình, ông không muốn làm “kẻ ngáng đường”. Một thời gian sau, gia đình ca sĩ Kim Tiêu mang lễ vật đến ăn hỏi Hoàng Oanh, nhưng không thành bởi vì nhà gái thách cưới cao quá.
Nhà tôi sao vẫn còn ngơ ngác
Em vắng tôi một chiều
Bến nước tiêu điều còn hằn in nét dáng yêu
Từng đôi chim trong nắng khe khẽ ru u ú ù u ú
Lệ mùa rơi lá chan hoà!
Mối tình của Văn Cao và Hoàng Oanh không thành cũng một phần bởi Văn Cao luôn nghĩ đến hai người bạn thân của mình, ông không muốn làm “kẻ ngáng đường”. Một thời gian sau, gia đình ca sĩ Kim Tiêu mang lễ vật đến ăn hỏi Hoàng Oanh, nhưng không thành bởi vì nhà gái thách cưới cao quá.
Cô tiểu
thư Hoàng Oanh sau đó lên xe hoa với nhạc sĩ Hoàng Quý, tuy nhiên ông trời phũ
phàng, chỉ được ít lâu thì Hoàng Quý mắc bệnh viêm phổi và qua đời.
Chuyện tình giữa Văn Cao và
Hoàng Oanh có lẽ thực sự chấm dứt sau khi Văn Cao yêu và lập gia đình với một
cô tiểu thư xinh đẹp khác, cũng là con gái nhà giàu, là nàng thiếu nữ Nghiêm
Thuý Băng, và bà cũng là người vợ hiền bên ông tận đến những ngày cuối cùng của
cuộc đời.
Lắng nghe Bến Xuân, có lẽ mỗi người không thể không nhớ đến mối tình giữa Văn Cao và cô tiểu thư Hoàng Oanh. Một chuyện tình lãng mạn, nên thơ nhưng éo le trắc trở, khiến cho những câu ca của bài hát càng da diết, ám ảnh hơn bao giờ hết.
Lắng nghe Bến Xuân, có lẽ mỗi người không thể không nhớ đến mối tình giữa Văn Cao và cô tiểu thư Hoàng Oanh. Một chuyện tình lãng mạn, nên thơ nhưng éo le trắc trở, khiến cho những câu ca của bài hát càng da diết, ám ảnh hơn bao giờ hết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét