Trong số những tuyệt tác phẩm của Fyodor
Dostoevsky* để lại đều có một giá trị sâu sắc về đời cũng như sự nghiệp gắn
liền với nhau; âu đó cũng là nỗi lòng của Doetoevsky.
Đặc biệt tác phẩm:
‘Zapiski iz podpol’ya / Notes From Underground / Hồi ký viết dưới hầm’.
Với một văn phong hiện đại cũng đủ nói lên một cái gì rộng mở đến với người đọc
qua tác phẩm nầy hoặc mang lại một dẫn chứng cụ thể như chìa khóa mở toang cánh
cửa vốn đã đóng kín từ lâu, một cái gì sâu thẳm thuộc cảm tính của thời buổi
chúng ta đang sống; là một gói gém trọn vẹn, ghi lại những chứng tích thời
gian, một dấu mốc lịch sử của đất nước Nga-La-Tư thời đó.
Từ ngữ ‘con người dưới
lòng đất/underground man’ nó trở thành ngữ-ngôn của một nền văn hóa đương đại,
nó trở thành một chỉ định từ như nói lên một danh tính, một xác định cụ thể của
vai trò. Từ tự nó như có một luật định tự nhiên của con người bị chà đạp dưới
đáy xã hội, một đòi hỏi đầy đủ ý nghĩa của sự bừng lên, nảy sinh từ ý thức
vô-tưởng, một siêu-thức vượt qua mọi giới hạn bình thường (hyperconsciousness)
trạng huống của bức xúc được tái tục là những gì xảy ra trong đời dù cho một
hành động ngây ngô, khờ dại.
Ở ‘Hồi ký viết dưới
hầm’ là tiếng nói của con người chủ xướng lời kêu gọi tự do, dâng hiến và
phản kháng, một tâm huyết chính qua những đề tài mà ông đã viết ra. Cái yêu cầu
của ông là vượt thoát ra khỏi biên cương ràng buộc, chống lại những gì gọi là
luật điều tự nhiên; ngay cả việc phản đối trực tiếp những gì có liên quan đến
khoa học kỹ thuật và những gì có tính thực dụng trong cuộc đời của Dostoevsky,
ông chủ trương chối bỏ mọi dữ kiện do từ xã hội đưa ra; mà chỉ tuân phục những
gì có lợi ích cho con người và cho chính bản thân ông. Dostoevsky từ chối luôn
cả y khoa, dù rằng cha ông là một y sĩ và tranh cãi những lý luận triết học
những học thuyết đó tự nhiên làm mù quáng ở nơi ông một đôi phần. Ông cho rằng
qui luật tự nhiên gây ra từ ý thức, một ý thức hoàn toàn là một cơ cấu thiết
yếu, một thay đổi mới không phải giải thích bởi qui luật tự nhiên.
Tác phẩm ‘Hồi ký
viết dưới hầm’ được ghi nhận như một thành quả tiếng tăm trong văn học sử
thế giới là một trong những tác phẩm -giống như Hamlet, Don Quixote, Don Juan
và Faust- chuẩn mực cho một công trình văn chương sáng tạo, trở thành
Dostoevsky chủ nghĩa (Dostoevskeanism), gần như một nền văn hóa quan trọng của
thế kỷ hiện nay. Một chủ nghĩa đầy ấn tượng, một biến động nội tại và một chủ
nghĩa hiện sinh của con người. Một yêu cầu cần thiết cho người nằm dưới lòng
đất hoặc như đã có một cái gì dính liền với Dostoevsky; qua một tấm lòng sốt
sắng có lợi chung và cảm thông cho kẻ nằm dưới lòng đất như chịu đựng một sức
ép, đè nén tận tâm can, như đổ lên đầu (hailed) những đau đớn, thảm họa của
cuộc đời; đó là một dự ước chống đối, một đòi hỏi công bằng xã hội mà xưa nay
cứ nhìn như qui luật tự nhiên của con người (human-nature) buộc phải chấp nhận;
do đó Dostoevsky phản kháng để được nói những gì của con người nằm dưới lòng
đất từ bấy lâu nay. Ông bày tỏ như một dự báo kinh khiếp. Thực vậy con người
nằm dưới lòng đất đã tham dự trong một tình cảnh rất chi là vây hãm và chằng
chịt, rối bời của một thứ văn chương hiện đại trong một kiểu thức biểu lộ một
tính cách hết sức triết học và hết sức ma lực của thời kỳ đầu tiên tạo dựng
những gì của Dostoevsky sau những năm lưu đày ở Tây-Bá-Lợi-Á.
The underground man
has thus entered into the very wrap and woof of modern culture in a fashion
testifying to the philosophical suggestiveness and hypnotic power of the first
great creation of Dostoevsky’s post-Siberian years.
‘Hồi ký viết dưới hầm’ lôi cuốn không ít sự chú ý của mọi giới
cho lần xuất bản đầu tiên, không ghi nhận lời phê bình hay chỉ trích của báo
giới. Năm 1883 nhà bình luận Nga N. K. Mikhailovsky đã viết trong bài báo của
ông, cho Dostoevsky là: ‘Thiên tài độc ác/A Cruel Talen/Zhestoky Talant’. Trong
truyện được trích dẫn một số dữ kiện cuộc đời, một vài trang nói lên tính háo
dâm và tranh luận, đó là những gì mà ông đã thốt ra và hành động như một vai
trò đầy linh động của con người Dostoevsky, hàm chứa một khuynh hướng đau khổ
‘tendencies to torture’ của con người ở mọi hoàn cảnh, bất luận ở đâu cũng phải
trải qua như một định hệ mà con người phải gánh chịu. Dostoevsky gánh chịu!
Hiển nhiên sau lần
phát hành tập truyện ‘Hồi ký viết dưới hầm’ là gặp phải sự chống trả
mãnh liệt, đặc biệt ở phần I. Bài triết học của giáo sư Chernyshevsky cho đây
là một lý luận tư kỷ ‘rational egoism’. Vài năm sau, tác phẩm ‘Hồi ký viết
dưới hầm’ lại được đem ra mổ xẻ kịch liệt, những lời phê phán hay bình luận
vẫn còn nghi ngờ những lý lẽ của Dostoevsky là không phản ảnh cụ thể. Trong số
đó A. Skaftymov tỏ ra châm biếm, tranh luận viễn ảnh của kẻ dưới hầm, bởi không
hợp thức và không đưa ra một tư duy luân lý đạo đức, rõ ràng là không có ý xây
dựng hay nâng đỡ của nhà báo Skaftymov.
Ông lên án Dostoevsky
như sau: ‘không những chỉ là kẻ bị cáo nhưng cũng có thể là người bị truy tố/is
not only the accuser but also one of the accused’. Skaftymov cũng nhận thức
được rằng Dostoevsky có dự mưu chống đối xã hội, chống đối chính quyền, một tư
tưởng phá hoại của kẻ thù địch… Nhưng sau này; 1920 được trả giá cao cho những
ai thông dịch về những tranh luận đầy ý nghĩa xưa cũ của Dostoevsky, không
những trong đất nước Nga mà ở khắp nơi trên thế giới; tuy nhiên ở đây là một
khám phá tình cờ chớ không đặt vai trò của ‘Hồi ký viết dưới hầm’ là văn
phẩm văn chương nghệ thuật. Mặt khác; kẻ nằm dưới lòng đất không những chỉ là
loại người tâm-lý-đạo-đức-luân-thường (moral-psychological), tất cả thể loại đó
nói lên cái lòng tư kỷ; Dostoevsky muốn phơi bày, tiết lộ tất cả những tệ đoan
xã hội do luật tự nhiên con người đề ra làm băng hoại nền luân lý, ông cũng cho
đây thuộc về ý niệm xã hội học, những gì thuộc về tâm lý phải nhận biết như một
cái gì gần gũi, thân thiết, một gạch nối tương quan giữa xã hội và con người
như một chấp nhận trong cuộc đời này.
Chỉ còn lại một cảm
thông cho kẻ nằm dưới lòng đất với một lời nhắn nhủ ân cần rằng; ‘một con nguời
minh mẫn trong thế kỷ này phải là thế (chịu đựng) và phải hết lòng luân lý đạo
đức; đó là cử chỉ cao quý được coi là có một chút gì sáng tạo’ Một tư duy như
thế đưa tới một kết quả của siêu-thức (hyperconscious). ‘Đó là ý thức cao cả,
tuyệt vời như chúng ta dùng để nói ở một lần nào đó(ở năm 1840). Nhưng, tôi
hoàn toàn tuyệt vọng đã đắm chìm trong bãi lầy của tôi, có thể nhiều hơn thế
nữa, tôi hoàn toàn chìm vào vực thẳm’ (All the sublime and the beautiful, as we
used to say at one time (the 1840’s). But the more deeply I sank into my mire
the more capable I became of sinking into it completely. (p.102 HKVDH).
Thì đó cũng đủ cho ta
thấy một trạng thái lạ lùng về một nền luân lý khiếm nhược mà những sự cớ như
thế kẻ nằm dưới đáy tận cùng (underground man) đối đầu hai mặt: vừa là phòng
thủ vừa là bị khinh miệt, một trạng huống rối bời bởi một chấp nạp hoàn cảnh.
Nhưng Dostoevsky tự nhủ rằng: ‘Tôi đạt đến mục đích/I reached the point’. Ông
nói trong dịp trở về ở Peterburg. Từ đó cho ta thấy ở Dostoevsky là con người
của hành động ‘the man of action’. Cho nên chi những gì quá khích hoặc châm
biếm là trật chỗ của bình thường nghĩa là không phù hợp tâm lý đạo đức
‘moral-psychic’. Chúng ta nghiêm chỉnh mà nắm lấy cái gì tương quan với con
người nằm dưới hầm, ấy là những gì Dostoevsky đã nói ra trong trí tưởng của
ông. Dostoevsky tin ở chính ông là không có gì hơn l’homme de la nature et de
la vérité luật tự nhiên của con người và sự thật là nền móng căn bản dành cho
con người hành động; chận đứng tất cả những vấn đề đưa ra và bất cứ lý do nào.
Đó là siêu-thức của kẻ nằm dưới hầm, bởi họ thiếu may mắn mà chỉ có bằng một
thứ tình cảm thương hại ‘-chỉ còn cách, đánh bể bức tường nếu anh có thể.-that
is, to beat the wall as hard as you can’ (P.103-105 HKVDH). Đối với kẻ ở dưới
hầm cuộc đời gần như thiếu thốn để hóa ra ngu xuẩn ‘reductio ad absurdum’cái sự
lý đó là của con người hành động và là một bày tỏ sự thật có nghĩa rằng chính
bản thân Dostoesky tin vào công lý, dẫu có mù lòa nhưng cầm chắc được niềm tin
chân thật. Đó là hành động ngăn ngừa những gì có thể xẩy ra từ đó thấu được con
người thực nằm dưới hầm như tấm gương chiếu vào hình ảnh họ, và… (from seeing
the underground man as their mirror image, and from acknowledging the greeting
he might have given them: ‘hypocrite lecteur, mon semblable, mon frère’ (thơ
của Baudelaire).
Thực ra; chúng ta
không thấy ông ta, chúng ta chỉ nghe qua danh ông và cũng chưa hẳn lãnh hội một
cách đầy đủ ý tứ của ông nhưng có chăng cũng chỉ là cái nhìn qua cái rạn nứt
cuối chân tường. Dostoevsky chỉ ngỏ ý với thế giới cũng qua cái rạn nứt đó mà
thôi, tuy nhiên ông cũng bỏ công suốt hành trình dài để lắng nghe lời bình phẩm
về tác phẩm và con người của ông, ngay cả việc chống đối ra mặt, ông biết điều
đó và ngay cả khi ông thường nói đó là thể loại nghịch lý a -typical paradox-
không cần phải thu tập, bởi tất cả đã dự ước, tất cả là hư cấu, tất cả là
‘phiạ’ để trở thành thực. Vào truyện ta gặp ngay lời than thở, trách móc : “I
am a sick man… I am a wicked man…” Tôi là thằng bệnh, bệnh ở đây không phải ốm
đau, mà bệnh là ‘dở hơi’ không-giống-ai đó là lời tự thán. Tôi là thằng người
tồi tệ, đốn mạt, xấu xa đó là chứng nhân của xã hội sinh ông ra như vậy để trở
thành con người vất bỏ. Vậy thì ở đây Dostoevsky muốn nói chính ông hay đây là
lời oán chung; ông cho tất cả những gì xảy ra trong đời đôi khi không còn thực
invented it all, một qui luật tự nhiên phải đối đầu l’homme de la nature!
Dostoevsky có lần giới thiệu ý tưởng hợp nhất của mình, qua lời kể: đó là sự
bất ổn nội tại, một cái gì lâu dài của ‘thổ ngữ’ của một tri thức riêng biệt.
Tất cả dấy lên hầu hết ở tác phẩm của ông, song le; vẫn tàn ẩn một sự phản
kháng, một dâng hiến tấm lòng và một đòi hỏi tự do trong ông.
Chữ ‘notes/chép’
Dostoevsky dùng ở đây hết sức văn hoa -literariness- chữ nghĩa của văn chương
thẩm mỹ ngụ ý hơn là bày tỏ và nghe qua không văn vẻ chút nào cả; đó là cách
riêng của ông như muốn nói lên hai bề mặt của ngôn ngữ, đồng thời là kết quả
của một ý thức cao siêu -heightened consciousness- một điều gì trắc ẩn của ông
để phù hợp vào những ý nghĩa khác mà ông nói không thành văn. Vậy thì ý niệm
nhất thể trong Hồi ký viết dưới hầm có nghĩa rằng những lời
ghi từ tận đáy lòng (lòng đất) Notes from Underground là một nhập thể biểu hiện
của con người kể chuyện, là một dàn dựng vở kịch trong cách diễn trình (để
viết). Ở đây được coi như một lối kiểm soát tính chất nghệ thuật lồng vào trong
văn viết của Dostoevsky.
Đó là những gì mà tác
giả muốn viết tất cả những uất nghẹn chìm đắm dưới vực thẳm, một lối thoát cho
kẻ bị đè dưới bùn. Đọc trọn vẹn ý nghĩa đó để thấy được ngọn nguồn của
Dostoevsky. Ông nói: ‘Tôi thật lòng đọc. Tôi muốn dập tắt mọi cảm giác bên
ngoài tất cả những sự cớ đó không ngừng lại để đun sôi trong tôi. Và theo đó
cảm giác ngoại giới chỉ có thể đến cho tôi mỗi khi đọc. Dĩ nhiên, chỉ có đọc là
giúp tôi giải thoát –kích thích tôi, thắp sáng một cách thích thú và hành hạ
tôi’ (I mainly used to read. I wished to stifle with external sensation all
that was ceaselessly boiling up inside me. And among external sensation the
only one possible for me was reading. Reading was, of course, a great help-it
stirred, delighted, and tormented me) Đó là tư duy tuổi thiếu thời ông (1840).
Ông đọc, ông mơ và ông đã tham dự vào một ít trụy lạc. Đây là ba thứ vui khuây
khỏa và đấy chính là điều hứng khởi cho ông viết. Vậy thì một trong ba thứ đó,
thứ gì tạo cảm quan cho ông? -Đọc là điều bổ ích cho ông. Ông tìm thấy những
khác biệt của từng tác giả và nhờ đó ông thấy được ông; với nhân vật Manfred
của Byron, với vai trò nhà văn của Pushkin và Lermontov –tất cả là những vóc
dáng đầy ấn tượng. Để tâm nhiều về Rousseau. Đi xa hơn nhưng vẫn còn lờ mờ về
Kant và Schiller cả triết lẫn thơ. Nghiền ngẫm xong Dostoevsky chỉ tóm gọn
trong một câu: ‘quá đẹp và quá cao siêu/ the beautiful and lofty’. Như vậy
Dostoevsky đã né tránh được những gì là xấu xa, đê hèn mà ông đã ‘trụy lạc để
tìm nguồn cảm hứng’ và từ đó lòng nhủ lòng từng ngày, mãi 16 năm sau Dostoevsky
mới cúi đầu xưng tội. Cho nên chi tác phẩm của Dostoevsky đã ẩn giấu, đã nhiều
lần lên án, phê bình một phần vượt quá xa tư duy, nói như thế có khác gì buộc
tội ông nhưng trong đó ta vẫn tìm thấy nhân tính của con người với những đòi
hỏi cả hai mặt tinh thần và vật chất, bất luận ở hoàn cảnh nào. Văn chương của
ông trở nên ngọn đuốc thời đại và dần dà thấm sâu vào lòng người như một tâm lý
chung.
Nhưng nhớ cho; tập
truyện này dành cho lớp người nằm dưới vực thẳm, những kẻ nằm tận cùng đáy xã
hội ‘the underground- man’ chớ không dành cho Dostoevsky; dẫu rằng có cả hai sự
ngẫu hợp: giữa người với người -man to man-, giữa ngữ ngôn với ngôn ngữ -word
for word- Thật vậy; đó là cá tính sắc bén của ‘người nằm dưới hầm’ làm tăng
thêm bối rối và tăng thêm lời thú tội cho chính ông. Ít nhiều nói lên được cái
bi thảm mà con người phải gánh chịu (hoặc nói cho cùng là nỗi buồn khủng khiếp)
–đó là giòng chảy không ngừng trong tập truyện Hồi ký viết dưới hầm/that
pervades Notes from Underground. Chắc chắn một điều là Dostoevsky đã trút hết
vào đó như chính bản thân ông cùng một hoàn cảnh, trạng huống, một xúc động
mãnh liệt của người diễn văn.
Như đã nói; tập truyện
này là của người ẩn núp, người của đè bẹp, người nằm dưới lòng đất là chứng
nhân của sự vùng vẫy, tự tủi hổ, bất tuân phục, buông thả, mất lập trường. Một
đòi hỏi để được xác thực/genuine, để được minh oan luật tự nhiên của con người
l’homme de la nature et de la vérité. Nếu những lời ấy cho là thô lỗ ‘thì không
còn chữ nào nói ra đây nhưng đây là hình phạt sửa sai – no longer literature,
but corrective punishment; thì đó là quyết định cuối cùng của người diễn từ
(Dostoevsky). Chính tiếng thốt đó mà Nietzsche gọi là: ‘âm vang của huyết
lệ/the voice of the blood’ nằm trong những lời văn của Dostoevsky. Chúng ta
không thấy ‘the underground man/kẻ nằm dưới hầm’ mà chính chúng ta là kẻ nằm
dưới hầm để ghi chép thành văn nỗi thống khổ của con người mà mỗi giòng chảy là
tiếng chảy của huyết lệ. Cái siêu-thức của Dostoevsky là ở chỗ đó. Dostoevsky
đại diện cho chúng ta nói lên lời uất nghẹn. Khổ cho kẻ mù mờ chưa thấu đáo lý
thuyết của Dostoevsky nhưng lại bàn nhiều về Dosteovsky. Rõ khốn!
Tiểu thuyết của
Dostoevsky có một vài điều khó hiểu và khác lạ. Nó mang tính chất bi hài kịch,
một diễn tả tột cùng bi thảm của con người qua từng dòng chữ, những gì xảy ra
trong đời đều được gói gém một cách tài tình, tế nhị vừa tinh xảo vừa bén nhạy,
tiếng vọng đó từ dưới mặt đất nhà sàn phản lên –this voice from under the
floorboards với tất cả thống khổ đều bị cầm lại. Chủ nhân đang nằm trên tiếng
than của underground man!
Oái oăm thay người ta
không thừa nhận Dostoevsky là unherground man viết hồi ký ở dưới hầm, đời vẫn
không cho đó là một lý luận vững chắc của giai tầng xã hội, nhưng mãi về sau
người ta mới lãnh hội được con tim của ông, người ta coi ông là đỉnh cao trí
tuệ ‘heightened consciousness’ với ý thức cao siêu, người của thế kỷ mười chín.
Những biến động xã hội, những đổi thay của con người bao nhiêu sự cớ đó là động
lực phát sinh một tư duy ‘dưới hầm’. Trong một xã hội sắp đặt trật chỗ để trở
nên một thứ văn hóa ngoại lai. Ông cảm thấy một tinh hoa văn hóa Nga đã đi lệch
hướng và đánh giá chưa được sâu sắc.
Nhận xét của
Dostoevsky có thể là một cái nhìn chủ quan, một định kiến về mặt xã hội, về
quyền bình đẳng và cũng có thể lo ngại cho nền văn hóa ngoại lai –a spiritual
void filled with foreign content; cũng có thể tác động từ tinh thần kỷ nghệ tư
bản chủ nghĩa và có thể ảnh hưởng lâu đài tráng lệ ‘the crystal palace’ của
những đất nước quân chủ. Hồi ký viết dưới hầm có một biểu lộ tương tự với lối
cấu trúc tương lai cho tổ chức xã hội chủ nghĩa, có thể đây là một ý ngầm của
tác giả muốn khai phóng xã hội như một cuộc cách mạng. Báo chí cũng như phê
bình quả quyết về điều này, nhưng mặt khác có kẻ lại đồng tình. Nhưng nói cho
ngay tác phẩm này chỉ để lại một ít hình ảnh lạc hướng trong tư duy điều hợp
với hoàn cảnh, nhưng tố cáo những gì sai lầm và những sắp xếp trật chỗ theo
luật tự nhiên trong xã hội; người dưới hầm được ông mô tả qua một ngữ điệu tinh
xảo, khéo léo.
Hai lần tiểu thuyết
này được thay mặt cho hai lần diễn đàn và trình diễn trước công chúng nói về
sự phát triển và tiến hóa của giới trí thức Nga thời ấy: cảm tính văn chương
1840, và lý luận văn chương thực dụng 1860. Đó là thời gian của tự do và thời
gian của hư vô. Một trong những tác phẩm của Dotoevsky là để lồng vào một cách
chu đáo trong những bài viết sau cùng như một trách nhiệm giải phóng qua mọi
thế hệ với sự bộc phát của chủ nghĩa hư vô, một quan niệm mà ông đã biểu hiện
qua tiểu thuyết ‘Quỷ sứ/Demons’ (1871-1872) nói lên vóc dáng, khía cạnh cá
tính của mơ mộng hão huyền với những tác phẩm của Stepan Verkhovensky và Pyotr.
Ngược lại trong Hồi ký viết dưới hầm là một phát triển và phản ảnh được những
gì trong ý hướng của con người: giai đoạn đầu là thực hành để kiểm soát hành
động như cuộc bút chiến chống lại sự phát triển. Giai đoạn hai là giựt lấy
chiến thắng từ những khuynh hướng mơ mộng hão huyền đã xâm nhập vào họ. Hoàn
cảnh được tiếp nối của hai giai đoạn trên dường như dẫn đường cho chúng một
khám phá mới. Tuy nhiên, người nằm dưới hầm là một thể loại khó cho một lý lẽ
tư kỷ ‘rational egoist’ có quá nhiều hơn những gì ông muốn biến thành thể loại
lãng mạn. Ông cố đưa vào một thứ văn chương bóng bẩy và tình tứ, chỉ thấy duy
nhất ở trang cuối tập truyện một chút gì nhẹ nhàng: “Xin lỗi, thưa ông, nhưng
tôi không biện minh cho chính tôi với tất cả những gì tôi muốn nói ra đây. Xa
cách tôi mà chính tôi đã quan tâm, tôi chỉ mang lại đây một cái gì tuyệt vời vô
cùng tận trong đời sống của tôi; ngay những gì ông không dám mang theo dù cho
nửa dặm đường…” (Excuse me, gentlemen, but I am not justifying myself with this
‘allishness’. As far as I myself am concerned. I have merely carried to an
extreme in my life what you have not dared to carry even halfway…)
Cái từ ‘quý
ông/gentlement’ Dostoevsky dùng ở đây như một bày tỏ, nhấn mạnh địa vị xã hội
có đẳng cấp, xuyên qua hầu hết trong ‘nhật ký/notes’, trong khi ấy nó không tỏ
rõ ngôi thứ hai ‘ông’ một cách bình thường mà ở thời đó (1860) thể loại ‘thưa
ông’ dành cho người có học và giới thượng lưu. Đây là dấu hiệu thử thách qui
phục và chấp hành một cách nghiêm chỉnh không thể làm giảm đi sự hiện hữu của
con người. Đó là những gì mà ông đưa ra như nhắc nhở về một học thuyết của ‘lý
lẽ tư kỷ/rational egoism’ một điều hợp sáng tỏ và có lợi.
Con người từ dưới hầm
lý sự, bắt bẻ là nhân vật đối thủ của ông là kết quả những quan niệm đã mang
lại để đi tới tuyệt đỉnh của cuộc đời. Đó chính là kết quả dành cho Dostoevsky.
Tuy nhiên đây không phải nói lên một cá tính nồng cốt hay đặt nặng vai trò chủ
lực cho một khuynh hướng, dù là khuynh hướng đảo khuynh, mà ở đây diễn trình
của tự nó, người đọc có thể tìm thấy ở chính mình; nhưng đại đa số nội quan đó
là nằm trong một nội lực kiên cố. Đại đa số của mỗi con người hoàn toàn không
thêm một ý niệm học nào cả trong cùng một ý thức của dữ kiện xảy ra mà như
sẵn có lý lẽ của l’homme de la nature et de la vérité, hành động đó như một
khí cụ và là đối tượng chủ thể cho một lý thuyết tự nhiên có từ gốc rễ của xã
hội mà ra. Một tập hợp không có chi khác lạ nhưng bao gồm, đan kết vào nhau,
như hòa âm cùng thể điệu, tất cả được coi như biểu đồng tình của đại đa số.
Vậy thì hòa âm điền dã hay hòa âm tiết điệu? Thưa rằng; người nằm dưới hầm
không thể nói -hắn chưa bao giờ tìm thấy ở đó- Nhưng hắn biết hắn không tìm
thấy sự cớ, hắn ý thức được, bởi trong tâm can hắn không hòa hợp cho một tiết
điệu như thế, hắn không chia sớt gì được cả mà là đưa tới cái ngọn nguồn của
đau đớn mà đó cũng là ngọn nguồn đưa tới nhận thức.
What the principle of
this harmony is, the underground man cannot say; he has never found it. But he
‘knows’ he has not found it; he knows, because his inner disharmony, his
dividedness which is the source of his suffering, is also the source of
consciousness.
Xứng đáng một điều cho
Dostoevsky phủ nhận vai trò mà có mình trong đó, tuyệt đối không ‘nhân cách
hoá’ nhưng hầu như bị đời từ chối về cái nhìn chủ quan qua thế giới riêng tư
của ông như có ý bắt buộc. Dù ông đã rốt ráo diễn tả tận cùng của người nằm
dưới lòng đất ‘underground man’ như ám chỉ con người ông phải chịu khổ ải dưới
bất cứ hoàn cảnh nào qua bao ‘triều đại’; hay quá luân lý hay quá phê phán mà
làm cho ngòi bút của Dostoesky nhiều lúc đi vào ngõ cụt. Song le; ít nhiều ở
Dostoevsky cũng nói lên được nỗi bi thảm của con người trong tiểu thuyết Hồi ký
viết dưới hầm. Một dấu ấn thời đại. Nếu nhìn trên bình diện để phê bình thì văn
phẩm của Dostoesky không phải thiếu tính nhân bản. Một số triết gia, văn nhân
Pháp về sau cũng đồng tình trong lời văn của Dostoesky vẫn có chất siêu hình và
hư vô nằm rải rác trong những tác phẩm của ông. Nhưng phải hiểu cho rằng đó là
một dàn trải nội tại, một cái gọi là chết-chưa-chôn trong cái đang sống ‘a sort
of death-in-life’ chính đó là sinh tồn thảm cảnh ‘birth of tragety’. Cái cảnh
này giống như vai trò của Raskolnikov và Mitya trong Anh em nhà Karamazov.
Nhưng trước hay sau, lâu nay hay bây giờ tất cả con người là những kẻ nằm dưới
lòng đất của những năm tháng khủng khiếp l’année terrible. Một chấp nhận thương
đau cho những kẻ-khốn-cùng trong Les Misérable (person/man) của V. Hugo.
‘Biết bao tiết điệu
buồn chỉ có trong Hồi ký viết dưới hầm là đáng giá ngàn vàng!/How much the mere
tone of Notes from Underground is worth!’ (Lev Shestov).
Nhà triết học Shestov,
nhà phê bình Mochulsky và hầu hết độc giả Nga cho ‘Hồi ký viết dưới hầm’ là ‘lạ
lùng/very strange’ nghĩa là nội dung khác và mới mang lại một tư duy cách riêng
không giống những người đồng thời và những nhà văn đi trước. Họ cho truyện của
Dostoevsky có cái chất vụng về mà cân nhắc ‘deliberately clumsy’ dù rằng khuynh
hướng nghiêng về mặt nghệ thuật luân lý. Cho nên chi văn chương của Dostoevsky
chứa đựng một âm điệu đầy màu sắc, ông sử dụng cái gọi là: ‘chỉ là ngữ
điệu/mere tone’, một tiếng nói mà chỉ có tiếng nói của kẻ dưới lòng đất mới
hiểu thấu nỗi thống khổ đó.
Một tư duy tựa như có
chất triết bao trùm hoặc rải rác trong những tác phẩm của ông. ‘Người dưới hầm’
không có thuật ngữ của những gì gọi là triết học cả. Trong khi đó Dostoevsky
chỉ lồng vào truyện những ngữ ngôn như châm biếm, như trào lộng để cho nhân vật
trở nên sống động và hào hứng, bên cạnh đó ông sử dụng nhiều chữ đọc lên khó
hiểu và không diễn giải làm cho người đọc đâm ra nghi vấn. Chính cái sự khó hiểu
mà làm cho người ta tưởng như là triết thuyết. Hay đó là lối ‘chơi chữ’ của
Dostoevsky.
Trước khi trích dẫn
một đoạn ngắn trong: ‘Hồi ký viết dưới hầm’ tưởng cũng cần đọc qua đôi điều của
tác giả phân tích về chữ ‘chép’ và ‘ghi’ như sau:
‘Người sáng tác ra hai
chữ ‘chép’ và ‘ghi’ chính nó là một nghĩa; đương nhiên là chuyện hoàn toàn hư
cấu. Tuy nhiên vẫn có nhiều người coi đây như là chuyện của người viết ghi,
chép việc để nhớ lại, không những chỉ điều đó đã đành mà còn ghi lại sự sống
của con người trong xã hội của chúng ta đang sống; nó cũng một hoàn cảnh dưới
dạng thức cân nhắc suy nghĩ, nói chung những gì như đã nêu là hình thức xã hội
của chúng ta đang sống. Tôi mong sao những điều này là lợi ích trước khi đương
đầu của tập quán công cộng, một ít nhiều minh bạch hơn những gì thông thường
xảy ra, một trong những vai trò giữa lúc vừa mới đi qua. Người nằm dưới hầm là
nhân vật đại diện của một thế hệ, cái sự lý đó còn sống ngoài cuộc đời
này.Trong từng khúc đoạn, từng mảng vở gom lại dưới tiêu đề ‘Người dưới hầm’
một nhân vật tự giới thiệu mình, một cảnh tượng của đời hắn, tìm kiếm như đã
xảy ra, một lý do trong sáng thì tại sao hắn hiện ra đây mà phải hiện ra giữa
chúng ta. Trong cái vỡ vụn vẫn tiếp nối và sẽ đến trong cái “viết lại” thực tế
của con người về một điều rất cụ thể; đúng thế! ngay cả cuộc đời cũa hắn
(underground man) đang sống’. (F.M. Dostoevsky)
‘Both the author of
the notes and the ‘Notes’ themselves are, of course; fictional. Nevertheless,
such persons as the writer of such notes not only may but even must exist in
our society, taking into consideration the circumstances under which our
society has generally formed. I wished to bring before the face of the public,
a bit more conspicuously than usual, one of the characters of a time recently
passed. He is one represen tative of a generation that is still living out its
life. In this fragment, entitled ‘Underground’ this person introduces himself,
his outlook, and seeks, as it were, to elucidate the reasons why he appeared
and had to appear among us. In the subsequent fragment will come this person’s
actual “notes” about certain events in his life. (F.M.D).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét