LẠM
BÀN VỀ CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN
Tôi rất thích gọi
chị là chị Tư thay cho cái mỹ từ “nhà văn Nguyễn Ngọc Tư” kiểu cách. Bởi văn
của chị là đặc trưng cho cả một vùng sông nước miền Tây xuề xòa, xuề xòa đến
khiếm nhã. Người miền Tây thường không câu nệ lễ nghi chi cho phiền phức, khách
tới nhà chơi, chủ nhà còn ở trần trùng trục ra tiếp, rồi chẳng cần biết khách
có đồng ý hay không cũng nói vọng ra đằng sau bếp biểu bà nhà chuẩn bị đồ nhậu
được mà! Tuy không thanh lịch như người Tràng An, nhưng người miền Tây được cái
thoải mái, ruột thẳng tưng như đọt măng mới nhú, có sao nói vậy, dễ ợt hiểu à!
Thì cũng y như cái cách mà chị
Tư diễn tả đoạn Nương hỏi người đàn bà đang trú nhờ trên ghe nhà mình, làm gì
để bị người ta đánh ra nông nổi vậy, người đàn bà trả lời,“Làm đĩ”. Ta nói nghe
nó mênh mông sông nước miền Tây sao đâu á! Cái sự trơ tráo, chẳng chút
ngập ngừng của một người đàn bà vừa mới trải qua một trận đánh ghen tơi bời hoa
lá như thế, cho ta thấy điều gì? Để lát nữa kể cho nghe.
Lần đầu tiên tôi đọc Cánh đồng
bất tận của chị Tư là vào một buổi chiều mệt mỏi sau khi đã online suốt mấy
tiếng đồng hồ, thế nhưng khi đọc những dòng đầu tiên, tôi đã quên hết tất cả
mọi thứ mà đọc đến dòng cuối cùng. Để rồi khi đứng lên, tôi như choáng váng,
xây xẩm mặt mày, một phần cũng do ngồi trên máy quá lâu, nhưng chung quy cũng
là do Cánh đồng bất tận của chỉ quá ư là khốc liệt. Đây là lần đầu tiên tôi đọc
một tác phẩm bạo đến như vậy. Cái gì trong Cánh đồng bất tận cũng mới mẻ, chí
ít là đối với tôi.
Chị Tư có thể nói là người đầu
tiên dùng keo dán sắt để đổ vào cửa mình của một người đàn bà khác. Tôi chưa
thấy ai ác như người phụ nữ mà tôi gọi bằng chị này! Quá ác! Tôi cũng đã từng
có lần nghịch keo dán sắt nên biết sao hông, ý là chỉ mới dính trên tay thôi đó
nghen, mà bàn tay thì vốn đã chai sần, gỡ ra còn đỏ nhừ, tươm máu, huống hồ gì
vùng da non mởn nắng không ưa, mưa không với tới đó. Nghĩ tới chỉ có rùng mình,
da gà nổi lên hết cả. Thứ cảm xúc quyết liệt, mãnh liệt, bạo liệt, khốc liệt
muốn…bại liệt như thế này, chỉ chị Tư mới có.
Rồi cũng chị Tư là người đầu
tiên đem cái vụ kinh nguyệt của chị em phụ nữ ướm lên từng trang viết của mình.
Nương lần đầu tiên có kinh, máu chảy giữa hai đùi không tạnh, thằng Điền phải
bứt đọt chuối nhai lấy bã, rồi lấy thuốc gò đắp vô để cầm máu cũng chẳng ăn
thua. Đọc đoạn đó tôi chỉ thấy duy nhất sự bất lực đang đè lên hai đứa trẻ chăn
vịt vốn thiếu hơi người (cái sự bất lực cùng cực này cũng giống như hai chữ
"Làm đĩ!" phát ra từ miệng của người đàn bà phong trần ở nhờ trên
chiếc ghe cũ kĩ). Nó nghèn nghẹn trong cổ họng chứ không nói được nên lời.
Và tôi tuyệt nhiên quên đi cái sự dơ dáy, bẩn thỉu của thứ mà bất cứ người đàn
ông nào cũng cho là gớm ghiếc. Làm được điều này, có lẽ chỉ có mỗi chị Tư.
Và cuối cùng, khi sự cùng cực
lên tới đỉnh điểm, chị Tư đã để cho mấy thằng chăn vịt, đại diện cho sự báo
ứng, hiếp dâm cô gái nhỏ vốn vẫn còn trinh trắng (cả thể xác lẫn tâm hồn).
Truyện ngắn có cảnh nóng, tôi đọc cũng nhiều, cảnh hiếp dâm cũng có luôn. Tôi
vẫn nhớ khi đọc Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng, khi “cậu trời” Đặng Lân
cưỡng dâm Quỳnh Hoa công chúa, con gái yêu của chúa Trịnh Sâm, nàng đã Đặng Lân
chuốc say nên chẳng có sự phản kháng nào đáng kể.
Rồi trong Con nhà nghèo của Hồ Biểu Chánh, khi ông hội đồng hiếp dâm cô người ở tên Lựu, cũng chẳng có một sự chống cự nào, bởi hoàn cảnh thời cuộc khi đó (biết đâu khi có con với hội đồng rồi thì đổi vận cũng nên). Vậy nhưng, đây là lần đầu tiên, tôi được chị Tư cho xem một cảnh hiếp dâm ngay giữa những năm đầu tiên của thế kỉ 21, thời của sự công bằng và luật pháp. Bởi vậy nên sự giằng xé xảy ra rất quyết liệt, nhưng rồi cuộc cưỡng hiếp cũng xảy ra, và oan nghiệt hơn là tụi nó thay phiên nhau đè nghiến người cha để xem cho tròn cảnh đứa con gái bị người đời hãm hiếp. Bất lực lên đến tột cùng! Sự phẫn uất dường như bùng nổ. Cảm xúc thăng hoa một cách tự nhiên trong tâm thức mỗi độc giả. Tôi, khi ấy, khi vừa đọc xong những dòng chữ cuối cùng, chỉ có thể nói là choáng váng.
Rồi trong Con nhà nghèo của Hồ Biểu Chánh, khi ông hội đồng hiếp dâm cô người ở tên Lựu, cũng chẳng có một sự chống cự nào, bởi hoàn cảnh thời cuộc khi đó (biết đâu khi có con với hội đồng rồi thì đổi vận cũng nên). Vậy nhưng, đây là lần đầu tiên, tôi được chị Tư cho xem một cảnh hiếp dâm ngay giữa những năm đầu tiên của thế kỉ 21, thời của sự công bằng và luật pháp. Bởi vậy nên sự giằng xé xảy ra rất quyết liệt, nhưng rồi cuộc cưỡng hiếp cũng xảy ra, và oan nghiệt hơn là tụi nó thay phiên nhau đè nghiến người cha để xem cho tròn cảnh đứa con gái bị người đời hãm hiếp. Bất lực lên đến tột cùng! Sự phẫn uất dường như bùng nổ. Cảm xúc thăng hoa một cách tự nhiên trong tâm thức mỗi độc giả. Tôi, khi ấy, khi vừa đọc xong những dòng chữ cuối cùng, chỉ có thể nói là choáng váng.
Đó là những gì mới mẻ mà tôi có
thể rút ra từ truyện ngắn Cánh đồng bất của chị Tư. Và đó chỉ là những điều mới
mẻ thôi, vẫn chưa bàn tới những cái chuẩn mực mà chị đã xây dựng cho cả một tập
truyện ngắn cùng tên.
Nếu ai đã từng đọc entry “Vài dòng
về cái bất tận của cánh đồng mang tên Nguyễn Ngọc Tư” thì cũng đã biết tới những sự trùng lắp với
nhau theo một trật tự xuyên suốt. Đó là những cuộc rượt đuổi, đó là những sự
chờ đợi không có bắt đầu, cũng không có kết thúc. Những gì mà chị Tư cho chúng
ta thấy chỉ là một điểm dừng trên dòng chảy bất tận của một cuộc đời nào đó,
rồi từ những dòng chảy bất tận ấy trong mỗi một truyện ngắn đã tập hợp lại
thành một cánh đồng bất tận. Và truyện ngắn cùng tên này cũng không là ngoại
lệ.
Đó là cuộc rượt đuổi giữa Điền,
Sương và Út Vũ. Điền yêu Sương, nhưng Sương lại đi thương ông Út Vũ. Nhưng mãi
mãi đó cũng chỉ là những cuộc rượt đuổi. Điền sẽ không bao giờ với tới được tới
một cô gái điếm như Sương, và Sương cũng sẽ chẳng bao giờ chen được vào trái
tim chai sần vốn đã mang quá nhiều thương tổn của Út Vũ.
Chúng ta rồi cũng chẳng biết cô
gái điếm tên Sương ấy đến từ đâu và rồi sẽ đi đâu. Khi chị Tư cho chúng ta gặp
cô thì cô đã đi được một quãng của đời mình, được đôi ba bữa lại lên đường để
đi tiếp với sự thất vọng tràn trề mà chẳng biết, cô sẽ đi được bao nhiêu trong
những tháng ngày còn lại. Thành thử ra, cuộc đời của Sương cứ như được chị Tư
trải dài ra 2 đầu mút, một đầu là quá khứ còn đầu kia là tương lai, ra đến vô
cùng. Hình ảnh này rất quen thuộc khi đem so với hành trình tìm con của ông Năm
Nhỏ trong Cải ơi!, hành trình tìm vợ của ông Sáu Đèo trong Biển người mênh
mông, và của một bà vợ chính thất đi tìm người vợ hờ cho chồng trong Dòng nhớ.
Tất cả những dòng chảy cuộc đời được chị Tư nguệch ngoạc vẽ ra rồi gom lại
thành một cánh đồng bất tận.
Và tiếp theo chúng ra sẽ nói về
cái chuỗi bi kịch nối tiếp bi kịch trong Cánh đồng bất tận. Điều này được thể
hiện sơ bộ qua cái lời tựa mà chị Tư viết vào đầu truyện.
Bi kịch bắt đầu từ câu nói hờn
dỗi của Nương, lúc vẫn là một bé con ăn chưa no lo chưa tới, khi bắt gặp cảnh
mẹ mình lang chạ với một người đàn ông không phải cha mình. Để rồi người đàn bà
có nụ cười “lấp lánh cả một khúc sông” ấy không còn mặt mũi nào nhìn chồng con
mà phải bỏ nhà ra đi. Người chống uất ức sự phản bội của người vợ, cùng với
chiếc ghe và đàn vịt của mình, lang thang khắp nơi và rắp tâm biến thành người
bội bạc, lừa gạt hết người phụ nữ này đến người phụ nữ khác (như cái cách mà
người lái ghe buôn vải đã từng dụ dỗ vợ mình). Và khi những người con của người
đàn bà bị người chồng lừa gạt lớn lên, được mẹ/cha của chúng dạy rằng, “phải
đánh chết tụi chăn vịt kia”. Một ngày, Nương cuối cùng cũng bị những thằng chăn
vịt mới lớn, lấy đi sự trinh trắng – thứ thiêng liêng nhất của một đời con gái,
như là một sự báo ứng đã định sẳn cho người chồng (bằng cách trút xuống đầu đứa
con của người chồng đó). Hận quá là hận đi chứ! Bởi vậy nên nhất thiết sau này,
Nương phải đặt cho con mình những cái tên như Hận, Thù để ghi nhớ sự ê chề,
nghiệt ngã mà mình phải đeo mang…
Nhưng không, chị Tư không để
cho Nương làm điều đó. Như lời mở đầu của truyện ngắn, chị Tư đã viện dẫn một
câu nói của nhà Phật: “Khi nào bạn bực tức, hãy bất động! Ngay tại đó! Đừng cử động!
Đừng làm gì cả! Đừng nói gì – dù chỉ một lời. Hãy yên lặng và bất động hoàn
toàn. Tuyệt đối không biết gì đến kẻ hoặc sự việc làm cho mình giận dữ” (Hạn chế sân hận, trải rộng tình thương – Tỳ
kheo VISUDDOHÀCÀRAZ). Nương là người duy nhất trong truyện ngắn đạt được tới
cảnh giới đó. Đây xem như là một kết thúc có hậu. Nương sẽ đặt tên cho đứa bé
là Thương, là Nhớ, hay Dịu, Xuyến, Hường,… Đứa trẻ không cha nhưng chắc chắn sẽ
được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống đến hết đời, vì được mẹ dạy, là
trẻ con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn. Thông điệp được rút ra từ
một bi kịch vốn nối dài đã được Nương ngắt lại.
Hiền dịu và đẹp đến không ngờ. Đến đây thì ta lại thấy, cái màng trinh vốn đã bị ai đó cố tình xé toạc đi, đã không còn quan trọng nữa. Cái hiền dịu, thanh thoát tỏa ra từ một tâm hồn khiết tinh, như một đóa sen đứng lên trong ngập ngụa bùn đen giữa cánh đồng bất tận, mới là cái đọng lại sâu trong tâm trí mỗi đọc giả đã đọc qua tác phẩm này.
Hiền dịu và đẹp đến không ngờ. Đến đây thì ta lại thấy, cái màng trinh vốn đã bị ai đó cố tình xé toạc đi, đã không còn quan trọng nữa. Cái hiền dịu, thanh thoát tỏa ra từ một tâm hồn khiết tinh, như một đóa sen đứng lên trong ngập ngụa bùn đen giữa cánh đồng bất tận, mới là cái đọng lại sâu trong tâm trí mỗi đọc giả đã đọc qua tác phẩm này.
Nói chung là chị Tư rất hợp với
truyện ngắn, mà càng ngắn thì lại càng hợp, haha… Không cố tình nhưng thật sự
thì tôi thích đọc những truyện ngắn chỉ dài khoảng mươi trang hơn là những
truyện được gọi là truyện ngắn đúng nghĩa. Điều đó đồng nghĩa là Cánh đồng bất
tận không phải không có chổ để chê (mặc dù tôi luôn miệng khen lấy khen để từ
nãy đến giờ). Đến tận bây giờ, tôi vẫn cứ mong được một lần gặp chị để hỏi cho
rõ, có phải thằng Điền nó bị bịnh…trứng dại bọng hông, kaka… Bởi trong truyện
có đoạn, “Tự dưng nét mặt chị bỗng âu yếm lạ, như đang nựng nịu một đứa
bé con, và thằng em trai mười bảy tuổi của tôi đứng đực ra, chết lặng trong nỗi
ngượng ngùng. Nước cồn cào chổ bụng nó, tôi biết chị đang táo tợn làm gì đó
phía dưới. Rồi phát hiện ra một mất mát lớn lao…”. Tôi vẫn không hiểu mất cái đó là mất…cái gì
ngoài cái ý nghĩ đen tối vừa kể ở trên (!?). Tuy nhiên, đến cuối truyện thì chị
lại diễn giải giống như thằng Điền bị…lãnh cảm vì ngày này qua ngày khác chứng
kiến những hành động trơ trẽn, nhớp nhúa của người cha lên thân xác của những
người đàn bà nhẹ dạ (rồi khi đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đưa lên phim thì
thằng Điền lại giống như là bị bịnh…xuất tinh sớm! Đã rối nay lại càng thêm
rối!). Có quá nhiều sự khó hiểu ở đây, điều mà tôi chưa bao giờ bắt gặp ở những
truyện ngắn hơn Cánh đồng bất tận mà tôi đã từng đọc qua. Dường như việc dàn
trải câu chuyện ra làm nhiều chương đoạn khiến chị Tư bị rối nên quên đi một số
tiểu tiết (hay là tại tôi hiểu không tới nên mới ra cớ sự này?).
Cuối cùng, những điều mà chị Tư
đem lại cho một độc giả (như tôi) qua truyện ngắn Cánh đồng bất tận thực sự rất
ý nghĩa. Qua những trang viết đậm chất miền Tây dân dã, dễ dãi mà thấm đẫm
nghĩa tình, những điều mới mẻ tôi chưa từng được biết, được nghe kể qua, những
trạng thái cảm xúc, những thượng tầng cảm xúc, mà chị mang lại, quả thực rất
mãnh liệt. Đọc truyện của chị, tôi ứa nước mắt không biết bao nhiêu lần. Với
Cánh đồng bất tận, chỉ đã làm nên một tượng đài hoàn mỹ trong lòng tôi, một tác
phẩm bất hủ, một hình tượng kinh điển, một hình tượng chuẩn mực để tôi hướng
tới. Đối với riêng tôi, tôi có một niềm vui nho nhỏ, với những bài viết còn
nhiều thiếu sót, viết theo bản năng của mình, ai đã đọc qua mà khen tôi giống Nguyễn
Ngọc Tư là tôi vui lắm, cực kì vui luôn! Những ảnh hưởng của chị lên tôi là
điều không thể phủ nhận. Tôi luôn trân trọng điều này bởi vì chị mãi là thần
tượng trong lòng tôi.
Võ Ngọc Phương Đài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét