Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

Người đặt tên cho mười cảnh đẹp Hà Tiên

Người đặt tên cho mười cảnh đẹp Hà Tiên

Một trong những tuyến tham quan có sức hấp dẫn mãnh liệt đối với du khách, đó là Hà Tiên. Bạn đã từng tới Hà Tiên rồi sao? Xin chúc mừng bạn. nhưng, lúc ở Hà Tiên có bao giờ bạn cảm thấy bâng khuâng khi chợt nghĩ đến người đã có công tạo ra những tên thật đẹp và thật thân thương cho miền đất này không? Chưa ư? Vậy thì chúng ta hãy bắt đầu nhé.
Năm 1949, sau gần ba trăm năm tồn tại (1368-1649), nhà Minh sụp đổ, nhà Mãn Thanh được dựng lên. Một phong trào phản kháng khá mạnh, mang tên gọi chung là bài Thanh phục Minh (bài trừ nhà Thanh, khôi phục nhà Minh) dã dấy lên trên hầu khắp Trung Quốc suốt mấy chục nam trời. Cuối cùng tất cả đều bị đè bẹp. hàng ngàn hành viên của lực lượng bài Thanh phục Minh đã buộc phải rời bỏ quê cha đất tổ đi tìm chốn dung thân. Riêng năm Kỉ Mùi (1679), xứ Đàng Trong của chúa Nguyễn đã tiếp nhận đến trên ba ngàn người. Họ định cư và lập nghiệp ở nước ta, quy tụ thành lực lượng mà ta quen gọi người Minh Hương.
Xem ra, người Minh Hương cũng di cư đến đây trước sau gồm nhiều đợt chứ không phải chỉ có một lần duy nhất vào năm Kỉ Mùi (1679) như đã nói ở trên. Có khi họ cùng nhau đi thành từng nhóm khá đông, nhưng có có khi, họ đi rất riêng rẽ. Trong số những người đi riêng rẽ ấy có Mạc Cửu (1655-1736).
Mạc Cửu người Lôi Châu (Quảng Đông, Trung Quốc ) bỏ xứ mà đi năm 1671. Lúc đầu, ông phiêu bạt đến đất Chân Lạp, sau thấy nội tình Chân Lạp rối ren, ông đến định cư ở Hà Tiên. Bây giờ, đất ấy người Chân Lạp gọi là Péam còn thương nhân người Hoa thì gọi là Mang Khảm. Mạc Cửu muốn thi vị hóa vùng đất quê hương mới của mình, bèn truyền rằng ở đó, đêm đêm trên sóng nước của những dòng sông, có các nàng tiên tới múa hát. Sông có tiên, nên đất có sông ấy cũng gọi là Hà Tiên
Mạc Cửu là người gốc Hoa nhưng vợ Mạc Cửu (bà Bùi Thị Lẫm, quê ở Đồng Nai) lại là người Việt. Ông bà tổ chức khẩn hoang, lập nên bảy xã thôn, bao gồm cả một vung rộng lớn, tương ứng với Kiên Giang và Minh Hải ngày nay. Sau Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), tình nguyện quan trấn giữ cõi biên thùy tây nam cho chúa Nguyễn
Mãi đến năm Bính Tuất (1706), năm Mạc Cửu 51 tuổi, bà Bùi Thị Lẫm mới sinh hạ cho ông được một người con trai, đó là Mạc Thiên Tứ (cũng tức là Mạc Thiên Tích). Sách Đại nam thực lục (Tiền biên, quyển 6) chép
“Mạc Thiên Tứ tự là Sĩ lân, con trưởng của Mạc Cửu. khi ông sinh ra có điềm lạ: nước trong sông Lũng Kì bỗng dưng phun vọt lên cao, để lộ ra một tượng vàng áng chừng bảy thước. Sứ man đi qua trông thấy liền nói với Mạc Cửu rằng
Đó là điềm nước ông sinh người hiền, phúc đức lớn khó lường hết. Mạc Cửu sai người đi rước tượng vàng về, nhưng làm cả trăm cách cũng không sao kéo lên được, vì thế ông sai dựng chùa nhỏ ở bên sông Lũng Kì để thờ. Mạc Thiên Tứ cũng ra đời vào đúng ngày hôm đó, cho nên thiên hạ truyền rằng, ông chính là Bồ Tát hiện thân”

Ngay từ thuở ấu thơ, Mạc Thiên Tứ đã nổi tiếng là người thông minh và đức độ. Với chúa Nguyễn, ông là người rất trung thành; với song thân, ông là người rất hiếu thảo; với trấn Hà Tiên, ông là người có công xây dựng nhiều công trình để dấu tích tốt đẹp cho đến tận ngày nay. Năm 1735, Mạc Cửu qua đời, Mạc Thiên Tứ được chúa Nguyễn Phúc Trú (1725-1738) cho nối tiếp nghiệp cha, cầm đầu chính quyền trấn giữ miền biên cõi Hà Tiên. Một trang mới hơn, giàu sức hấp dẫn hơn của lịch sử Hà Tiên bắt đầu
Độc đáo nhất, cũng là thành công lớn nhất của Mạc Thiên Tứ chính là lập ra Chiêu Anh Các. Đúng như tên gọi của nó, Chiêu Anh Các là nơi quy tụ những người tài. Thống kê tất cả những ghi chép tản mạn của sử cũ, chúng ta có thể thấy đến con số trên bảy chục người tài, gồm đủ mọi lứa tuổi, mọi địa phương, mọi tầng lớp, moi hệ tư tưởng, và thậm chí là có cả khá đông người Trung Quốc. Chiêu Anh Các có nhiều hoạt động phong phú khác nhau, nhưng nổi bật vẫn là ngâm vịnh xướng họa. nói khác hơn, Chiêu Anh Các là một thị xã, là nơi gặp gỡ của tao nhân mặc khách bốn phương
Người thành lập cũng là cây bút chủ lực của Chiêu Anh Các là Mạc Thiên Tứ. Ông làm thơ chữ hán khá điêu luyện đã đành, ông còn làm thơ chữ nôm cũng tương đối thành thục. Nổi tiếng khó tính như Bảng nhãn Lê Quý Đôn (1726-1784) mà cũng đã phải thán phục, viết rằng: “ăn mạch một phương dằng dặc không dứt, thực đáng khen lắm thay” (Phủ biên tạp lục, quyển 5)
Gần như toàn bộ thơ Mạc Thiên Tứ là thơ ca ngợi thiên nhiên Hà Tiên. Nếu thân phụ của ông - Mạc Cửu là người đầu tiên tạo ra chất thơ cho tên gọi của mất cưu mang đùm bọc mình, thì ông là người đã kế thừa và phát triển một cách xuất sắc ý tưởng tốt đẹp này. Mạc Thiên Tứ đã viết mười bài xướng, ca ngợi mười cảnh đẹp của Hà Tiên. Văn nhân tài tử bốn phương tới tấp gửi bài họa đến, tính ra, có cả thảy trên ba trăm bài. Đó quả là con số không nhỏ. Mười cảnh đẹp của Hà Tiên mà Mạc Thiên Tứ ca ngợi là
1. Kim Dự lan đào (đảo vàng chắn sóng)
2. Bình Sơn điệp thúy (dãy núi như bức bình phong trùng điệp màu xanh)
3. Tiêu Tự thần chung (tiếng chuông buổi sáng sớm tron ngôi chùa tĩnh mịch)
4. Giang Thành dạ cổ (Tiếng trốn đêm ở thành bên sông)
5. Thạch Động thôn vân (hang dá nuốt mây)
6. Châu Nham lạc lộ (cò đậu triền đất đỏ)
7. Đông Hồ ấn nguyệt (trăng in xuống hồ phía đông)
8. Nam Phố trừng ba (bãi nam chắn sóng)
9. Lộc trĩ thôn cư (thôn xóm ở Mũi nai)
10. Lư khê ngư bạc (thuyền chài ở rạch vược)
Mỗi cảnh đều được gợi tả bằng bốn chữ, nhưng dân gian chỉ quen gọi tên cảnh bằn hai chữ đầu (Chúng tôi viết hoa hai chữ đầu cũng là vì thế). Trước Chiêu Anh Các, tất cả những cảnh đẹp nên thơ nói trên đều chưa hề có tên gọi, thậm chí, nhiều cảnh còn im lìm trong hoang sơ. Nhưng từ Chiêu Anh Các, từ mười bài khởi xướng của Mạc Thiên Tứ, tất cả bỗng bừng lên một sức hấp dẫn kì lạ. gần ba trăm năm qua, khách thập phương không ngớt tìm đến Hà Tiên. Và đã tới Hà Tiên là phải tìm đến cho bằng được cả mười cảnh đẹp à họ từng biết qua những vần thơ óng ả của Mạc Thiên Tứ
Giờ đây, sau gần ba trăm năm vật đổi sao dời, trải biết bao biến cố lớn lao của thời cuộc, trải sự tàn phá không thương tiếc của thời gian, mười cảnh đẹp Hà Tiên tuy không còn nguyên vẹn như xưa nữa, nhất là cảnh Giang Thành, nhưng đến với Hà Tiên, đến với đất khai sinh Chiêu Anh Các thuở nào, bạn vẫn có thể dễ dàng cảm nhận sự truyền cảm chân thành và ấm áp của cảnh cũ người xưa từ tất cả những gì chung quanh bạn. Cám ơn Mạc Thiên Tứ, cám ơn Chiêu Anh Các, cám ơn những vần thơ đã khiến cho chúng ta yêu thiên nhiên và con người hơn. Hình như Mạc Thiên Tứ đã góp phần tạo ra cảnh đẹp thứ mười một, cảnh đẹp không tên. Đó chính là cảnh đẹp đầy vẻ thanh thản trong lòng mỗi chúng ta sau khi đến Hà Tiên
Nguyễn Khắc Thuần
Trích tro ng tập Trông lại ngàn xưa
Nxb Giáo dục 1998


 Dấu ấn tao đàn Chiêu Anh Các
Năm 1780 có một di thần nhà Minh bên Trung Quốc không thần phục nhà Thanh, tên là Mạc Cửu, đã dong thuyền cập bến Hà Tiên. Thấy phong cảnh Hà Tiên có núi lạ sông đẹp, trời đất khoáng đạt, bèn thần phục và xin cư trú, được chúa Nguyễn Phúc Chu thuận phong là Tổng binh trần Hà Tiên. Mặc Cửu lấy vợ người Việt, sinh con đặt tên Mặc Thiên Tứ, thường gọi Mạc Thiên Tích. Hà Tiên thời Mạc Cửu đã sầm uất, tàu thuyền đi lại giao lưu buôn bán tấp nập. Năm 1736, khi Mạc Cửu mất, Mạc Thiên Tích nối nghiệp, cũng lấy vợ là người Việt. Hà Tiên thời mạc Thiên Thích đất đai được khai khẩn, phố xá, chợ búa được mở mang, có thêm bốn huyện Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang, Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Bạc Liêu, Bãi Xàu). Cùng với sự mở mang đất đai, phong trào văn chương thơ phú, luận đàm kinh sử cũng phát triển.
Mạc Thiên Tích là một danh tướng, đồng thời là một văn nhân nho sĩ đã để lại những dấu ấn văn hoá lịch sử khó phai mờ trên cõi đất Hà Tiên. Ông làm thơ, ngâm vịnh ca ngợi cảnh đẹp Hà Tiên, lập ra Tao Đàn Chiêu Anh các năm 1736 và tuẫn tiết tại Xiêm năm 1780. Sách sử không ghi rõ cuộc đời Mạc Thiên Tích, chỉ biết tháng 9 năm Đinh Dậu 177, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ thống lĩnh đánh chiếm Long Xuyên, Chúa Nguyễn Phúc Thuần và Hoàng Tôn Dương chết trận, còn Nguyễn Ánh trốn chạy ra đảo Thổ Chu. Năm 1784, Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm đem hai vạn thuỷ quân và ba trăm chiến thuyền kéo sang xâm lược nước ta, bị Nguyễn Huệ đánh tan tác trên sông Rạch Gầm- Xoài Mút (Đinh Tường). Trước đó, Mạc Thiên Tích đã chiến đấu chống giặc Xiêm xâm lược suốt những năm 1768- 1769-1771 và hai lần dự định đánh Xiêm ở Bangkok, nhưng thất bại.
Trong khi Gia Định, trung tâm lớn nhất của Nam Kỳ lục tỉnh thơ văn chưa phát triển và ngay cả ở Đàng Ngoài, Đoàn Thị Điểm cũng chưa dịch Chinh Phụ Ngâm…, thi việc thành lập Tao Đàn Chiêu Anh Các ở Hà Tiên là một sự kiện văn học lớn, đáng ngạc nhiên.
Lịch sử văn đàn Việt nam chỉ có hai tao đàn văn chương, đó là Tao đàn Hồng Đức của vua Lê Thánh Tông vào nửa cuối thế kỷ XV và Chiêu Anh Các của mạc Thiên Tích vào giữa thế kỷ XVIII. Về quy mô, Hồng Đức có 28 vị tiến sĩ văn chương, gồm các vu và các quan tham gia, để lại đời sau tác phẩm Quỳnh Uyển cửa ca. Còn một số văn tài tham gia Chiêu Anh Các lên tới 72, lưu đời 7 tác phẩm chữ Hán và một số tác phẩm chữ Nôm, trong đó có Hà Tiên thập cảnh, Hà Tiên vịnh vật thi tuyển, Thu Đức Hiên tứ cảnh hồi văn, Minh Bột du ngư thi thảo… thơ văn Chiêu Anh Các ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên, ca ngợi người lao động gắn chặt với vùng đất mới được khai khẩn, mở mang, đậm tình người, tình dân tộc, gần gũi với quảng đại nhân dân, thoát khỏi sự sáo rỗng, ước lệ mà thơ văn cổ điển thường mắc phải.
Trải qua thời gian và những cuộc chiến tranh liên tiếp, các tác phẩm của Chiêu Anh Các còn lại rất ít, số còn lại cũng không trọn vẹn và ít người biết đến. Lê Quý Đôn, Trịnh Hoài Đức, Phan Huy Chú, Phạm Nguyễn Du, Đông Hồ, Ngạc Xuyên. Ca Văn Thỉnh là các tác giả đã có công khảo cứu, sưu tập một số tác phẩm của Chiêu Anh Các. Lê Quý Đôn khi vào Thuận Hoá đã được đọc bản khắc gỗ Hà Tiên thập vịnh của Mạc Thiên Tích, ông hết sức ngạc nhiên và khâm phục. “Xem đó, chúng ta không thể bảo ngoài biển là không có văn chương vậy”. Trong Phủ biên tạp lục1776, Lê Quý Đôn là người đầu tiên sưu tập và giới thiệu Hà Tiên thập vịnh, đã in một số bài thơi của Mạc Thiên Tích. Trong Kiến văn tiểu lục 1777, Lê Quý Đôn cũng khảo cứu hai tác phẩm lớn của Chiêu Anh Các, Hà Tiên thập vịnh và Thu Đức Hiên bốn mùa vịnh.
Trịnh Hoài Đức thuộc nhóm Gia Định Tam gia đã viết trong lời tựa tập Minh Bột di ngư, tái bản 1821: “Khi tôi còn nhỏ, từng đọc Hà Tiên thập vịnh toàn tập. Minh Bột di ngư, Thi truyện tặng lưu tiết phụ, Thi thảo cách ngôn vi tập. Sau bộ sách đó được các sĩ phu xa gần thán phục”.
Giới nghiên cứ cho rằng, bản Hà Tiên thập vịnh cổ và đẩy đủ nhất là bản chép tay An Nam Hà Tiên thập vịnh của Viện Viễn đông Bác cổ Hà Nội, nay được Viện Hán Nôm lưu giữ dưới ký hiệu A441.
Mây nước, núi non, hang động Hà Tiên đẹp như một bức tranh thuỷ mặc. Mạc Thiên Tích nghe cả tiếng chuông chùa Tiêu, tiếng sóng khơi xa Kim Dự, tiếng trống Giang Thành lẫn tiếng đao kiếm từ nghìn xưa còn vọng. Ông ca ngợi “Núi Thạch Động dáng đứng giữa mây lồng lộng”, và mơ màng với “Đêm trăng ngời mặt nước”. Thơ của Mạc Thiên Tích như đã đi vào cuộc sống, trở thành văn thơ vịnh hoạ dân gian.
Ác tà vừa lặn non Tây
Liễu Dinh tiếng trống vang vầy sơn xuyên.
Tao đàn chiêu Anh Các với Mạc Thiên Tích khởi xướng và đứng đầu, đã thắp sáng lên ngọn lửa văn học trên miền đất tần cùng của tổ quốc. Ánh sáng Chiêu Anh Các, xuyên suốt mấy thế kỷ, toả rạng đến hôm nay qua nhiều thế hệ, nghe thật xa, thật cổ nhưng lại rất gần.
Núi chồng chất mở ra bình phong tím mềm mại.
Giọt mưa rớt lại, cảnh sắc xinh đẹp vô ngần.
Nhà thơ Đông Hồ (1906-1969) sinh trên đất Hà Tiên đã nghiên cứu thơ văn chứ Hán, chữ Nôm của Mạc Thiên Tích, Đông Hồ là một nhà thơ yêu nước, là người đầu tiên mở trường dạy chữ quốc ngữ ở Hà Tiên. Ông luôn luôn tin tưởng và không ngừng đấu tranh cho ự nghiệp thống nhất Tổ quốc “Hà Tiên phải gặp Nam Quan, Bắc- Nam phải liền một dải”. Có rất nhiều thi nhân văn hoá Việt Nam đã dừng chân lại Hà Tiên, ghé thăm và kết bạn với Đông Hồ, trong đó có Đào Duy Anh, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, Vương Hồng Sển.
Thị xã Hà Tiên nay có 4 phường, 3 xã với tổng số dân 36.373 người, thuộc tỉnh Kiên Giang, tỉnh có nhiều địa danh quen thuộc: Hòn Đất, Tân Hiệp, Rạch Sỏi, Giồng Riềng, Gò Quau, Vĩnh Thuận, Châu Thành, An Biên. Thị xã Hà Tiên và huyện đảo Phú Quốc có vị trí rất thuận lợi trong giao thương khu vực và quốc tế, lại có tiềm năng phong phú đa dạng để phát triển công nghiệp, thuỷ sản, du lịch, đủ khả năng và điều kiện xác lập và xây dựng một đặc khu kinh tế ở tận cùng phía Tây Nam của Tổ Quốc.
 Theo mactoc.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mái tóc người vợ

Mái tóc người vợ HỘI LÀNG MẤT VUI Thuở ấy, giặc Minh đang xâm chiếm nước ta. Ở một vùng khuất nẻo, hội vật làng Liễu đang vào ngày cuố...