Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Ngũ hành và ngũ âm trong âm nhạc Trung Hoa

Ngũ hành và ngũ âm trong âm nhạc Trung Hoa

Ngũ âm của âm nhạc cổ truyền Trung Quốc dựa trên thuyết Ngũ Hành (Ảnh của Đài truyền hình Tân Đường Nhân)
Âm nhạc Trung Hoa là dựa trên hệ thống âm nhạc cổ truyền của Trung Hoa bao gồm 5 loại âm điệu, 5 nốt nhạc chính gọi là ngũ âm. Năm âm thanh này được sắp xếp thành: Cung, Thương, Giốc, Chuỷ, và Vũ.
Theo nguyên lý ngũ hành của Trung Hoa mà có liên hệ đến âm nhạc cổ điển Trung Hoa, các âm giai đều nối liền với một hệ thống những khái niệm về vũ trụ, cũng như là các hoạt động bên trong thân thể của con người.
Người Trung Hoa không xem sự việc con người có ngũ tạng (5 bộ phận) bên trong như tim, gan, phổi, thận, tụy tạng và ngũ quan (5 cơ quan cảm giác): miệng, mũi, mắt, tai và lưỡi; với 5 ngón tay trên mỗi bàn tay là chuyện ngẫu nhiên.
Theo truyền thống Trung Hoa, bất cứ âm giai nào trong ngũ âm đều có thể ảnh hưởng đến những cơ quan bộ phận bên trong của con người và có thể hoạt động như là một cơ cấu điều hòa. Âm nhạc có thể tăng cường sự điều tiết, khai mở ý tưởng, và điều hòa nhịp tim. Bởi vì người ta có những chỗ khác nhau, nội tạng của người này cũng khác người kia, nên âm nhạc cũng ảnh hưởng họ theo những cách khác nhau.
Theo 5 âm giai căn bản, người ta có thể tìm ra những ảnh hưởng khác nhau trong thân thể con người. Lấy ví dụ, âm giai của dây Cung được sắp hạng thuộc loại cao thượng, có liên hệ với Thổ (đất), và ảnh hưởng đến bộ phận tụy tạng. Những người thường xuyên nghe loại nhạc như vậy thì sẽ trở nên lương thiện và nhẫn nhục. Dưới đây là bảng sắp hạng ngũ âm tương ứng với ngũ hành, phương hướng, tình cảm, các mùa, và các ngôi sao tinh tú:
Ngũ hành
Kim
Mộc
Thuỷ
Hỏa
Thổ
Ngũ Âm
Thương
Giốc
Chủy
Cung
Phương hướng
Tây
Đông
Bắc
Nam
Trung tâm
Các mùa
Thu
Xuân
Đông
Hạ
Lúc giao tiếp các mùa
Tinh Tú
Venus
Jupiter
Mercury
Mars
Saturn
Tình cảm
U buồn
Giận dữ
Sợ hãi
Vui mừng
Lo lắng
Âm điệu của dây Thương là nặng nề, giống kim khí, không bị bẻ cong. Loại âm nhạc này ảnh hưởng phổi; nếu nghe thường xuyên thì người ta sẽ trở nên chân chính và thân thiện.
Âm nhạc lấy căn bản là dây Giốc thì chào mừng mùa Xuân tới và đánh thức mọi đời sống trỗi dậy sảng khoái. Loại âm nhạc này ảnh hưởng gan. Nghe nó thì người ta sẽ trở nên lương thiện và hòa giải.
Âm nhạc với dây Chủy làm chủ là rất sôi nổi về tình cảm, giống như Hỏa. Nó ảnh hưởng quả tim, khiến cho người nghe nó trở nên rộng lượng.
Âm điệu lấy dây Vũ làm chủ là u sầu, giống như nước chảy êm đềm. Nó ảnh hưởng quả thận. Lắng nghe những âm điệu này làm cho người ta cảm thấy đầu óc quân bình và nhẹ nhàng, “buồn nhưng không đau khổ”, “vừa ý nhưng không đi quá mức”, giống như những lời nói của cổ nhân Trung Hoa. Đây là những gì mà văn hóa của âm nhạc Trung Hoa đang cố gắng diễn tả.
Cho dù là bất cứ loại tình cảm nào được âm nhạc diễn tả, nếu đi đến cực độ, nó có thể làm hại đến thân thể và sự lưu thông năng lượng của Khí.
Bác sĩ Chen đang hành nghề y sĩ Trung Hoa cổ truyền, đồng thời cũng chuyên về khoa châm cứu tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington của Mỹ quốc, trong hơn 10 năm. Bà đến từ Đài Loan, và đã từng nhận ra sự liên hệ giữa âm nhạc và sức khỏe trong khi đang chữa trị các bệnh nhân bị suyễn. Bà đã đi thuyết trình về sự liên hệ giữa âm nhạc và sức khỏe từ năm 2004.
Zhiping Chen

(Theo The Epoch Times)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bùi Minh Vũ: Tiếng thơ siêu thực chính ngọ

Bùi Minh Vũ: Tiếng thơ siêu thực chính ngọ Bùi Minh Vũ, cũng giống như rất nhiều người làm thơ hôm nay trăn trở, quyết liệt (nếu không muốn ...