NHẠC SĨ TRẦN QUANG LỘC:
VỀ ĐÂY NGHE EM
TRẦN CAN
Nhạc sĩ Trần Quang Lộc sinh năm 1945, tại Quảng Trị,
theo học âm nhạc tại Trường Quốc gia âm nhạc Huế năm ông 20 tuổi. Ông bắt đầu
sáng tác vào cuối thập niên 1960. Tuyển tập đầu tiên của ông Hát trong
dòng sông xưa được xuất bản năm 1970.
Trần Quang Lộc viết và phổ nhạc những bài hát mang sắc thái tình
người, tình quê hương, như bản “Về Đây nghe em”, “Em còn nhớ Huế không”, “Có
phải mùa thu Hà Nội”, “Chợt nghe em hát”, “Định mệnh”…
Bản nhạc nổi tiếng nhất của Trần Quang Lộc có lẽ là bài “Có Phải
Em Mùa Thu Hà Nội?” hoàn tất năm 1972, phổ từ thơ của Tô Như Châu. Bài bát được đón
nhận nồng nhiệt từ các ca sĩ cũng như thính giả, vì lời nghe lãng mạn, mơ màng
của mùa thu, lồng trong một khung cảnh cổ kính của Thăng Long xưa với lịch sử
của “hồn Trưng Vương sông Hát”…
Tháng tám mùa thu, lá khởi vàng chưa
nhỉ
Từ độ người đi thương nhớ âm thầm…
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Cũng là bài thơ phổ nhạc, nhạc phẩm “Về
Đây nghe Em” rút từ bài thơ của A Khuê. Tác phẩm này ra đời năm 1967 nhưng bị
vùi quên sau năm 1975 và mãi đến năm 1990 mới được phổ biến ở Việt Nam. Lời hát
nghe mộc mạc, gần gũi với bất cứ một ai đã từng sinh ra và lớn lên tại Việt
Nam…
Về đây nghe em, về đây nghe em
Về đây mặc áo the, đi guốc mộc
Kể chuyện tình bằng lời ca dao
Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai
Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới
Và về đây nghe lại tiếng nói thơ ấu
khúc hát ban đầu…
Để hận thù người người lắng xuống
Và tìm nhau như tìm xót xa
Trong lúc lệ đã đầy vơi
Ca dao, guốc mộc, nồi ngô khoai thì còn gì Việt Nam hơn? Ai lớn
lên mà không nghe câu ru ầu ơ của những bà mẹ giữa trưa hè, rồi tiếng guốc của
những nàng áo trắng trên vỉa hè, và củ khoai sáng là món quà hàng ngày trước
khi đến trường. Vì thế bài hát đã được rất nhiều ca sĩ trong và ngoài nước đón
nhận.
Theo Wiki
Các bạn nghe Về đây nghe em và Có phải em
mùa thu Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét