NHỮNG TÌNH KHÚC BẤT TỬ – SERENATA (TOSELLI)
TRẦN
CAN
Các bạn thân mến,
Mình sẽ sưu tầm và giới thiệu lại 17 tình ca bất tử có kèm phiên bản tiếng
Việt. Có lẽ ngày xưa nhờ sớm tiếp xúc với những ca khúc này nên sau này mình
đâm ra có …năng khiếu nghe nhạc.
Có vài bạn đã phản hồi cho những bài viết của mình, khen mình biết
nhiều nhạc, nhưng thực ra mình không phải là người hay nghe nhạc, mà chỉ là
người thích nghe nhạc…hay
“17 tình ca bất tử” là một tập ca khúc
do nhạc sĩ Phạm Duy tuyển chọ và soạn lời Việt từ nhiều tác giả cổ điển danh
tiếng trên thế giới như Johann Strauss, Brahms, E. Curtis, Chopin..v.v.
Trong hồi ký của mình, NS.Phạm Duy kể
rằng:
” … Tôi khởi sự soạn lời ca tiếng Việt để hát với nhạc Âu Mỹ khi
tôi vừa bước vào tuổi 15, 20. Khi đó, ở Việt Nam, phong trào cải lương, cải
cách trong văn học nghệ thuật đã ra đời. Thơ Mới đã có mặt với những thi phẩm
của Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu v.v…, đồng thời Cải Lương Nam Kỳ cũng đang
dần dà xâm chiếm sân khấu của Chèo Cổ, Tuồng Cổ… Về Âm Nhạc, để thay thế cho
nhạc cổ, qua những bài ta theo điệu Tây của các nghệ sĩ Năm Châu, Tư Chơi… một
nền nhạc mới đang trong thời kỳ chuẩn bị (Nhạc Cải Cách) để sẽ tiến tới thời kỳ
thành hình (Tân Nhạc)…
Trong khi các nghệ sĩ kể trên chọn nhạc bình dân Pháp để soạn lời thì tôi chọn nhạc cổ điển Âu Tây để ca hát.
Trong khi các nghệ sĩ kể trên chọn nhạc bình dân Pháp để soạn lời thì tôi chọn nhạc cổ điển Âu Tây để ca hát.
Vào tuổi tôi, ai mới bước vào âm nhạc thì cũng đều mê nhạc cổ điển
Tây Phương. Tôi có cái may là có một người anh đi du học bẩy năm ở bên Pháp.
Khi hồi hương, người anh mang về nhiều đĩa hát loại 78 tours, tất cả là nhạc cổ
điển. Tôi đã nghe và đã thuộc lòng nhiều bài được coi như bất tử, chẳng hạn bài
SÉRÉNATA của Toselli. Bản nhạc Ý đại lợi này thì quá đẹp, lại có thêm lời ca
tiếng Pháp rất hay, cho tới hôm nay tôi còn nhớ:
Viens, le soir descend
Et l’heure est charmeuse
Viens, toi si frileuse
La nuit déjà comme un manteau s’étend
Viens, tout est si doux
Si plein de promesses
Qu’on sent la caresse
Des mots d’amour qu’on écoute à genoux
Et l’heure est charmeuse
Viens, toi si frileuse
La nuit déjà comme un manteau s’étend
Viens, tout est si doux
Si plein de promesses
Qu’on sent la caresse
Des mots d’amour qu’on écoute à genoux
Tôi hát bài này từ khi mới 14, 15 tuổi nhưng cho mãi tới năm 1942
hay 1943 tôi mới soạn lời Việt.”
Chiều Tà – Sérénata
Nhạc : Enrico Toselli – Lời Việt : Phạm
Duy
Lắng trầm tiếng chiều ngân
Nhạc dặt dìu ái ân
Người ôi ! Nhớ mãi cung đàn
Năm tháng phai tàn
Duyên kiếp vẫn còn lỡ làng
Ðã quên hết sầu chưa
Lời này là tiếng xưa
Quỳ dâng dưới nắng phai mờ
Bên gối ơ thờ
Ôi tiếng tơ tình mong chờ
Chiều êm êm đưa duyên về người
Ðàn triền miên nắn tiếng sầu đời
Người hỡi !
Ðến bên tôi nghe lời xao xuyến
Như chuyện thần tiên.
Niềm mơ xưa là đó
Cho ta nâng niu lời ca
Chiều mơ không gian
Hờ hững cõi Thiên Ðàng
Thuyền trôi bến sông xa đừng chờ
Xin hãy lắng nghe bao lời thơ chiều tà
Nhạc chiều của chúng ta
Là câu ân ái muôn đời
Bóng đã xế rồi
Hãy nép trong lòng cõi đời.
Tình Yêu mãi mãi…
Nhạc dặt dìu ái ân
Người ôi ! Nhớ mãi cung đàn
Năm tháng phai tàn
Duyên kiếp vẫn còn lỡ làng
Ðã quên hết sầu chưa
Lời này là tiếng xưa
Quỳ dâng dưới nắng phai mờ
Bên gối ơ thờ
Ôi tiếng tơ tình mong chờ
Chiều êm êm đưa duyên về người
Ðàn triền miên nắn tiếng sầu đời
Người hỡi !
Ðến bên tôi nghe lời xao xuyến
Như chuyện thần tiên.
Niềm mơ xưa là đó
Cho ta nâng niu lời ca
Chiều mơ không gian
Hờ hững cõi Thiên Ðàng
Thuyền trôi bến sông xa đừng chờ
Xin hãy lắng nghe bao lời thơ chiều tà
Nhạc chiều của chúng ta
Là câu ân ái muôn đời
Bóng đã xế rồi
Hãy nép trong lòng cõi đời.
Tình Yêu mãi mãi…
Các bạn nghe hai clip. bản do Violinist
Andre Rieu:
và bản tiếng Việt do ca sĩ Khánh Hà
hát
WHEN WE WERE YOUNG & THE BLUE DANUBE (JOHAN STRAUSS II)
Trong tập
“17 tình ca bất tử” mà nhạc sĩ Phạm Duy chọn và soạn lời Việt, có đến hai ca
khúc của Johann Strauss.
Đúng ra tên của J. Strauss phải là Johann Strauss
II, vì cha ông cũng là một nhạc sĩ và thường được gọi là Johann Strauss I.
Johann Strauss II được coi là vua của thể loại
Waltz vì những đóng góp to lớn của ông cho sự nổi tiếng của Waltz tại Vienna
thế kỉ 19.
Các bạn nghe phiên bản tiếng Việt hai ca khúc rất
nổi tiếng: When we were young (Khúc hát thanh xuân) và The Blue Danube (Dòng
sông xanh):
Khúc hát thanh xuân
Dòng sông xanh
ÉLÉGIE (JULES MASSENET)
Jules Massenet là nhạc sĩ hàng đầu của
trường phái lãng mạn Pháp. Ông là một trong những đại diện quan trọng nhất của
tinh thần Pháp trong nghệ thuật âm nhạc thế kỷ 19 bằng đặc tính tinh tế, sắc
sảo, hấp dẫn và duyên dáng.
Massenet sáng tác nhiều loại hình opera
và hầu như mọi thời kỳ sáng tác đều có chất lượng nghệ thuật cao, trong đó 3 vở
opera thành công nhất là Manon, Werther và Thais.
Bên cạnh opera, Massenet cũng sáng tác
nhiều tổ khúc hòa nhạc, âm nhạc cho ballet, oratorio, cantata và khoảng 280
mélodie.
Các bạn nghe danh cầm Joshua Bell chơi
mới thấy hết cái hay, cái đẹp hết sức tinh tế của giai điệu đặc trưng cho chủ
nghĩa lãng mạn Pháp thế kỉ 19:
Ca khúc Élégie (Bi ca) được Phạm Duy
soạn lời Việt khá hay, ngày xưa (và cho đến bây giờ) nghe bản tiếng Việt chỉ có
ca sĩ Uyên Phương hát:
Về đâu ơi hỡi bóng dáng ngày Xuân
Có đôi tình nhân,
Tóc xanh, và yêu mới một lần.
Đâu ơi hỡi những lúc trời thanh
Có em và anh
Lắng nghe loài chim hát tình trinh.
Đâu những tiếng nói lời ân ái
Người yêu dấu ơi ! Xa vắng thôi !
Khi lứa đôi đã tan vỡ rồi
Xuân sáng ngời chẳng tái hồi.
Ôi hỡi ánh nắng ấm trời mai
Tiếng em cười vui
Đã như chìm sâu tít mù khơi !
U tối lòng tôi, giá lạnh ơi !
Trái tim này
Theo với chuỗi ngày
Tàn rụng, rơi bay
Có đôi tình nhân,
Tóc xanh, và yêu mới một lần.
Đâu ơi hỡi những lúc trời thanh
Có em và anh
Lắng nghe loài chim hát tình trinh.
Đâu những tiếng nói lời ân ái
Người yêu dấu ơi ! Xa vắng thôi !
Khi lứa đôi đã tan vỡ rồi
Xuân sáng ngời chẳng tái hồi.
Ôi hỡi ánh nắng ấm trời mai
Tiếng em cười vui
Đã như chìm sâu tít mù khơi !
U tối lòng tôi, giá lạnh ơi !
Trái tim này
Theo với chuỗi ngày
Tàn rụng, rơi bay
Ca khúc Élégie
Nhạc Ngoại Quốc Lời Việt - Lời Việt của Phạm Duy và Y
Vân
Cao Tiến Dũng đã sưu tầm và gửi tape này về AmNhac.fm.
|
20
Bản Tình Ca Bất Tử
|
.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét