Phiêu du một cõi đi về,
vẫn ru mãi ngàn năm
Đã 7 năm trôi qua kể từ
ngày người nhạc sỹ họ Trịnh tài hoa "về với đất muôn đời". Có điều,
những ca từ, giai điệu của ông vẫn ngân nga, ám ảnh, dường sẽ "ru mãi ngàn
năm" bao trái tim nơi này...
Một cõi đi về có lẽ là ca khúc nhạc Trịnh mà tôi yêu thích nhất. Mỗi khi câu
hát đầu tiên chầm chậm vang lên: Bao nhiêu năm rồi còn mãi
ra đi/ Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt…”, trái tim tôi lại dâng đầy một ám ảnh kì lạ.
Chút gì đó gần gũi, lại như xa
xăm, chút gì đó thoáng qua, mà như lắng đọng lại, lại chút gì đó đớn đau…Cảm
giác như thấy mình đang chạm tay vào bản ngã cô đơn, chạm tay vào những dự cảm
vô hình đâu đây.
Đôi lần, tôi thử viết ra những
xúc cảm ấy để suy nghĩ, để chiêm nghiệm, để thấu hiểu nhưng dường như ngòi bút
không đuổi theo được trái tim đang phiêu du cùng những câu ca ám ảnh đó. Có
chút gì đó như bị bóp nghẹt lại…giống như ánh trăng hiển hiện đấy, mà xa xôi
diệu vợi vô ngần!
Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, đi đâu loanh
quanh cho đời mỏi mệt...
|
Một cõi đi về - tôi cảm nhận bằng sự trải nghiệm non nớt của một con
bé mới bước qua tuổi hai mươi – cái độ tuổi có lẽ chưa đi qua đủ đắng cay cũng
như hạnh phúc. Nhưng đâu có gì là tận cùng của cuộc đời này, khi âm nhạc đã xoá
nhoà khoảng cách giữa những tâm hồn, những trái tim?
Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về
Lời nào của cây lời nào cỏ lạ
Một chiều ngồi say một đời thật nhẹ ngày qua
Vừa tàn mùa xuân rồi tàn mùa hạ
Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa
Một chiều ngồi say một đời thật nhẹ ngày qua
Vừa tàn mùa xuân rồi tàn mùa hạ
Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa
Mây che trên đầu và nắng trên
vai
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
con tinh yêu thương vô tình chợt gọi
Lại thấy trong ta hiện bóng con người
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
con tinh yêu thương vô tình chợt gọi
Lại thấy trong ta hiện bóng con người
Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà
Một cõi đi về đưa bước
tim ta tìm miền đất những ngày tháng cũ, của những mây, những nắng, những xuân,
những hạ ngày xưa. Bước chân của quá khứ vang vọng trong tiềm thức nghe như
giọt nước mưa đậu trên mái hiên, rơi nặng và vỡ nhoà trên nền sân thoáng những
bóng hình, những nụ cười, tiếng khóc, những ngọn cỏ úa tàn.
Nguồn: xihalife.com
|
Ta đang nơi miền kí ức mênh mang hay giữa hiện tại hư ảo? Trên con đường phiêu
lãng vô cùng, thoáng nào đó con tim ta bỗng chợt dừng lại vì một xúc cảm xa
xôi, ngơ ngác kiếm tìm một ánh mắt dĩ vãng thân thương, một nụ cười cố nhân…
Nhưng dường như vẫn thế, cuộc
đời này vốn dĩ là một cuộc hành trình vô cùng…Ta biết nơi đâu là bến đỗ cuối
cùng, bến đỗ vĩnh hằng? Chỉ thoáng qua một giấc chiêm bao, khi tỉnh dậy soi
gương đã thấy tóc đã bạc màu năm tháng.
Ta đã
dấn bước tới bao hi vọng, bao ước mơ, để cuối cùng nghỉ chân lại bên một nấm mộ
xanh. Yên lặng. Vĩnh viễn. Và bí ẩn…?
Đường chạy vòng quanh một vòng
tiều tuỵ
Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa
Từng lời tà dương là lời mộ địa
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe
Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa
Từng lời tà dương là lời mộ địa
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe
Trong khi ta về lại nhớ ta đi
Đi lên non cao đi về biển rộng
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì…
Đi lên non cao đi về biển rộng
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì…
Trong khoảnh khắc duy nhất này, hãy cứ cất
tiếng ca
vô tư tự tại... |
Ta đã khóc với cái cô đơn vô cùng của Trần Tử Ngang: “Tiền bất kiến cố nhân/
Hậu bất kiến lai giả/ Niệm thiên địa chi du du/ Độc thương nhiên nhi lệ hạ”
(Ai người trước đã qua/ Ai người sau chưa đẻ/ Nghĩ trời đất vô cùng/ Một mình
tuôn giọt lệ)
Nhưng rút cuộc thì đâu có “cái
chết đầu tiên”, “và có đâu bao giờ? Đâu có cái chết sau cùng?”. Ta
biết rằng cuộc đời này “trôi qua tay nhẹ như một vạt áo lụa” (Pautopxki)
vậy ngay trong khoảnh khắc này, cớ gì không cất lên tiếng ca vô tư tự tại: “Con
chim ở đậu cành tre/ Con cá ở trọ trong khe nước nguồn/ Cành tre.. í..a../ Dòng
sông…í…a…/ Tôi nay ở trọ trần gian/ Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời”
Trịnh
Công Sơn đã hát ru cuộc đời trong suốt “một cõi đi về” như vậy. Khúc ru tự tại,
bình tâm trước những vô thường của cuộc đời. Triết lí về nhân sinh, về cuộc đời
dường như sắc sắc không không ẩn hiện trong từng ca từ, từng giai điệu ấy vang
động trong tâm hồn ta sự đồng cảm sâu sắc. Khi mỗi khúc ca của Trịnh vang lên,
có phải bước chân khẽ khàng nào đó đang đi ngang qua tim ta? Và bỗng cất lên
khúc ru dịu dàng, ngân nga…
Người nhạc sỹ họ Trịnh tài hoa
đã phiêu du tới “một cõi đi về” khác. Nhưng những câu ca mà ông vẫn“ru mãi ngàn
năm” những trái tim nơi này…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét