PHÚ QUANG: NHẠC SĨ CỦA…MÙA ĐÔNG HÀ NỘI
ĐỌT
CHUỐI NON
Nhạc
sĩ Phú Quang sinh năm 1949 tại Hải Phòng, nhưng ông gốc gác Hà Nội. Là một nhạc
sĩ chuyên về tình ca và nhiều ca khúc của ông gắn liền với Hà Nội, tuổi thơ
ông.
Hà Nội đẹp nhất mùa Thu, và danh hiệu nhạc sĩ của mùa Thu người ta
đã trao cho nhạc sĩ Đoàn Chuẩn – Từ Linh mất rồi (vì những ca khúc rất hay về
mùa Thu của ông) nên mình gọi Phú Quang là nhạc sĩ của mùa Đông Hà Nội, cũng
không oan uổng vì Phú Quang viết khá nhiều ca khúc về đề tài này, mà toàn là
những ca khúc hay đến da diết.
Ví dụ như: “Nỗi nhớ mùa Đông”, “Mơ về nơi xa lắm”, “Em ơi, Hà Nội
phố”…
Nhạc Phú Quang kén người hát vì chứa nhiều cảm xúc, và ca sĩ Ngọc
Anh là người được Phú Quang cho là hát nhạc của ông thành công nhất.
Ngoài hoạt động âm nhạc, ông còn kinh doanh và cho rằng “Nghệ sĩ
giỏi không nên nghèo” (cũng có lý chứ nhỉ? :D)
Nhưng
mình thích câu nói này của ông: “Nhiệm vụ của người sáng tác ngoài chuyện đáp
ứng thị hiếu của công chúng ra còn phải là người giáo dục thị hiếu cho công
chúng.” (Dù rằng dùng chữ giáo dục thị hiếu thì không hay bằng hướng dẫn thị
hiếu, nhưng đây là điều rất cần trong thời buổi âm nhạc nhiễu nhương và hoàn
toàn không có định hướng như hiện nay.
Trên Wiki, có trích dẫn những câu nói ấn tượng của nhạc sĩ Phú
Quang, như thế này:
Kinh doanh: “Vui là chính, kiếm tiền là… chủ yếu.”
Vinh quang và Lao động: “Tôi nghiệm ra một điều nữa là ai cũng yêu
vinh quang, nhưng rất ít người yêu được lao động để làm ra vinh quang. Bởi vì
để có vinh quang, lao động rất cực nhọc.”
Phụ nữ: “Tôi không bao giờ trách móc người vợ, hay những người
yêu. Họ luôn mong muốn người chồng một cái gì đó chỉn chu đúng mực. Mà người
sáng tác luôn ở trạng thái không bình thường nên nhiều khi có câu nói đùa: lấy
nghệ sĩ là lấy người dở hơi. Rất khó có người phụ nữ chấp nhận lấy chồng dở
hơi.”
Hạnh phúc: “Hạnh phúc là những khoảnh khắc ngắn ngủi, nó sáng và
trong như pha lê, nhưng cũng thật mong manh, dễ vỡ.”
Các bạn nghe vài ca khúc của nhạc sĩ Phú Quang:
1/ Điều giản dị:
2/ Mơ về nơi xa lắm:
3/ Đâu phải bởi mùa Thu:
4/Nỗi nhớ mùa Đông:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét