Sonata “Mùa xuân” của Beethoven
Khi thưởng thức Sonata "Mùa xuân”
nói riêng và các bản sonata của Beethoven nói chung, thính giả không nhất thiết
phải (và rất không nên) đóng khung trí tưởng tượng và cảm xúc của mình vào biệt
danh của nó.
Vào đầu
thời kỳ Cổ điển, một violin sonata thường được gọi là “sonata cho piano với
phần đệm violon”. Nhưng Mozart đã bắt đầu tạo cho cả hai nhạc cụ này tầm quan
trọng ngang bằng trong các violin sonata cuối của mình. Beethoven tiếp tục
thành công xu hướng này và cho ra đời một số violin sonata hay nhất từng được
soạn ra trong lịch sử âm nhạc.
Beethoven sáng tác tổng cộng 10 bản violin sonata, trải dài từ năm 1797 đến năm
1812. Nổi tiếng nhất trong số đó là Violin Sonata No. 5 giọng Fa trưởng Op. 24
(còn được gọi là Sonata "Mùa
xuân”) và Violin Sonata No. 9 giọng
La trưởng Op. 47 (còn được gọi là Sonata
"Kreutzer").
Sonata
"Mùa xuân” được xuất bản vào năm 1801 và đề tặng bá tước Moritz
von Fries - một người bảo trợ của Beethoven. Bá tước Fries cũng là người được
Beethoven đề tặng Violin Sonata No. 4; Ngũ tấu đàn dây giọng Đô trưởng và Giao
hưởng số 7.
|
Biệt danh “Mùa xuân” của sonata này không phải là do nhà soạn nhạc đặt
Trong số những sonata của Beethoven (gồm 32 piano sonata; 10 violon sonata và các sonata cho cello, kèn cor), có nhiều sonata mang biệt danh do người khác đặt (“Ánh trăng”; “Báo táp”; “Đồng quê”...).
Nhưng chỉ có 2 sonata được Beethoven chính thức đặt tên (Piano Sonata No. 8 “Pathétique” và Piano Sonata No. 26 “Les Adieux”).
Piano Sonata No. 14 giọng Đô thăng thứ có biệt danh “Ánh trăng” là do nhà thơ kiêm nhà phê bình âm nhạc Đức Ludwig Rellstab đã so sánh những giai điệu mượt mà trong chương đầu của tác phẩm với ánh trăng trên hồ Lucerne. Biệt danh “Mùa xuân” của Violin Sonata No. 5 cũng ra đời tương tự thế, chỉ không rõ ai là người đầu tiên so sánh cảm xúc mà bản nhạc mang lại tươi tắn tựa mùa xuân.
Dù mang biệt danh gợi cảm đến mấy nhưng các sonata của Beethoven vẫn là thứ âm nhạc thuần túy chứ không phải âm nhạc chương trình.
Trong số những sonata của Beethoven (gồm 32 piano sonata; 10 violon sonata và các sonata cho cello, kèn cor), có nhiều sonata mang biệt danh do người khác đặt (“Ánh trăng”; “Báo táp”; “Đồng quê”...).
Nhưng chỉ có 2 sonata được Beethoven chính thức đặt tên (Piano Sonata No. 8 “Pathétique” và Piano Sonata No. 26 “Les Adieux”).
Piano Sonata No. 14 giọng Đô thăng thứ có biệt danh “Ánh trăng” là do nhà thơ kiêm nhà phê bình âm nhạc Đức Ludwig Rellstab đã so sánh những giai điệu mượt mà trong chương đầu của tác phẩm với ánh trăng trên hồ Lucerne. Biệt danh “Mùa xuân” của Violin Sonata No. 5 cũng ra đời tương tự thế, chỉ không rõ ai là người đầu tiên so sánh cảm xúc mà bản nhạc mang lại tươi tắn tựa mùa xuân.
Dù mang biệt danh gợi cảm đến mấy nhưng các sonata của Beethoven vẫn là thứ âm nhạc thuần túy chứ không phải âm nhạc chương trình.
Chân
dung nghệ sĩ violon nổi tiếng
Gidon Kremer
|
Vì thế
khi thưởng thức Sonata "Mùa xuân” nói riêng và các sonata của Beethoven nói chung, thính
giả không nhất thiết phải (và rất không nên) đóng khung trí tưởng tượng và cảm
xúc của mình vào biệt danh của nó.
Sonata "Mùa xuân” gồm 4 chương nhạc:
I. Allegro
II. Adagio molto espressivo
III. Scherzo: Allegro molto
IV. Rondo: Allegro ma non troppo
Từ đầu đến cuối bản sonata này, cả piano và violon như cùng cất tiếng hát. Sáng tạo của Beethoven là ở chỗ để cho giọng của hai nhạc cụ trở nên quấn quýt chặt chẽ với nhau. Dường như violon không thể thiếu piano và ngược lại.
Trong Sonata “Mùa xuân”, Beethoven không đòi hỏi người chơi violon phải có kỹ thuật bậc thầy mặc dù người chơi piano cần phải đạt tới chuẩn mực kỹ thuật nhất định. Cái khó của bè violon trong sonata này là phải tạo ra “giọng hát” thật đẹp
Sonata "Mùa xuân” gồm 4 chương nhạc:
I. Allegro
II. Adagio molto espressivo
III. Scherzo: Allegro molto
IV. Rondo: Allegro ma non troppo
Từ đầu đến cuối bản sonata này, cả piano và violon như cùng cất tiếng hát. Sáng tạo của Beethoven là ở chỗ để cho giọng của hai nhạc cụ trở nên quấn quýt chặt chẽ với nhau. Dường như violon không thể thiếu piano và ngược lại.
Trong Sonata “Mùa xuân”, Beethoven không đòi hỏi người chơi violon phải có kỹ thuật bậc thầy mặc dù người chơi piano cần phải đạt tới chuẩn mực kỹ thuật nhất định. Cái khó của bè violon trong sonata này là phải tạo ra “giọng hát” thật đẹp
E CROIS ENTENDRE
ENCORE (Ta tưởng như còn nghe)
Trích opera “Những người mò ngọc trai” Âm nhạc: Georges Bizet) |
Beethoven đã sử dụng nhiều nốt
luyến láy trong các chương nhạc. Vì thế việc duy trì chất giọng đẹp của bè
violon một cách hoàn hảo không hề đơn giản, ngay cả với các nhạc công violon
chuyên nghiệp.
Âm nhạc của Sonata “Mùa xuân” cần phải được chơi một cách xúc cảm nhưng hết sức hòa nhã. Việc lạm dụng kỹ thuật rung (vibrato) sẽ khiến âm nhạc trở nên quá lãng mạn và làm mất đi giá trị cổ điển của tác phẩm như trường hợp nghệ sĩ violon Anne-Sophie Mutter trong thu âm trọn bộ 10 violin sonata của Beethoven.
Tuy thế cũng không ít người thích cách xử lý phiêu lưu và táo bạo của Anne-Sophie Mutter trong thu âm nói trên. Vì vậy bạn nên thử nghe một số bản thu của các nghệ sĩ khác nhau và tự chọn cho mình bản thu ưng ý nhất.
Âm nhạc của Sonata “Mùa xuân” cần phải được chơi một cách xúc cảm nhưng hết sức hòa nhã. Việc lạm dụng kỹ thuật rung (vibrato) sẽ khiến âm nhạc trở nên quá lãng mạn và làm mất đi giá trị cổ điển của tác phẩm như trường hợp nghệ sĩ violon Anne-Sophie Mutter trong thu âm trọn bộ 10 violin sonata của Beethoven.
Tuy thế cũng không ít người thích cách xử lý phiêu lưu và táo bạo của Anne-Sophie Mutter trong thu âm nói trên. Vì vậy bạn nên thử nghe một số bản thu của các nghệ sĩ khác nhau và tự chọn cho mình bản thu ưng ý nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét