Đường trần đâu có gì
Bất chợt lắng nghe giai điệu Phôi pha
– một ca khúc rất xưa của Trịnh, lại thấy lòng hiện hữu những cảm xúc ngổn
ngang.
Đêm cô độc, một vầng trăng cô độc, một nghệ sĩ cô độc ngồi đốt cháy lòng mình với những giai điệu của bản du ca qua bao năm tháng. Có khi nào ta bỗng bồi hồi nhớ lại những ngày xuân xanh trôi xa từ lâu lắm. Cuộc sống là những chuỗi ngày dài, niềm vui thì ít, nỗi buồn thì nhiều. Hư hao, trống trải. Những cuộc tình qua đi, những ngọt ngào qua đi, chỉ cô đơn ở lại làm bạn cùng ta đêm này.
Đêm cô độc, một vầng trăng cô độc, một nghệ sĩ cô độc ngồi đốt cháy lòng mình với những giai điệu của bản du ca qua bao năm tháng. Có khi nào ta bỗng bồi hồi nhớ lại những ngày xuân xanh trôi xa từ lâu lắm. Cuộc sống là những chuỗi ngày dài, niềm vui thì ít, nỗi buồn thì nhiều. Hư hao, trống trải. Những cuộc tình qua đi, những ngọt ngào qua đi, chỉ cô đơn ở lại làm bạn cùng ta đêm này.
Thế mới biết mỗi kiếp người thật quá nhỏ nhoi. Đường trần cũng chỉ là những
chuỗi ngày dài rong ruổi. Và rồi cát bụi sẽ lại trở về với cát bụi. Chỉ có cát
bụi là vĩnh hằng, còn cuộc đời cứ mãi phôi pha. Một ngày nào đó, sẽ thấy lòng
mình nhẹ tênh như một cơn gió thổi bụi cát xa bay…Bất chợt lắng nghe giai điệu Phôi pha –
một ca khúc rất xưa của Trịnh, lại thấy lòng hiển hữu những cảm xúc ngổn ngang.
Ca khúc là lời tâm tình về quá khứ, về một người tình đã mờ nhạt trong trí ức, cũng như những chiêm nghiệm về thân phận con người trước sự hữu hạn của một kiếp sống.
Những những ý tưởng ngổn ngang về kiếp người được Trịnh khéo léo đưa vào để làm tăng thêm sức quyến rũ của giai điệu – khắc khoải, cô đơn nhưng không khiến người ta gục ngã. Bài nhạc được viết ở âm giai đoản hoà điệu (harmonic minor - la si do re mi fa sol# la) - một thang âm được sử dụng nhiều trong cấu tứ nhạc Trịnh Công Sơn. Và có lẽ do vậy, nó đã tạo nên cái mênh mang rất riêng của nhạc sĩ tài hoa này.
“Ôm lòng đêm
Nhìn vầng trăng mới về nhớ chân giang hồ
Ôi phù du
Từng tuổi xuân đã già một ngày kia đến bờ
Đời người như gió qua.”
Khi giọng ca đầy trữ tình của Khánh Ly cất lên, tôi thấy mình như trôi lênh đênh trên một con sông, cũng lại thấy mình đang hòa trong bóng tối của một túp lều giữa cánh đồng mênh mông. Đơn giản chỉ là mình nhỏ bé trong một không gian rợn ngợp và quá rộng cho vừa nỗi buồn, ưu tư.
Hết một đời người mới ngẫm ra gió sương, mới thấy thời gian trôi qua nhanh như một cơn gió vô hình. Phù du, cát bụi, sương khói cuối cùng rồi cũng ngủ vùi bình yên trong một đêm tĩnh lặng.
Ca khúc là lời tâm tình về quá khứ, về một người tình đã mờ nhạt trong trí ức, cũng như những chiêm nghiệm về thân phận con người trước sự hữu hạn của một kiếp sống.
Những những ý tưởng ngổn ngang về kiếp người được Trịnh khéo léo đưa vào để làm tăng thêm sức quyến rũ của giai điệu – khắc khoải, cô đơn nhưng không khiến người ta gục ngã. Bài nhạc được viết ở âm giai đoản hoà điệu (harmonic minor - la si do re mi fa sol# la) - một thang âm được sử dụng nhiều trong cấu tứ nhạc Trịnh Công Sơn. Và có lẽ do vậy, nó đã tạo nên cái mênh mang rất riêng của nhạc sĩ tài hoa này.
“Ôm lòng đêm
Nhìn vầng trăng mới về nhớ chân giang hồ
Ôi phù du
Từng tuổi xuân đã già một ngày kia đến bờ
Đời người như gió qua.”
Khi giọng ca đầy trữ tình của Khánh Ly cất lên, tôi thấy mình như trôi lênh đênh trên một con sông, cũng lại thấy mình đang hòa trong bóng tối của một túp lều giữa cánh đồng mênh mông. Đơn giản chỉ là mình nhỏ bé trong một không gian rợn ngợp và quá rộng cho vừa nỗi buồn, ưu tư.
Hết một đời người mới ngẫm ra gió sương, mới thấy thời gian trôi qua nhanh như một cơn gió vô hình. Phù du, cát bụi, sương khói cuối cùng rồi cũng ngủ vùi bình yên trong một đêm tĩnh lặng.
Kí ức như cuốn phim quay chậm, hiện về những gương mặt thân thương: “từng
người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”. Có những niềm vui nho nhỏ, có
những nụ cười, có những cuộc tình dài rộng… Nhưng sao nay chỉ còn lại mình ta?. Tôi đã được nghe nhiều ca sĩ thể hiện bài Phôi pha. Mỗi ca sĩ có một phong cách riêng: Hồng Nhung- dịu
dàng, Lan Ngọc – đằm thắm, Thanh Lam – nổi loạn và phá cách…, nhưng chưa thấy
ai diễn tả một cách chân thật sâu sắc tâm trạng nhân vật chính trong ca khúc
như Khánh Ly.
Giọng ca của Khánh Ly hòa làm một với ca từ, với giai điệu của Trịnh, như hai
dòng suối đơn độc hòa với nhau, đồng điệu đến lạ kì:
“Không còn ai
Đường về ôi quá dài những đêm xa người
Chén rượu cay một đời tôi uống hoài
Trả lại từng tin vui cho nhân gian chờ đợi”
Con đường đêm nay vắng người sao quá rộng dài, sao quá cô đơn. Từng bước chân nặng nề trên con phố cũ, từng chén rượu cay nâng lên lại hạ xuống, cả một đời uống hoài sao chẳng hết?
Mình ta lại ngồi đây, nhấm nháp men cay đã vĩnh hằng từ muôn thuở, để trả lại cho nhân gian những giọt vui tựa gam màu sáng điểm xuyết trong bức tranh u tối của cuộc đời.
“Về ngồi trong những ngày
Nhìn từng hôm nắng ngời nhìn từng khi mưa bay
Có những ai xa đời quay về lại
Về lại nơi cuối trời làm mây trô
“Không còn ai
Đường về ôi quá dài những đêm xa người
Chén rượu cay một đời tôi uống hoài
Trả lại từng tin vui cho nhân gian chờ đợi”
Con đường đêm nay vắng người sao quá rộng dài, sao quá cô đơn. Từng bước chân nặng nề trên con phố cũ, từng chén rượu cay nâng lên lại hạ xuống, cả một đời uống hoài sao chẳng hết?
Mình ta lại ngồi đây, nhấm nháp men cay đã vĩnh hằng từ muôn thuở, để trả lại cho nhân gian những giọt vui tựa gam màu sáng điểm xuyết trong bức tranh u tối của cuộc đời.
“Về ngồi trong những ngày
Nhìn từng hôm nắng ngời nhìn từng khi mưa bay
Có những ai xa đời quay về lại
Về lại nơi cuối trời làm mây trô
Thì ra vẫn chỉ là hướng về quá khứ, hướng về những ngày nắng, những ngày mưa
của quá vãng. Thì ra vẫn chỉ là một mối tình cũ chẳng thể nguôi vơi.
Và sau hồi tưởng là những chiêm nghiệm rất thật về đời, về người. Đi hết cuộc đời, mỏi chân chùn bước sẽ về với cát bụi, về làm mây bay nơi cuối trời. Cuối cùng thì đời cũng chỉ là phù du, là chốn nương thân cho những kẻ cô đơn chẳng tìm được lối về.
“Thôi về đi
Đường trần đâu có gì tóc xanh mấy mùa
Có nhiều khi từ vườn khuya bước về
Bàn chân ai rất nhẹ tựa hồn những năm xưa”
Quả thật không sai khi có người nhận xét nhiều ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh mang màu sắc Phật giáo và triết lí phương Đông. Phôi pha cũng là một trong số đó. Trần gian chỉ là cuộc dạo chơi một kiếp sống để cuối cùng mới trở về cõi vĩnh hằng hư vô, mới hóa thành cát bụi vĩnh hằng. Cái chết cũng chỉ là một trạng thái – nhẹ tựa mây trôi. Ông thốt lên: "Thôi về đi đường trần đâu có gì".
Lời thúc giục nghe đầy vội vã: Thôi về đi! Trần gian với nắng mưa chẳng đủ làm nên một chốn dung thân. Chỉ sau một giấc ngủ cũng đủ cho mấy mùa tóc xanh thành “bạc trắng như vôi”, chỉ sau một cái chớp mắt cũng đủ đi qua một kiếp người.
Trong ca khúc từ “về” xuất hiện tới 7 lần: đường về, bước về, về lại, về đi… Có một cái gì đó khắc khoải như lời hoài niệm về quá khứ, về những tháng ngày đã xa, về những kỉ niệm, những dư âm mênh mang của một mối tình đã chìm sâu vào dĩ vãng. Lại cũng có cái gì đó tài tử, lãng du cứ bồng bềnh phiêu du trôi qua những tháng ngày vô định để tìm cho mình một chốn riêng.
Trịnh đã dùng một giai kết thật lơ lửng nhưng liền mạch và rất phù hợp với ca từ "bàn chân ai rất nhẹ, tựa hồn những năm xưa” để gợi nhắc những điều khác, không có mặt trong ca từ.
Biết đi về đâu? Về nhà – chẳng có. Về quá khứ - thời gian trôi qua đâu có trở lại. Có chăng chỉ là về với trời, với cát bụi, với cái chung của vĩnh hằng. Và để lắng nghe một hơi thở, một bước chân thật khẽ - tựa hồn những năm xưa.
Ấy là Trịnh, ấy là phôi pha, ấy là xót xa cho một kiếp con người.
Và sau hồi tưởng là những chiêm nghiệm rất thật về đời, về người. Đi hết cuộc đời, mỏi chân chùn bước sẽ về với cát bụi, về làm mây bay nơi cuối trời. Cuối cùng thì đời cũng chỉ là phù du, là chốn nương thân cho những kẻ cô đơn chẳng tìm được lối về.
“Thôi về đi
Đường trần đâu có gì tóc xanh mấy mùa
Có nhiều khi từ vườn khuya bước về
Bàn chân ai rất nhẹ tựa hồn những năm xưa”
Quả thật không sai khi có người nhận xét nhiều ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh mang màu sắc Phật giáo và triết lí phương Đông. Phôi pha cũng là một trong số đó. Trần gian chỉ là cuộc dạo chơi một kiếp sống để cuối cùng mới trở về cõi vĩnh hằng hư vô, mới hóa thành cát bụi vĩnh hằng. Cái chết cũng chỉ là một trạng thái – nhẹ tựa mây trôi. Ông thốt lên: "Thôi về đi đường trần đâu có gì".
Lời thúc giục nghe đầy vội vã: Thôi về đi! Trần gian với nắng mưa chẳng đủ làm nên một chốn dung thân. Chỉ sau một giấc ngủ cũng đủ cho mấy mùa tóc xanh thành “bạc trắng như vôi”, chỉ sau một cái chớp mắt cũng đủ đi qua một kiếp người.
Trong ca khúc từ “về” xuất hiện tới 7 lần: đường về, bước về, về lại, về đi… Có một cái gì đó khắc khoải như lời hoài niệm về quá khứ, về những tháng ngày đã xa, về những kỉ niệm, những dư âm mênh mang của một mối tình đã chìm sâu vào dĩ vãng. Lại cũng có cái gì đó tài tử, lãng du cứ bồng bềnh phiêu du trôi qua những tháng ngày vô định để tìm cho mình một chốn riêng.
Trịnh đã dùng một giai kết thật lơ lửng nhưng liền mạch và rất phù hợp với ca từ "bàn chân ai rất nhẹ, tựa hồn những năm xưa” để gợi nhắc những điều khác, không có mặt trong ca từ.
Biết đi về đâu? Về nhà – chẳng có. Về quá khứ - thời gian trôi qua đâu có trở lại. Có chăng chỉ là về với trời, với cát bụi, với cái chung của vĩnh hằng. Và để lắng nghe một hơi thở, một bước chân thật khẽ - tựa hồn những năm xưa.
Ấy là Trịnh, ấy là phôi pha, ấy là xót xa cho một kiếp con người.
Hoàng Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét