TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN TÀN HẠI ĐỜI KIỀU
Ở trong nước, số lần ấn hành
và tái bản Truyện Kiều của Nguyễn Du với nhiều dị bản, nhiều tên gọi khác nhau
đã có hàng trăm. Ở ngoài nước Truyện Kiều đã được dịch ra tiếng Pháp 7 lần, tiếng
Anh 4 lần. Ngoài ra còn tiếng Nga, tiếng Ba Lan, tiếng Đức, tiếng Hàn …Rõ ràng
đây là một kiệt tác văn chương không chỉ của Việt Nam mà của nhân loại. Theo
nhà văn Pháp R. Crayssac: “Kiều có thể so sánh mà không thua kém bất cứ kiệt
tác nào của bất kỳ thời đại nào, bất kỳ xứ sở nào!” .
Gần hai trăm bài khảo cứu, đánh giá Truyện Kiều của các tác giả cổ kim đông tây đã được công bố.
- Cùng thời với Nguyễn Du, năm 1820, Mộng Liên Đường đã bình luận: “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột”
- Phạm Quỳnh trong bài diễn văn đọc tại Hội Khai Trí Tiến Đức năm 1924 tại Hà Nội đã tuyên bố: “Truyện Kiều không chỉ đối với văn hóa nước nhà mà đối với văn học thế giới cũng chiếm được một địa vị cao quý... Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn...”.
- Chế Lan Viên thì khẳng định: "Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn". V v ……
Tuy nhiên, đối với nhân vật Thúy Kiều thì sự nhìn nhận rất khác nhau, thậm chí hoàn toàn đối nghịch.
- Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu tiếc thương:
"...Tiền Đường chưa chắc mả hồng nhan
Trơ trơ nắm đất bờ sông nọ
Hồn có xa nghe mấy tiếng đàn".
- Chế Lan Viên chua xót:
Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc,
Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên...
- Nguyễn Khuyến dè bỉu:
"...Không trách chàng Kim đeo đẳng mãi
Khăng khăng vớt lấy một phần đuôi".
- Cùng với công luận một thời: “Đàn ông chớ kể Phan Trần/Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều”, Nguyễn Công Trứ mỉa mai:
"...Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa
Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm
Bán mình trong bấy nhiêu năm
Dễ đem chữ hiếu mà lầm được ai
Nghĩ đời mà ngán cho đời".
- Tự Đức thì: “Mê gì? Mê đánh tổ tôm, Mê ngựa Hậu bổ, mê Nôm Thúy Kiều” nhưng lại muốn nọc Nguyễn Du ra đánh một trăm roi chỉ vì câu “Chọc trời khuấy nước mặc dầu/ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”.
Cho nên, vấn đề cốt lõi là phải lý giải cho được vì sao một con người: “Một hai nghiêng nước nghiêng thành/Sắc đành đòi một, tài đành hòa hai” như Thúy Kiều mà lại bị đầy đọa trong cảnh “Phận sao phận bạc như vôi” như vậy?
Hẳn rằng không mấy ai đồng ý với cái cách quy kểt phũ phàng: “Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm”, hay “Bốn bể anh hùng còn dại gái/Thập thành con đĩ mắc mưu quan”.
Tuy nhiên, không đổ tội cho thói dâm đãng, có tác giả lại quay ra kết tội đồng tiền: “Trong cái xã hội này, sau thế lực của bọn qúy tộc là thế lực của đồng tiền. Đồng tiền thực sự đã trở thành một tai họa đối với con người. Đồng tiền chi phối việc xử kiện của bọn quan lại; đồng tiền đã biến những nho sĩ như Mã Giám Sinh, Sở Khanh thành những tên ma cô dắt gái; biến Thúc Sinh thành một kẻ ăn chơi trác táng... Đồng tiền có thể mua bán cả cái trinh tiết thiêng liêng của người phụ nữ...”.
Chính tác giả Nguyễn Du thì quy cho thuyết Tài Mệnh tương đố. Ông mở đầu thiên truyện bằng luận điểm then chốt này:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau
Khẳng định một quy luật xem như tất yếu, Nguyễn Du đã viết: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”.
Tôi hoàn toàn không đồng ý với những cách lý giải vừa nêu.
Bài viết này nhằm chứng minh rằng sở dĩ Kiều phải “bán mình chuộc cha” để rồi trầm luân mãi trong cảnh “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” là vì luật pháp không nghiêm, phép nước không minh, không có kỷ cương, dân chủ.
Hãy điểm qua mấy phiên xét xử trong Truyện Kiều.
a - Phiên xét xử cuộc tình dan díu Thúy Kiều – Thúc Kỳ Tâm:
Trông lên mặt sắt đen sì,
Lập nghiêm trước đã, ra uy nặng lời:
"Gã kia dại nết chơi bời,
"Mà con người thế là người đong đưa.
"Tuồng gì hoa thải, hương thừa,
"Mượn màu son phấn đánh lừa con đen!
"Suy trong tình trạng bên nguyên,
"Bề nào thì cũng chưa yên bề nào.
"Phép công chiếu án luận vào,
"Có hai đường ấy, tính sao mặc mình.
"Một là cứ phép gia hình,
"Một là lại cứ lầu xanh phó về!"
Nàng rằng: "Đã quyết một bề,
"Nhện này vương lấy tơ kia mấy lần!
"Đục trong thân cũng là thân,
"Yếu thơ, vâng chịu trước sân lôi đình."
Dạy rằng: "Cứ phép gia hình!"
Ba cây chập lại một cành mẫu đơn.
Phận đành chi dám kêu oan,
Đào hoen quyên má, liễu tan tác mày.
Một sân lầm cát đã đầy,
Gương lờ nước thủy, mai gầy vóc sương.
Nghĩ tình chàng Thúc mà thương,
Nẻo xa trông thấy lòng càng xót xa.
Khóc rằng: "Oan khốc vì ta!
"Có nghe lời trước, chớ đà lụy sau.
"Cạn lòng, chẳng biết nghĩ sâu,
"Để ai trăng tủi, hoa sầu vì ai?"
Phủ đường nghe thoảng vào tai,
Động lòng lại gạn đến lời riêng tây.
Sụt sùi chàng mới thưa ngay,
Đầu đuôi kể lại sự ngày cầu thân:
"Nàng đà tính trước xa gần,
"Từ xưa nàng đã biết thân có rày!
"Tại tôi hứng lấy một tay,
"Để nàng cho đến nỗi này vì tôi!"
Nghe lời nói cũng thương lời,
Dẹp uy mới dạy mở bài giải vi.
Rằng: "Như hẳn có thế thì,
"Trăng hoa, song cũng thị phi biết điều!"
Sinh rằng: "Chút phận bọt bèo,
"Theo đòi vả cũng ít nhiều bút nghiên"
Cười rằng: "Đã thế thì nên!
"Mộc già hãy thử một thiên trình nghề"
Nàng vâng cất bút tay đề,
Tiên hoa trình trước án phê, xem tường.
Khen rằng: "Giá lợp Thịnh Đường,
"Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân!
"Thật là tài tử giai nhân,
"Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn?
"Thôi đừng rước dữ, cưu hờn,
"Làm chi lỡ nhịp cho đờn ngang cung?
"Đã đưa đến trước cửa công,
"Ngoài thì là lý, song trong là tình.
"Dâu con trong đạo gia đình,
"Thôi thì dẹp nỗi bất bình là xong!"
Kíp truyền sắm sửa lễ công,
Kiệu hoa cất gió, đuốc hồng điểm sao.
Bày hàng cổ xúy xôn xao,
Song song đưa tới trướng đào sánh đôi.
Thương vì hạnh, trọng vì tài,
Thúc ông thôi cũng dẹp lời phong ba.
Huệ lan sực nức một nhà,
Từng cay đắng lại mặn mà hơn xưa.
Phiên xử khác nào một hí kịch dã man! Chưa điều tra luận tội gì mà đã đánh người ta đến mức “Một sân lầm cát đã đầy/ Gương lờ nước thủy, mai gầy vóc sương”.
Không lấy cung trước để điều tra tội trạng mà chỉ đến khi lời than khóc của bên nguyên tình cờ được “Phủ đường nghe thoảng vào tai” thì phủ đường mới “Động lòng lại gạn đến lời riêng tây”.
Chẳng căn cứ vào điều luật nào cả, khi được nghe bị cáo làm thơ hay đến mức “Giá lợp Thịnh Đường”, thì quan tòa liền ra lệnh bế thốc cái người phụ nữ vừa bị ông ra lệnh đánh cho “Đào hoen quyện má, liễu tan tác mày” lên kiệu hoa có đuốc hồng đưa tiễn đi xuyên đêm về ngay loan phòng để hưởng cảnh “Song song đưa tới trướng đào sánh đôi”.
Sự lẫn lộn giữa lý và tình ở chốn công đường đã đòi hỏi phải được bàn định, song câu "Đã đưa đến trước cửa công/Ngoài thì là lý, song trong là tình” ở đây không phản ánh đúng thực tế. Thử hỏi, nếu Kiều không biết làm thơ hay thì yếu tố “tinh” trong phiên tòa có được xét đến không?
b - Sau này, khi được Từ Hải bảo trợ (“Từ rằng: "Ân oán hai bên/Mặc nàng xử quyết, báo đền cho minh"), Thúy Kiều mở phiên xét xử thì cũng chẳng theo điều luật điều lệ nào mà cử thế trừng phạt người ta đến mức “Máu rơi, thịt nát, tan tành, Ai ai trông thấy hồn kinh, phách rời”:
Cửa viên lại dắt một dây dẫn vào.
Nàng rằng: "Lồng lộng trời cao!
"Hại nhân, nhân hại, sự nào tại ta?"
Trước là Bạc Hạnh, Bạc Bà,
Bên là Ưng, Khuyển, bên là Sở Khanh.
Tú Bà cùng Mã Giám Sinh,
Các tên tội ấy đáng tình còn sao?
Lệnh quân truyền xuống nội đao,
Thề sao, thì lại cứ sao ra hình.
Máu rơi, thịt nát, tan tành,
Ai ai trông thấy hồn kinh, phách rời.
Cho hay muôn sự tại trời,
Phụ người chẳng bõ khi người phụ ta!
Mấy người bạc ác, tinh ma,
Mình làm, mình chịu, kêu mà ai thương!
Ba quân đông mặt pháp trường,
Thanh thiên, bạch nhật, rõ ràng cho coi.
c - Đến cái ông quan Hồ Tôn Hiến “mặt sắt cũng ngây vì tình” thì lại xử tội vợ kẻ địch bằng một đêm truy hoan rồi đem gán “phạm nhân”cho một thổ quan để trốn tội: Trong quân mở tiệc hạ công,
Xôn xao tơ trúc, hội đồng quân quan.
Bắt nàng thị yến dưới màn,
Giở say, lại ép vặn đàn nhặt tâu.
Một cung gió tủi, mưa sầu,
Bốn dây rỏ máu năm đầu ngón tay.
Ve ngâm, vượn hót, nào tày,
Lọt tai Hồ cũng nhăn mày, rơi châu.
Hỏi rằng: "Này khúc ở đâu?
"Nghe ra muôn oán, nghìn sầu lắm thay!"
Thưa rằng: "Bạc mệnh khúc này,
"Phổ vào đàn ấy những ngày còn thơ.
"Cung cầm, lựa những ngày xưa,
"Mà gương bạc mệnh bây giờ là đây!"
Nghe càng đắm đắm, càng say,
Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình!
Dạy rằng: "Hương hỏa ba sinh,
"Dây loan xin nối cầm lành cho ai."
Thưa rằng: "Chút phận lạc loài,
"Trong mình, nghĩ đã có người thác oan.
"Còn chi nữa, cánh hoa tàn,
"Tơ lòng đã dứt dây đàn Tiểu Lân.
"Rộng thương còn mảnh hồng quần,
"Hơi tàn được thấy gốc phần là may!"
Hạ công chén đã quá say,
Hồ công đến lúc rạng ngày nhớ ra.
Nghĩ mình phương diện quốc gia,
Quan trên nhắm xuống, người ta trông vào.
Phải tuồng trăng gió hay sao?
Sự này, biết tính thế nào được đây?
Công nha vừa buổi rạng ngày,
Quyết tình, Hồ mới đoán ngay một bài.
Lệnh quan ai dám cãi lời?
Ép tình mới gán cho người thổ quan.
Thương thay! cũng một thân người!
Hại thay! mang lấy sắc tài làm chi?
Những là oan khổ lưu ly …
Thật là chẳng ra làm sao!
Luật pháp không được tôn trọng, phiên tòa xử không nghiêm, cho nên đây đó đầy những oan khiên. Trong “Truyện Kiều” chúng tôi đếm được tới 30 câu có chữ chữ óan, chữ oan: 1 - Nghe ra như oán, như sầu, phải chăng? (câu 477)
2 - Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây (câu 590).
3 - Oan này còn một kêu Trời, nhưng xa (câu 596).
4 - Nỡ đày đọa trẻ, càng oan khốc già (câu 662).
5 - Một nhà để chị riêng oan một mình (câu 716).
6 - Tiếng oan đã muốn vạch trời kêu lên (câu 892).
7 - Nỗi oan vỡ lở xa gần (câu 987),
8 - Làm chi tội báo oan gia (câu 1013),
9 - Phận đành chi dám kêu oan, (câu 1427)
10 - Khóc rằng: "Oan khốc vì ta! (câu 1433)
11 - Con người thế ấy, thác oan thế này! (câu 1678)
12 - Người này nặng kiếp oan gia (câu 1693),
13 - Cũng là oan nghiệp chi đây (câu 1753),
14 - Con ong, cái kiến, kêu gì được oan! (câu 1758)"
15 - Đã đành túc trái tiền oan (câu 1765),
16 - Khéo oan gia, của phá gia! (câu 2097)
17 - Chút còn ân oán, đôi đường chưa xong (câu 2294).
18 - Từ rằng: "Ân oán hai bên (câu 2319) ,
19 - Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều! (câu 2362)
20- Nàng từ ân oán rạch ròi (câu 2419),
21 - Bể oan dường đã vơi vơi cạnh lòng (câu 2420).
22 - Lạ thay oan khí tương triền! (câu 2535)
23 - Nghe ra muôn oán, nghìn sầu lắm thay! (câu 2574)
24 - Trong mình, nghĩ đã có người thác oan (câu 2584).
25 - Những là oan khổ lưu ly (câu 2641),
26 - Tu là cõi phúc, tình là dây oan (câu 2658).
27 - Oan kia theo mãi với tình (câu 2673),
28 - Oán thì trả oán, ân thì trả ân (câu 2908).
29 - Một nhà vinh hiển, riêng oan một nàng! (câu 2966)
30 - Giải oan, lập một đàn tràng bên sông (câu 2968).
Đời Kiều bắt đầu rơi vào bất hạnh rõ ràng chỉ từ khi bị thằng bán tơ vu oan, và cứ thế trầm luân mãi không chỉ trong thanh lâu, thanh y mà còn tan tác tơi bời hết trong nhục mạ lại bằng khảo tra chỉ vì không được pháp luật bảo vệ, không được công lý che chở.
Ôn lại nỗi đau xé ruột “Đoạn trường tân thanh” đã cách đây trên dưới 200 năm để thấy bức thiết biết bao cái yêu cầu phải thực sự thượng tôn pháp luật, làm cơ sở cho xã hội dân chủ phát triển, từ đấy hạn chế tối đa tội lỗi reo rắc từ đồng tiền, hạn chế sức uy hiếp của chữ “tai” đối với chữ “tài” …,bảo đảm cho con người được sống trong môi trường: “Chữ Tài, chữ Mệnh dồi dào cả hai”,
Gần hai trăm bài khảo cứu, đánh giá Truyện Kiều của các tác giả cổ kim đông tây đã được công bố.
- Cùng thời với Nguyễn Du, năm 1820, Mộng Liên Đường đã bình luận: “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột”
- Phạm Quỳnh trong bài diễn văn đọc tại Hội Khai Trí Tiến Đức năm 1924 tại Hà Nội đã tuyên bố: “Truyện Kiều không chỉ đối với văn hóa nước nhà mà đối với văn học thế giới cũng chiếm được một địa vị cao quý... Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn...”.
- Chế Lan Viên thì khẳng định: "Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn". V v ……
Tuy nhiên, đối với nhân vật Thúy Kiều thì sự nhìn nhận rất khác nhau, thậm chí hoàn toàn đối nghịch.
- Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu tiếc thương:
"...Tiền Đường chưa chắc mả hồng nhan
Trơ trơ nắm đất bờ sông nọ
Hồn có xa nghe mấy tiếng đàn".
- Chế Lan Viên chua xót:
Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc,
Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên...
- Nguyễn Khuyến dè bỉu:
"...Không trách chàng Kim đeo đẳng mãi
Khăng khăng vớt lấy một phần đuôi".
- Cùng với công luận một thời: “Đàn ông chớ kể Phan Trần/Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều”, Nguyễn Công Trứ mỉa mai:
"...Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa
Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm
Bán mình trong bấy nhiêu năm
Dễ đem chữ hiếu mà lầm được ai
Nghĩ đời mà ngán cho đời".
- Tự Đức thì: “Mê gì? Mê đánh tổ tôm, Mê ngựa Hậu bổ, mê Nôm Thúy Kiều” nhưng lại muốn nọc Nguyễn Du ra đánh một trăm roi chỉ vì câu “Chọc trời khuấy nước mặc dầu/ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”.
Cho nên, vấn đề cốt lõi là phải lý giải cho được vì sao một con người: “Một hai nghiêng nước nghiêng thành/Sắc đành đòi một, tài đành hòa hai” như Thúy Kiều mà lại bị đầy đọa trong cảnh “Phận sao phận bạc như vôi” như vậy?
Hẳn rằng không mấy ai đồng ý với cái cách quy kểt phũ phàng: “Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm”, hay “Bốn bể anh hùng còn dại gái/Thập thành con đĩ mắc mưu quan”.
Tuy nhiên, không đổ tội cho thói dâm đãng, có tác giả lại quay ra kết tội đồng tiền: “Trong cái xã hội này, sau thế lực của bọn qúy tộc là thế lực của đồng tiền. Đồng tiền thực sự đã trở thành một tai họa đối với con người. Đồng tiền chi phối việc xử kiện của bọn quan lại; đồng tiền đã biến những nho sĩ như Mã Giám Sinh, Sở Khanh thành những tên ma cô dắt gái; biến Thúc Sinh thành một kẻ ăn chơi trác táng... Đồng tiền có thể mua bán cả cái trinh tiết thiêng liêng của người phụ nữ...”.
Chính tác giả Nguyễn Du thì quy cho thuyết Tài Mệnh tương đố. Ông mở đầu thiên truyện bằng luận điểm then chốt này:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau
Khẳng định một quy luật xem như tất yếu, Nguyễn Du đã viết: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”.
Tôi hoàn toàn không đồng ý với những cách lý giải vừa nêu.
Bài viết này nhằm chứng minh rằng sở dĩ Kiều phải “bán mình chuộc cha” để rồi trầm luân mãi trong cảnh “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” là vì luật pháp không nghiêm, phép nước không minh, không có kỷ cương, dân chủ.
Hãy điểm qua mấy phiên xét xử trong Truyện Kiều.
a - Phiên xét xử cuộc tình dan díu Thúy Kiều – Thúc Kỳ Tâm:
Trông lên mặt sắt đen sì,
Lập nghiêm trước đã, ra uy nặng lời:
"Gã kia dại nết chơi bời,
"Mà con người thế là người đong đưa.
"Tuồng gì hoa thải, hương thừa,
"Mượn màu son phấn đánh lừa con đen!
"Suy trong tình trạng bên nguyên,
"Bề nào thì cũng chưa yên bề nào.
"Phép công chiếu án luận vào,
"Có hai đường ấy, tính sao mặc mình.
"Một là cứ phép gia hình,
"Một là lại cứ lầu xanh phó về!"
Nàng rằng: "Đã quyết một bề,
"Nhện này vương lấy tơ kia mấy lần!
"Đục trong thân cũng là thân,
"Yếu thơ, vâng chịu trước sân lôi đình."
Dạy rằng: "Cứ phép gia hình!"
Ba cây chập lại một cành mẫu đơn.
Phận đành chi dám kêu oan,
Đào hoen quyên má, liễu tan tác mày.
Một sân lầm cát đã đầy,
Gương lờ nước thủy, mai gầy vóc sương.
Nghĩ tình chàng Thúc mà thương,
Nẻo xa trông thấy lòng càng xót xa.
Khóc rằng: "Oan khốc vì ta!
"Có nghe lời trước, chớ đà lụy sau.
"Cạn lòng, chẳng biết nghĩ sâu,
"Để ai trăng tủi, hoa sầu vì ai?"
Phủ đường nghe thoảng vào tai,
Động lòng lại gạn đến lời riêng tây.
Sụt sùi chàng mới thưa ngay,
Đầu đuôi kể lại sự ngày cầu thân:
"Nàng đà tính trước xa gần,
"Từ xưa nàng đã biết thân có rày!
"Tại tôi hứng lấy một tay,
"Để nàng cho đến nỗi này vì tôi!"
Nghe lời nói cũng thương lời,
Dẹp uy mới dạy mở bài giải vi.
Rằng: "Như hẳn có thế thì,
"Trăng hoa, song cũng thị phi biết điều!"
Sinh rằng: "Chút phận bọt bèo,
"Theo đòi vả cũng ít nhiều bút nghiên"
Cười rằng: "Đã thế thì nên!
"Mộc già hãy thử một thiên trình nghề"
Nàng vâng cất bút tay đề,
Tiên hoa trình trước án phê, xem tường.
Khen rằng: "Giá lợp Thịnh Đường,
"Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân!
"Thật là tài tử giai nhân,
"Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn?
"Thôi đừng rước dữ, cưu hờn,
"Làm chi lỡ nhịp cho đờn ngang cung?
"Đã đưa đến trước cửa công,
"Ngoài thì là lý, song trong là tình.
"Dâu con trong đạo gia đình,
"Thôi thì dẹp nỗi bất bình là xong!"
Kíp truyền sắm sửa lễ công,
Kiệu hoa cất gió, đuốc hồng điểm sao.
Bày hàng cổ xúy xôn xao,
Song song đưa tới trướng đào sánh đôi.
Thương vì hạnh, trọng vì tài,
Thúc ông thôi cũng dẹp lời phong ba.
Huệ lan sực nức một nhà,
Từng cay đắng lại mặn mà hơn xưa.
Phiên xử khác nào một hí kịch dã man! Chưa điều tra luận tội gì mà đã đánh người ta đến mức “Một sân lầm cát đã đầy/ Gương lờ nước thủy, mai gầy vóc sương”.
Không lấy cung trước để điều tra tội trạng mà chỉ đến khi lời than khóc của bên nguyên tình cờ được “Phủ đường nghe thoảng vào tai” thì phủ đường mới “Động lòng lại gạn đến lời riêng tây”.
Chẳng căn cứ vào điều luật nào cả, khi được nghe bị cáo làm thơ hay đến mức “Giá lợp Thịnh Đường”, thì quan tòa liền ra lệnh bế thốc cái người phụ nữ vừa bị ông ra lệnh đánh cho “Đào hoen quyện má, liễu tan tác mày” lên kiệu hoa có đuốc hồng đưa tiễn đi xuyên đêm về ngay loan phòng để hưởng cảnh “Song song đưa tới trướng đào sánh đôi”.
Sự lẫn lộn giữa lý và tình ở chốn công đường đã đòi hỏi phải được bàn định, song câu "Đã đưa đến trước cửa công/Ngoài thì là lý, song trong là tình” ở đây không phản ánh đúng thực tế. Thử hỏi, nếu Kiều không biết làm thơ hay thì yếu tố “tinh” trong phiên tòa có được xét đến không?
b - Sau này, khi được Từ Hải bảo trợ (“Từ rằng: "Ân oán hai bên/Mặc nàng xử quyết, báo đền cho minh"), Thúy Kiều mở phiên xét xử thì cũng chẳng theo điều luật điều lệ nào mà cử thế trừng phạt người ta đến mức “Máu rơi, thịt nát, tan tành, Ai ai trông thấy hồn kinh, phách rời”:
Cửa viên lại dắt một dây dẫn vào.
Nàng rằng: "Lồng lộng trời cao!
"Hại nhân, nhân hại, sự nào tại ta?"
Trước là Bạc Hạnh, Bạc Bà,
Bên là Ưng, Khuyển, bên là Sở Khanh.
Tú Bà cùng Mã Giám Sinh,
Các tên tội ấy đáng tình còn sao?
Lệnh quân truyền xuống nội đao,
Thề sao, thì lại cứ sao ra hình.
Máu rơi, thịt nát, tan tành,
Ai ai trông thấy hồn kinh, phách rời.
Cho hay muôn sự tại trời,
Phụ người chẳng bõ khi người phụ ta!
Mấy người bạc ác, tinh ma,
Mình làm, mình chịu, kêu mà ai thương!
Ba quân đông mặt pháp trường,
Thanh thiên, bạch nhật, rõ ràng cho coi.
c - Đến cái ông quan Hồ Tôn Hiến “mặt sắt cũng ngây vì tình” thì lại xử tội vợ kẻ địch bằng một đêm truy hoan rồi đem gán “phạm nhân”cho một thổ quan để trốn tội: Trong quân mở tiệc hạ công,
Xôn xao tơ trúc, hội đồng quân quan.
Bắt nàng thị yến dưới màn,
Giở say, lại ép vặn đàn nhặt tâu.
Một cung gió tủi, mưa sầu,
Bốn dây rỏ máu năm đầu ngón tay.
Ve ngâm, vượn hót, nào tày,
Lọt tai Hồ cũng nhăn mày, rơi châu.
Hỏi rằng: "Này khúc ở đâu?
"Nghe ra muôn oán, nghìn sầu lắm thay!"
Thưa rằng: "Bạc mệnh khúc này,
"Phổ vào đàn ấy những ngày còn thơ.
"Cung cầm, lựa những ngày xưa,
"Mà gương bạc mệnh bây giờ là đây!"
Nghe càng đắm đắm, càng say,
Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình!
Dạy rằng: "Hương hỏa ba sinh,
"Dây loan xin nối cầm lành cho ai."
Thưa rằng: "Chút phận lạc loài,
"Trong mình, nghĩ đã có người thác oan.
"Còn chi nữa, cánh hoa tàn,
"Tơ lòng đã dứt dây đàn Tiểu Lân.
"Rộng thương còn mảnh hồng quần,
"Hơi tàn được thấy gốc phần là may!"
Hạ công chén đã quá say,
Hồ công đến lúc rạng ngày nhớ ra.
Nghĩ mình phương diện quốc gia,
Quan trên nhắm xuống, người ta trông vào.
Phải tuồng trăng gió hay sao?
Sự này, biết tính thế nào được đây?
Công nha vừa buổi rạng ngày,
Quyết tình, Hồ mới đoán ngay một bài.
Lệnh quan ai dám cãi lời?
Ép tình mới gán cho người thổ quan.
Thương thay! cũng một thân người!
Hại thay! mang lấy sắc tài làm chi?
Những là oan khổ lưu ly …
Thật là chẳng ra làm sao!
Luật pháp không được tôn trọng, phiên tòa xử không nghiêm, cho nên đây đó đầy những oan khiên. Trong “Truyện Kiều” chúng tôi đếm được tới 30 câu có chữ chữ óan, chữ oan: 1 - Nghe ra như oán, như sầu, phải chăng? (câu 477)
2 - Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây (câu 590).
3 - Oan này còn một kêu Trời, nhưng xa (câu 596).
4 - Nỡ đày đọa trẻ, càng oan khốc già (câu 662).
5 - Một nhà để chị riêng oan một mình (câu 716).
6 - Tiếng oan đã muốn vạch trời kêu lên (câu 892).
7 - Nỗi oan vỡ lở xa gần (câu 987),
8 - Làm chi tội báo oan gia (câu 1013),
9 - Phận đành chi dám kêu oan, (câu 1427)
10 - Khóc rằng: "Oan khốc vì ta! (câu 1433)
11 - Con người thế ấy, thác oan thế này! (câu 1678)
12 - Người này nặng kiếp oan gia (câu 1693),
13 - Cũng là oan nghiệp chi đây (câu 1753),
14 - Con ong, cái kiến, kêu gì được oan! (câu 1758)"
15 - Đã đành túc trái tiền oan (câu 1765),
16 - Khéo oan gia, của phá gia! (câu 2097)
17 - Chút còn ân oán, đôi đường chưa xong (câu 2294).
18 - Từ rằng: "Ân oán hai bên (câu 2319) ,
19 - Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều! (câu 2362)
20- Nàng từ ân oán rạch ròi (câu 2419),
21 - Bể oan dường đã vơi vơi cạnh lòng (câu 2420).
22 - Lạ thay oan khí tương triền! (câu 2535)
23 - Nghe ra muôn oán, nghìn sầu lắm thay! (câu 2574)
24 - Trong mình, nghĩ đã có người thác oan (câu 2584).
25 - Những là oan khổ lưu ly (câu 2641),
26 - Tu là cõi phúc, tình là dây oan (câu 2658).
27 - Oan kia theo mãi với tình (câu 2673),
28 - Oán thì trả oán, ân thì trả ân (câu 2908).
29 - Một nhà vinh hiển, riêng oan một nàng! (câu 2966)
30 - Giải oan, lập một đàn tràng bên sông (câu 2968).
Đời Kiều bắt đầu rơi vào bất hạnh rõ ràng chỉ từ khi bị thằng bán tơ vu oan, và cứ thế trầm luân mãi không chỉ trong thanh lâu, thanh y mà còn tan tác tơi bời hết trong nhục mạ lại bằng khảo tra chỉ vì không được pháp luật bảo vệ, không được công lý che chở.
Ôn lại nỗi đau xé ruột “Đoạn trường tân thanh” đã cách đây trên dưới 200 năm để thấy bức thiết biết bao cái yêu cầu phải thực sự thượng tôn pháp luật, làm cơ sở cho xã hội dân chủ phát triển, từ đấy hạn chế tối đa tội lỗi reo rắc từ đồng tiền, hạn chế sức uy hiếp của chữ “tai” đối với chữ “tài” …,bảo đảm cho con người được sống trong môi trường: “Chữ Tài, chữ Mệnh dồi dào cả hai”,
Rút trong cuốn “ĐÊM DÀY LẤP
LÁNH”
Ng. T. Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét