Trên ngọn tình sầu
Mới đây được biết nhạc
sĩ Từ Công Phụng đã hồi phục sau một thời gian vật lộn với những cơn đau không
những thể xác mà cả tinh thần, tôi rất vui. Ông đang trở lại với chúng ta. Hơi
thở ông cùng với niềm đam mê trong cõi nhạc tình ca một thuở đang hồi sinh. Đó
là niềm vui lớn cho những người yêu nhạc. Tôi xin chúc mừng ông mọi điều may
mắn và hy vọng biết đâu chừng chúng ta sẽ có thêm nhiều bản nhạc tình ca tuyệt
dịu mà ông đã cảm nhận được trong những tháng ngày qua.
Thật tình, tôi không quen
biết nhiều với dòng nhạc của ông, đây đó năm ba câu của bài “Bây giờ tháng mấy” hay bài “Mãi mãi bên em” và “Ơn em thơ dại”... Có lẽ vì tôi không có
duyên với dòng nhạc này chăng? Nói như thế không có nghĩa là tôi không yêu bản
nhạc nào của ông mà trái lại tôi yêu vô cùng bản nhạc “Trên ngọn tình sầu”. Đó là bản nhạc duy nhất của ông mà tôi thuộc lòng.
Âm vực hơi cao với giọng của tôi nhưng mỗi khi có dịp tôi đều thích hát cho bạn
bè nghe bản nhạc này. Hát với cả niềm say mê trong từng cung bậc và lời ca như
thấm vào hồn tôi rung lên những ray rức không cùng như ngày tháng hạ khi không
mà chợt rét. Nó chới với trong từng nốt nhạc, có đôi khi, nhưng sao trong tôi
là những rung động lạ kỳ. Đôi khi hụt hơi như những tiếng nấc nghẹn ngào của
con chim sẻ buồn mà tự tử giữa đêm khuya...Và như một chia lìa nhưng không mất
mác khi "em ở đó bờ sông còn ẩm cát. Con sóng tình vỗ mãi một âm
quen." Nó ở đâu đó, vọng mãi đến ngàn
sau!
Đây là bài nhạc phổ từ bài thơ của Du Tử Lê mà tôi yêu thích. Điệu nhạc chuyên chở được nỗi lòng, điệu nhạc chắp cánh cho những vần thơ, ý thơ bay cao vút trên những cung bậc yêu thương. Thơ không dễ đến với lòng người. Nó không đủ sức để tự nhấc bổng những tình tự yêu thương nên âm nhạc làm nhiệm vụ này. Chính vì thế, âm nhạc và thi ca như hình với bóng. Chữ nghĩa và thanh âm làm thăng hoa tâm hồn đến một cung bậc thánh thoát miên man trong cõi riêng đời sống.
Đây là bài nhạc phổ từ bài thơ của Du Tử Lê mà tôi yêu thích. Điệu nhạc chuyên chở được nỗi lòng, điệu nhạc chắp cánh cho những vần thơ, ý thơ bay cao vút trên những cung bậc yêu thương. Thơ không dễ đến với lòng người. Nó không đủ sức để tự nhấc bổng những tình tự yêu thương nên âm nhạc làm nhiệm vụ này. Chính vì thế, âm nhạc và thi ca như hình với bóng. Chữ nghĩa và thanh âm làm thăng hoa tâm hồn đến một cung bậc thánh thoát miên man trong cõi riêng đời sống.
Ông đã vào bản nhạc
ngay bằng những nốt cao, nâng hạnh phúc lên chín tầng mây để rồi từ từ hạnh
phúc ấy lắng xuống, lắng xuống trong đáy mắt hồ thu. Với “tay vuốt mặt không
cùng” cho ta thấy một hạnh phúc tràn đầy nhưng là thứ hạnh phúc trong khắc
khoải buồn thương. Thứ hạnh phúc không có tiếng reo róc rách của suối, không có
tiếng cười giòn tan, không có nắng tung tăng trên ngọn cây, hay bước chân rộn
ràng trên từng góc phố....
Hạnh phúc tôi! Hạnh
phúc tôi! từ những ngày con nước về
Ngoài trời mưa mau, ngoài trời mưa mau, tay vuốt mặt không cùng...
Ngoài trời mưa mau, ngoài trời mưa mau, tay vuốt mặt không cùng...
Thoạt nghe qua tưởng
chừng hạnh phúc quá đơn giản phải không? Hạnh phúc là những con nước, là những
ngày mưa và bầy sẻ cũ hom hem quay trở về sau chuyến đi xa. Những mái ấm rêu
phong đang đón chào những cơn mưa hạ. Bỗng nhiên tôi nhớ đến mưa Qui Nhơn của
tôi, mưa dai dẵng, mưa triền miên, mưa ngập những cánh đồng luá chín đang chờ
ngày gặt hái, mưa gần, mưa xa, mưa hạnh ngộ. Tôi có thể hình dung ra những chú
chim sẻ với đôi cánh ướt mềm, đôi chân gầy, khẳng khiu đang bám vào mái ngói
rêu phong mà run rẩy, giật mình khi cơn gió lạnh thổi qua.
Những chú chim sẻ với
đôi chân nhỏ như là một gắn bó chia sẻ với “chiều qua đó chân ai còn ríu rít
âm thưa...” Sự nối kết với con người trong nỗi cô đơn và hắt hiu đến
nỗi “nắng vàng cũng lạnh ngắt và môi thâm khô từ thuở định hôn người.” Cảm
nhận này là dấu hiệu bỗng nhận ra “người ngoảnh mặt kiêu sa” mà
không biết rõ lý do! Sự chia xa mà không biết rõ lý do là một chia xa đau đớn
nhất. Nó bám chặt vào những cảm xúc, đặt ra nhiều câu hỏi làm trái tim đau đớn
mà không bao giờ có câu trả lời để xoa dịu được. Có lẽ không ai muốn chia xa,
nhưng nếu phải chia xa, ai cũng muốn biết vì sao? Để làm gì? Để làm cơn đau dễ
chịu hơn dù vẫn mãi đau?
Ông mở đầu với hai chữ
hạnh phúc ngắn gọn, gói trọn một thèm muốn, ước ao mà sao nghe chừng cay đắng
vô cùng. Lời ru như mơ và hương thơm của lá oan khiên rơi lả tả mái hiên người.
Tôi thật sự thích thú với “lá oan khiên” mà ông dùng để diễn tả. Từ “lá”
cho tôi cảm thấy một mỏng manh, một chia lìa mất mác, một xót xa, một bẽ bàng,
một nợ nần không bao giờ trả nổi! Lá oan khiên! Lá oan khiên!
Để đến nổi, ngay cả dế
cũng buồn tự tử và bầy sẽ cũng lặng lẽ qua đời trong đêm khuya mưa buồn bã khôn
cùng. Mưa vẫn rơi, cát vẫn ẩm ướt và giòng sông vẫn chảy nhưng con sóng tình
vẫn vỗ mãi một âm quen. Tiếng sóng lòng có lúc nhẹ nhàng ve vuốt, có lúc cuồng
nộ đau thương, có lúc xót xa thân phận. Hương thơm của tóc quyện tròn cùng với
đất trời mãi thoang thoảng như một níu kéo giằng co!
Phải nói là Ns Từ Công
Phụng đã rất thành công khi phổ nhạc bài thơ này của nhà thơ Du Tử Lê. Nó nức
nở, ai oán khi ông bắt đầu dù với “hạnh phúc tôi, hạnh phúc tôi” như một van
xin cầu khẩn. Một hạnh phúc kêu gào trong tuyệt vọng. Nhưng hạnh phúc là gì? Là
gì? Vẫn ngút ngàn trong thinh lặng của đêm đen với những con sóng tình đang bào
mòn gặm nhắm trái tim.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét