“Quái kiệt” song
tấu guitar một tay
và thổi Harmonica
Mồ côi cả cha lẫn mẹ, lại bị
mất một cánh tay khi còn rất nhỏ, cuộc đời của Nguyễn Thế Vinh đã trải qua những
ngày rất cơ cực. Nhưng trong anh, ý chí và nghị lực vẫn luôn rực cháy và tỏa
sáng. Bắt đầu từ việc tập viết thành thạo bằng tay trái, anh đã khổ luyện để có
thể chơi guitar bằng một tay và thổi cả harmonica. Anh được xem là “Quái kiệt”
đất Sài Gòn với tài nghệ một tay chơi hai nhạc cụ. Không chỉ có thế, anh còn
đang ấp ủ dự định thành lập trung tâm cho trẻ mồ côi và khuyết tật...
Phím đàn khơi dậy ước mơ
Lật ngửa mặt đàn lên, dùng
các ngón giữa, áp út và ngón út để bấm nốt còn ngón trỏ để gảy. Bàn tay trái phải
làm cả việc của bàn tay phải nên di chuyển liên tục, lướt nhanh trên những dây
đàn. Chiếc harmonica gắn cố định vào thùng đàn vừa tầm thổi, khuôn mặt phiêu
diêu theo giai điệu, theo dòng cảm xúc và lời ca. Đó là cách Nguyễn Thế Vinh thả
hồn vào giai điệu bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Bao nhiêu năm rồi còn
mãi ra đi, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt, con tim yêu thương vô tình chợt
gọi, lại thấy trong ta hiện bóng con người...
Nguyễn Thế Vinh vừa chơi guitar vừa thổi harmonica ca khúc Biển nhớ tại một chương trình ca nhạc ở Cali.
Nguyễn Thế Vinh vừa chơi guitar vừa thổi harmonica ca khúc Biển nhớ tại một chương trình ca nhạc ở Cali.
Dường như anh đã gửi gắm mọi
tâm sự, mọi nỗi niềm vào tiếng đàn để luôn giữ được nụ cười lạc quan và quên đi
những sóng gió của cuộc đời. Nhưng đằng sau những thành công ấy, anh đã phải khổ
luyện rất nhiều.
Anh bắt đầu mê cây guitar khi người cậu mang về từ Sài Gòn và chơi thử một ca khúc của Trịnh Công Sơn. Có một cái gì đó thôi thúc, rạo rực trong lòng, và anh quyết tâm phải “chinh phục” nó bằng được. Không đánh được như người bình thường thì anh thử nghiệm bằng nhiều cách: cột chân thẻ nhang vào mỏm tay bị cụt, lấy ống nhôm một đầu lồng vào ống tay cụt, đầu kia cắt gọt thành hình móng tay để gảy. Nhiều khi anh tập gảy cả bằng chân, tốn công, đau mỏi ê ẩm cả người nhưng chẳng ăn thua. Cuối cùng anh nghĩ mình một tay thì cứ thử tìm cách dùng một tay vừa bấm nốt, vừa gảy. Ba năm trời ròng rã tập luyện, anh mới chơi được bản nhạc đầu tiên hoàn chỉnh. Nhưng đó chỉ là chơi với từng nốt đơn lẻ, và để có thể đánh được những hợp âm anh còn mất thêm nhiều khoảng thời gian khổ luyện nữa. Không biết bao nhiêu giọt mồ hôi xen lẫn những giọt nước mắt đã đổ xuống để anh có thể biểu diễn được thành bài hoàn chỉnh!
Anh bắt đầu mê cây guitar khi người cậu mang về từ Sài Gòn và chơi thử một ca khúc của Trịnh Công Sơn. Có một cái gì đó thôi thúc, rạo rực trong lòng, và anh quyết tâm phải “chinh phục” nó bằng được. Không đánh được như người bình thường thì anh thử nghiệm bằng nhiều cách: cột chân thẻ nhang vào mỏm tay bị cụt, lấy ống nhôm một đầu lồng vào ống tay cụt, đầu kia cắt gọt thành hình móng tay để gảy. Nhiều khi anh tập gảy cả bằng chân, tốn công, đau mỏi ê ẩm cả người nhưng chẳng ăn thua. Cuối cùng anh nghĩ mình một tay thì cứ thử tìm cách dùng một tay vừa bấm nốt, vừa gảy. Ba năm trời ròng rã tập luyện, anh mới chơi được bản nhạc đầu tiên hoàn chỉnh. Nhưng đó chỉ là chơi với từng nốt đơn lẻ, và để có thể đánh được những hợp âm anh còn mất thêm nhiều khoảng thời gian khổ luyện nữa. Không biết bao nhiêu giọt mồ hôi xen lẫn những giọt nước mắt đã đổ xuống để anh có thể biểu diễn được thành bài hoàn chỉnh!
Không chỉ mê chơi đàn guitar, anh còn rất mê thổi kèn harmonica. Ban đầu cũng
phải loay hoay mãi mới tìm ra cách gắn harmonica lên thùng cây guitar để thổi.
Giờ đây, Nguyễn Thế Vinh đã có thể song tấu, vừa chơi guitar, vừa thổi
harmonica. Và với cách phối hợp của 2 nhạc cụ này, anh đã thể hiện rất thành
công những ca khúc mà anh say mê của Trịnh Công Sơn.
Cần có một tấm lòng...
Sinh ra tại một vùng quê thừa nắng, thừa gió, thừa cả sự cằn cỗi với ngút ngàn
đồi cát và xương rồng bên bờ sông Lũy, nỗi buồn của anh cũng như xương rồng mọc
lên từ cát, nối tiếp và dồn dập. Bốn tuổi, mồ côi cha, 7 tuổi lại mất mẹ, 8 tuổi
đi chăn bò bị ngã gãy tay, do không có tiền đi bệnh viện nên đem chữa ở một thầy
lang vườn. Từ đó cánh tay anh bị hoại tử phải cưa cụt. Anh bắt đầu phải tập viết
bằng tay trái. Và chỉ với một tay, anh bước vào cuộc mưu sinh.
Anh vẫn nhớ những buổi chiều gánh nước đi qua bãi cát còn nóng bỏng hơn một cây
số chỉ với một vai để mang về tưới dưa. Vùng đất cát chỉ trồng duy nhất được giống
dưa để lấy hạt bán tết nên cả gia đình trông chờ vào đó. Chỉ gánh bằng một vai
nên cái dáng nhỏ bé của Vinh cứ xiêu xiêu theo độ nặng của hai thùng nước. Nhiều
khi chỉ vấp hòn đá nhỏ, mất thăng bằng, gánh nước đổ xuống bị cát nuốt chửng.
Và những lúc mệt mỏi như thế, tối về nhà anh lại say sưa mày mò với cây đàn.
Chính niềm say mê âm nhạc đã giúp anh trụ vững giữa cuộc đời đầy sóng gió.
Học xong phổ thông, anh vào thành phố Hồ Chí Minh kiếm kế sinh nhai và thi đậu
vào trường Đại học Kinh tế. Anh gặp những người bạn yêu âm nhạc chia sẻ, cảm
thông. Tối tối, anh lại xách đàn đến một số quán cà phê để chơi cho thỏa niềm
đam mê. Anh thường biểu diễn ở hội quán Hội Ngộ, phòng trà ATB và một số chương
trình ca nhạc từ thiện. Sau đó, anh cùng hai người bạn là Hà Chương - một nhạc
sĩ khiếm thị và Thủy Tiên - một cô gái bị khuyết tật ở miệng vẫn cất cao lời
hát, thành lập một nhóm hát và từng đi biểu diễn ở nhiều nơi. Họ đã không quản
ra tận miền Trung hay xuống miền Tây để đem tiếng đàn, lời ca phục vụ cho dân
nghèo. Nguyễn Thế Vinh đã có một chuyến lưu diễn ở Pháp và Đức cùng với hai người
bạn là anh Richchar Fuller và ca sĩ Thủy Tiên trong chương trình gây quỹ cho trẻ
em Việt Nam bị nhiễm Dioxin do Hội VNED tổ chức. Anh vẫn cho mình chỉ là một
nghệ sĩ nghiệp dư nhưng tiếng đàn mà anh dùng cả trái tim, cả tâm hồn của mình
để chơi đã chinh phục được rất nhiều khán giả, được họ yêu mến và đồng cảm.
Điều đáng ngạc nhiên là sau mỗi lần đi diễn về, anh lại lặn lội xuống Bình
Dương làm “thầy giáo làng” giúp đỡ nhiều trẻ em khuyết tật khác. Không chỉ có
thế, hiện anh đang ấp ủ dự định thành lập một trung tâm cho trẻ mồ côi và khuyết
tật. Anh nghĩ cuộc đời các em đã gặp bất hạnh nhiều, chỉ có kiến thức và văn
hóa chính là cách để chúng ngẩng cao với đời. Anh nguyện sẽ dùng những khoản
thu nhập của mình để vun đắp cho trung tâm. Đó chính là cách để anh trả ơn đời,
dù cuộc đời có nghiệt ngã đến đâu, vì anh luôn tâm niệm: Sống trong đời sống, cần
có một tấm lòng...
Sưu tầm
Theo http://nhacxua.net/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét