Thiển kiến cá nhân tôi thì có lẽ Đà Lạt cũng là một
trung tâm Phật giáo hiện đại của Việt Nam.
Tôi đã kiểm chứng thấy rằng Thiền viện Trúc Lâm ở Phường 3 TP. Đà Lạt mới thành lập năm 1993, người sáng lập và Viện Chủ Hoà Thượng Thích Thanh Từ, chủ trương khôi phục Thiền tông Việt Nam, và điều kỳ diệu trong lịch sử phát triển Phật giáo Việt nam hiện đại chỉ một thời gian không dài vắt qua 2 thế kỷ 20 và 21 Viện Chủ Hoà Thượng Thích Thanh Từ Hàng giáo phẩm Chứng Minh Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Lâm Đồng) đã khôi phục thêm Thiền viện Trúc Lâm ở Yên Tử (Quảng Ninh) và Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Tam Đảo Vĩnh phú)…Đà Lạt còn có chùa Linh Phước phía Trại Mát có tháp chuông đạt kỷ lục Việt nam. Và Lâm Đồng có hơn 600 ngôi chùa nổi tiếng khác. Nhưng ấn tượng nhất với tôi vẫn là Ngôi chùa cổ nhất Đà Lạt.
Ngôi chùa đầu tiên ở Đà Lạt (Lâm Đồng)
Trong khuôn khổ bài này , chúng tôi xin bước đầu tìm hiểu ngôi chùa đầu tiên ở Đà Lạt (Đồng Nia Thương xưa và Lâm Đồng nay); Ngôi chùa đầu tiên ở Đà Lạt là Tổ đình sắc tứ Linh Quang Tự, tại 133 Hai Bà Trưng, ấp Đa Thiện, khóm Lạc Thành, phường 6 TP. Đà Lạt
Chùa sáng lập năm 1921, do Hoà thượng Thích Nhơn Thứ. Trụ trì hiện nay Thượng toạ Thích Thanh Tân, hệ phái Bắc Tộng. Chùa được trùng tu 1958,1972.
Đà Lạt được phát triển mạnh mẽ vào Thế chiến lần thứ nhất (1914-1918) vì lúc đó người Pháp bị kẹt lại không thể về quê nghỉ hè, do vậy họ ùn ùn kéo lên Đà Lạt. Họ đã mộ nhiều dân bản xứ từ miền trung như Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định.., lên làm thuê cho người Pháp và định cư lâu dài ở Đà Lạt. Đến 1923, dân cư Đà Lạt đã đến 1.500 người.
Vào năm 1921 Hoà thượng Thích Nhơn Thứ * thế danh Trần Xin, sinh năm giáp ngọ 1872 pháp danh Tâm Trung pháp tư Nghĩa Đạo thuộc dòng Lâm Tế, chánh tông đời thứ 43 truyền theo dòng kệ “Thật thế đại đạo“ ‘ theo chân những người dân di cư từ Khánh Hoà vào, đã đặt chân đến Đà Lạt còn hoang sơ.
Ngài dựng một Thảo Am ở khu đất 1 ha chưa ai khai phá (nay thuộc ấp Đa Thuận, Phường 6 Tp. Đà Lạt – Tôi đã đến chùa này, nay thuộc 133 Hai Bà Trưng Đà Lạt.
Ngài đặt tên Thảo Am là Linh Quang Tự. Ngài bắt đầu hoằng dương Chánh pháp, khơi nguồn Đạo Phật ở Đà Lạt (ngày xưa Lâm Đồng còn có tên là Đồng Nai Thượng).
Trong lịch sử phát triển Phật giáo ở Lâm đồng thì ngôi chùa này được tôn vinh là ngôi chùa đầu tiên và Tổ đình đầu tiên của Phật giáo Lâm đồng.
Ngài còn là một Thiền sư võ thuật cao cường, có tài chữa nhiều bệnh nan y bằng thuốc Nam, đặc biệt ngài còn giỏi về Mật Tông chữa khỏi nhiều bệnh điên tà. Uy danh của Ngài vang dội cả Đồng Nai Thượng xưa.
Nhờ uy tín thực sự của Ngài mà Phật tử đến chùa này ngày càng đông.
Do yêu kính Ngài mà dân gian còn thêu dệt truyền thuyết có con Cọp Trắng- Chúa sơn lâm của Đà Lạt hoang sơ xưa - đã đưa đường Ngài đến tận cổng chùa mỗi khi khuya khoắt Ngài đi hành đạo về.
Ngài đã chọn Ngôi chùa đầu tiên ngay cạnh Nghĩa trang đầu tiên của Đà Lạt (Dân gian gọi là Nghĩa trang số 4 Hai Bà Trưng Đà Lạt) để cầu siêu, tế độ cho hương linh của những lớp cư dân đầu tiên của Đà Lạt khi quá cố.
Chừng 12 năm sau Ngài đặt chân đến Đà Lat, vào năm 1933 thì Thảo Am được xây dựng thành ngôi Tam Bảo vách Ván Ngo, lợp tôn. Ngày 27-9-1938 Vua Bảo Đại đã có ban Sắc Tứ cho Ngôi chùa đầu tiên của Đồng Nai Thượng xưa.
Vào năm 1941 Hoà Thượng Thích Nhơn Thứ viên tịch, ngài thọ 68 tuổi. Tôi đã đến kính thăm Bảo Tháp của ngài ở ngay trong khuôn viên của ngôi chùa này. Tháp cao 5 tầng, trang trí tầng 1 là phu điêu đắp nổi 2 bức Thư Pháp Hán Thảo và 4 bức tranh Mai Cúc Trúc Lan, rất điêu luyện có ghi tên Phật tử công đức.
Ngôi chùa này đã qua nhiều vị Hoà Thượng trụ trì. Trong chính điện tôn trí thờ tượng Phật Bổn Sư, ngồi trên toà sen hào quang toả sáng, dưới tán bửu táng. Hai bên thờ đức Hộ Pháp và Tiêu Diện, ngoài ra còn có quả chuông U Minh nặng 135 kg. Sau Chánh điện tôi thấy Nhà Tổ thờ Tổ Bồ Đề Đạt Ma, chư vị Hoà thượng quá cố, hai bên thờ chư vị nam nữ hương linh.
Đến nay ngôi chùa cổ nhất Lâm Đồng này vẫn là một nơi thu hút nhiều Phật Tử của cả 64 tỉnh thành khi đến Du lịch nghỉ dưỡng ở Đà Lạt.
Khi đến ngôi chùa cổ nhất Đà Lạt – Lâm Đồng, ấn tượng mạnh mẽ đến với tôi là văn hoá cảnh quan chùa. Từng gốc cây, từng bước chân đều có “ thông điệp “ bằng Thơ gửi đến các Phật Tử, ví dụ như các câu thơ gài dưới cây cảnh vườn chùa sau đây :
Ngàn năm xương thịt nối liền
Tình đời nghĩa đạo nối duyên mặn nồng.
Tôi đã kiểm chứng thấy rằng Thiền viện Trúc Lâm ở Phường 3 TP. Đà Lạt mới thành lập năm 1993, người sáng lập và Viện Chủ Hoà Thượng Thích Thanh Từ, chủ trương khôi phục Thiền tông Việt Nam, và điều kỳ diệu trong lịch sử phát triển Phật giáo Việt nam hiện đại chỉ một thời gian không dài vắt qua 2 thế kỷ 20 và 21 Viện Chủ Hoà Thượng Thích Thanh Từ Hàng giáo phẩm Chứng Minh Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Lâm Đồng) đã khôi phục thêm Thiền viện Trúc Lâm ở Yên Tử (Quảng Ninh) và Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Tam Đảo Vĩnh phú)…Đà Lạt còn có chùa Linh Phước phía Trại Mát có tháp chuông đạt kỷ lục Việt nam. Và Lâm Đồng có hơn 600 ngôi chùa nổi tiếng khác. Nhưng ấn tượng nhất với tôi vẫn là Ngôi chùa cổ nhất Đà Lạt.
Ngôi chùa đầu tiên ở Đà Lạt (Lâm Đồng)
Trong khuôn khổ bài này , chúng tôi xin bước đầu tìm hiểu ngôi chùa đầu tiên ở Đà Lạt (Đồng Nia Thương xưa và Lâm Đồng nay); Ngôi chùa đầu tiên ở Đà Lạt là Tổ đình sắc tứ Linh Quang Tự, tại 133 Hai Bà Trưng, ấp Đa Thiện, khóm Lạc Thành, phường 6 TP. Đà Lạt
Chùa sáng lập năm 1921, do Hoà thượng Thích Nhơn Thứ. Trụ trì hiện nay Thượng toạ Thích Thanh Tân, hệ phái Bắc Tộng. Chùa được trùng tu 1958,1972.
Đà Lạt được phát triển mạnh mẽ vào Thế chiến lần thứ nhất (1914-1918) vì lúc đó người Pháp bị kẹt lại không thể về quê nghỉ hè, do vậy họ ùn ùn kéo lên Đà Lạt. Họ đã mộ nhiều dân bản xứ từ miền trung như Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định.., lên làm thuê cho người Pháp và định cư lâu dài ở Đà Lạt. Đến 1923, dân cư Đà Lạt đã đến 1.500 người.
Vào năm 1921 Hoà thượng Thích Nhơn Thứ * thế danh Trần Xin, sinh năm giáp ngọ 1872 pháp danh Tâm Trung pháp tư Nghĩa Đạo thuộc dòng Lâm Tế, chánh tông đời thứ 43 truyền theo dòng kệ “Thật thế đại đạo“ ‘ theo chân những người dân di cư từ Khánh Hoà vào, đã đặt chân đến Đà Lạt còn hoang sơ.
Ngài dựng một Thảo Am ở khu đất 1 ha chưa ai khai phá (nay thuộc ấp Đa Thuận, Phường 6 Tp. Đà Lạt – Tôi đã đến chùa này, nay thuộc 133 Hai Bà Trưng Đà Lạt.
Ngài đặt tên Thảo Am là Linh Quang Tự. Ngài bắt đầu hoằng dương Chánh pháp, khơi nguồn Đạo Phật ở Đà Lạt (ngày xưa Lâm Đồng còn có tên là Đồng Nai Thượng).
Trong lịch sử phát triển Phật giáo ở Lâm đồng thì ngôi chùa này được tôn vinh là ngôi chùa đầu tiên và Tổ đình đầu tiên của Phật giáo Lâm đồng.
Ngài còn là một Thiền sư võ thuật cao cường, có tài chữa nhiều bệnh nan y bằng thuốc Nam, đặc biệt ngài còn giỏi về Mật Tông chữa khỏi nhiều bệnh điên tà. Uy danh của Ngài vang dội cả Đồng Nai Thượng xưa.
Nhờ uy tín thực sự của Ngài mà Phật tử đến chùa này ngày càng đông.
Do yêu kính Ngài mà dân gian còn thêu dệt truyền thuyết có con Cọp Trắng- Chúa sơn lâm của Đà Lạt hoang sơ xưa - đã đưa đường Ngài đến tận cổng chùa mỗi khi khuya khoắt Ngài đi hành đạo về.
Ngài đã chọn Ngôi chùa đầu tiên ngay cạnh Nghĩa trang đầu tiên của Đà Lạt (Dân gian gọi là Nghĩa trang số 4 Hai Bà Trưng Đà Lạt) để cầu siêu, tế độ cho hương linh của những lớp cư dân đầu tiên của Đà Lạt khi quá cố.
Chừng 12 năm sau Ngài đặt chân đến Đà Lat, vào năm 1933 thì Thảo Am được xây dựng thành ngôi Tam Bảo vách Ván Ngo, lợp tôn. Ngày 27-9-1938 Vua Bảo Đại đã có ban Sắc Tứ cho Ngôi chùa đầu tiên của Đồng Nai Thượng xưa.
Vào năm 1941 Hoà Thượng Thích Nhơn Thứ viên tịch, ngài thọ 68 tuổi. Tôi đã đến kính thăm Bảo Tháp của ngài ở ngay trong khuôn viên của ngôi chùa này. Tháp cao 5 tầng, trang trí tầng 1 là phu điêu đắp nổi 2 bức Thư Pháp Hán Thảo và 4 bức tranh Mai Cúc Trúc Lan, rất điêu luyện có ghi tên Phật tử công đức.
Ngôi chùa này đã qua nhiều vị Hoà Thượng trụ trì. Trong chính điện tôn trí thờ tượng Phật Bổn Sư, ngồi trên toà sen hào quang toả sáng, dưới tán bửu táng. Hai bên thờ đức Hộ Pháp và Tiêu Diện, ngoài ra còn có quả chuông U Minh nặng 135 kg. Sau Chánh điện tôi thấy Nhà Tổ thờ Tổ Bồ Đề Đạt Ma, chư vị Hoà thượng quá cố, hai bên thờ chư vị nam nữ hương linh.
Đến nay ngôi chùa cổ nhất Lâm Đồng này vẫn là một nơi thu hút nhiều Phật Tử của cả 64 tỉnh thành khi đến Du lịch nghỉ dưỡng ở Đà Lạt.
Khi đến ngôi chùa cổ nhất Đà Lạt – Lâm Đồng, ấn tượng mạnh mẽ đến với tôi là văn hoá cảnh quan chùa. Từng gốc cây, từng bước chân đều có “ thông điệp “ bằng Thơ gửi đến các Phật Tử, ví dụ như các câu thơ gài dưới cây cảnh vườn chùa sau đây :
Ngàn năm xương thịt nối liền
Tình đời nghĩa đạo nối duyên mặn nồng.
Quê hương còn mãi cảnh chùa
Còn non còn nước còn mùa Vu Lan
Tình thương Cha Mẹ vô vàn
Nhớ ngày báo hiếu ngập tràn tâm con
Dưới gốc cây sanh :
Sáu chữ Di Đà tiêu nghiệp chướng
Bẩy câu niệm Phật giải oan khiên
Ghi ở ghế vườn chùa:
Ngồi nghỉ chốn Thiền Môn
Dựa mình trên ghế đá
Thân tâm ta thanh tịnh
Là cuộc sống bình an
Hoặc dưới gốc liễu có câu:
Ai dùng hạnh lành làm xoá mờ nghiệp ác
Chói sáng rực đời này như trăng thoát mây che
Hoặc tờ Thư Pháp ghi câu:
Nước biển mênh mông không đong đầy tình Mẹ
Mây trời lồng lộng chẳng phủ kín công Cha
Ngôi chùa cổ này vẫn được nhiều thế hệ Trụ trì tiếp tục tâm nguyện của vị Hoà Thượng đầu tiên đặt chân đến Đà Lạt cứu nhân độ thế.
Lòng tôi vô cùng thanh thản khi nhớ đến Ngôi chùa cổ linh thiêng này.
Còn non còn nước còn mùa Vu Lan
Tình thương Cha Mẹ vô vàn
Nhớ ngày báo hiếu ngập tràn tâm con
Dưới gốc cây sanh :
Sáu chữ Di Đà tiêu nghiệp chướng
Bẩy câu niệm Phật giải oan khiên
Ghi ở ghế vườn chùa:
Ngồi nghỉ chốn Thiền Môn
Dựa mình trên ghế đá
Thân tâm ta thanh tịnh
Là cuộc sống bình an
Hoặc dưới gốc liễu có câu:
Ai dùng hạnh lành làm xoá mờ nghiệp ác
Chói sáng rực đời này như trăng thoát mây che
Hoặc tờ Thư Pháp ghi câu:
Nước biển mênh mông không đong đầy tình Mẹ
Mây trời lồng lộng chẳng phủ kín công Cha
Ngôi chùa cổ này vẫn được nhiều thế hệ Trụ trì tiếp tục tâm nguyện của vị Hoà Thượng đầu tiên đặt chân đến Đà Lạt cứu nhân độ thế.
Lòng tôi vô cùng thanh thản khi nhớ đến Ngôi chùa cổ linh thiêng này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét