Thu vàng - Cung Tiến
Làm phong phú hơn cho kho
tàng nhạc xưa về mùa thu là những bản thanh thoát và đầy tính nghệ thuật của nhạc
sỹ Cung Tiến. Hôm nayDongNhacXua.com xin
giới thiệu bản “Thu vàng” bất hủ của nhà nhạc sỹ.
Thu vàng (Cung Tiến). Ảnh:
AmNhacMienNam.blogspot.com
HIỆN TƯỢNG CUNG TIẾN TRONG
TÂN NHẠC VIỆT
(Nguồn: bài viết của Du Tử Lê)
(Nguồn: bài viết của Du Tử Lê)
Trong lịch sử tân nhạc Việt,
dường như không có một nhạc sĩ nào nổi tiếng ngay với sáng tác đầu tay, ở tuổi
niên thiếu, khi chỉ mới 14, 15 tuổi, như trường hợp Cung Tiến. Có dễ chính vì
thế mà, có người không ngần ngại gọi hiện tượng Cung Tiến là thiên tài của bộ
môn nghệ thuật này.
Thu vàng - Thanh Lan
Nhạc sĩ Cung Tiến. Ảnh:
vietbao.com
Nói vậy, không có nghĩa
chúng ta không có nhiều nhạc sĩ (cũng như thi sĩ), bước vào sân chơi VHNT rất sớm.
Thậm chí có người chỉ ở độ tuổi lên 9, lên 10… Nhưng để được đám đông biết đến
hay, được những người cùng giới công nhận thì, chí ít cũng phải nhiều năm sau. Ở
đây, chúng ta cũng không nên loại trừ trường hợp, nếu có những nhạc sĩ (hay thi
sĩ) thành danh chỉ với một bài duy nhất thì, cũng có những người viết nhạc (làm
thơ) trọn đời vẫn không được dư luận biết tới.
Ðề cập tới những trường hợp
kém may mắn này, sinh thời, đôi lần nhà văn Mai Thảo cho rằng, không phải tất cả
những người bị định mệnh quay lưng đó, là những người không có khả năng hoặc,
không có tài mà, chỉ vì họ không có “duyên” với văn học, nghệ thuật.
“Nếu mình chẳng may vô duyên
với sự nổi tiếng thì chỉ có nước… chịu chết thôi. Chẳng thể làm gì được…” Tác
giả “Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Ðền” nhấn mạnh.
Như đã nói, nhạc Cung Tiến
là một hiện tượng ngoại lệ. Phần tiểu sử của ông, trên trang mạng Wikipedia-Mở có
thể tóm tắt như sau:
Nhạc sĩ Cung Tiến tên thật
Cung Thúc Tiến, sinh ngày 27 tháng 11 năm 1938, tại Hà Nội, là một nhạc sĩ được
dư luận liệt kê vào hàng ngũ những nhạc sĩ theo dòng nhạc Tiền Chiến. Ông được
xem như nhạc sĩ trẻ nhất có 2 sáng tác sớm được phổ biến rộng rãi là “Thu Vàng”
và “Hoài Cảm.” Cả hai bài này được họ Cung viết năm 14, 15 tuổi. Mặc dù xem âm
nhạc như một thú tiêu khiển nhưng Cung Tiến đã để lại những nhạc phẩm rất giá
trị như “Hương Xưa,” “Hoài Cảm.”
Trang mạng Wikipedia-Mở cũng
cho biết, thời trung học, Cung Tiến đã học xướng âm và ký âm với hai nhạc sĩ nổi
tiếng là Chung Quân và Thẩm Oánh. Trong khoảng thời gian 1957 tới 1963, Cung Tiến
du học tại Úc, ngành kinh tế. Nhân cơ hội này, ông ghi tên tham dự các khóa về
dương cầm, đối điểm, và phối cụ tại âm nhạc viện Sydney.
Trong những năm từ 1970 tới
1973, khi Cung Tiến nhận được một học bổng cao học về kinh tế, của British
Council để nghiên cứu kinh tế học phát triển tại Ðại Học Cambridge, Anh quốc;
ông cũng đã ghi tên tham dự các lớp về nhạc sử, nhạc học, và nhạc lý hiện đại…
Vẫn theo trang mạng kể trên
thì, về ca khúc, Cung Tiến sáng tác rất ít và phần lớn các tác phẩm của ông đều
viết sau 1954, trừ bài “Thu Vàng,” “Hoài Cảm” ông viết năm 1953 khi mới 14-15
tuổi. Tuy nhiên, các ca khúc này lại thường được xếp vào dòng nhạc tiền chiến bởi
chúng có cùng phong cách trữ tình lãng mạn…
“Ra hải ngoại Cung Tiến viết
nhạc tấu khúc Chinh Phụ Ngâm năm 1987, soạn cho 21 nhạc khí, trình diễn lần đầu
vào ngày 27 tháng 3 năm 1988, tại San Jose, California, với dàn nhạc thính
phòng San Jose, và đã được giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật Quốc Khánh 1988…”
Trang mạng kể trên viết.
Theo dõi sinh hoạt sáng tác
của Cung Tiến, kể từ sau biến cố 30 tháng 4, 1975, ở hải ngoại, người ta được
biết, ông dành nhiều thì giờ hơn cho việc sáng tác – Từ phổ nhạc thơ, cho tới
những công trình nghiên cứu dân ca Việt, nghiên cứu hình thái đặc thù của truyền
thống Quan Họ Bắc Ninh, v.v…
Bên cạnh lãnh vực âm nhạc,
Cung Tiến cũng đóng góp nhiều cho lãnh vực văn học thuộc giai đoạn 20 năm văn học,
nghệ thuật miền Nam. Với bút hiệu Thạch Chương, ông từng cộng tác với các tạp
chí Sáng Tạo, Quan Ðiểm, và Văn. Hai trong số những bản dịch thơ văn của Cung
Tiến dưới bút hiệu Thạch Chương, được nhiều người biết tới thời trước 1975 ở
Saigon là “Hồi Ký Viết Dưới Hầm” của Dostoievsky, và cuốn “Một Ngày Trong Ðời
Ivan Denisovitch” của Solzhenitsyn.
Cách đây nhiều năm, khi được
một ký giả hỏi về ca khúc “Thu Vàng” viết từ thời niên thiếu, nhạc sĩ Cung Tiến
đã tiết lộ, đại ý, sự thực, đó chỉ là một bài tập trong thời gian ông mới bước
vào khu rừng nhạc thuật mà thôi.
Tiết lộ này của họ Cung, từng
gây nên nhiều nguồn dư luận thuận/nghịch. Nhưng không vì thế mà “Thu Vàng” có
thể ra khỏi ký ức rộn rã những bước chân tung tăng, nhảy nhót thương yêu của rất
nhiều thế hệ. Ðó là những bước chân tung tăng đuổi theo không chỉ những chiếc
lá vàng rơi mà, còn đuổi theo cả một mùa thu thơ dại trên đường phố nữa:
“Chiều hôm qua lang thang
trên đường
Hoàng hôn xuống, chiều thắm muôn hương
chiều hôm qua mình tôi bâng khuâng
Có mùa thu về, tơ vàng vương vương
Hoàng hôn xuống, chiều thắm muôn hương
chiều hôm qua mình tôi bâng khuâng
Có mùa thu về, tơ vàng vương vương
“Một mình đi lang thang trên
đường
Buồn hiu hắt và nhớ bâng khuâng
Lòng xa xôi và sầu mênh mông.
Có nghe lá vàng não nề rơi không
Buồn hiu hắt và nhớ bâng khuâng
Lòng xa xôi và sầu mênh mông.
Có nghe lá vàng não nề rơi không
“Mùa thu vàng tới là mùa lá
vàng rơi
Và lá vàng rơi, khi tình thu vừa khơi
Nhặt lá vàng rơi, xem màu lá còn tươi
Nghe chừng đâu đây màu tê tái
Và lá vàng rơi, khi tình thu vừa khơi
Nhặt lá vàng rơi, xem màu lá còn tươi
Nghe chừng đâu đây màu tê tái
“Chiều hôm qua lang thang
trên đường
Nhớ nhớ, buồn buồn với chán chường
Chiều hôm nay trời nhiều mây vương
Có mùa Thu Vàng bao nhiêu là hương.
Nhớ nhớ, buồn buồn với chán chường
Chiều hôm nay trời nhiều mây vương
Có mùa Thu Vàng bao nhiêu là hương.
Mặc dù trong ca từ “Thu
Vàng” của Cung Tiến, có câu “Nhớ nhớ, buồn buồn với chán chường,” nhưng toàn cảnh
vẫn là một trong rất ít những ca khúc viết về mùa thu không bi lụy hóa, hoặc sầu
thảm hóa như nội dung của hầu hết những ca khúc viết về mùa thu, đã thành khuôn
sáo từ hơn nửa thế kỷ trước. Thí dụ ca khúc “Lá Ðổ Muôn Chiều” của Ðoàn Chuẩn-Từ
Linh:
“…Thu đi cho lá vàng bay,
lá rơi cho đám cưới về
Ngày mai, người em nhỏ bé ngồi trong thuyền hoa
lá rơi cho đám cưới về
Ngày mai, người em nhỏ bé ngồi trong thuyền hoa
tình duyên đành dứt
Có những đêm về sáng
đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi
đã vội chi men rượu nhấp đôi môi
Có những đêm về sáng
đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi
đã vội chi men rượu nhấp đôi môi
mà phung phí đời em không tiếc
nhớ
“Lá đổ muôn chiều ôi lá úa,
phải chăng là nước mắt người đi
Em ơi đừng dối lòng
dù sao chăng nữa không nhớ đến tình đôi ta?
“Lá đổ muôn chiều ôi lá úa,
phải chăng là nước mắt người đi
Em ơi đừng dối lòng
dù sao chăng nữa không nhớ đến tình đôi ta?
“Thôi thế từ đây anh cố đành
quên rằng có người
Cầm bằng như không biết mà thôi
Lá thu còn lại đôi ba cánh
đành lòng cho nước cuốn hoa trôi…”
Cầm bằng như không biết mà thôi
Lá thu còn lại đôi ba cánh
đành lòng cho nước cuốn hoa trôi…”
Khuôn sáo hay ước lệ này,
theo tôi nó vẫn đeo đẳng, xuất hiện trong rất nhiều ca khúc viết về mùa thu của
những nhạc sĩ ở thế hệ sau! Làm như, nếu mùa thu trong ca khúc (cũng như thơ) của
họ, không bi lụy, không tan tác, đổ vỡ, chia ly thì nó sẽ là một… mùa nào khác,
chứ không phải là mùa thu vậy!?!.
Theo http://www.dongnhacxua.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét