Hàn Mặc Tử có nhiều người
yêu trong cuộc đời ngắn ngủi của ông. Những mối tình ấy rất thơ
mộng nhưng cuối cùng đều tan vỡ. Nhưng dù sao, tình yêu của Hàn Mặc
Tử là nguồn cảm hứng chính, sức sống mãnh liệt của thơ, và cũng là sức mạnh
nuôi dưỡng tâm linhcủa thi sĩ trong những năm tháng dài bị bệnh hủi.
Trong số chín người
tình, Hàn Mặc Tử chỉ thật sự yêu bốn người, đó là
Hoàng Cúc, Mộng Cầm, Mai Đình, và Thương Thương, còn năm người kia thì chỉ được
Hàn Mặc Tử làm thơ tặng, như Ngọc Sương, Thanh Huy, Thu Yến, Mỹ Thiện
và Thu Hà.
Mộng Cầm là mối tình đầu
lãng mạn của Hàn Mặc Tử khi hai người gặp gỡ nhau tại Phan Thiết và
Qui Nhơn. Họ thề nguyền gắn bó keo sơn, thường xuớng họa thi
văn, đưa nhau đi viếng thắng cảnh, nhất là lầu Ông Hoàng. Nhưng sáu tháng
sau khi biết tin Hàn Mặc Tử lâm bệnh nặng, Mộng Cầm đã quyết định đi
lấy chồng. Tất cả nỗi ai oán chất chứa trong tâm hồn được
Hàn Mặc Tử giãi bày trong những vần thơ bất hủ:
Làm sao giết được người
trong mộng
Để trã thù duyên kiếp
phũ phàng.
(Lang Thang)
Người đi, một nửa hồn
tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.
(Những Giọt Lệ)
Hàn Mặc Tử quen Hoàng
Cúc tại Qui Nhơn khi hai người có dịp gặp nhau bình phẩm văn thơ. Nhưng
sau đó Hoàng Cúc theo gia đinh về Huế. Nàng bắt đầu ăn
chay trường, trở thành cư sĩ, sống cuộc đời lặng lẽ bí ẩn. Trong thời gian ấy, Hàn Mặc Tử in tập thơ mớiđầu tiên Gái
Quê. Những câu thơ sau phải chăng đã thể hiện tình cảm sâu đậm
của Hàn Mặc Tử đối với Hoàng Cúc:
Em có ngờ đâu trong những đêm
Trăng ngà giãi bóng, mặt hồ êm,
Anh đi thơ thẩn
như ngây dại,
Hứng lấy hương nồng trong áo
em ...
(Âm Thầm)
Trong nhiều năm, Hàn Mặc
Tử không liên lạc với Hoàng Cúc. Nhưng đến khi Hoàng Cúc nghe
tin Hàn Mặc Tử lâm bệnh, nàng liền gửi thư thăm hỏi. Quá cảm động,
Hàn Mặc Tử đã sáng tác bài Đây Thôn Vỹ Dạ gửi tặng nàng "Áo
trắng thôn Vỹ Dạ". Bài thơ này rất nổi tiếng, với những câu thơ chứa
chan tình, pha lẫn với hương vị đắng và đã được phổ nhạc và dịch sang Pháp ngữ:
Sao anh không về chơi thôn Vỹ
?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới
lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như
ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường
mây,
Dòng nước buồn hiu, hoa bắp
lay ...
Thuyền ai đậu bến sông Trăng
đó,
Có chở trăng về kịp tối
nay ?
Mơ khách đường xa, khách đường
xa,
Áo em trắng quá nhìn không
ra ...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Bài thơ trên được Hàn Mặc Tử
sáng tác vào năm 1939 trong khi tác giả lâm bệnh nặng. Định mệnh đắng cay
không ngăn được nguồn thơ thật mãnh liệt của Hàn Mặc Tử. Dòng nước buồn hiu như thân phận con người, và ánh trăng xưa không trở về
bến cũ vì người yêu lỗi hẹn, để rồi phải cách xa như gió theo lối gió, mây
đường mây Cái thế giới tình yêu của Hàn Mặc Tử mờ ảo, thật hư hòa lẫn.
Tà áo người yêu chỉ là mầu trắng mơ hồ và hình ảnh người yêu như nhạt mờ trong sương
khói. Vì trí tuệ hay tri thức luôn đưa về hiện tại, một
hiện tại đầy khổ đau của thân xác hay của những mối tình tan vỡ, Hàn Mặc Tử
luôn đi tìm những gì đã mất hay tạo cho mình một thế giới thật huyền ảo để hồn
vội thoát ra khỏi bờ trí tuệ (Siêu Thoát).
Tình yêu của Hàn Mạc Tử đôi
khi không còn là sự liên hệ tình cảm và thể xác thông thường, nó trở thành một
thực thể siêu hình:
Chúng ta biến, em ơi, làm
thanh khí,
Cho tan ra hòa hợp với tinh
anh
Của trời đất, của muôn vàn ý
nhị,
Và tình ta sáng láng như
trăng thanh.
(Sáng Láng)
Em, hãy nhập hồn em trong
bóng nguyệt.
(Hãy Nhập Hồn Em)
Hàn Mặc Tử cũng đã dành cho
Thương Thương nhiều tình cảm đặc biệt. Nàng đã trở thành nguồn cảm hứng
cho Hàn Mặc Tử yêu đời sáng tác nhiều tập thơ như Cẩm Châu Duyên và
hai kịch thơ Duyên Kỳ Ngộ và Quần Tiên Hội. Hàn Mặc
Tử đã đặt cho Thương Thương biệt danh "Người lụa bến sông
Hương".
Bây giờ đây khóc than niềm
ly hận
Hỡi Thương Thương, người ngọc
của lòng anh.
(Kịch thơ Duyên Kỳ Ngộ)
Trong các người tình của Hàn
Mặc Tử, có lẽ không ai yêu nhà thơ tha thiết bằng nữ sĩ Mai Đình, tên thật là
Mai Thị Lệ Kiều. Nàng thường gửi những bài thơ ký tên Lệ Kiều và xin nhà
thơ sửa và đăng báo. Từ đó tình thơ bắt đầu chớm nở. Khi nghe tên
nhà thơ bị bệnh, ba lần Mai Đình đến thăm nhưng không đươc gặp, nhưng cuối cùng
Hàn Mặc Tử thuận cho gặp nhưng với điều kiện là nàng phải bịt kín đôi mắt để
không nhìn thấy sự tàn phá của chứng bệnh trên thân xác nhà thơ. Hàn Mặc
Tử đã đáp lại tình yêu đó trong khi biết rỏ mình không còn sống lâu ở trần
gian:
Anh rõ trước sẽ có ngày cách
biệt,
Ngó như gần, song vẫn thiệt
xa khơi!
(Trường Tương Tư)
Sau này khi về thăm mộ
Hàn Mặc Tử, nữ sĩ Mai Đình đã viết những vần thơ như sau:
Hình anh em khắc trong tim,
Cho mai trắng nở quanh viền
mộ anh.
Một mối tình thủy chung, bi
đác nhưng thật đẹp! Dù thể xác Mai Đình đã bị vùi dập giửa dòng đời cay
nghiệt trước khi gặp Hàn Mặc Tử, tình yêu của nàng dành cho Hàn Mặc Tử vẫn
luôn trong sáng, thanh cao như cánh hoa "mai trắng".
Dù yêu hay được yêu, Hàn Mặc
Tử luôn cảm thấy mình cô đơn và khổ đau:
Lòng ta sầu thảm hơn mùa lạnh,
Hơn hết u buồn của nước mây,
Của những tình duyên thương
lỡ dở,
Của lời rên siết gió heo
may.
(Sầu Vạn Cổ)
Nhưng hình như Hàn Mặc Tử đã
tìm ra một lối thoát cho riêng mình khi nhận thấy rằng tình yêu không đơn thuần
là sự kết hợp của hai con tim hay hai thể xác, theo cái nhìn của thế
gian. Vì tình yêu không còn được chia xẻ và cảm nhận bằng giác quan hay
tình cảm, nó trở thành môt cái gì trừu tượng, siêu thực, trong cái thế giới đầy
mộng ảo, kỳ bí của tiềm thức thi nhân. Vì tính chất siêu thực của tình
yêu, nó không còn bị hủy diệt.
Dù tình yêu có tan vỡ, người
yêu có xa cách, hương nồng vẫn còn phảng phất trong không gian:
Em có ngờ đâu trong những
đêm
Trăng ngà giãi bóng, mặt hồ
êm,
Anh đi thơ thẩn như ngây dại,
Hứng lấy hương nồng trong áo
em ...
Đối với Hàn Mặc Tử, tình yêu
là một cái gì thật huyền ảo, có khi nó được đồng hóa với thiên nhiên, với ánh
trăng huyền diệu:
Tôi với hồn hoa vẫn nín
thinh,
Ngấm ngầm trao đổi những ân
tình,
Để thêm ấm áp nguồn tơ tưởng,
Để bóng trời khuya bớt giật
mình ...
Không gian dầy đặc toàn
trăng cả,
Tôi cũng trăng mà nàng cũng
trăng.
(Huyền Ảo)
Trong nhiều bài thơ của Hàn
Mặc Tử, ánh trăng được nhân cách hóa và ám ảnh tâm trí của thi nhân một cách
huyền bí, đôi khi hình ảnh như gợi tình:
Trăng nằm sóng soải trên
cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
...
Ô kìa bóng nguyệt trần truồng
tắm
Lộ cái khuông vàng dưới đáy
khe .. .
(Bẽn Lẽn)
Bóng nguyệt leo song sờ sẩm
gối
Gió thu lọt cửa cọ mài chăn.
(Đêm Không Ngủ)
Đôi khi chỉ một cơn gió thoảng
cũng đủ để Hàn Mặc Tử cảm thấy gần người yêu:
Nghe hơi gió ôm ngay lấy
gió,
Tưởng chừng như trong đó có hương
..
(Muôn Năm Sầu Thảm)
Tình yêu của Hàn Mặc Tử vượt
thời gian và không gian, nó trở nên bất diệt:
Đừng nghe chi âm hưởng địa cầu
đang
Vỡ toang ra từng mảnh cả
không gian
Cả thời gian từ tạo thiên lập
địa
Đều trộn trạo điều hòa và xí
xóa
Thành hư không như tình ái của
đôi ta.
(Đôi Ta)
Tuy cuộc đời của Hán Mặc Tử
bắt đầu tan nát khi mới 24 tuổi vì con bệnh hủi, thi sĩ vẫn tiếp tục
sáng tác, luôn đi tìm một nguồn vui trong sáng và mãnh liệt, trong sự kết tinh
thật lạ lùng của tình yêu trần thế và một thứ tình yêu khác, cao xa và huyền bí
hơn, mà Hàn Mặc Tử gọi là Harmonie Suprême (Thượng Thanh Khí). Thơ của Hàn Mặc Tử vì vậy đã hoàn toàn vượt ra khỏi tri thức giới hạn của con
người, nó trở nên siêu thực, kỳ bí, mênh mông đến lạnh người. Hàn Mặc Tử
đã viết trong bài tựa Thơ Điên: "Vườn thơ tôi rộng rinh không bờ
bến. Càng đi xa càng ớn lạnh".
Khi đọc thơ Hàn Mặc Tử chúng
ta không thể quên tập Thơ Điên, gồm có Hương Thơm, Mật Đắng,
Máu Cuồng và Hồn Điên. Trong Máu Cuồng và Hồn Điên,
Hàn Mặc Tử đã đưa chúng ta ra khỏi thế giới hiện hữu để vào một thế giới kỳ lạ,
ngập ánh trăng, không phải ánh trăng huy hoàng của mộng tưởng mà là một vật thể
rất linh động, có khi cay nghiệt hay nao nức dục tình. Phải chăng đó là
cái thế giới kỳ dị và xa thẳm của một tâm hồn đã quá đau khổ trong tình yêu và
bệnh hoạn?
Bỗng đêm nay, trước cửa bóng
trăng quỳ
Sấp mặt xuống cúi mình theo
dáng liễu.
(Hãy Nhập Hồn Em)
Xác ta sẽ hút bao nguồn
trăng loạn
Ngấm vào trong cơ thể những
hoa hương.
(Hồn Lìa Khỏi Xác)
Nhưng cái thế giới đó đôi
khi thật đẹp:
Ngả nghiêng đồi cao bọc
trăng ngủ
Đầy mình lốm đốm những hào
quang.
(Ngủ Với Trăng)
Hàn Mặc Tử đã hờn đau
trăm vạn nỗi niềm riêng , tâm linh như chìm đắm trong bễ khổ trần gian (Biển
Hồn Ta ), nhưng Hồn thì như thoát khỏi cơn đau triền miên
của thể xác vì nó có khả năng hòa nhập với ánh sáng vũng trăng êm.
Thịt da tôi sượng sần và tê
điến,
Tôi đau vì rùng rợn đến vô
biên.
Tôi dìm hồn xuống một vũng
trăng êm,
Cho trăng ngập, trăng dồn
lên tới ngực.
(Hồn Là Ai)
Tuy Hàn Mặc Tử là một thi sĩ
theo đạo Thiên Chúa, và đã dựng lên một ngôi đền thật huy hoàng để thờ Chúa:
Đường thơ bay sáng
láng như sao sa
Trên lụa trắng mười hai hàng
chữ ngọc
Thêu như thêu rồng phượng kết
tinh hoa.
(Nguồn Thơm)
Nhưng ý tưởng của Hàn Mặc Tử
đôi khi như phảng phất triết lý nhà Phật, nhất là khi quan niệm rằng thế gian
này chỉ là bến tạm và thân xác con người sẽ trở về cát bụi:
Chỉ có trăng sao là bất diệt
Cái gì khác thảy đều đi qua.
Khi Hàn Mặc Tử tự hỏi, Ta
là ta hay không phải là ta trong bài thơ Siêu Thoát , phải
chăng thi sĩ cũng đã ý thức được cái hư không (emptiness) của nhà Phật?
Ánh sáng tâm linh của Hàn Mặc
Tử như vươn lên và hòa nhập với ánh sáng linh diệu của Thượng Đế, nhất là
khi sắp lìa đời. Trong những tuần lể cuối cùng của đời mình, Hàn Mặc
Tử đã cố gắng viết những dòng thơ bằng Pháp ngữ:
Anges du Ciel, anges de
Dieu, anges de Paix et de Gaité, apportez-moi une couronne,
Je veux me baigner dans
l’Océan de Lumière et de l’Amour divin.
Cái cảm giác ớn lạnh đã đến
với Hàn Mặc Tử khi thi sĩ biết mình không còn sống lâu ở trần thế. Vũ trụ trở
nên mênh mông khi con người sắp lìa bõ xác thân để ra đi. Sự mong manh của
mạng sống con người như hơi thở chạm tơ vàng thật đáng sợ, nhưng Hàn
Mặc Tử luôn giữ vửng niềm tin nơi ơn trìu mến của Đức Mẹ Maria, nhất là trong
những ngày cuối cùng ở trại phong Quy Hòa, còn được gọi là Thung Lũng Tình
Thương. Bài thơ cuối cùng Hàn Mạc Tử đã sáng tác, La Pureté De
L’âme (Tâm Hồn Thanh Khiết), vào đêm 8 tháng 11, 1940 cũng là bài thơ ca tụng
Đức Mẹ và các nữ tu Phan Sinh đã săn sóc thi sĩ.
Maria, linh hồn tôi ớn lạnh
Run như run thần tử thấy
long nhan
Run như hơi thở chạm tơ vàng
Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn
trìu mến.
(Thánh Nữ ĐồngTrinh Maria)
Để thoát khỏi sự khổ đau của
những mối tình tuyệt vọng, Hàn Mặc Tử đã đưa tình yêu vào thế giới siêu
hình, để rồi cuối cùng âm thầm ra đi trong câu kinh, lời nguyện, và tan
biến trong Tình Yêu bao la huyền nhiệm của Thượng Đế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét