Ca từ trong các giai phẩm
mùa xuân
Các ca khúc viết về mùa
Xuân, cùng với giai điệu nhạc, ca từ bao giờ cũng có một vị trí xứng đáng tác động
đến các giác quan của người tiếp nhận tác phẩm khi nghe ca sĩ trình bày. Ca từ
và giai điệu luôn song song tồn tại, hỗ trợ nhau, tạo nên giá trị của mỗi nhạc
phẩm.
Nếu tách riêng phần nhạc và phần lời của các ca khúc hay viết về mùa Xuân, bao
giờ cũng có khả năng tồn tại độc lập bằng đời sống riêng của chúng, nhưng khi
được kết hợp lại với nhau chúng dễ có cơ hội để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật
hoàn hảo, có thể sống mãi với thời gian. Ở đây, chúng tôi tạm gác lại phần giai
điệu nhạc, mà chỉ bàn về phần ca từ của các ca khúc bất hủ viết về mùa Xuân
trong khoảng từ những năm 30 của thế kỷ trước cho đến gần đây.
Ngay từ buổi trứng nước của nền tân nhạc Việt Nam, tính từ khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo, giai đoạn 1930-1945, mùa Xuân bỗng dưng khởi sắc hơn về khía cạnh ca từ trong các bài hát của thế hệ nhạc sĩ tân nhạc đầu tiên.
Trước hết phải kể đến Dương Thiệu Tước (1915–1995) là một nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng và được coi là một trong những nhạc sĩ tiền phong của tân nhạc Việt Nam. Ông là cháu nội cụ nghè Vân Đình Dương Khuê, bạn thân thi sĩ Nguyễn Khuyến, nguyên Đốc học Nam Định. Trong một ấn phẩm viết tay, ông cho hay: “Theo tôi tân nhạc Việt Nam phải thể hiện rõ cá tính Việt Nam. Để đạt được điều này, người sáng tác phải hiểu rõ nhạc Việt qua cách học nhạc cụ cổ truyền cũng như hát được các điệu hát cổ truyền”. (1)
Trong ca khúc Xuân tươi nhạc sỹ Dương Thiệu Tước đã miêu tả mùa xuân một cách thạt sự nên thơ:…Gió xuân đến mơn man/ trên khóm hồng tươi thắm/ bầy oanh yến trong vườn/ lên tiếng chào mùa xuân… Mùa Xuân hiện lên trong giai phẩm của người nhạc sĩ tài ba này một cách nhẹ nhàng và bình yên, rất Việt Nam.
Cũng vào thời kỳ này, nhạc sĩ Hoàng Quý lạc quan yêu đời hơn, trong sức xuân của tuổi trẻ. Ca từ phới phới bay như mùa xuân đang vẫy gọi mỗi người:... Đời ta bao tươi vui như hoa hồng thắm/ bao chim đua hót trong mây/ xuân về trong khóm cây…/ (Xuân về). Tuy nhiên cũng có lúc, với tâm hồn nhạy cảm của người nhạc sĩ- thi sĩ Hoàng Quý cũng không thể cưỡng lại được những “nốt trầm” của tình người tha phương trong lúc loạn ly, về chốn cũ vào một ngày Xuân đẹp, khi phải “mục sở thị” một cách chua chát cảnh người mình thầm yêu đi lấy chồng: Hôm nay trời Xuân bao tươi thắm/ dừng gót phiêu linh về thăm nhà/ chân bước trên đường đầy hoa đào rơi/ tôi đã hình dung nét ai đang cười.../chân bước phân vân lòng ngập ngừng/ tai lắng nghe tiếng người nói cưới xôn xao/ tôi biết người ta đón em tưng bừng… (Cô láng giềng)
Còn với “thi thần” Văn Cao, trong thời kỳ này mùa Xuân không hiện ra rõ nét, mà chỉ là những tâm tưởng, hoài niệm về một cái gì đó rất đẹp, rất nên thơ, nhưng mơ hồ tựa như đã đi vào quá vãng: …thuyền đã bay trong gió Xuân sang/ đâu cánh buồm nâu còn trên lớp sóng Xuân/ lời dạ hương nghe ríu rít oanh ca/ tiếng nhạn vào mây thiết tha/ thương nhớ một ngày qua... (Bến Xuân)
Có một lớp thanh niên học sinh thành phố Sài Gòn trước đây đã từng say sưa hát vang bài ca của một nhạc sĩ tài ba, La Hối trong chừng nửa thế kỷ qua mỗi khi Tết đến Xuân về. Bài ca Xuân này có tựa đề rất hợp với tuổi trẻ, ca từ và nhạc điệu của nó cũng thật đơn giản, vui tươi, sinh động rất dễ hát và dễ thuộc: Ngày thắm tươi bên đời Xuân mới/ lòng đắm say bao nguồn vui sống/ Xuân về với ngàn hoa đua thắm/ ta muốn hái muôn ngàn đoá hồng…(Xuân và tuổi trẻ)
Ngay từ buổi trứng nước của nền tân nhạc Việt Nam, tính từ khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo, giai đoạn 1930-1945, mùa Xuân bỗng dưng khởi sắc hơn về khía cạnh ca từ trong các bài hát của thế hệ nhạc sĩ tân nhạc đầu tiên.
Trước hết phải kể đến Dương Thiệu Tước (1915–1995) là một nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng và được coi là một trong những nhạc sĩ tiền phong của tân nhạc Việt Nam. Ông là cháu nội cụ nghè Vân Đình Dương Khuê, bạn thân thi sĩ Nguyễn Khuyến, nguyên Đốc học Nam Định. Trong một ấn phẩm viết tay, ông cho hay: “Theo tôi tân nhạc Việt Nam phải thể hiện rõ cá tính Việt Nam. Để đạt được điều này, người sáng tác phải hiểu rõ nhạc Việt qua cách học nhạc cụ cổ truyền cũng như hát được các điệu hát cổ truyền”. (1)
Trong ca khúc Xuân tươi nhạc sỹ Dương Thiệu Tước đã miêu tả mùa xuân một cách thạt sự nên thơ:…Gió xuân đến mơn man/ trên khóm hồng tươi thắm/ bầy oanh yến trong vườn/ lên tiếng chào mùa xuân… Mùa Xuân hiện lên trong giai phẩm của người nhạc sĩ tài ba này một cách nhẹ nhàng và bình yên, rất Việt Nam.
Cũng vào thời kỳ này, nhạc sĩ Hoàng Quý lạc quan yêu đời hơn, trong sức xuân của tuổi trẻ. Ca từ phới phới bay như mùa xuân đang vẫy gọi mỗi người:... Đời ta bao tươi vui như hoa hồng thắm/ bao chim đua hót trong mây/ xuân về trong khóm cây…/ (Xuân về). Tuy nhiên cũng có lúc, với tâm hồn nhạy cảm của người nhạc sĩ- thi sĩ Hoàng Quý cũng không thể cưỡng lại được những “nốt trầm” của tình người tha phương trong lúc loạn ly, về chốn cũ vào một ngày Xuân đẹp, khi phải “mục sở thị” một cách chua chát cảnh người mình thầm yêu đi lấy chồng: Hôm nay trời Xuân bao tươi thắm/ dừng gót phiêu linh về thăm nhà/ chân bước trên đường đầy hoa đào rơi/ tôi đã hình dung nét ai đang cười.../chân bước phân vân lòng ngập ngừng/ tai lắng nghe tiếng người nói cưới xôn xao/ tôi biết người ta đón em tưng bừng… (Cô láng giềng)
Còn với “thi thần” Văn Cao, trong thời kỳ này mùa Xuân không hiện ra rõ nét, mà chỉ là những tâm tưởng, hoài niệm về một cái gì đó rất đẹp, rất nên thơ, nhưng mơ hồ tựa như đã đi vào quá vãng: …thuyền đã bay trong gió Xuân sang/ đâu cánh buồm nâu còn trên lớp sóng Xuân/ lời dạ hương nghe ríu rít oanh ca/ tiếng nhạn vào mây thiết tha/ thương nhớ một ngày qua... (Bến Xuân)
Có một lớp thanh niên học sinh thành phố Sài Gòn trước đây đã từng say sưa hát vang bài ca của một nhạc sĩ tài ba, La Hối trong chừng nửa thế kỷ qua mỗi khi Tết đến Xuân về. Bài ca Xuân này có tựa đề rất hợp với tuổi trẻ, ca từ và nhạc điệu của nó cũng thật đơn giản, vui tươi, sinh động rất dễ hát và dễ thuộc: Ngày thắm tươi bên đời Xuân mới/ lòng đắm say bao nguồn vui sống/ Xuân về với ngàn hoa đua thắm/ ta muốn hái muôn ngàn đoá hồng…(Xuân và tuổi trẻ)
Nếu nói về các giai phẩm mùa Xuân mà không nhắc đến các cây đại thụ trong nền
âm nhạc cách mạng Việt Nam thì thật là một thiếu sót lớn, mặc dù các giai phẩm
họ sáng tác ra, bản thân nó đã tự khẳng định được sức sống lâu bền trong lòng
công chúng âm nhạc. Tuy nhiên, ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến khía cạnh ca từ của
các ca khúc đó.
Cố nhạc sĩ Xuân Hồng có hai ca khúc viết về mùa Xuân rất hay, chỉ xét riêng về ca từ. Đấy là bài Xuân chiến khu, bài hát đã đoạt Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu từ năm 1963 và cũng từ đây nhạc sĩ Xuân Hồng đã nhanh chóng trở thành người nghệ sĩ của công chúng cả nước: Mùa Xuân về trên chiến khu, tiếng chim rừng vang hót líu lo/ Mùa Xuân về trên chiến khu, gió đưa cây rừng cành lá vi vu ú ù u…/ Xuân chiến khu khói mù còn loang quê nhà/ Em chẳng có chi làm quà, có chi hơn là hát tặng bài ca...
Trong thời kỳ ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giữa chiến khu miền Đông Nam Bộ mà người nhạc sĩ tài hoa này vẫn viết lên những ca từ mượt mà, thơ mộng cho giai phẩm của mình đến thế. Đạn bom của kẻ thù dù có tàn khốc đến mấy cũng không thể nào khuất phục được một dân tộc lạc quan yêu đời như vậy. Cùng với giai điệu, ca từ đã nâng bài hát lên một tầm cao mới, khiến cho bao con tim rạo rực, đắm say.
Ngay sau khi miền Nam giải phóng, cố nhạc sĩ Xuân Hồng có bài Mùa Xuân trên thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay đã sau 36 năm và chắc sẽ còn mãi về sau. mỗi khi Xuân về cả nước lại hát vang khúc ca Xuân này của ông. Nếu ai đó không thích nghe nhạc, chỉ cần đọc phần lời của bài hát lên cũng có thể cảm nhận được niềm vui hân hoan khi đất nước hoàn toàn giải phóng: Mùa xuân này về trên quê ta, khắp đất trời biển rộng bao la/ Cây xanh tươi ra lá trổ hoa, chào mùa Xuân về với mọi nhà/.../ Thành phố Hồ Chí Minh năm nay, mùa Xuân về rợp bóng cờ bay/ Nước thêm trong dòng sông Bến Nghé, chợ thêm đông chợ vui Bến Thành/ Mùa Xuân trên thành phố Hồ Chí Minh quang vinh!.../ Mùa Xuân trên thành phố Hồ Chí Minh quang vinh, ôi hạnh phúc biết bao, bao năm vẫn đợi chờ/ Mà niềm vui như đến bất ngờ/.../ Ôi ta đang đi đi giữa rừng hoa hay ta đi giữa rừng cờ/ Mùa Xuân trên thành Phố Hồ Chí Minh là mùa Xuân đẹp nhất quê mình.
Ca từ của bài hát là một bài thơ hoàn chỉnh mang âm hưởng anh hùng ca, ca ngợi thành phố mang tên Bác đã được hoàn toàn giải phóng sau bao nhiêu năm trường kháng chiến.
Cố nhạc sĩ Hoàng Việt có Tình ca, một giai phẩm bất hủ về mùa Xuân của tình yêu đất nước, của lòng người khi chia xa: Khi đã nghe tiếng ca của lòng người yêu phương xa/ Em hãy ngước mắt lên vui nhìn trời xanh quê ta/ Chim bay giăng giăng ngoài nắng Xuân đẹp thay/ Tan cơn phong ba lòng đất yên rồi đây/ Em hãy nở nụ cười tươi xinh/ Như cánh hoa Xuân chào riêng anh/ Nói nhau nghìn lời qua đôi mắt xanh.../
Bài hát là một bản tình ca ca ngợi tình yêu đôi lứa khi nắng Xuân đang tràn về trên quê hương xứ sở miền Nam yêu dấu đang còn phải chịu nhiều đau thương mất mát do chiến tranh. Anh ở ngoài này vẫn hướng về em, về miền Nam thân yêu, rồi có lúc cơn phong ba của chiến tranh sẽ tan đi, anh lại sẽ về cùng em. Rò rãng không có sức mạnh của tình yêu đối lứa cũng như tình yêu quê hương và lòng tin sắt đá vào ngày mai chiến thắng thì không thể nào viết nên một giai phẩm đỉnh cao, với những ca từ nên thơ đến như vậy.
Khoảng vào thời kỳ 1958- 1959, khi nước ta đang đứng trước nhiều thử thách do kẻ địch lật lọng, tráo trở, nên việc tổng tuyển cử tiến tới thống nhất đất nước không diễn ra đúng như nội dung đã ký kết trong Hiệp định Giơnevơ. Chính lúc này, nhạc sĩ Văn Ký đã sáng tác ca khúc Bài ca hy vọng. Bài hát đã củng cố thêm niềm tin sắt đá vào một ngày Xuân tươi sáng, Bắc Nam sẽ sum họp một nhà. Lời bài hát, tự nó đã trở thành một thi phẩm hay, cùng với âm nhạc nó đã tạo nên một ca khúc trữ tình đầy chất thơ: Từng đôi chim bay đi tiếng ca rộn ràng/ Cánh chim xao xuyến gió mùa Xuân/ Gửi lời chim yêu thương tới Miền Nam quê hương/ Nhắn ràng ta ngày đêm mong nhớ/ Ước mơ, những mùa xuân bóng dáng, tương lai/ Đường ta đi lên xây đời trong hoa thơm, có mùa Xuân nào đẹp bằng,.../
Rõ ràng là chỉ có những nhạc sĩ lớn mới có thể sáng tạo nên những tác phẩm âm nhạc đỉnh cao. Đồng thời, ca từ trong các nhạc phẩm của họ bao giờ cũng rất trong sáng, tạo thành những tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, có sức sống mãnh liệt trong lòng công chúng yêu âm nhạc.
(1) Dương Thiệu Tước - Wikipedia tiếng Việt.
Cố nhạc sĩ Xuân Hồng có hai ca khúc viết về mùa Xuân rất hay, chỉ xét riêng về ca từ. Đấy là bài Xuân chiến khu, bài hát đã đoạt Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu từ năm 1963 và cũng từ đây nhạc sĩ Xuân Hồng đã nhanh chóng trở thành người nghệ sĩ của công chúng cả nước: Mùa Xuân về trên chiến khu, tiếng chim rừng vang hót líu lo/ Mùa Xuân về trên chiến khu, gió đưa cây rừng cành lá vi vu ú ù u…/ Xuân chiến khu khói mù còn loang quê nhà/ Em chẳng có chi làm quà, có chi hơn là hát tặng bài ca...
Trong thời kỳ ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giữa chiến khu miền Đông Nam Bộ mà người nhạc sĩ tài hoa này vẫn viết lên những ca từ mượt mà, thơ mộng cho giai phẩm của mình đến thế. Đạn bom của kẻ thù dù có tàn khốc đến mấy cũng không thể nào khuất phục được một dân tộc lạc quan yêu đời như vậy. Cùng với giai điệu, ca từ đã nâng bài hát lên một tầm cao mới, khiến cho bao con tim rạo rực, đắm say.
Ngay sau khi miền Nam giải phóng, cố nhạc sĩ Xuân Hồng có bài Mùa Xuân trên thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay đã sau 36 năm và chắc sẽ còn mãi về sau. mỗi khi Xuân về cả nước lại hát vang khúc ca Xuân này của ông. Nếu ai đó không thích nghe nhạc, chỉ cần đọc phần lời của bài hát lên cũng có thể cảm nhận được niềm vui hân hoan khi đất nước hoàn toàn giải phóng: Mùa xuân này về trên quê ta, khắp đất trời biển rộng bao la/ Cây xanh tươi ra lá trổ hoa, chào mùa Xuân về với mọi nhà/.../ Thành phố Hồ Chí Minh năm nay, mùa Xuân về rợp bóng cờ bay/ Nước thêm trong dòng sông Bến Nghé, chợ thêm đông chợ vui Bến Thành/ Mùa Xuân trên thành phố Hồ Chí Minh quang vinh!.../ Mùa Xuân trên thành phố Hồ Chí Minh quang vinh, ôi hạnh phúc biết bao, bao năm vẫn đợi chờ/ Mà niềm vui như đến bất ngờ/.../ Ôi ta đang đi đi giữa rừng hoa hay ta đi giữa rừng cờ/ Mùa Xuân trên thành Phố Hồ Chí Minh là mùa Xuân đẹp nhất quê mình.
Ca từ của bài hát là một bài thơ hoàn chỉnh mang âm hưởng anh hùng ca, ca ngợi thành phố mang tên Bác đã được hoàn toàn giải phóng sau bao nhiêu năm trường kháng chiến.
Cố nhạc sĩ Hoàng Việt có Tình ca, một giai phẩm bất hủ về mùa Xuân của tình yêu đất nước, của lòng người khi chia xa: Khi đã nghe tiếng ca của lòng người yêu phương xa/ Em hãy ngước mắt lên vui nhìn trời xanh quê ta/ Chim bay giăng giăng ngoài nắng Xuân đẹp thay/ Tan cơn phong ba lòng đất yên rồi đây/ Em hãy nở nụ cười tươi xinh/ Như cánh hoa Xuân chào riêng anh/ Nói nhau nghìn lời qua đôi mắt xanh.../
Bài hát là một bản tình ca ca ngợi tình yêu đôi lứa khi nắng Xuân đang tràn về trên quê hương xứ sở miền Nam yêu dấu đang còn phải chịu nhiều đau thương mất mát do chiến tranh. Anh ở ngoài này vẫn hướng về em, về miền Nam thân yêu, rồi có lúc cơn phong ba của chiến tranh sẽ tan đi, anh lại sẽ về cùng em. Rò rãng không có sức mạnh của tình yêu đối lứa cũng như tình yêu quê hương và lòng tin sắt đá vào ngày mai chiến thắng thì không thể nào viết nên một giai phẩm đỉnh cao, với những ca từ nên thơ đến như vậy.
Khoảng vào thời kỳ 1958- 1959, khi nước ta đang đứng trước nhiều thử thách do kẻ địch lật lọng, tráo trở, nên việc tổng tuyển cử tiến tới thống nhất đất nước không diễn ra đúng như nội dung đã ký kết trong Hiệp định Giơnevơ. Chính lúc này, nhạc sĩ Văn Ký đã sáng tác ca khúc Bài ca hy vọng. Bài hát đã củng cố thêm niềm tin sắt đá vào một ngày Xuân tươi sáng, Bắc Nam sẽ sum họp một nhà. Lời bài hát, tự nó đã trở thành một thi phẩm hay, cùng với âm nhạc nó đã tạo nên một ca khúc trữ tình đầy chất thơ: Từng đôi chim bay đi tiếng ca rộn ràng/ Cánh chim xao xuyến gió mùa Xuân/ Gửi lời chim yêu thương tới Miền Nam quê hương/ Nhắn ràng ta ngày đêm mong nhớ/ Ước mơ, những mùa xuân bóng dáng, tương lai/ Đường ta đi lên xây đời trong hoa thơm, có mùa Xuân nào đẹp bằng,.../
Rõ ràng là chỉ có những nhạc sĩ lớn mới có thể sáng tạo nên những tác phẩm âm nhạc đỉnh cao. Đồng thời, ca từ trong các nhạc phẩm của họ bao giờ cũng rất trong sáng, tạo thành những tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, có sức sống mãnh liệt trong lòng công chúng yêu âm nhạc.
(1) Dương Thiệu Tước - Wikipedia tiếng Việt.
ĐỖ NGỌC YÊN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét