Ta thoáng bắt gặp cảm hứng về mùa xuân của Văn Cao, ít thôi,
từ trường ca Sông Lô (Mùa xuân tới, nước băng qua ngàn, nước in ven bờ...) cho
đến Sérénade mùa xuân (Lắng nghe mùa xuân tiếng chim nào vui...).
Bẵng đi khoảng 30 năm trong lặng yên, cảm xúc Văn Cao chợt bừng tỉnh trước mùa xuân năm 1976, mùa xuân của hòa bình và thống nhất đất nước khiến ông mừng vui đến nghẹn ngào. Văn Cao có là ai thì vẫn nặng tình với nước non, cái tôi của ông mãi hòa vào không khí hào hùng của dân tộc.
Với Mùa xuân đầu tiên, ta nghe lại nhịp điệu có nét như Làng tôi, Ngày mùa... trước đây cùng cảm xúc sâu lắng trong những giai điệu thanh thoát, dịu dàng được chắt lọc từ trong chiều sâu tâm linh khoáng đạt của người nghệ sĩ trải qua bao thăng trầm mà tâm hồn vẫn mãi thanh cao.
NS NGUYỄN PHÚ YÊN
“Tết tết tết tết đến rồi
Tết tết tết tết đến rồi
Tết tết tết tết đến rồi
Tết đến trong tim mọi người…”
Sau một thập niên ra đời, những lời ca trong ca khúc Ngày tết quê em của nhạc sĩ Từ Huy vẫn vang rộn rã mọi nơi khi xuân về. Bố cục đoạn chặt, lời ca súc tích cô đọng nhưng lại nói lên được hầu hết những hình ảnh tết tiêu biểu: hoa khoe sắc, trẻ vui áo mới, mọi người chung vui gia đình, nô nức đi mua sắm, thăm viếng, lễ chùa, hỉ hả chúc nhau “sung túc an vui”.
Được hỏi vì sao có nhiều cảm xúc sáng tác về mùa xuân đến vậy, nhạc sĩ Từ Huy (tác giả Ngày tết quê em) cười khà khà nói: “Vì tôi luôn muốn có mùa xuân trong tâm hồn mình”. Ngày tết quê em còn “ăn” ở giai điệu thôi thúc lòng người và trở thành ca khúc tiêu biểu, thành công nhất trong số gần 20 bài hát viết riêng về chủ đề mùa xuân của nhạc sĩ Từ Huy! Đây cũng là nhạc sĩ ghi “kỷ lục” có tới hai album nhạc xuân với nhiều ca khúc tết như Lời chúc đêm giao thừa (Phương Thảo trình bày), Mùa xuân tình yêu (Cẩm Vân), Xuân thì (Lam Trường), Ngày xuân đến (Trần Tâm)...
Mùa xuân là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho các nhạc sĩ nên không lạ khi nhạc xuân rất phong phú và đa dạng. Năm Bính Thìn 1976, nhạc sĩ Văn Cao viết ca khúc Mùa xuân đầu tiên mừng đất nước thống nhất, 20 năm sau được thu âm và phát sóng phổ biến rộng khắp và đến nay mọi người vẫn cho đó là một trong những bài hát viết về mùa xuân hay nhất VN.
Chuyện rằng năm ấy trời Hà Nội đã sang tiết xuân, nắng nhẹ và se lạnh trong ngày giáp tết, nhạc sĩ Văn Cao ngồi bên cây đàn trong căn nhà nhỏ phố Yết Kiêu. Đôi tay gầy lướt trên phím đàn một cách say sưa đến nỗi người con của ông là Văn Thao phải ngạc nhiên hỏi. Thì ra Văn Cao vừa sáng tác ca khúc mới nhất - Mùa xuân đầu tiên.
Bài hát có giai điệu mượt và lắng đọng, lời ca dung dị, khơi gợi nếp hồn quê Việt rất đậm đà. Chất nhân văn thể hiện qua những hình ảnh gà gáy, làn khói bay bên sông, “người mẹ nhìn đàn con nay đã về” và người nhạc sĩ tài hoa gửi thông điệp chủ đạo “Từ đây người biết quê người. Từ đây người biết thương người”...
Mùa xuân quê hương cũng là mùa xuân cách mạng. Một trong những dấu ấn trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên đó là ca khúc Đảng đã cho ta một mùa xuân. Còn nhạc sĩ Tố Hải thì “để đời” với ca khúc Sông Dakrong mùa xuân về, khéo léo gắn liền những bước chân Trường Sơn của đoàn quân giải phóng với những cánh chim kơ tia, hoa pơ lang để vẽ nên bức tranh mùa xuân đẹp đẽ nơi địa phương.
Tương tự trong gia tài âm nhạc đồ sộ mà cố nhạc sĩ Xuân Hồng để lại cho đời, thật thú vị khi có hai ca khúc về mùa xuân nằm trong số những bài hát nổi tiếng nhất của ông: Xuân chiến khu và Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi đã đi và đã đứng lại, như một lần ngẩn ngơ chợt nhìn thấy me bay êm đềm trên phố. Rồi đến cả một buổi chiều tà, tôi nghe tiếng chuông xa gần vọng về. Thế là tôi cảm giác một niềm hạnh phúc lâng lâng, để nhận ra một mùa xuân đã đến nhẹ nhàng và nên thơ trong tôi.
Song, có lẽ những người xa xứ như tôi khi chọn Sài Gòn là điểm tựa an toàn cho những bộn bề xung quanh cuộc sống vẫn không thể nào nén được phút chạnh lòng, nhất là mỗi khi nhìn qua nhà hàng xóm thấy người ta đang thắp một nén nhang tưởng nhớ tổ tiên vào khoảnh khắc giao thừa, và như khấn cầu một điều gì đó tốt cho năm mới. Thật thiêng liêng! Nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình, nhớ người thân càng da diết thì lòng người lại càng cô đơn như muốn khóc.
Từ đó, tôi viết Mùa xuân về trên thành phố tôi mong được chia sớt cho những ai đón xuân và nhớ xuân mãi mãi.
NS VŨ QUỐC VIỆT
Cả hai ca khúc đều có nhịp đi đầy sôi động, lời ca cổ động, tự hào về quê hương đất nước trong niềm lạc quan khôn tả mặc dù bối cảnh ra đời của hai ca khúc hoàn toàn khác nhau. Nếu như Xuân chiến khu còn quyết tâm “diệt tan kẻ thù” thì Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh đã “qua hết rồi những năm thương đau”, thành phố đã “rợp bóng cờ bay” khi mùa xuân về.
Nhạc sĩ Xuân Hồng cũng đặc biệt thành công với bài Mùa xuân bên cửa sổ (phỏng thơ Song Hảo). Bài hát chinh phục giới trẻ ngọt xớt với hình ảnh đầy thi vị khó quên: “Cao cao bên cửa sổ có hai người hôn nhau/ Đường phố ơi hãy yên lặng để hai người hôn nhau!”. Cũng rất khó quên là câu đầu tiên của bài Lời tỏ tình của mùa xuân (Thanh Tùng): “Mùa xuân đến đạp xe trên phố tóc xõa vai mềm...”. Hình ảnh dễ thương và lãng mạn biết bao, nhất là trong thời buổi xe máy, xe hơi đầy đường phố như bây giờ. Và nữa là không biết đã có bao nhiêu chàng trai mượn bài hát này để tỏ tình với người yêu rồi mắc cỡ đổ thừa là “mùa xuân tỏ tình”!
Nhạc xuân cho giới trẻ được đón nhận có thể mang phong cách trữ tình lẫn vui tươi. Nhạc sĩ Dương Thụ rất thành công với ca khúc Lắng nghe mùa xuân về với người thể hiện là ca sĩ Hồng Nhung. Nhạc sĩ Ngọc Châu tung ra hai sáng tác về mùa xuân đều gây tiếng vang: Chiều xuân với tiếng hát Thanh Lam và Thì thầm mùa xuân với giọng ca Mỹ Linh.
Có thể nói các bài hát này duyên ngẫu nhiên được “đo ni đóng giày” cho các giọng ca trên dù về sau cũng có rất nhiều ca sĩ hát lại với những cách xử lý bài hát khác nhau, mức độ thành công khác nhau.
Trong hai album riêng đã phát hành, ở mỗi album nhạc sĩ Ngọc Lễ đều có trình làng một ca khúc xuân: Bao giờ xuân về (album Ru cho con & em), Em vẽ mùa xuân (album Con mãi tuổi lên ba). Ngoài ra Ngọc Lễ còn có thêm Happy new year và Đôi cánh mùa xuân vừa sáng tác nhân dịp năm mới 2005.
Đề tài ngày tết, mùa xuân cũng không thể thiếu trong thể loại nhạc dành cho thiếu nhi. Người sáng tác nhiều nhất có lẽ là nhạc sĩ Trần Thanh Tùng với chùm ca khúc thiếu nhi chủ đề xuân như Em mừng đón xuân, Chào mùa xuân, Xôn xao mùa xuân… Nguyễn Ngọc Thiện thì có Mùa xuân đến, 12 con giáp… “Viết cho thiếu nhi thì chúng tôi phải quan sát những hình ảnh, sự kiện gì trong ngày tết mà các bạn nhỏ yêu thích nhất. Giai điệu dĩ nhiên cũng tươi vui và dễ hát để các ca sĩ nhí thể hiện tốt” - nhạc sĩ Trần Thanh Tùng nói kinh nghiệm viết nhạc xuân cho các bé.
Có thể nói nguồn cảm xúc về mùa xuân của các nhạc sĩ không bao giờ cạn. Một ca khúc nhạc xuân dù sáng tác ở một thời điểm nhất định nào đó nhưng nếu thành công rồi thì có thể tồn tại và được thừa nhận bền lâu.
Tại cuộc thi Tiếng hát truyền hình TP.HCM 2004, ca sĩ trẻ Khánh Ngọc thể hiện bài hát Trị An âm vang mùa xuân của nhạc sĩ Tôn Thất Lập vẫn giành điểm cao và đoạt giải nhất. Hay mỗi độ xuân về giai điệu thiết tha của bài Mừng tuổi mẹ (Trần Long Ẩn) khi phát trên đài truyền hình lại gây nỗi xúc động cho bao khán thính giả. Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng dành một phần mảng tình ca của mình để viết về mùa xuân. Những Góp lá cho mùa xuân, Một buổi sáng mùa xuân được mọi người nhớ mãi. Đặc biệt là ca khúc Thành phố mùa xuân được người nhạc sĩ sáng tác năm 1982 đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng công chúng: “Sài Gòn mùa xuân còn thoáng lá vàng bay. Có mùa thu nào đang ở lại...”.
Xuân 2005, một loạt ca khúc mới nhất lại ra mắt công chúng như Lộc xuân (Minh Khang), Mùa xuân em hát (Hoài An – người từng thành công với bản nhạc xuân ăn khách Bên em mùa xuân cách đây bốn năm), Phút giao thừa (Phương Uyên)...
Trong số ca sĩ, nhóm tam ca Áo Trắng từng thể hiện nhiều khúc ca xuân nhất với ưu thế về quyện bè và hợp ca đầy đặn. Tam ca Áo Trắng đã hát Xuống phố mùa xuân, Lời chúc xuân cũng như gây dấu ấn nhất với hai ca khúc Ngày tết quê em và Mùa xuân ơi. Lam Trường thể hiện Khúc xuân, Tình em mùa xuân, Em là mùa xuân, Bên em mùa xuân; Đan Trường hát Nắng xuân, Giấc mơ xuân... Làm sao qua mỗi bài hát mới, những hình ảnh về mùa xuân, ngày tết (vốn rất truyền thống và thiêng liêng) cần được các nhạc sĩ thể hiện khác đi để tránh lối mòn, sự lặp lại. Bên cạnh đó người sáng tác cũng cần thổi vào nhạc xuân hôm nay hơi thở của thời đại mới, của nhịp sống xã hội, cộng đồng đang ngày một phát triển sinh động hơn, an khang hơn... Đó là đơn đặt hàng đối với giới nghệ sĩ từ thực tế đời sống.
TRUNG NGHĨA
+ Xúc động với nhạc xuân cũ
Năm nào cũng vậy, cứ đến tết tôi thường chọn mua nhiều băng đĩa nhạc xuân. Nhiều bài hát cũ về mùa xuân được mix lại, cũng có nhiều bài mới. Nhưng tôi thường cảm thấy xúc động khi nghe những bài hát cũ như Mùa xuân đầu tiên, Mùa xuân nho nhỏ...
Những bài hát cũ đã chứng minh được sức sống qua năm tháng, giai điệu rất hay, còn những bài hát thời vụ có giai điệu cũng như ca từ theo kiểu ăn xổi, chạy theo thị hiếu sẽ mau chóng biến mất để rồi năm sau lại có những ca khúc mới ra đời.
CÙ THỊ HẰNG, 28 tuổi, Công ty Thanh Bắc Đông Dương (TP. HCM)
+ Thích Happy New Year!
Theo thói quen, tôi hay nghe nhạc nước ngoài hơn là nhạc Việt Nam. Tôi rất thích nghe ca khúc Happy new year của ban nhạc ABBA. Bài hát như đã nằm trong tim mọi người. Tết đến, từ rất nhiều ngôi nhà cùng vang lên những giai điệu của bài hát này. Những ai hiểu lời hát thì sẽ thấy bài hát không những hay về giai điệu mà còn rất sâu sắc. Còn những ai không chú tâm đến lời hát, có lẽ chỉ cần nghe những nốt nhạc thân quen là đã cảm thấy trong lòng rộn ràng.
ĐỖ NHẬT ĐỨC, 27 tuổi, kinh doanh (Hà Nội):
+ Nhạc xuân đừng bắt chước, lặp lại
Bài hát về mùa xuân gây ấn tượng đầu tiên đối với tôi là bài Xuân chiến khu của cố nhạc sĩ Xuân Hồng. Tôi tình cờ nghe được giai điệu vui vẻ, tươi tắn của bài hát trên Đài tiếng nói Việt Nam từ ngày còn rất nhỏ và đến bây giờ tôi vẫn thuộc lời. Tôi thấy tỉ lệ bài hát hay về mùa xuân chiếm khá nhiều trong số các bài hát của các nhạc sĩ Việt Nam từ trước tới nay.
Tôi là người nghe nhạc khó tính, bài hát về mùa xuân nói riêng và bài hát nói chung phải là sáng tạo của riêng từng người, không bắt chước hay lặp lại của người khác.
Bẵng đi khoảng 30 năm trong lặng yên, cảm xúc Văn Cao chợt bừng tỉnh trước mùa xuân năm 1976, mùa xuân của hòa bình và thống nhất đất nước khiến ông mừng vui đến nghẹn ngào. Văn Cao có là ai thì vẫn nặng tình với nước non, cái tôi của ông mãi hòa vào không khí hào hùng của dân tộc.
Với Mùa xuân đầu tiên, ta nghe lại nhịp điệu có nét như Làng tôi, Ngày mùa... trước đây cùng cảm xúc sâu lắng trong những giai điệu thanh thoát, dịu dàng được chắt lọc từ trong chiều sâu tâm linh khoáng đạt của người nghệ sĩ trải qua bao thăng trầm mà tâm hồn vẫn mãi thanh cao.
NS NGUYỄN PHÚ YÊN
“Tết tết tết tết đến rồi
Tết tết tết tết đến rồi
Tết tết tết tết đến rồi
Tết đến trong tim mọi người…”
Sau một thập niên ra đời, những lời ca trong ca khúc Ngày tết quê em của nhạc sĩ Từ Huy vẫn vang rộn rã mọi nơi khi xuân về. Bố cục đoạn chặt, lời ca súc tích cô đọng nhưng lại nói lên được hầu hết những hình ảnh tết tiêu biểu: hoa khoe sắc, trẻ vui áo mới, mọi người chung vui gia đình, nô nức đi mua sắm, thăm viếng, lễ chùa, hỉ hả chúc nhau “sung túc an vui”.
Được hỏi vì sao có nhiều cảm xúc sáng tác về mùa xuân đến vậy, nhạc sĩ Từ Huy (tác giả Ngày tết quê em) cười khà khà nói: “Vì tôi luôn muốn có mùa xuân trong tâm hồn mình”. Ngày tết quê em còn “ăn” ở giai điệu thôi thúc lòng người và trở thành ca khúc tiêu biểu, thành công nhất trong số gần 20 bài hát viết riêng về chủ đề mùa xuân của nhạc sĩ Từ Huy! Đây cũng là nhạc sĩ ghi “kỷ lục” có tới hai album nhạc xuân với nhiều ca khúc tết như Lời chúc đêm giao thừa (Phương Thảo trình bày), Mùa xuân tình yêu (Cẩm Vân), Xuân thì (Lam Trường), Ngày xuân đến (Trần Tâm)...
Mùa xuân là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho các nhạc sĩ nên không lạ khi nhạc xuân rất phong phú và đa dạng. Năm Bính Thìn 1976, nhạc sĩ Văn Cao viết ca khúc Mùa xuân đầu tiên mừng đất nước thống nhất, 20 năm sau được thu âm và phát sóng phổ biến rộng khắp và đến nay mọi người vẫn cho đó là một trong những bài hát viết về mùa xuân hay nhất VN.
Chuyện rằng năm ấy trời Hà Nội đã sang tiết xuân, nắng nhẹ và se lạnh trong ngày giáp tết, nhạc sĩ Văn Cao ngồi bên cây đàn trong căn nhà nhỏ phố Yết Kiêu. Đôi tay gầy lướt trên phím đàn một cách say sưa đến nỗi người con của ông là Văn Thao phải ngạc nhiên hỏi. Thì ra Văn Cao vừa sáng tác ca khúc mới nhất - Mùa xuân đầu tiên.
Bài hát có giai điệu mượt và lắng đọng, lời ca dung dị, khơi gợi nếp hồn quê Việt rất đậm đà. Chất nhân văn thể hiện qua những hình ảnh gà gáy, làn khói bay bên sông, “người mẹ nhìn đàn con nay đã về” và người nhạc sĩ tài hoa gửi thông điệp chủ đạo “Từ đây người biết quê người. Từ đây người biết thương người”...
Mùa xuân quê hương cũng là mùa xuân cách mạng. Một trong những dấu ấn trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên đó là ca khúc Đảng đã cho ta một mùa xuân. Còn nhạc sĩ Tố Hải thì “để đời” với ca khúc Sông Dakrong mùa xuân về, khéo léo gắn liền những bước chân Trường Sơn của đoàn quân giải phóng với những cánh chim kơ tia, hoa pơ lang để vẽ nên bức tranh mùa xuân đẹp đẽ nơi địa phương.
Tương tự trong gia tài âm nhạc đồ sộ mà cố nhạc sĩ Xuân Hồng để lại cho đời, thật thú vị khi có hai ca khúc về mùa xuân nằm trong số những bài hát nổi tiếng nhất của ông: Xuân chiến khu và Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi đã đi và đã đứng lại, như một lần ngẩn ngơ chợt nhìn thấy me bay êm đềm trên phố. Rồi đến cả một buổi chiều tà, tôi nghe tiếng chuông xa gần vọng về. Thế là tôi cảm giác một niềm hạnh phúc lâng lâng, để nhận ra một mùa xuân đã đến nhẹ nhàng và nên thơ trong tôi.
Song, có lẽ những người xa xứ như tôi khi chọn Sài Gòn là điểm tựa an toàn cho những bộn bề xung quanh cuộc sống vẫn không thể nào nén được phút chạnh lòng, nhất là mỗi khi nhìn qua nhà hàng xóm thấy người ta đang thắp một nén nhang tưởng nhớ tổ tiên vào khoảnh khắc giao thừa, và như khấn cầu một điều gì đó tốt cho năm mới. Thật thiêng liêng! Nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình, nhớ người thân càng da diết thì lòng người lại càng cô đơn như muốn khóc.
Từ đó, tôi viết Mùa xuân về trên thành phố tôi mong được chia sớt cho những ai đón xuân và nhớ xuân mãi mãi.
NS VŨ QUỐC VIỆT
Cả hai ca khúc đều có nhịp đi đầy sôi động, lời ca cổ động, tự hào về quê hương đất nước trong niềm lạc quan khôn tả mặc dù bối cảnh ra đời của hai ca khúc hoàn toàn khác nhau. Nếu như Xuân chiến khu còn quyết tâm “diệt tan kẻ thù” thì Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh đã “qua hết rồi những năm thương đau”, thành phố đã “rợp bóng cờ bay” khi mùa xuân về.
Nhạc sĩ Xuân Hồng cũng đặc biệt thành công với bài Mùa xuân bên cửa sổ (phỏng thơ Song Hảo). Bài hát chinh phục giới trẻ ngọt xớt với hình ảnh đầy thi vị khó quên: “Cao cao bên cửa sổ có hai người hôn nhau/ Đường phố ơi hãy yên lặng để hai người hôn nhau!”. Cũng rất khó quên là câu đầu tiên của bài Lời tỏ tình của mùa xuân (Thanh Tùng): “Mùa xuân đến đạp xe trên phố tóc xõa vai mềm...”. Hình ảnh dễ thương và lãng mạn biết bao, nhất là trong thời buổi xe máy, xe hơi đầy đường phố như bây giờ. Và nữa là không biết đã có bao nhiêu chàng trai mượn bài hát này để tỏ tình với người yêu rồi mắc cỡ đổ thừa là “mùa xuân tỏ tình”!
Nhạc xuân cho giới trẻ được đón nhận có thể mang phong cách trữ tình lẫn vui tươi. Nhạc sĩ Dương Thụ rất thành công với ca khúc Lắng nghe mùa xuân về với người thể hiện là ca sĩ Hồng Nhung. Nhạc sĩ Ngọc Châu tung ra hai sáng tác về mùa xuân đều gây tiếng vang: Chiều xuân với tiếng hát Thanh Lam và Thì thầm mùa xuân với giọng ca Mỹ Linh.
Có thể nói các bài hát này duyên ngẫu nhiên được “đo ni đóng giày” cho các giọng ca trên dù về sau cũng có rất nhiều ca sĩ hát lại với những cách xử lý bài hát khác nhau, mức độ thành công khác nhau.
Trong hai album riêng đã phát hành, ở mỗi album nhạc sĩ Ngọc Lễ đều có trình làng một ca khúc xuân: Bao giờ xuân về (album Ru cho con & em), Em vẽ mùa xuân (album Con mãi tuổi lên ba). Ngoài ra Ngọc Lễ còn có thêm Happy new year và Đôi cánh mùa xuân vừa sáng tác nhân dịp năm mới 2005.
Đề tài ngày tết, mùa xuân cũng không thể thiếu trong thể loại nhạc dành cho thiếu nhi. Người sáng tác nhiều nhất có lẽ là nhạc sĩ Trần Thanh Tùng với chùm ca khúc thiếu nhi chủ đề xuân như Em mừng đón xuân, Chào mùa xuân, Xôn xao mùa xuân… Nguyễn Ngọc Thiện thì có Mùa xuân đến, 12 con giáp… “Viết cho thiếu nhi thì chúng tôi phải quan sát những hình ảnh, sự kiện gì trong ngày tết mà các bạn nhỏ yêu thích nhất. Giai điệu dĩ nhiên cũng tươi vui và dễ hát để các ca sĩ nhí thể hiện tốt” - nhạc sĩ Trần Thanh Tùng nói kinh nghiệm viết nhạc xuân cho các bé.
Có thể nói nguồn cảm xúc về mùa xuân của các nhạc sĩ không bao giờ cạn. Một ca khúc nhạc xuân dù sáng tác ở một thời điểm nhất định nào đó nhưng nếu thành công rồi thì có thể tồn tại và được thừa nhận bền lâu.
Tại cuộc thi Tiếng hát truyền hình TP.HCM 2004, ca sĩ trẻ Khánh Ngọc thể hiện bài hát Trị An âm vang mùa xuân của nhạc sĩ Tôn Thất Lập vẫn giành điểm cao và đoạt giải nhất. Hay mỗi độ xuân về giai điệu thiết tha của bài Mừng tuổi mẹ (Trần Long Ẩn) khi phát trên đài truyền hình lại gây nỗi xúc động cho bao khán thính giả. Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng dành một phần mảng tình ca của mình để viết về mùa xuân. Những Góp lá cho mùa xuân, Một buổi sáng mùa xuân được mọi người nhớ mãi. Đặc biệt là ca khúc Thành phố mùa xuân được người nhạc sĩ sáng tác năm 1982 đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng công chúng: “Sài Gòn mùa xuân còn thoáng lá vàng bay. Có mùa thu nào đang ở lại...”.
Xuân 2005, một loạt ca khúc mới nhất lại ra mắt công chúng như Lộc xuân (Minh Khang), Mùa xuân em hát (Hoài An – người từng thành công với bản nhạc xuân ăn khách Bên em mùa xuân cách đây bốn năm), Phút giao thừa (Phương Uyên)...
Trong số ca sĩ, nhóm tam ca Áo Trắng từng thể hiện nhiều khúc ca xuân nhất với ưu thế về quyện bè và hợp ca đầy đặn. Tam ca Áo Trắng đã hát Xuống phố mùa xuân, Lời chúc xuân cũng như gây dấu ấn nhất với hai ca khúc Ngày tết quê em và Mùa xuân ơi. Lam Trường thể hiện Khúc xuân, Tình em mùa xuân, Em là mùa xuân, Bên em mùa xuân; Đan Trường hát Nắng xuân, Giấc mơ xuân... Làm sao qua mỗi bài hát mới, những hình ảnh về mùa xuân, ngày tết (vốn rất truyền thống và thiêng liêng) cần được các nhạc sĩ thể hiện khác đi để tránh lối mòn, sự lặp lại. Bên cạnh đó người sáng tác cũng cần thổi vào nhạc xuân hôm nay hơi thở của thời đại mới, của nhịp sống xã hội, cộng đồng đang ngày một phát triển sinh động hơn, an khang hơn... Đó là đơn đặt hàng đối với giới nghệ sĩ từ thực tế đời sống.
TRUNG NGHĨA
+ Xúc động với nhạc xuân cũ
Năm nào cũng vậy, cứ đến tết tôi thường chọn mua nhiều băng đĩa nhạc xuân. Nhiều bài hát cũ về mùa xuân được mix lại, cũng có nhiều bài mới. Nhưng tôi thường cảm thấy xúc động khi nghe những bài hát cũ như Mùa xuân đầu tiên, Mùa xuân nho nhỏ...
Những bài hát cũ đã chứng minh được sức sống qua năm tháng, giai điệu rất hay, còn những bài hát thời vụ có giai điệu cũng như ca từ theo kiểu ăn xổi, chạy theo thị hiếu sẽ mau chóng biến mất để rồi năm sau lại có những ca khúc mới ra đời.
CÙ THỊ HẰNG, 28 tuổi, Công ty Thanh Bắc Đông Dương (TP. HCM)
+ Thích Happy New Year!
Theo thói quen, tôi hay nghe nhạc nước ngoài hơn là nhạc Việt Nam. Tôi rất thích nghe ca khúc Happy new year của ban nhạc ABBA. Bài hát như đã nằm trong tim mọi người. Tết đến, từ rất nhiều ngôi nhà cùng vang lên những giai điệu của bài hát này. Những ai hiểu lời hát thì sẽ thấy bài hát không những hay về giai điệu mà còn rất sâu sắc. Còn những ai không chú tâm đến lời hát, có lẽ chỉ cần nghe những nốt nhạc thân quen là đã cảm thấy trong lòng rộn ràng.
ĐỖ NHẬT ĐỨC, 27 tuổi, kinh doanh (Hà Nội):
+ Nhạc xuân đừng bắt chước, lặp lại
Bài hát về mùa xuân gây ấn tượng đầu tiên đối với tôi là bài Xuân chiến khu của cố nhạc sĩ Xuân Hồng. Tôi tình cờ nghe được giai điệu vui vẻ, tươi tắn của bài hát trên Đài tiếng nói Việt Nam từ ngày còn rất nhỏ và đến bây giờ tôi vẫn thuộc lời. Tôi thấy tỉ lệ bài hát hay về mùa xuân chiếm khá nhiều trong số các bài hát của các nhạc sĩ Việt Nam từ trước tới nay.
Tôi là người nghe nhạc khó tính, bài hát về mùa xuân nói riêng và bài hát nói chung phải là sáng tạo của riêng từng người, không bắt chước hay lặp lại của người khác.
TRƯƠNG ĐỨC QUẢ,
53 tuổi, Viện nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội) UYÊN LY ghi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét