Thơ Tết, Thơ Xuân
Năm mới tháng giêng mồng một Tết
Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân
(Nhạc xuân - Nguyễn Bính)
Nguyễn Bính có nhiều bài thơ xuân rất hay và đặc sắc. Khó ai có thể quên được hình ảnh ngày xuân đầy màu sắc, âm thanh và ngào ngạt hương hoa mà Nguyễn Bính đã vẽ nên trong bài ìXuân về”. Xuân rộn ràng trong lòng từng người để rồi nhịp nhàng hòa quyện vào nhau trong bức tranh ấm áp, gần gũi và thân thương của làng quê trong những ngày đầu năm. Xin mở đầu chùm thơ xuân bằng ìcái thanh khiết của đồng quê, cái ấm áp nơi ngõ xóm, cái dìu dịu của hương bưởi, của ánh nắng đồng nội, của bướm vàng, lộc non, mạ xanh…”
Xuân về
Đã thấy xuân về với gió đông
Với trên màu má gái chưa chồng,
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe
Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe
Lá nõn nhành non ai tráng bạc
Gió về từng trận gió bay đi.
Thong thả nhân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay bướm vẽ vòng.
Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
Lần lần tràng hạt niệm nam mô.
(1937 – trích tập thơ Tâm hồn tôi)
Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân
(Nhạc xuân - Nguyễn Bính)
Nguyễn Bính có nhiều bài thơ xuân rất hay và đặc sắc. Khó ai có thể quên được hình ảnh ngày xuân đầy màu sắc, âm thanh và ngào ngạt hương hoa mà Nguyễn Bính đã vẽ nên trong bài ìXuân về”. Xuân rộn ràng trong lòng từng người để rồi nhịp nhàng hòa quyện vào nhau trong bức tranh ấm áp, gần gũi và thân thương của làng quê trong những ngày đầu năm. Xin mở đầu chùm thơ xuân bằng ìcái thanh khiết của đồng quê, cái ấm áp nơi ngõ xóm, cái dìu dịu của hương bưởi, của ánh nắng đồng nội, của bướm vàng, lộc non, mạ xanh…”
Xuân về
Đã thấy xuân về với gió đông
Với trên màu má gái chưa chồng,
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe
Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe
Lá nõn nhành non ai tráng bạc
Gió về từng trận gió bay đi.
Thong thả nhân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay bướm vẽ vòng.
Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
Lần lần tràng hạt niệm nam mô.
(1937 – trích tập thơ Tâm hồn tôi)
Đôi nét tiểu sử: Nguyễn Bính
(1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh tại làng Thiện Vinh, huyện Vụ
Bảng, tỉnh Nam Định (nay là Hà Nam Ninh). Ông mồ côi mẹ từ nhỏ, tự học ở nhà, bắt
đầu làm thơ từ năm 13 tuổi. Nguyễn Bính được giải khuyến khích thơ của nhóm Tự
Lực Văn Đoàn năm 1937 với tập thơ Tâm Hồn Tôi. Ông tham gia kháng chiến chống
Pháp tại Nam Bộ, tập kết ra Bắc năm 1954, làm việc tại Hội văn nghệ Việt Nam,
Ty văn hóa thông tin Nam Hà. Năm 1958, Nguyễn Bính làm chủ bút báo Trăm Hoa.
Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Lỡ Bước Sang Ngang (1940), Tâm Hồn Tôi (1940), Hương Cố Nhân (1941), Mây Tần (1942), Người Con Gái Ở Lầu Hoa (1942), Tình Nghĩa Đôi Ta (1960), Tuyển Tập Nguyễn Bính (1984); kịch thơ Bóng Giai Nhân (1942); truyện thơ Truyện Tỳ Bà (1944)...
Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Lỡ Bước Sang Ngang (1940), Tâm Hồn Tôi (1940), Hương Cố Nhân (1941), Mây Tần (1942), Người Con Gái Ở Lầu Hoa (1942), Tình Nghĩa Đôi Ta (1960), Tuyển Tập Nguyễn Bính (1984); kịch thơ Bóng Giai Nhân (1942); truyện thơ Truyện Tỳ Bà (1944)...
Nguyễn Bính còn có một bài
thơ xuân khác rất đặc sắc, đó là bài ìMưa xuân”. Thật đáng ngạc nhiên là Hoài
Thanh – Hoài Chân đã không đăng bài này trong tập ìThi nhân Việt Nam”. Nếu như
nói ìXuân về” là một bức tranh sinh động về cảnh xuân thì có thể nói ìMưa xuân”
là một bản nhạc lòng về tình xuân của một cô gái quê. Những hẹn hò, tương tư,
nhớ thương và vui buồn đan xen vào nhau như những sợi thoi tơ trong khung cửi,
như những giọt mưa xuân trong một đêm hội chèo, và như những xác hoa xoan rụng
rơi khi ngày xuân đã cạn. Có một cái gì đó giống nhau giữa ''Mưa xuân” và bài
hát ''Ướt mi” chăng…
Mưa xuân
Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay."
Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh.
Bốn bên hàng xóm đã lên đèn
Em ngửa bàn tay trước mái hiên
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh
Thế nào anh ấy chả sang xem!
Em xin phép mẹ, vội vàng đi
Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe
Mưa bụi nên em không ướt áo
Thôn Đoài cách có một thôi đê.
Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm
Em mải tìm anh chả thiết xem.
Chắc hẳn đêm nay dường cửi lạnh
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.
Chờ mãi anh sang, anh chẳng sang.
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng lỡ làng.
Mình em lầm lũi trên đường về
Có ngắn gì đâu một dải đê!
Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt
Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya.
Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan đã nát dưới chân giày
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ
Mẹ bảo: "Mùa xuân đã cạn ngày".
Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
Để mẹ em rằng: hát tối nay?
(1936)
Mưa xuân
Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay."
Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh.
Bốn bên hàng xóm đã lên đèn
Em ngửa bàn tay trước mái hiên
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh
Thế nào anh ấy chả sang xem!
Em xin phép mẹ, vội vàng đi
Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe
Mưa bụi nên em không ướt áo
Thôn Đoài cách có một thôi đê.
Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm
Em mải tìm anh chả thiết xem.
Chắc hẳn đêm nay dường cửi lạnh
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.
Chờ mãi anh sang, anh chẳng sang.
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng lỡ làng.
Mình em lầm lũi trên đường về
Có ngắn gì đâu một dải đê!
Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt
Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya.
Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan đã nát dưới chân giày
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ
Mẹ bảo: "Mùa xuân đã cạn ngày".
Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
Để mẹ em rằng: hát tối nay?
(1936)
Và đây, mùa xuân tinh khôi đầy
thi vị khiến lòng kẻ xa quê chợt bâng khuâng mơ màng khi nhớ về làng quê xưa...
Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử
Trong làn nắng ửng : khói mơ tan
Ðôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý - Bóng xuân sang
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây…
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
(1937- tập thơ Đau thương)
Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử
Trong làn nắng ửng : khói mơ tan
Ðôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý - Bóng xuân sang
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây…
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
(1937- tập thơ Đau thương)
Xuân Đầu Tiên - Hàn Mặc Tử
Mai sáng mai, trời cao rộng quá
Gió căng hơi và nhạc lên mây
Đôi lòng cũng ấm như xuân ấm
Chỉ có ao xuân trắng trẻo thay .
Mai này thiên địa mới tinh khôi
Gió căng hơi và nhạc lên trời
Chim khuyên hót tiếng đầu tiên hết
Hoa lá hồ nghi sự lạ đời .
Trái cây bằng ngọc vỏ bằng gấm
Còn mặt trời kia tợ khối vàng
Có người trai mới in như nguyết
Gió căng hơi và nhạc lên ngàn.
Thuở ấy càn khôn mới dựng nên
Mùa thơ chưa gặt tốt tươi lên
Người thơ phong vận như thơ ấy
Nào đã ra đời ngọc biết tên.
Xuân gấm đầu tiên giữa cõi đời
Mùi thơm ngây dại sóng con người
Hãy hoan hô, lời cao như sấm
- Vạn tuế, bay ơi! nắng rợp trời.
(trích tập thơ Xuân Như Ý)
Mai sáng mai, trời cao rộng quá
Gió căng hơi và nhạc lên mây
Đôi lòng cũng ấm như xuân ấm
Chỉ có ao xuân trắng trẻo thay .
Mai này thiên địa mới tinh khôi
Gió căng hơi và nhạc lên trời
Chim khuyên hót tiếng đầu tiên hết
Hoa lá hồ nghi sự lạ đời .
Trái cây bằng ngọc vỏ bằng gấm
Còn mặt trời kia tợ khối vàng
Có người trai mới in như nguyết
Gió căng hơi và nhạc lên ngàn.
Thuở ấy càn khôn mới dựng nên
Mùa thơ chưa gặt tốt tươi lên
Người thơ phong vận như thơ ấy
Nào đã ra đời ngọc biết tên.
Xuân gấm đầu tiên giữa cõi đời
Mùi thơm ngây dại sóng con người
Hãy hoan hô, lời cao như sấm
- Vạn tuế, bay ơi! nắng rợp trời.
(trích tập thơ Xuân Như Ý)
Nào, Tết đến rồi, ta đi chợ
nhé, đi chợ không chỉ để đi chợ (mua đồ) mà còn để đi chợ (ngắm người). Mua gì nào,
mua đôi câu đối xuân nhé, mua vài trái cam đỏ chót về đặt lên mâm ngũ quả, mua
con heo con gà về làm mâm cỗ, mua bức tranh gà cho tụi trẻ,….Tranh thủ ngắm
cô yếm thắm duyên dáng xinh tươi, ngắm cụ đồ mài nghiên chăm chú viết chữ, ngắm
bà cụ tóc trắng phau phau bán hàng bên ngôi miếu cổ, ngắm anh chàng bán pháo
tán tỉnh các cô gái,… À, còn nghe tiếng người í ới gọi nhau nữa chứ, nghe tiếng
người người cưòi nói rộn rã,…Chợ Tết vui quá, nhộn nhịp quá!
Chợ Tết – Đoàn Văn Cừ
Dải mây trắng đỏ lòm trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm-ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng-bừng ra chợ Tết.
Họ vui-vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon-xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom-khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng-lẽ,
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ.
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ-nghĩnh đuổi theo sau.
Sương trắng dỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình-minh.
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.
Con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ,
Để lắng nghe người khách nói bô-bô.
Anh hàng tranh kĩu-kịt quảy đôi bồ,
Tìm đến chỗ đông người ngồi dở bán.
Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản,
Tay mài nghiên hí-hoáy viết thơ xuân.
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời-gian gội tóc trắng phau phau.
Chú hoa-man đầu chít chiếc khăn nâu,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,
Khăn trên đầu đương chít cũng tung ra.
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ-rợi,
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha,
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,
Con gà trống màu thâm như cục tiết,
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.
Chợ tưng-bừng như thế đến gần đêm.
Khi chuông tối bên chùa văng-vẳng đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo-lánh,
Những người quê lũ-lượt trở ra về.
ánh dương vàng trên cỏ kéo lê-thê,
Lá đa rụng tơi-bời quanh quán chợ.
(1939)
Đọc lại bài thơ Chợ Tết của Đoàn Văn Cừ - Đào Duy Hiệp
Chợ Tết – Đoàn Văn Cừ
Dải mây trắng đỏ lòm trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm-ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng-bừng ra chợ Tết.
Họ vui-vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon-xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom-khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng-lẽ,
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ.
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ-nghĩnh đuổi theo sau.
Sương trắng dỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình-minh.
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.
Con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ,
Để lắng nghe người khách nói bô-bô.
Anh hàng tranh kĩu-kịt quảy đôi bồ,
Tìm đến chỗ đông người ngồi dở bán.
Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản,
Tay mài nghiên hí-hoáy viết thơ xuân.
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời-gian gội tóc trắng phau phau.
Chú hoa-man đầu chít chiếc khăn nâu,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,
Khăn trên đầu đương chít cũng tung ra.
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ-rợi,
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha,
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,
Con gà trống màu thâm như cục tiết,
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.
Chợ tưng-bừng như thế đến gần đêm.
Khi chuông tối bên chùa văng-vẳng đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo-lánh,
Những người quê lũ-lượt trở ra về.
ánh dương vàng trên cỏ kéo lê-thê,
Lá đa rụng tơi-bời quanh quán chợ.
(1939)
Đọc lại bài thơ Chợ Tết của Đoàn Văn Cừ - Đào Duy Hiệp
Rượu là thứ không thể thiếu
trong ngày xuân. "Tiểu nữ" cũng xin góp vui một bài thơ liên quan
đến xuân và rượu:
Xuân nhật tuý khởi ngôn chí
Xử thế nhược đại mộng
Hồ vi lao kỳ sinh?
Sở dĩ chung nhật túy
Đồi nhiên ngọa tiền doanh
Giác lai miện đình tiền
Nhất điểu hoa gian minh
Tá vấn thử hà nhật?
Xuân phong ngữ lưu oanh
Cảm chi dục thán tức
Đối chi hoàn tự khuynh
Hạo ca đãi minh nguyệt
Khúc tận dĩ vong tình
Lý Bạch
Dịch nghĩa
Ngày xuân tỉnh rượu tự nhủ lòng
Sống ở đời như giấc mộng lớn
Tội chi vất vả đời mình
Nên ta suốt ngày say sưa
Nằm lăn bên cột nhà trước
Tỉnh dậy nhìn ra sân
Một con chin đang hót bên hoa
Ướm hỏi ta ngày gì
(Mà) cái oanh bay chuyền học nói trong gió xuân
Lòng cảm xúc muốn thở than
Lấy rượu lại tự nghiêng bầu
Cất tiếng ca chờ trăng sáng
Ca hết quên đi nỗi lòng
Dịch thơ
Ở đời như giấc chiêm bao
Lam chi mà phải lao đao uổng hoài
Vậy nên say suốt hôm mai
Bên cây cột trước nằm dài khểnh chân
Tỉnh rồi chợy ngó trước sân
Tiếng chim đâu đã nghe gần trong hoa
Ngày chi ? Thử hỏi cho ra
Mà sao khắp chốn chan hòa tiếng oanh
Ngậm ngùi tức cảnh sinh tình
Nghiêng bầu mình lại với mình làm vui
Trăng lên ta hát thảnh thơi
Hát xong câu hát chuyện đời đã quên .
Xuân nhật tuý khởi ngôn chí
Xử thế nhược đại mộng
Hồ vi lao kỳ sinh?
Sở dĩ chung nhật túy
Đồi nhiên ngọa tiền doanh
Giác lai miện đình tiền
Nhất điểu hoa gian minh
Tá vấn thử hà nhật?
Xuân phong ngữ lưu oanh
Cảm chi dục thán tức
Đối chi hoàn tự khuynh
Hạo ca đãi minh nguyệt
Khúc tận dĩ vong tình
Lý Bạch
Dịch nghĩa
Ngày xuân tỉnh rượu tự nhủ lòng
Sống ở đời như giấc mộng lớn
Tội chi vất vả đời mình
Nên ta suốt ngày say sưa
Nằm lăn bên cột nhà trước
Tỉnh dậy nhìn ra sân
Một con chin đang hót bên hoa
Ướm hỏi ta ngày gì
Lòng cảm xúc muốn thở than
Lấy rượu lại tự nghiêng bầu
Cất tiếng ca chờ trăng sáng
Ca hết quên đi nỗi lòng
Dịch thơ
Ở đời như giấc chiêm bao
Lam chi mà phải lao đao uổng hoài
Vậy nên say suốt hôm mai
Bên cây cột trước nằm dài khểnh chân
Tỉnh rồi chợy ngó trước sân
Tiếng chim đâu đã nghe gần trong hoa
Ngày chi ? Thử hỏi cho ra
Mà sao khắp chốn chan hòa tiếng oanh
Ngậm ngùi tức cảnh sinh tình
Nghiêng bầu mình lại với mình làm vui
Trăng lên ta hát thảnh thơi
Hát xong câu hát chuyện đời đã quên .
Chợ vui quá, chưa muốn về,
thích đi tiếp cơ
Chợ ngày xuân - Anh Thơ
Mưa vừa tạnh, nắng bừng trên quán mới,
Trên cây đa lấp loáng gió lao xao
Trên những giải lưng điều bay phấp phới,
Các cô nàng lơ lẳng nón quai thao.
Chợ đông quá! Chỗ này vài chiếu bạc,
Những chàng trai ô mới mở dương vây;
Cười nói, nói luôn mồm và chỗ khác
Mấy cụ ngồi nhắm rượu gật gù say.
Nhưng đông nhất quán hàng người đoán thẻ
- Một lão già kính trắng, bịt khăn đen -
Các cô gái chen nhau vào, vui vẻ
Nghe Thánh truyền sắp đắt mối lương duyên.
Chợ ngày xuân - Anh Thơ
Mưa vừa tạnh, nắng bừng trên quán mới,
Trên cây đa lấp loáng gió lao xao
Trên những giải lưng điều bay phấp phới,
Các cô nàng lơ lẳng nón quai thao.
Chợ đông quá! Chỗ này vài chiếu bạc,
Những chàng trai ô mới mở dương vây;
Cười nói, nói luôn mồm và chỗ khác
Mấy cụ ngồi nhắm rượu gật gù say.
Nhưng đông nhất quán hàng người đoán thẻ
- Một lão già kính trắng, bịt khăn đen -
Các cô gái chen nhau vào, vui vẻ
Nghe Thánh truyền sắp đắt mối lương duyên.
Ngày xuân thơ rượu - Tản Đà
Trời đất sinh ra rượu với thơ
Không thơ không rượu sống như thừa!
Công danh hai chữ mùi men nhạt,
Sự nghiệp trăm năm nét mực mờ.
Mạch nước sông Đà tim róc rách,
Ngàn mây non Tản mắt lơ mơ.
Còn thơ còn rượu còn xuân mãi,
Còn mãi xuân, còn rượu với thơ.
Trời đất sinh ra rượu với thơ
Không thơ không rượu sống như thừa!
Công danh hai chữ mùi men nhạt,
Sự nghiệp trăm năm nét mực mờ.
Mạch nước sông Đà tim róc rách,
Ngàn mây non Tản mắt lơ mơ.
Còn thơ còn rượu còn xuân mãi,
Còn mãi xuân, còn rượu với thơ.
Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ?
Ông Đồ - Vũ Đình Liên
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
"Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay."
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thấm
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay.
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Hồn ở đâu bây giờ?
Ông Đồ - Vũ Đình Liên
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
"Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay."
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thấm
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay.
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Mới tìm được bản ngâm thơ và
lời bình hay của bài "Mùa xuân chín" Hàn Mặc Tử:
Cho đến bây giờ thì "Mưa xuân" vẫn là bài thơ của Nguyễn Bính mà mình
thích nhất ấy.
Nhìn đời. Đôi mắt nai sầu muộn
Em hỏi vì sao có nỗi buồn?
Vì sao em nhớ người xa lạ?
Vắng ai. Vì sao giọt lệ tuôn?
Em hỏi vì sao có nỗi buồn?
Vì sao em nhớ người xa lạ?
Vắng ai. Vì sao giọt lệ tuôn?
Ngày xuân thơ rượu - Tản Đà
Trời đất sinh ra rượu với thơ
Không thơ không rượu sống như thừa!
Công danh hai chữ mùi men nhạt,
Sự nghiệp trăm năm nét mực mờ.
Mạch nước sông Đà tim róc rách,
Ngàn mây non Tản mắt lơ mơ.
Còn thơ còn rượu còn xuân mãi,
Còn mãi xuân, còn rượu với thơ.
Trời đất sinh ra rượu với thơ
Không thơ không rượu sống như thừa!
Công danh hai chữ mùi men nhạt,
Sự nghiệp trăm năm nét mực mờ.
Mạch nước sông Đà tim róc rách,
Ngàn mây non Tản mắt lơ mơ.
Còn thơ còn rượu còn xuân mãi,
Còn mãi xuân, còn rượu với thơ.
Tương tiến tửu
Quân bất kiến
Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai,
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi !
Hựu bất kiến
Cao đường minh kính bi bạch phát,
Triêu như thanh ti mộ thành tuyết.
Nhân sinh đắc ý tu tận hoan,
Mạc sử kim tôn không đối nguyệt
Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng,
Thiên kim tán tận hoàn phục lai.
Phanh dương tể ngưu thả vi lạc,
Hội tu nhất ẩm tam bách bôi.
Sầm phu tử!
Đan Khâu sinh.!
Tương tiến tửu,
Bôi mạc đình!
Dữ quân ca nhất khúc,
Thỉnh quân vị ngã khuynh nhĩ thính.
Chung cổ soạn ngọc bất túc quý,
Đãn nguyện trường túy bất nguyện tinh
Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch,
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh.
Trần Vương tích thời yến Bình Lạc,
Đẩu tửu thập thiên tứ hoan hước.
Chủ nhân hà vi ngôn thiểu tiền,
Kính tu cô thủ đối quân chước.
Ngũ hoa mã,
Thiên kim cừu,
Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu,
Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu
Lý Bạch
Dịch Thơ
Sắp dâng rượu
Há chẳng thấy
Nước sông Hoàng từ trời tuôn xuống
Chảy nhanh ra biển,chẳng quay về,
Lại chẳng thấy
Thềm cao gương soi rầu tóc bạc
Sớm như tơ xanh, chiều tựa tuyết ?
Đời người đắc ý hãy vui tràn,
Chớ để bình vàng suông bóng nguyệt !
Trời sinh thân ta, hẳn có dùng,
Nghìn vàng tiêu hết rồi lại đến.
Mổ dê, giết trâu, cứ vui đi,
Uống liền một mạch ba trăm chén !
Sắp mời rượu, chớ có thôi !
Vì nhau tôi xin hát,
Hãy vì tôi hai bác nghe cùng :
"Này cỗ ngọc, nhạc rung, chẳng chuộng,
"Muốn say hoài, chẳng muốn tỉnh chi !
"Thánh hiền tên tuổi bặt đi,
"Chỉ phường thánh rượu tiếng ghi muôn đời !
"Xưa Trần Vương yến nơi Bình Lạc,
"Rượu tiền muôn đùa cợt tha hồ"
Chủ nhân kêu thiếu tiền ru ?
Để cùng dốc chén, ta mua đi nào!
Đây ngựa gấm, đây áo cừu,
Này con, đổi rượu hết,
Cùng nhau ta giết cái sầu nghìn thu!
Dịch: Hoàng Tạo Và Tương Như
Quân bất kiến
Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai,
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi !
Hựu bất kiến
Cao đường minh kính bi bạch phát,
Triêu như thanh ti mộ thành tuyết.
Nhân sinh đắc ý tu tận hoan,
Mạc sử kim tôn không đối nguyệt
Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng,
Thiên kim tán tận hoàn phục lai.
Phanh dương tể ngưu thả vi lạc,
Hội tu nhất ẩm tam bách bôi.
Sầm phu tử!
Đan Khâu sinh.!
Tương tiến tửu,
Bôi mạc đình!
Dữ quân ca nhất khúc,
Thỉnh quân vị ngã khuynh nhĩ thính.
Chung cổ soạn ngọc bất túc quý,
Đãn nguyện trường túy bất nguyện tinh
Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch,
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh.
Trần Vương tích thời yến Bình Lạc,
Đẩu tửu thập thiên tứ hoan hước.
Chủ nhân hà vi ngôn thiểu tiền,
Kính tu cô thủ đối quân chước.
Ngũ hoa mã,
Thiên kim cừu,
Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu,
Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu
Lý Bạch
Dịch Thơ
Sắp dâng rượu
Há chẳng thấy
Nước sông Hoàng từ trời tuôn xuống
Chảy nhanh ra biển,chẳng quay về,
Lại chẳng thấy
Thềm cao gương soi rầu tóc bạc
Sớm như tơ xanh, chiều tựa tuyết ?
Đời người đắc ý hãy vui tràn,
Chớ để bình vàng suông bóng nguyệt !
Trời sinh thân ta, hẳn có dùng,
Nghìn vàng tiêu hết rồi lại đến.
Mổ dê, giết trâu, cứ vui đi,
Uống liền một mạch ba trăm chén !
Sắp mời rượu, chớ có thôi !
Vì nhau tôi xin hát,
Hãy vì tôi hai bác nghe cùng :
"Này cỗ ngọc, nhạc rung, chẳng chuộng,
"Muốn say hoài, chẳng muốn tỉnh chi !
"Thánh hiền tên tuổi bặt đi,
"Chỉ phường thánh rượu tiếng ghi muôn đời !
"Xưa Trần Vương yến nơi Bình Lạc,
"Rượu tiền muôn đùa cợt tha hồ"
Chủ nhân kêu thiếu tiền ru ?
Để cùng dốc chén, ta mua đi nào!
Đây ngựa gấm, đây áo cừu,
Này con, đổi rượu hết,
Cùng nhau ta giết cái sầu nghìn thu!
Dịch: Hoàng Tạo Và Tương Như
Trong cái bao la rộng lớn của
mùa xuân, con người thường cảm giác như bé nhỏ lại, chợt cảm thấy không thể chống
lại dòng chảy nhanh của thời gian. Nâng chén rượu lên đôi khi ngỡ ngàng nhận ra
là ta đang độc ẩm, càng uống ta càng chìm sâu trong suy tưởng ấy. Cái tâm tư
Cảm chi dục thán tức
Đối chi hoàn tự khuynh
của Lý Bạch sao mà giống của Trần Tử Ngang đến thế. Phải chăng đây là tâm trạng chung của các thi nhân, không phải chỉ của riêng một người…
Đăng U Châu Đài Ca - Trần Tử Ngang
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc sảng nhiên nhi thế hạ
Dịch thơ: Trần Trọng Kim
Người trước chẳng thấy ai,
Người sau thì chưa thấy.
Gẫm trời đất thật vô cùng,
Riêng lòng đau mà lệ chảy.
Cảm chi dục thán tức
Đối chi hoàn tự khuynh
của Lý Bạch sao mà giống của Trần Tử Ngang đến thế. Phải chăng đây là tâm trạng chung của các thi nhân, không phải chỉ của riêng một người…
Đăng U Châu Đài Ca - Trần Tử Ngang
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc sảng nhiên nhi thế hạ
Dịch thơ: Trần Trọng Kim
Người trước chẳng thấy ai,
Người sau thì chưa thấy.
Gẫm trời đất thật vô cùng,
Riêng lòng đau mà lệ chảy.
Gặp xuân - Tản Đà
Gặp xuân ta giữ xuân chơi,
Câu thơ chén rượu là nơi đi về.
Hết xuân, cạn chén, xuân về
Nghìn thu nét mực xuân đề vẫn xuân!
Xuân ơi xuân hỡi!
Vắng xuân lâu ta vẫn đợi chờ mong
Trải bao nhiêu ngày tháng hạ, thu, đông
Ròng rã nỗi nhớ nhung, xuân có biết ?
Khứ tuế xuân qui, sầu cửu biệt
Kim niên xuân đáo, khách tương phùng. (1)
Gặp ta nay xuân chớ lạ lùng
Tóc có khác, trong lòng ta chẳng khác.
Kể từ thuở biết xuân bốn chín năm về trước
Vẫn rượu thơ non nước thú làm vui,
Đêm xuân nay ta tuổi đã năm mươi
Tính trăm tuổi, đời người ta có nửa,
Còn sau nữa lại bao nhiêu xuân nữa
Mặc trời cho, ta chửa hỏi làm chi.
Sẵn rượu đào xuân uống với ta đi,
Chỗ quen biết kể gì ai chủ khách?
Thiên cổ vị văn song Lý Bạch
Nhất niên hà đắc lưỡng Đông quân? (2)
Dẫu trăm năm gặp gỡ đủ trăm lần
Thơ với rượu cùng xuân, ta cứ thế.
Ngoài trăm tuổi vắng ta trần thế,
Xuân nhớ ta chưa dễ biết đâu tìm!
Cùng nhau nay hãy uống thêm!
(1938)
(1) Năm ngoái xuân về, ta buồn vì phải xa cách lâu.
Năm nay xuân đến, ta lại gặp nhau.
(2) Xưa nay chưa nghe có hai Lý Bạch.
Một năm làm sao có hai chúa xuân?
Gặp xuân ta giữ xuân chơi,
Câu thơ chén rượu là nơi đi về.
Hết xuân, cạn chén, xuân về
Nghìn thu nét mực xuân đề vẫn xuân!
Xuân ơi xuân hỡi!
Vắng xuân lâu ta vẫn đợi chờ mong
Trải bao nhiêu ngày tháng hạ, thu, đông
Ròng rã nỗi nhớ nhung, xuân có biết ?
Khứ tuế xuân qui, sầu cửu biệt
Kim niên xuân đáo, khách tương phùng. (1)
Gặp ta nay xuân chớ lạ lùng
Tóc có khác, trong lòng ta chẳng khác.
Kể từ thuở biết xuân bốn chín năm về trước
Vẫn rượu thơ non nước thú làm vui,
Đêm xuân nay ta tuổi đã năm mươi
Tính trăm tuổi, đời người ta có nửa,
Còn sau nữa lại bao nhiêu xuân nữa
Mặc trời cho, ta chửa hỏi làm chi.
Sẵn rượu đào xuân uống với ta đi,
Chỗ quen biết kể gì ai chủ khách?
Thiên cổ vị văn song Lý Bạch
Nhất niên hà đắc lưỡng Đông quân? (2)
Dẫu trăm năm gặp gỡ đủ trăm lần
Thơ với rượu cùng xuân, ta cứ thế.
Ngoài trăm tuổi vắng ta trần thế,
Xuân nhớ ta chưa dễ biết đâu tìm!
Cùng nhau nay hãy uống thêm!
(1938)
(1) Năm ngoái xuân về, ta buồn vì phải xa cách lâu.
Năm nay xuân đến, ta lại gặp nhau.
(2) Xưa nay chưa nghe có hai Lý Bạch.
Một năm làm sao có hai chúa xuân?
Cho đến bây giờ thì
"Mưa xuân" vẫn là bài thơ của Nguyễn Bính mà mình thích nhất ấy.
Công chúa thích thơ Nguyễn Bính à, thế thì hay thật. mad cũng rất thích ngồi ê
a bài "Mưa xuân" một mình, càng ê a thì càng hình dung ra một đêm mưa
lất phất lạnh và một cô thôn nữ mải tìm một ai đó trong đêm hội chèo, bỏ mặc hết
những thanh âm vui tươi bất tận ở chung quanh. Đến khi hội tan, ngày xuân cạn
thì mới cảm giác được một mùa xuân nhỡ nhàng trong cái lạnh và sức nặng của hạt
mưa.
Chắc là "công chúa vui" cũng thích bài này của anh chàng thơ dân dã.
Mùa xuân xanh - Nguyễn Bính
Mùa xuân là cả một mùa xanh,
Trời ở trên cao, lá ở cành.
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
đồng nàng và lúa ở đồng anh.
Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh,
Tôi đợi người yêu đến tự tình.
Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là chiếc thắt lưng xanh.
Chắc là "công chúa vui" cũng thích bài này của anh chàng thơ dân dã.
Mùa xuân xanh - Nguyễn Bính
Mùa xuân là cả một mùa xanh,
Trời ở trên cao, lá ở cành.
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
đồng nàng và lúa ở đồng anh.
Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh,
Tôi đợi người yêu đến tự tình.
Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là chiếc thắt lưng xanh.
Tặng riêng một người
(Xin được dành một góc nhỏ để viết cho một người)
Bài thơ (hay bài kệ) "Cáo tật thị chúng" (Có bệnh bảo mọi người) của thiền sư Mãn Giác là một dấu lặng đẹp cho những ngày đầu năm. Mãn Giác là một thiền sư đời nhà Lý; ông ham học, am hiểu cả Nho lẫn Phật. Ông được Quản Trí thiền sư chùa Quán Đỉnh truyền tâm ấn; vua Lý Nhân Tôn xây chùa bên cạnh cung Cảnh Hưng mời sư đến trụ trì để tiện hỏi han. Trước khi viên tịch, thiền sư cáo bệnh, đóng cửa thiền phòng để tham thiền nhập định. Đến chiều tối, ông gọi các đệ tử lại đọc bài kệ rồi viên tịch, thọ 45 tuổi (1052-1096). Bài kệ trở thành những lời dạy hàm súc nhất của một bậc thiền sư gửi lại cho hậu thế.
Cáo tật thị chúng -- Mãn Giác thiền sư
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Dịch thơ:
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.
Khi đọc xong bài này, lòng chợt thấy thanh thản lạ kì. Tại sao? Vì chợt nhận ra rằng đâu đó còn một cành mai sau đêm xuân tàn, vì thấy cảm phục một bậc thiền sư vào những giờ phút cuối đời còn để lại cho đời những vần thơ tuyệt vời và một bài học thật đáng quí. Thường thì ta chỉ thấy những xác hoa rơi đầy trên sân mà không thấy một cành mai còn sót lại trên cành cây, tuy mong manh nhưng đẹp và lung linh như một giọt sương. Cành mai còn lại không chỉ là đóa hoa thật mà là hoa nở trong tâm ý của con người.
Hoa rụng rồi hoa sẽ nở, mỗi người sẽ cảm nhận hoa nở theo một cách. Có thể giống nhau, có thể khác nhau. Hãy cười nhé, rồi cây sẽ nở hoa. Sau cơn mưa, trời lại sáng, và sẽ sáng hơn bao giờ hết. Chúc một năm mới thật thành công và hạnh phúc.
(Xin được dành một góc nhỏ để viết cho một người)
Bài thơ (hay bài kệ) "Cáo tật thị chúng" (Có bệnh bảo mọi người) của thiền sư Mãn Giác là một dấu lặng đẹp cho những ngày đầu năm. Mãn Giác là một thiền sư đời nhà Lý; ông ham học, am hiểu cả Nho lẫn Phật. Ông được Quản Trí thiền sư chùa Quán Đỉnh truyền tâm ấn; vua Lý Nhân Tôn xây chùa bên cạnh cung Cảnh Hưng mời sư đến trụ trì để tiện hỏi han. Trước khi viên tịch, thiền sư cáo bệnh, đóng cửa thiền phòng để tham thiền nhập định. Đến chiều tối, ông gọi các đệ tử lại đọc bài kệ rồi viên tịch, thọ 45 tuổi (1052-1096). Bài kệ trở thành những lời dạy hàm súc nhất của một bậc thiền sư gửi lại cho hậu thế.
Cáo tật thị chúng -- Mãn Giác thiền sư
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Dịch thơ:
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.
Khi đọc xong bài này, lòng chợt thấy thanh thản lạ kì. Tại sao? Vì chợt nhận ra rằng đâu đó còn một cành mai sau đêm xuân tàn, vì thấy cảm phục một bậc thiền sư vào những giờ phút cuối đời còn để lại cho đời những vần thơ tuyệt vời và một bài học thật đáng quí. Thường thì ta chỉ thấy những xác hoa rơi đầy trên sân mà không thấy một cành mai còn sót lại trên cành cây, tuy mong manh nhưng đẹp và lung linh như một giọt sương. Cành mai còn lại không chỉ là đóa hoa thật mà là hoa nở trong tâm ý của con người.
Hoa rụng rồi hoa sẽ nở, mỗi người sẽ cảm nhận hoa nở theo một cách. Có thể giống nhau, có thể khác nhau. Hãy cười nhé, rồi cây sẽ nở hoa. Sau cơn mưa, trời lại sáng, và sẽ sáng hơn bao giờ hết. Chúc một năm mới thật thành công và hạnh phúc.
Đầu năm đọc lại vài chuyện
giai thoại về câu đối:
Với thử trời cao thấp
Trong giới trí thức và học giả ngày xưa, sự thông minh được biểu lộ bằng tài ứng đối. Để có vế đối trả hoặc tự đối, đòi hỏi người đối phải thông minh, thuộc làu kinh sách, nhớ sử ký, văn chương và điển tích, câu đối phải chứa đựng tài chí và ý tứ của người dối. Ra một vế đối tựa như một sự thách thức học vấn, như một ìbài kiểm tra” tài năng và cả xem xét tư tưởng của người đối lại. Dù sao, ra câu đối vẫn có sự gợi ý ngay trong vế ra, vẫn cho phép người đối lại có sự chuẩn bị. Ứng đối khác hẳn, phải nhanh chóng tìm từ, tìm ý như một phản ứng tức thì.
Có một nhà thơ ìlâm cảnh ngã” bất ngờ do vô ý. Mà lại là ngã trước mắt bao nhiêu giai nhân, tài tử đang vui vầy, đúng dịp đầu năm, thì quả là ngượng... chết đi được. Nhưng nhà thơ ấy đã ứng đối rất nhanh và chỉnh để chữa thẹn một cách rất tài tình.
Ai cũng biết nữ thi sĩ họ Hồ có tài ứng đối, dồn đối phương tới chỗ.. phải ìchịu trận”, hoặc rút lui. Thơ và đối của Xuân Hương, dù có nghiêm túc, thì cũng cứ như bày cả ra, sảng khoái nhưng vẫn tế nhị. Trong dịp Tết Nguyên Đán, đôi câu đối Tết dán cửa của nữ sĩ cũng vẫn đùa cợt và ngang tàng như thế:
Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo ma vương đưa quỷ tới,
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước xuân vào.
Nhân đầu xuân, nàng thơ Hồ Xuân Hương đi lễ đền Trấn Quốc. Các nho sinh, thầy cử đón sẵn ở cửa đền vì biết hôm nay thế nào Xuân Hương cũng đến. Nàng bước uyển chuyển , tươi cười, nhìn thẳng trước những cặp mắt như dán vào nàng. Cũng có thể do hồi hộp và còn bởi cái sân gạch vồ có chỗ lát đá xanh, mưa xuân lất phất làm ướt trơn như bôi mỡ, nhà thơ nữ ngã đánh oạch. Cái ngã bất ngờ làm tất cả các cậu ấm, cậu cử bật cười như phá. Nữ sĩ họ Hồ chống tay đứng dậy, nét mặt vẫn vui tươi, hồng rực. Một vế thơ sắc sảo bỗng bật ra. Nàng đọc to:
Giơ tay với thử trời cao thấp,
Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài.
Vế thơ làm tiếng cười và cả tiếng giễu cợt tắt lịm. Rõ ra khẩu khí của người quân tử, bậc tài danh, muốn với trời, thăm đất chứ đâu phải ngã chơi .
Cao Bá Quát
Có giai thoại nói về Cao Bá Quát giỏi chữ. Ông có một người anh song sinh tên là Cao Bá Đạt cũng hay chữ. Ông Cao Bá Quát khi còn ít tuổi nên có tính kiêu căng, ai ông cũng chê là học dốt. Ông nói: "Cả thiên hạ có 4 bồ chữ, anh Bá Đạt tôi và ông Nguyễn văn Siêu giữ một bồ, một mình tôi chiếm hai bồ, còn một bồ thì phân phối cho cả thiên hạ."
Nhưng có một Cao Bá Quát bị một cụ già dạy cho một bài học về thói ngông nghênh mà phải chịu. Truyện kể rằng, khi cha Cao Bá Quát mất, bạn hữu của cả cha và con đến chịu tang và viếng rất nhiều câu đối, nhưng tất cả đều bị "họ Cao" chê dở. Một buổi có cụ già râu tóc bạc phơ chống gậy đến nhà tự xưng là bạn của người quá cố nghe tin bạn mất nên tới thăm. Cụ già ngậm ngùi hỏi Cao Bá Quát:
- Thế cụ nhà có cho các cháu được học hành gì không?
Cao Bá Quát hết sức ngạc nhiên vì mình tiếng tăm lừng lẫy khắp nước ai mà không biết, nhưng vì là bạn của cha hỏi nên "họ Cao" vẫn cung kính thưa:
- Có được học ít nhiều.
Cụ già nói:
- Nếu vậy anh lấy giấy bút viết giùm tôi đôi câu đối!
Cao Bá Quát lấy giấy bút ra chờ và rồi cụ già đọc:
- Chi!
Đọc xong cụ già ngừng lại chờ. Cao Bá Quát không biết viết ra sao vì tiếng Hán có nhiều chữ đồng âm, dị nghĩa, có thể cùng đọc chi mà viết khác nhau, nghĩa khác nhau! thấy vậy cụ già nói:
- Anh không biết viết chữ chi thế nào à?
Rồi cụ lấy ngón tay vạch xuống bàn: chữ chi viết thế này. Cao Bá Quát rất khó chịu nhưng cũng viết theo cụ già. Viết xong cụ khen: "Chữ anh viết tốt đấy", rồi đọc tiếp:
- Chi!
Cao Bá Quát lại ngập ngừng vì cũng không hiểu chữ chi ấy hay chữ chi nào. Thấy vậy cụ già nói:
- Anh này dốt quá, vừa mới viết xong đã quên rồi, đấy vẫn như chữ vừa rồi ấy. Thôi tôi đọc cả câu cho mà viết.
Vì bị động nên tuy rất khó chịu "họ Cao" vẫn nhẫn nhục cúi đầu viết tiếp câu đối thế này:
Chi chi ngũ bách niên tiền, lục thuỷ lam sơn hà xứ tại,
Tại tại tam thiên lý ngoại, đào hoa lưu thuỷ cánh hà chi.
Câu đối có nghĩa là:
Này này, năm trăm năm trước, nước biếc non xanh nay đâu nhỉ,
Kìa kìa, ngoài ba ngàn dặm, hoa đào nước suối chảy về đâu.
Viết xong Cao Bá Quát càng ngạc nhiên vì câu đối rất hay. Chữ nghĩa đối nhau tài tình, không khuôn sáo, cũ mòn kể lể công đức mà lại rất siêu thoát, thanh cao, vừa thân thiết, vừa ngậm ngùi. Từ đó Cao Bá Quát cũng bớt phần ngông nghênh.
Với thử trời cao thấp
Trong giới trí thức và học giả ngày xưa, sự thông minh được biểu lộ bằng tài ứng đối. Để có vế đối trả hoặc tự đối, đòi hỏi người đối phải thông minh, thuộc làu kinh sách, nhớ sử ký, văn chương và điển tích, câu đối phải chứa đựng tài chí và ý tứ của người dối. Ra một vế đối tựa như một sự thách thức học vấn, như một ìbài kiểm tra” tài năng và cả xem xét tư tưởng của người đối lại. Dù sao, ra câu đối vẫn có sự gợi ý ngay trong vế ra, vẫn cho phép người đối lại có sự chuẩn bị. Ứng đối khác hẳn, phải nhanh chóng tìm từ, tìm ý như một phản ứng tức thì.
Có một nhà thơ ìlâm cảnh ngã” bất ngờ do vô ý. Mà lại là ngã trước mắt bao nhiêu giai nhân, tài tử đang vui vầy, đúng dịp đầu năm, thì quả là ngượng... chết đi được. Nhưng nhà thơ ấy đã ứng đối rất nhanh và chỉnh để chữa thẹn một cách rất tài tình.
Ai cũng biết nữ thi sĩ họ Hồ có tài ứng đối, dồn đối phương tới chỗ.. phải ìchịu trận”, hoặc rút lui. Thơ và đối của Xuân Hương, dù có nghiêm túc, thì cũng cứ như bày cả ra, sảng khoái nhưng vẫn tế nhị. Trong dịp Tết Nguyên Đán, đôi câu đối Tết dán cửa của nữ sĩ cũng vẫn đùa cợt và ngang tàng như thế:
Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo ma vương đưa quỷ tới,
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước xuân vào.
Nhân đầu xuân, nàng thơ Hồ Xuân Hương đi lễ đền Trấn Quốc. Các nho sinh, thầy cử đón sẵn ở cửa đền vì biết hôm nay thế nào Xuân Hương cũng đến. Nàng bước uyển chuyển , tươi cười, nhìn thẳng trước những cặp mắt như dán vào nàng. Cũng có thể do hồi hộp và còn bởi cái sân gạch vồ có chỗ lát đá xanh, mưa xuân lất phất làm ướt trơn như bôi mỡ, nhà thơ nữ ngã đánh oạch. Cái ngã bất ngờ làm tất cả các cậu ấm, cậu cử bật cười như phá. Nữ sĩ họ Hồ chống tay đứng dậy, nét mặt vẫn vui tươi, hồng rực. Một vế thơ sắc sảo bỗng bật ra. Nàng đọc to:
Giơ tay với thử trời cao thấp,
Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài.
Vế thơ làm tiếng cười và cả tiếng giễu cợt tắt lịm. Rõ ra khẩu khí của người quân tử, bậc tài danh, muốn với trời, thăm đất chứ đâu phải ngã chơi .
Cao Bá Quát
Có giai thoại nói về Cao Bá Quát giỏi chữ. Ông có một người anh song sinh tên là Cao Bá Đạt cũng hay chữ. Ông Cao Bá Quát khi còn ít tuổi nên có tính kiêu căng, ai ông cũng chê là học dốt. Ông nói: "Cả thiên hạ có 4 bồ chữ, anh Bá Đạt tôi và ông Nguyễn văn Siêu giữ một bồ, một mình tôi chiếm hai bồ, còn một bồ thì phân phối cho cả thiên hạ."
Nhưng có một Cao Bá Quát bị một cụ già dạy cho một bài học về thói ngông nghênh mà phải chịu. Truyện kể rằng, khi cha Cao Bá Quát mất, bạn hữu của cả cha và con đến chịu tang và viếng rất nhiều câu đối, nhưng tất cả đều bị "họ Cao" chê dở. Một buổi có cụ già râu tóc bạc phơ chống gậy đến nhà tự xưng là bạn của người quá cố nghe tin bạn mất nên tới thăm. Cụ già ngậm ngùi hỏi Cao Bá Quát:
- Thế cụ nhà có cho các cháu được học hành gì không?
Cao Bá Quát hết sức ngạc nhiên vì mình tiếng tăm lừng lẫy khắp nước ai mà không biết, nhưng vì là bạn của cha hỏi nên "họ Cao" vẫn cung kính thưa:
- Có được học ít nhiều.
Cụ già nói:
- Nếu vậy anh lấy giấy bút viết giùm tôi đôi câu đối!
Cao Bá Quát lấy giấy bút ra chờ và rồi cụ già đọc:
- Chi!
Đọc xong cụ già ngừng lại chờ. Cao Bá Quát không biết viết ra sao vì tiếng Hán có nhiều chữ đồng âm, dị nghĩa, có thể cùng đọc chi mà viết khác nhau, nghĩa khác nhau! thấy vậy cụ già nói:
- Anh không biết viết chữ chi thế nào à?
Rồi cụ lấy ngón tay vạch xuống bàn: chữ chi viết thế này. Cao Bá Quát rất khó chịu nhưng cũng viết theo cụ già. Viết xong cụ khen: "Chữ anh viết tốt đấy", rồi đọc tiếp:
- Chi!
Cao Bá Quát lại ngập ngừng vì cũng không hiểu chữ chi ấy hay chữ chi nào. Thấy vậy cụ già nói:
- Anh này dốt quá, vừa mới viết xong đã quên rồi, đấy vẫn như chữ vừa rồi ấy. Thôi tôi đọc cả câu cho mà viết.
Vì bị động nên tuy rất khó chịu "họ Cao" vẫn nhẫn nhục cúi đầu viết tiếp câu đối thế này:
Chi chi ngũ bách niên tiền, lục thuỷ lam sơn hà xứ tại,
Tại tại tam thiên lý ngoại, đào hoa lưu thuỷ cánh hà chi.
Câu đối có nghĩa là:
Này này, năm trăm năm trước, nước biếc non xanh nay đâu nhỉ,
Kìa kìa, ngoài ba ngàn dặm, hoa đào nước suối chảy về đâu.
Viết xong Cao Bá Quát càng ngạc nhiên vì câu đối rất hay. Chữ nghĩa đối nhau tài tình, không khuôn sáo, cũ mòn kể lể công đức mà lại rất siêu thoát, thanh cao, vừa thân thiết, vừa ngậm ngùi. Từ đó Cao Bá Quát cũng bớt phần ngông nghênh.
Good!
Trả lờiXóa