I. Một bóng người gầy
“Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn
Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về”
Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về”
Ấy là hai câu thơ đầu trong tập Giấc Mơ Trường Sơn đã tạo
dựng hình ảnh cho một Phương Trời Viễn Mộng.
Nói đến thơ và nền Triết Học lưu xuất từ Tư Tưởng Phật học
Tánh Không hay một Triết lý phiêu bồng từ Đông sang Tây của thế tục đế, hầu như
đã được tồn đọng trong con người gầy guộc, nhỏ nhắn, dáng dấp phiêu diêu, lãng
đãng như sương sớm, mây chiều. Dáng dấp đó với đôi bàn tay nhẹ lướt trên phím
đàn cùng những nốt trắng đen, cung bậc cao thấp để tạo thành những âm thanh cao
vút đến đỉnh núi chơi vơi hay trầm lặng vọng về biển khơi muối mặn. Dáng dấp
đó, cặm cụi bên ngọn đèn khuya nơi cửa sổ, để nghe tiếng tàu đêm sình sịch lăn
vào thành phố, mà mơ cho một chuyến viễn du làm thân lãng tử, làm người khai
phá núi rừng, cho nương rẫy được tốt tươi từ vườn cà non đến luống khoai ngô sắn,
vun xới tạo thành sức sống mãnh liệt từ miền núi đồi hoang vu, man dã. Dáng
dấp đó, đêm đêm thao thức dưới mái chòi tranh lợp vụng để nghe tiếng côn trùng,
dế mèn nỉ non dưới lòng đất mới, mà mơ về một tương lai tươi sáng cho quê
hương. Dáng dấp đó, một thời đã hòa quyện với cỏ nội hoa ngàn, với bóng đêm soi
đê nơi thôn dã để cùng hít thở không khí xóm làng, của đồng lúa vàng, lũy tre
xanh của người nông dân cần cù hôm sớm, và cũng dáng dấp đó bên trong chắn song
nhà tù đã ngồi làm thơ. Lời thơ người tù. Tâm thức người tù. Khí khái của người
tù đã hiện hữu qua hai tập thơ Giấc Mơ Trường Sơn và Ngục Trung Mị Ngữ.
Dáng người soi trên bờ đê, trong núi rừng Vạn Giả, bên làng
Hiền Lương, rẫy vườn nuôi sức sống cho người dân lao nhọc, dáng người đó là Thầy
Tuệ Sỹ, là kẻ độc hành kỳ đạo của phương trời viễn mộng thi ca, mà sáng nay,
trước Thiền đường dưới rặng bông sứ, trên đồi Trại Thủy, Nha Trang, Thầy thanh
thản bách bộ như đếm từng bước chân đi, trên lớp sỏi đá của ngọn đồi, tháng năm
chuyên chở đời sống của bao lớp học Tăng Phật Học viện Hải Đức. Từng thời gian,
âm thanh thi sắc kỳ hoạt, thản nhiên của Thầy, đưa chúng ta bước vào vườn thơ
tâm thức.
II. Giấc mơ Trường sơn
Đá mòn phơi nẻo tà dương
Nằm nghe nước lũ khóc chừng cuộc chơi
Ngàn năm vang một nỗi đời
Gió đưa cuộc lữ lên lời viễn phương
(Mộng Trường Sinh – Tuệ Sỹ)
Nằm nghe nước lũ khóc chừng cuộc chơi
Ngàn năm vang một nỗi đời
Gió đưa cuộc lữ lên lời viễn phương
(Mộng Trường Sinh – Tuệ Sỹ)
Đá mòn là vết tích bào gọt của thời gian, dạn dày theo
gió sương năm tháng, như “nước chảy đá mòn”. Một sự kiên trì miên viễn, liên tục
bất tận. Đá mòn đó được phơi bày, hiển lộ chơ vơ, hiu hắt, phong sương. Xa xa
nhìn tảng đá mòn phơi thân dưới ánh tà dương, buổi chiều, hoàng hôn buông phủ,
lại thấy cảnh đời hiển sinh gần như vụt tắt, trả lại cho mặt đất chìm dần trong
đêm tối. Người đi trong cuộc lữ là tâm tư của Thầy trong núi rừng Soi Đê giữa
khuya u tịch nằm nghe tiếng nước thác ngàn đổ về đồng bằng, xuôi đi vạn dặm mà
gào thét rầm rộ qua bao vách ghềnh, vực sâu, trong đục của cuộc lưu đày hòa nhập
vào đại dương muôn trùng. Một cuộc viễn hành không dừng chân cát bụi. Một cuộc
rong chơi vô tận, chẳng hẹn hò, không bến đậu, không có thời gian để qua và
không có không gian để yên nghỉ. Người đi vào cuộc lữ như cánh chim trời mà Thầy
đã tự ví mình như cánh hải âu nghìn trùng bạt gió:
“Một ước hẹn đã chôn vùi tang tóc
Cánh chim trời xa mãi giữa lòng sâu
Nghe một nỗi hao mòn trong thoáng chốc
Một mùa thu một vạn tiếng kêu gào”
(Tuệ Sỹ)
Cánh chim trời xa mãi giữa lòng sâu
Nghe một nỗi hao mòn trong thoáng chốc
Một mùa thu một vạn tiếng kêu gào”
(Tuệ Sỹ)
Trong cuộc tồn sinh này có nhiều ước hẹn, ước nguyện, ước
mong, nhưng tất cả những nỗi niềm ước mơ đó dường như đã bị dập tắt trong
Thầy, đã chôn vùi trong đau thương tang tóc. Chúng ta đã không biết Thầy
đã có ước hẹn gì? Với ai? Trong trường hợp nào? Mà qua lời thơ Cánh Chim Trời
thì ước hẹn đó “đã chôn vùi tang tóc”, gây xúc động cho người đọc: “một
ước hẹn không thành”. Hãy thử lập lại: “Một ước hẹn đã chôn vùi tang
tóc, Cánh chim trời xa mãi giữa lòng sâu”. Từ đây gây cảm xúc cho người đọc
là một ước hẹn lên đường dựng lại quê hương, mà chí nguyện không thành? Hay ước
hẹn làm người con dân của một quê hương không được trọn vẹn trong sự thanh
bình, tự do, hạnh phúc? Tất cả những tâm tư đó, chí nguyện đó đã chôn vùi trong
tang tóc của một kẻ sĩ nung chí quật cường? Hay tấm lòng từ bi được trang trải
đến những người dân cùng khốn nơi ven rừng hay phố thị?
Những chữ trong bài thơ: “... đã chôn vùi tang tóc... xa mãi
giữa lòng sâu... hao mòn trong thoáng chốc... một vạn tiếng kêu gào...” Tất cả
những hình ảnh và âm thanh tan vỡ, sụp đổ, tuyệt vọng trong khốn cùng.
Hầu hết những bài thơ trong tập Giấc Mơ Trường Sơn của Thầy
được sáng tác sau năm 75, do đó, những từ ngữ, biểu tượng được dựng nên nhằm
mang nhiều ý nghĩa, ẩn hiện, hư thực cho một chặng đường lịch sử quê hương dân
tộc lâm vào cảnh khốn cùng. Và cũng từ tâm trạng của một sỹ phu thời đại, của một
người con dân nước Việt, chân tình của một bậc xuất gia thư thái đi trên con đường
phụng hiến tâm nguyện cứu đời mà Thầy đã viết nên những lời thơ tâm thành khí
phách đó, nhưng không thiếu phần xót xa, đoài đoạn như những lời thơ trên. Những
lời thơ đã bật lên tiếng “thở hơi dài”. Vì sao Thầy phải “thở hơi dài” có lẽ
“giấc chiêm bao” của Thầy đã không trọn, giấc chiêm bao đã bị cát bụi cuốn đi rồi.
Giấc chiêm bao đó có thể là Thầy mong đem khả năng, trí tuệ của mình mà dựng
xây, bồi đắp cho một quê hương dân tộc được thấm nhuần nền phong hóa thuần hậu
của Tổ tiên mà suốt dòng lịch sử, tiền nhân đã hy sinh xương máu để gìn giữ
giang sơn gấm vóc được phú cường, thịnh vượng? Và cũng có thể giấc chiêm bao là
sự hy vọng phát huy đạo Phật Việt, nền văn hóa giác ngộ cho tất cả mọi người,
cho khắp nhân loại mà Phật giáo Việt Nam là một biểu tượng cụ thể? Giấc chiêm
bao bị cát bụi cuốn đi, nên Thầy thở dài cho một vận nghiệp quê hương và Đạo
pháp hôm nay?
Thế nhưng, dẫu cho giấc chiêm bao bị cát bụi cuốn đi, nhưng, “bên
cửa sổ bên kia đồi sao mọc.” Người đọc có thể hiểu bên cửa sổ, nhìn qua
phía bên kia núi đồi chập chùng còn có một điểm sáng. Điểm sáng trên quê hương,
điểm sáng trong tâm thức mọi người. Điểm sáng của sự hy vọng tương lại. Điểm
sáng bừng dậy sau một ngày dài đen tối.
Sao mọc cũng có nghĩa vì Sao Mai, biểu hiện ngày sắp sáng và
đêm sẽ tàn. Dân tộc và Đạo pháp Việt Nam trong kỳ vọng quang vinh bất diệt. Từ những
tâm tư, trầm tịch, những nỗi niềm chôn sâu vào sự hưng khởi cho lý tưởng thực dụng,
siêu thoát, nhưng khi nghĩ lại mình thì cát bụi đã đoanh vây, phủ kín. Từ những
ý thức tận cùng tư tưởng, từ những lý giải, tra vấn tự thân để viết nên tâm tư
hoài niệm. Nhớ về một ký ức xa xưa, hay ước mơ làm thân lãng tử vô định nơi
chân trời, góc biển, bên cội thông già hay đứng nắng giữa lòng sông.
Hoài niệm là tưởng nhớ những gì đã qua, về những suy tư, tâm
thức. Trong bài thơ Hoài Niệm, Thầy dùng những từ ngữ nghe như buông thả, như
bâng khuâng, như dật dờ sương khói. Như hình bóng người hóa thân vào cát bụi, bằng
đôi chân trần, bàn tay khô.
Hoài niệm để thấy được ý nghĩ của mình muốn làm cuộc lữ, muốn
đi khắp bốn phương trời, muốn rong chơi đây đó, bỏ lại sau lưng bụi đường thời
gian phủ kín. Sự hóa thân cho cuộc lưu đày sinh tử, hiện thành lục phàm, từ
thánh mà hóa độ chúng sanh. Có làm một cuộc lữ, một cuộc lên đường thì mới thấy
được sự tàn phá hoại diệt hay sinh thành vượt thoát.
Chúng ta hãy nghe bài thơ Hoài Niệm như âm ba muôn trùng giữa
lòng tử sinh:
“Một đêm thôi mắt trầm sâu đáy biển
Hai bàn tay khói phủ tóc tơ xa
Miền đất đó trăng đã gầy vĩnh viễn
Từ vu vơ bên giấc ngủ mơ hồ
Một lần định như sao ngàn đã định
Lại một lần nông nổi vết sa cơ
Trời vẫn vậy vẫn mây chiều gió tỉnh
Vẫn một đời nghe kể chuyện không như
Vẫn sống chết với điêu tàn vờ vĩnh
Để mắt mù nhìn lại cõi không hư
Một lần ngại trước thông già cung kỉnh
Chẳng một lần lầm lỡ không ư?
Ngày mai nhé ta chờ mi một chuyến
Hai bàn tay khói phủ tóc tơ xa.”
Hai bàn tay khói phủ tóc tơ xa
Miền đất đó trăng đã gầy vĩnh viễn
Từ vu vơ bên giấc ngủ mơ hồ
Một lần định như sao ngàn đã định
Lại một lần nông nổi vết sa cơ
Trời vẫn vậy vẫn mây chiều gió tỉnh
Vẫn một đời nghe kể chuyện không như
Vẫn sống chết với điêu tàn vờ vĩnh
Để mắt mù nhìn lại cõi không hư
Một lần ngại trước thông già cung kỉnh
Chẳng một lần lầm lỡ không ư?
Ngày mai nhé ta chờ mi một chuyến
Hai bàn tay khói phủ tóc tơ xa.”
(Hoài Niệm –Tuệ Sỹ)
Chúng ta hãy lắng tâm thanh thản để nghe từng âm điệu
hiu hắt chứa chan niềm mẫn cảm tuyệt cùng của ý thức. “Mắt trầm sâu đáy biển”,
“Khói phủ tóc tơ xa”, “trăng đã gầy vĩnh viễn”, “giấc ngủ mơ hồ”, “như sao ngàn
đã định”, “nông nổi vết sa cơ”, “mây chiều gió tỉnh”, “điêu tàn vờ vĩnh”.
Qua những lời thơ ấy, chúng ta thấy tâm tư Thầy đã hóa hiện
vào dòng luân hồi tử sinh, để có cái nhìn tổng thể một tức là tất cả, tất cả tức
là một. Tất cả những lời thơ ấy là thực tại của pháp giới, là vốn liếng của
chúng sanh, là chất liệu của sự sống và sự chết của thế tục đế, mà Bồ Tát độ
sinh không thể thiếu những gia tài của phàm tục.
Cũng đôi mắt đó, cũng hai bàn tay đó. Cũng tóc tơ đó và cũng
giấc ngủ đó, Thầy đã mang hành trang lên đường như câu: “Một lần định như
sao ngàn đã định”, “Ngày mai nhé ta chờ mi một chuyến”. Dấn thân vào cuộc lữ
tam giới để phụng sự hạnh nguyện cứu độ sinh linh vững chãi, quyết tâm “sao
ngàn đã định”, và một chuyến ra đi là “vĩnh viễn con tàu”.
Đọc thơ Thầy Tuệ Sỹ, chúng ta thấy những lời thơ: “Đá mòn, tà
dương, nước lũ, viễn phương, cuộc lữ, tử sinh, đồng hoang, cát bụi, sương mù,
gió lốc, tóc trắng, phiêu lưu, viễn mộng, đọa đày, kiêu hùng, trùng khơi, đồi
hoang, khung trời hội cũ...” mà Thầy luôn đối diện với chính nó, với vách tường
ủ rũ, với ngược nước xuôi ngàn, với trăng tàn núi lạnh, với hạt muối biển
khơi... mà không là những chất liệu kiêu sa, hãnh tiến, không là gấm vóc lụa
là, một chất liệu bình dị thường nhật mà bao con người thường có trong cuộc sống,
từ cái ăn cái ở cho đến cái trang nghiêm tự thân. Thầy tự trang bị cho mình những
ánh nắng và bóng nước. Những chiều tà hay sao mai, những đá cuội, bụi đường hay
bên gốc thông già giữa sườn núi cao. Đó là hành trang của Thầy, cho người vào
cuộc lữ, cho phương trời viễn mộng.
Để thấy rõ hơn nữa những lời thơ khắc khoải ấy, trong những
năm tháng ở tù, lần thứ hai tại Sài Gòn 1978, qua bài Dạ Khúc:
Tiếng ai khóc trong đêm trường uất hận
Lời ai ru trào máu lệ bi thương
Hồn ai đó đôi tay gầy sờ soạng
Là hồn tôi tìm dấu cũ quê hương
Ai tóc trắng đìu hiu trên đỉnh tuyết
Bước chập chờn heo hút giữa màn sương
Viên đá cuội mấy ngàn năm cô quạnh
Hồn tôi đâu trong dấu tích hoang đường?
Lời ai ru trào máu lệ bi thương
Hồn ai đó đôi tay gầy sờ soạng
Là hồn tôi tìm dấu cũ quê hương
Ai tóc trắng đìu hiu trên đỉnh tuyết
Bước chập chờn heo hút giữa màn sương
Viên đá cuội mấy ngàn năm cô quạnh
Hồn tôi đâu trong dấu tích hoang đường?
Dạ khúc là khúc nhạc, khúc hát về đêm. Khúc ca của ai
đó? Hay là khúc dương cầm của Thầy được tấu lên trong chốn lao tù? Khúc dương cầm
không phiếm? Khúc vĩ cầm không cần? Khúc Tây ban cầm không dây? Khúc nhạc không
lời, chỉ là đôi tay Thầy gõ nhịp xuống tường rêu, trên vách tường nhà tù của chế
độ, để hòa quyện vào “tiếng ai khóc trong đêm trường uất hận” để đi
vào“lời ai ru trào máu lệ bi thương”. Khúc nhạc thống thiết, tâm cảm bi
hoài để chia sẻ nỗi đau của nhân thế, của hồn ma bóng quế dật dờ, của đôi tay
xương xẩu, gầy guộc mà sờ soạng, trong đêm đen tìm nhau dìu dắt. Nhưng chẳng ai
xa lạ “trong đêm trường uất hận” chẳng ai “trào máu lệ bi
thương”, chẳng ai có “đôi tay gầy sờ soạng” mà tất cả chính là “hồn
tôi” đang đi “tìm dấu cũ quê hương”. Vậy “dấu cũ quê hương” theo
Thầy là dấu cũ gì? và dấu cũ ấy ở nơi đâu? Người nghe qua “dấu cũ quê hương” có
thể là con đường lịch sử hơn 4000 năm văn hiến. “Dấu cũ quê hương” là con đường
của bao anh hùng liệt nữ đã đi qua còn in rõ những dấu chân kỳ tích. Là con đường
của các bậc tiền hiền tổ đức đã đi để gây dựng cơ đồ, giang sơn gấm vóc cho giống
nòi Hùng Lạc Rồng Tiên. Dấu đi đó còn vang vọng theo hồn thiêng sông núi, theo
tiếng gọi của quê Cha, theo lời ru của đất Mẹ. Và “dấu cũ quê hương” đó mãi mãi
là di sản trân quý của dân tộc giống nòi. “Dấu cũ quê hương” trải qua các triều
đại thăng trầm, vinh nhục, thịnh suy, nhưng dấu cũ ấy, con đường lịch sử ấy vẫn
in đậm trên quê hương, là cái nôi nuôi lớn chủng tộc Đại Việt, Đại Cồ Việt. Người
đọc được nghe “viên đá cuội mấy nghìn năm cô quạnh, hồn tôi đâu trong dấu tích
hoang đường”.
Viên đá cuội có mấy nghìn năm tuổi thọ? Viên đá cuội anh linh
giống nòi, viên đá tự tồn, độc lập từ thuở sơ khai đã lênh đênh thăng trầm cùng
dòng sử Việt từ thủa dựng nước.
Qua các bài thơ tù trong tập Giấc Mơ Trường Sơn, với những ý
thơ, lời thơ mang nặng tình quê hương dân tộc, mang nặng tính tự tồn, tự chủ mà
tâm tư Thầy luôn cưu mang nặng trĩu vận mệnh của nước nhà, của khúc quanh lịch
sử. Một biến cố tan hoang, xé nát da thịt của quê hương:
“Tôi vẫn đợi những đêm đen lặng gió
Màu đen huyền ánh mắt tự ngàn xưa
Nhìn hun hút cho đêm dài lịch sử
Dài con sông tràn máu lệ quê Cha
Màu đen huyền ánh mắt tự ngàn xưa
Nhìn hun hút cho đêm dài lịch sử
Dài con sông tràn máu lệ quê Cha
Tôi vẫn đợi suốt đời quên sóng vỗ
Quên những người xuôi ngược Thái Bình Dương
Người ở lại giữa lòng tay bạo chúa
Cọng lau gầy trĩu nặng ánh tà dương.”
Quên những người xuôi ngược Thái Bình Dương
Người ở lại giữa lòng tay bạo chúa
Cọng lau gầy trĩu nặng ánh tà dương.”
(Tôi Vẫn Đợi – Tuệ Sỹ)
Thầy như người con của quê hương bị giam hãm trong ngục
tù thời đại, nhưng cũng từ ngục tù đó Thầy vẫn đợi một đêm gió lặng sóng êm. Một
đêm tối trăng nhưng thanh bình an lạc để tự mình nhìn sâu vào con đường lịch sử.
Nhìn hun hút diệu vợi bằng đôi mắt đen huyền, bằng ánh mắt của tự ngàn xưa, để
thấy trên con đường dài lịch sử ấy như một dòng sông tràn máu lệ quê Cha. Dòng
sông lịch sử đó, từ đầu nguồn lịch sử cho đến hôm nay đã mang về bao phù sa màu
mỡ làm tươi tốt ruộng đồng, dân sinh thịnh vượng. Dòng sông lịch sử chuyên chở
bao máu xương, nước mắt của nhiều thế hệ tiền nhân, những người đã hy sinh lót
đường cho hàng hậu tấn tiến tới, cho hàng con cháu tiếp nối xây dựng cơ đồ non
sông. Và cũng trong tình tự sông núi quê hương, trong thân phận người con dân
nước Việt, tâm tư Thầy như không phút nào nguôi ngoai, phai lãng cái nhớ, cái
nghĩ, cái suy tư, ước vọng để tựu thành dòng sử mệnh quê hương, để tựu thành
dòng máu anh linh của dân tộc và để tựu thành cái hùng, dũng, trường tồn tịnh lạc
cho giá trị sống của dân mình. Do vậy, lời thơ và tâm thức Thầy hòa quyện vào
nhau không thể phân ly con người và quê hương. Bằng tình tự đó, quê hương dân tộc
là mình và mình là quê hương dân tộc:
“Tiếng trẻ khóc ngân vang lời vĩnh cửu
Từ nguyên sơ sông máu thắm đồng xanh
Tôi là cỏ trôi theo dòng thiên cổ
Nghe lời ru nhớ mãi buổi bình minh”
Từ nguyên sơ sông máu thắm đồng xanh
Tôi là cỏ trôi theo dòng thiên cổ
Nghe lời ru nhớ mãi buổi bình minh”
(Bình Minh – Tuệ Sỹ)
Tiếng trẻ khóc mà phải ngân vang lời vĩnh cửu, hay là lời
thề nguyền xây dựng quê hương? Tiếng trẻ khóc đó là dân tộc Việt Nam? Là giống
nòi Lạc Việt? Là tiếng nói đầu đời của con dân Hùng Vương? Từ tiếng khóc đó
vang dội về thủa nguyên sơ, buổi ban đầu vào thời lập quốc, từ thuở hồng hoang
Tổ tiên khai phóng đất nước đem máu xương mình tưới thắm ruộng đồng. Công đức ấy
ngàn năm còn vang vọng, còn tồn tại vĩnh cửu trong lòng người dân Nam.
Suốt một chiều dài lịch sử dân tộc, có lúc quanh co, khúc khuỷu,
có lúc bằng phẳng, thênh thang nhưng Tổ tiên mình, anh hùng của quê hương
mình, dân tộc yêu thương của mình đã tốn hao bao xương máu: có lúc chống giặc
ngoại xâm để giữ yên sơn hà xã tắc, có lúc phải canh tân đất nước để theo kịp nền
văn minh tiến bộ của loài người và cũng có lúc phải xây dựng nền hòa bình an lạc
để khai mở, bảo tồn nền văn hóa dân tộc trong ý thức chống ngoại xâm. Bằng
giá trị kiêu hùng của “sông máu thắm đồng xanh” thì Thầy là ngọn “cỏ
trôi theo dòng thiên cổ” mà ngẩng đầu cao để nghe lời ru từ thủa bình
minh.
Ví mình như ngọn cỏ, sống trên mảnh đất quê hương, cùng nổi
trôi theo vận nước dân tộc mà không tách lìa khi đất nước điêu linh.
Đọc thơ Thầy Tuệ Sỹ, ta thấy rạt rào tình tự dân tộc, ngập
tràn chí nguyện cho quê hương và luôn giữ gìn kỷ cương giềng mối của Tổ tiên,
làng nước, hầu như những bài thơ của Thầy đều thấp thoáng hình ảnh của cánh đồng,
ruộng lúa, của nương khoai, luống cải, của đồi núi biển khơi, của sông tràn nước
lũ và cát bụi mơ hồ khói sương tóc trắng.
Qua một số bài thơ tiêu biểu được trích dẫn trong tập Giấc Mơ
Trường Sơn của Thầy Tuệ Sỹ: chúng ta đã thấy được đôi phần nỗi niềm tâm sự của
Thầy, của người dân đang sống giữa lòng quê hương, băn khoăn về vận mệnh đất nước.
Tiếp theo Giấc Mơ Trường Sơn là Ngục Trung Mị Ngữ. Thơ
trong tập Ngục Trung Mị Ngữ là thơ chữ Nho được làm trong thời gian ở tù – mang
bản án tử hình – nghe nói khá nhiều, nhưng đến với người đọc chỉ khoảng đôi
mươi bài. Trong đôi mươi bài thơ chữ Nho ấy chúng ta thấy cái tâm hồn an nhiên
tự tại, thư thái xuất trần siêu thoát, trong khí khái của một người tù mà không
bị câu thúc giam hãm, qua bài Trách Lung:
“Trách lung do tự tại
Tản bộ nhược nhàn du
Tiếu thoại độc cảnh hưởng
Không tiêu vĩnh nhật sầu”
Tản bộ nhược nhàn du
Tiếu thoại độc cảnh hưởng
Không tiêu vĩnh nhật sầu”
Dịch:
Lồng chật vẫn tự tại
Qua lại như nhàn du
Nói cười chơi với bóng
Tiêu sái tù thiên thu
Qua lại như nhàn du
Nói cười chơi với bóng
Tiêu sái tù thiên thu
Đây là tâm lượng của người tu, thân tù mà tâm không tù. Dù ở
trong bốn vách lao lung mà vẫn an nhiên tự tại qua lại nhàn du, vẫn nói cười với
bóng hình của mình, được xem như người bạn cố tri luôn có mặt để nói, để chia sẻ có
nhau. Tâm tư này dù có ở bất cứ nơi đâu cũng không bị duyên trần ràng buộc,
không bị chi phối bởi ngoại cảnh nhơn duyên, vì đã tự làm chủ bản thân mà không
bị hệ lụy, bị sự sai thù, chung biệt của thế gian, một khi tâm đã an thì ba cõi
cũng được an. Chúng ta hãy nghe tâm an nơi cõi Thiền qua bài thơ Biệt Cấm Phòng
của Thầy:
Ngã cư không xứ nhất
trùng thiên
Ngã giới hư vô chân cá thiền
Vô vật vô nhơn vô thậm sự
Tọa quan thiên nữ tán hoa miên
Ngã giới hư vô chân cá thiền
Vô vật vô nhơn vô thậm sự
Tọa quan thiên nữ tán hoa miên
Dịch: Xà Lim
Ta ở tầng Trời không vô biên
Nơi ấy tịch nhiên Thiền thật Thiền
Không vật không người không đa sự
Nhìn xem hoa vũ bởi Tiên thiên
Nơi ấy tịch nhiên Thiền thật Thiền
Không vật không người không đa sự
Nhìn xem hoa vũ bởi Tiên thiên
Đọc qua những dòng thơ này, chúng ta không dám lạm bàn vì rằng
đem cái tâm phàm tục, hữu hạn của mình mà luận giải cái tâm vô tâm, cái tướng
phi tướng, thì làm sao dám bình luận, lý giải? Chỉ có điều là chúng ta hãy lắng
tâm chiêm nghiệm một tâm thức siêu thoát, tùy theo chỗ ở thường an lạc của Thầy
mà học mà tu, mà cầu mong thành đạt đôi phần như vậy. Và, chúng ta hãy theo Thầy
tiến thêm bước nữa để thấy lòng Thầy thanh thản như làn mây giữa bầu trời vô tận,
qua bài Tự Vấn:
Vấn dư hà cố tọa lao lung
Dư chỉ khinh yên bán ngục khung
Tâm cảnh tương trì kinh lữ mộng
Cố giao già tỏa diện hư ngung
Dư chỉ khinh yên bán ngục khung
Tâm cảnh tương trì kinh lữ mộng
Cố giao già tỏa diện hư ngung
Dịch: Hỏi Mình
Hỏi mình sao phải lao tù?
Song thưa cửa ngục có tù được mây?
Kiên trì cuộc lữ vàng bay
Lời xưa còn đó phút giây không sờn
Song thưa cửa ngục có tù được mây?
Kiên trì cuộc lữ vàng bay
Lời xưa còn đó phút giây không sờn
Rõ thật, tâm không ba ngàn thế giới đại đồng. Tâm đã
không thì ai giam giữ được? Mây đã nhẹ bềnh bồng trôi thì cửa ngục song thưa
nào nhốt được gì?
Thầy như áng mây trôi giữa bầu trời vô định!
IV. Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm
Qua hai tập thơ Giấc Mơ Trường Sơn và Ngục Trung Mị Ngữ
đã chứa đựng những tâm tình chất ngất, có đủ mọi hình ảnh, tâm tư, tri thức hoặc
vô thức, phân biệt hay vô phân biệt, được chuyển tải từ nơi đó. Giờ chỉ là Những
Điệp Khúc Cho Dương Cầm:
Số 3.
Trên dấu thăng
âm đàn trĩu nặng
Khóe môi in dấu hận nghìn trùng
Âm đàn đó
chìm sâu ảo vọng
Nhịp tim ngừng trống trải thời gian
Thời gian ngưng
mặt trời vết bỏng
vẫn thời gian
sợi khói buông chùng
Anh đi mãi
thềm rêu vơi mỏng
Bởi nắng mòn
cỏ dại ven sông
âm đàn trĩu nặng
Khóe môi in dấu hận nghìn trùng
Âm đàn đó
chìm sâu ảo vọng
Nhịp tim ngừng trống trải thời gian
Thời gian ngưng
mặt trời vết bỏng
vẫn thời gian
sợi khói buông chùng
Anh đi mãi
thềm rêu vơi mỏng
Bởi nắng mòn
cỏ dại ven sông
Số 8:
Công Nương bỏ quên chút hờn trên dấu lặng
Chuỗi cadence ray rứt ngón tay
Ấn sâu xuống ưu phiền trên phím trắng
Nửa phím cung chỏi nhịp lưu đày
Chuỗi cadence ray rứt ngón tay
Ấn sâu xuống ưu phiền trên phím trắng
Nửa phím cung chỏi nhịp lưu đày
Số 13:
Ô hay, giây đàn chợt đứt.
Bóng ma đêm như thật.
Cắn đầu tay giá băng.
Điệp khúc lắng trầm trong mắt.
Bóng ma đêm như thật.
Cắn đầu tay giá băng.
Điệp khúc lắng trầm trong mắt.
Rồi phím đàn lơi lỏng;
Chùm âm thanh rời, ngón tay rát bỏng
Chợt nghe nguyệt quế thoáng hương
Điệp khúc chậm dần theo dấu lặng.
Chùm âm thanh rời, ngón tay rát bỏng
Chợt nghe nguyệt quế thoáng hương
Điệp khúc chậm dần theo dấu lặng.
Số 18:
Tiếng xe đùa qua ngõ
Cành nguyệt quế rùng mình
Hương tan trên dấu lặng
Giai điệu tròn lung linh
Cành nguyệt quế rùng mình
Hương tan trên dấu lặng
Giai điệu tròn lung linh
Bầu trời thơ của Thầy đầy hương sắc, có đủ hình hài
dáng dấp chân thân, thoạt hiện, thoạt biến, người viết chẳng có thể dùng lời diễn
đạt, chỉ như bâng quơ đâu đó một vài cảm xúc hoang sơ, thô lậu để đóng góp cho
cái gọi là đọc thơ cho nghe giữa một giảng đường đông thính chúng. Chỉ đọc
không thôi, chúng ta đã thấy có một cái gì đó dị thường được ẩn kín trong thơ,
thì ta nào dám tỏ bày ngôn từ bình phẩm. Chúng ta hãy nghe triết gia Phạm Công
Thiện đọc thơ Tuệ Sỹ: “Nói rằng thơ Tuệ Sỹ hay hoặc không hay thì lố bịch.
Chỉ có thể nói rằng thơ Tuệ Sỹ đáng được chúng ta đọc đi đọc lại nhiều lần và
suy nghĩ lan man hoặc cảm nhận tùy hứng, Ít nhất có một người làm thơ đáng cho
ta đọc giữa “sống chết với điêu tàn vờ vĩnh” để cho chúng ta còn có được “một
buổi sáng nghe chim trời đổi giọng.” Đặc tính thứ ba và cuối cùng của thơ Tuệ Sỹ
chính là tiếng thơ đổi giọng của một loài chim đi từ cõi xa xưa của vô biên tế
kiếp trong lòng sâu thẳm của tính mệnh quê hương.”
Và nơi đây chúng ta cũng thử nghe lời nói của Bùi Giáng, khi
đọc thơ Thầy: “Tuệ Sỹ là một vị sư, ông viết văn quá nghiêm túc, nhưng sở
tri của ông về Phật Học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ,
không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u...”
Và Bùi Giáng đã đi vào cõi thơ Tuệ Sỹ: “Mới đọc bốn câu
thôi – trong bài thơ Khung Trời Hội Cũ, tôi cũng đã cảm thấy lạnh buốt linh hồn,
tê cóng cả cõi dạ”
Rồi thi sĩ thảng thốt: “Tôi hoảng vía đề nghị: Đại sư
nên gác bỏ viết sách đi và làm thơ tiếp nhiều cho, nếu không thì nền thi ca Việt
mất đi một thiên tài quá lớn”
Đó là hai nhận xét của các bậc Triết gia, Thi sĩ của chúng
ta, qua phạm trù thi ca, ngôn ngữ, triết lý của Thầy Tuệ Sỹ.
IV. Đôi dòng tư tưởng triết học
Song hành với ý thơ lời nhạc, Thầy như một học giả hay đúng
hơn là nhà khảo cứu Tư tưởng Phật Học qua các công trình tư duy triết lý Long
Thọ và Biện Chứng Pháp, hay Cogito Bát Nhã – Dưới ánh sáng của hiện tượng luận
để từ đó đưa đến sự so sánh các vấn đề Triết Học Đông Tây Cogito trong Triết Học
Phật giáo, như là Thiền: Con đường thể nghiệm Cogito của Đức Phật.
Thầy đã dành nhiều thời giờ nghiên cứu Triết Học Tánh Không
hay dịch thuật Kinh Luật Tạng là yếu chỉ của sự tu tập, là kỷ cương giềng mối,
là mạng mạch của Tăng già để cho thế hệ tân học Tỳ Kheo đọc tụng. Ấy là hoài
bão của Thầy trên con đường phụng sự cho thế hệ kế thừa.
Thầy xây dựng tư tưởng của mình trên nền tảng Triết học thực
dụng và chính đó là tiêu đích để trao truyền cho nhiều thế hệ mai sau. Tư
tưởng thực dụng ấy, được thể hiện qua bài thơ Tiểu Khúc Phật Đản của Thầy để thấy
một Triết lý như thật. Một nhân sinh quan thực tại trong phạm trù thế gian và
làm sao vượt thoát cái thực tại thế gian để có được một nền Triết học giác ngộ:
“Thời gian vỗ cánh ngang đầu
Sinh, già, bịnh, chết, tránh đâu vận cùng
Khổ đau là khối tình chung
Ai nâng cõi thế qua bùn tử sinh”
Sinh, già, bịnh, chết, tránh đâu vận cùng
Khổ đau là khối tình chung
Ai nâng cõi thế qua bùn tử sinh”
Thầy đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam những công
trình khảo cứu, dịch thuật, thi văn, tư tưởng Triết học để khu vườn văn hóa Việt
Nam thêm nhiều hương sắc.
Nguyên Siêu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét