Lung linh giọt sáng ngàn phương
Đêm huyền diệu xuống nghe sương luân hồi
Ngắm trăng ngắm cả cuộc đời
Giữa mênh mông chợt ta ngồi ngắm ta
Nhà thơ phiêu lãng, trầm tư Mặc Phương Tử, một hôm ngồi quán chiếu như vậy, thấy mình là giọt sương, hạt cát từ ngàn phương luân hồi qua trùng trùng vô lượng kiếp về đây giữa trời thơ đất mộng này. Thi sĩ tên thường gọi Nguyễn Thanh Tâm, sinh năm 1952 tại Gò Công Tây, bên dòng sông xanh biếc Tiền Giang, một nhánh sông rộng lớn của sông Cửu Long, phát nguồn từ cao nguyên Tây Tạng hùng vĩ chảy về cuồn cuộn, mang chở phù sa qua những cánh đồng mênh mông bát ngát. Một thời thơ ấu hồn nhiên nô rỡn, chạy nhảy tung tăng thả diều, tắm nắng ven sông lộng gió, đùa chơi với cỏ nội hoa ngàn, ruộng lúa đồng quê. Thế rồi bất chợt một ngày thay đổi lớn, chàng lặng lẽ rời bỏ quê nhà, quá giang theo chuyến xe đò lên phố thị Sài Gòn vào cuối năm 1964, bắt đầu cuộc sống lênh đênh như cánh lục bình trôi giữa dòng đời xa lạ, vừa ngơ ngác ngạc nhiên, vừa biết nếm mùi vị phong sương, chuyển dịch, luân lưu ngay từ hồi 12 tuổi.
Từ đó, tiếp tục chuyện học hành, sách vở bút nghiên, rồi miệt mài khám phá cảnh giới u huyền thi tưởng xứ, một chốn miền uyên tư trong hố thẳm sâu trầm tâm nội. Năm 1969, mới 17 tuổi đã hứng cảm làm những bài thơ tình lãng mạn, u hoài và có đăng lai rai các báo Tiền Phong, Sống Mới, Đôi Mươi, Tia Sáng… Dãi nắng dầm mưa, nhào lộn giữa cuộc tồn sinh đầy bức bách, vây khổn bốn bề đủ thứ chuyện chiến tranh, máu lửa ngập trời, chuyện xã hội nhiễu nhương, lắm điều hưng phế, chuyện áo cơm nặng trĩu nhiêu khê… Trước bối cảnh phức tạp, bao phủ màu thảm đạm của dòng sử lịch đang chuyển mình giữa bao chủ nghĩa, tôn giáo, đảng phái chính trị, phe nhóm tả hữu, thôi thì đủ trò kéo xuống đường rầm rộ, hò hét, đứng lên tranh đấu, tranh chiến đòi tự do, dân chủ um sùm, làm cho tâm trạng chàng thanh niên càng thêm chới với, rơi vào hụt hẫng, bế tắc. Chẳng biết chọn con đường nào để dấn thân tiến bước. Rồi bỗng nhiên một cơ duyên hy hữu xảy đến vào năm 1974, khiến chàng chuyển hóa tư tưởng một cách bất ngờ, tự nguyện phát tâm xuất gia làm du tăng theo hệ phái Khất Sĩ ở Tịnh xá Trung Tâm, quận Gò Vấp ( nay là Bình Thạnh ) Sài Gòn, với pháp danh Thích Minh Tòng và tham gia học dự thính lớp Phật khoa Đại học Vạn Hạnh cho đến ngày xảy ra biến cố năm 1975.
Sau cuộc đổi thay lịch sử ấy, thi nhân vẫn tiếp tục sinh hoạt bình thường trong hệ phái Khất Sĩ tại Bình Thạnh. Thời kỳ này, ngoài những việc Phật sự ra là bắt đầu giao du với bằng hữu văn nghệ sĩ đó đây. Các nhà thơ Bùi Giáng, Trụ Vũ, Trần Đới, Tô Kiều Ngân, Thanh Việt Thanh, Lộng Chương, Kiên Giang ( Hà Huy Hà ) thường hay lui tới Tịnh xá Trung Tâm cùng hòa âm cung bậc đạo và thơ, khiến cho hồn thơ xuất cốt bay lên phiêu dật, nhất là nhà thơ Kiên Giang và Bùi Giáng thì ghé thăm chơi thường xuyên, có lần cố thi sĩ Bùi Giáng cao hứng, mần thơ Kính Tặng Đại Sư Minh Tòng :
Trung Tâm Tịnh Xá tình thương
Nhà thơ phiêu lãng, trầm tư Mặc Phương Tử, một hôm ngồi quán chiếu như vậy, thấy mình là giọt sương, hạt cát từ ngàn phương luân hồi qua trùng trùng vô lượng kiếp về đây giữa trời thơ đất mộng này. Thi sĩ tên thường gọi Nguyễn Thanh Tâm, sinh năm 1952 tại Gò Công Tây, bên dòng sông xanh biếc Tiền Giang, một nhánh sông rộng lớn của sông Cửu Long, phát nguồn từ cao nguyên Tây Tạng hùng vĩ chảy về cuồn cuộn, mang chở phù sa qua những cánh đồng mênh mông bát ngát. Một thời thơ ấu hồn nhiên nô rỡn, chạy nhảy tung tăng thả diều, tắm nắng ven sông lộng gió, đùa chơi với cỏ nội hoa ngàn, ruộng lúa đồng quê. Thế rồi bất chợt một ngày thay đổi lớn, chàng lặng lẽ rời bỏ quê nhà, quá giang theo chuyến xe đò lên phố thị Sài Gòn vào cuối năm 1964, bắt đầu cuộc sống lênh đênh như cánh lục bình trôi giữa dòng đời xa lạ, vừa ngơ ngác ngạc nhiên, vừa biết nếm mùi vị phong sương, chuyển dịch, luân lưu ngay từ hồi 12 tuổi.
Từ đó, tiếp tục chuyện học hành, sách vở bút nghiên, rồi miệt mài khám phá cảnh giới u huyền thi tưởng xứ, một chốn miền uyên tư trong hố thẳm sâu trầm tâm nội. Năm 1969, mới 17 tuổi đã hứng cảm làm những bài thơ tình lãng mạn, u hoài và có đăng lai rai các báo Tiền Phong, Sống Mới, Đôi Mươi, Tia Sáng… Dãi nắng dầm mưa, nhào lộn giữa cuộc tồn sinh đầy bức bách, vây khổn bốn bề đủ thứ chuyện chiến tranh, máu lửa ngập trời, chuyện xã hội nhiễu nhương, lắm điều hưng phế, chuyện áo cơm nặng trĩu nhiêu khê… Trước bối cảnh phức tạp, bao phủ màu thảm đạm của dòng sử lịch đang chuyển mình giữa bao chủ nghĩa, tôn giáo, đảng phái chính trị, phe nhóm tả hữu, thôi thì đủ trò kéo xuống đường rầm rộ, hò hét, đứng lên tranh đấu, tranh chiến đòi tự do, dân chủ um sùm, làm cho tâm trạng chàng thanh niên càng thêm chới với, rơi vào hụt hẫng, bế tắc. Chẳng biết chọn con đường nào để dấn thân tiến bước. Rồi bỗng nhiên một cơ duyên hy hữu xảy đến vào năm 1974, khiến chàng chuyển hóa tư tưởng một cách bất ngờ, tự nguyện phát tâm xuất gia làm du tăng theo hệ phái Khất Sĩ ở Tịnh xá Trung Tâm, quận Gò Vấp ( nay là Bình Thạnh ) Sài Gòn, với pháp danh Thích Minh Tòng và tham gia học dự thính lớp Phật khoa Đại học Vạn Hạnh cho đến ngày xảy ra biến cố năm 1975.
Sau cuộc đổi thay lịch sử ấy, thi nhân vẫn tiếp tục sinh hoạt bình thường trong hệ phái Khất Sĩ tại Bình Thạnh. Thời kỳ này, ngoài những việc Phật sự ra là bắt đầu giao du với bằng hữu văn nghệ sĩ đó đây. Các nhà thơ Bùi Giáng, Trụ Vũ, Trần Đới, Tô Kiều Ngân, Thanh Việt Thanh, Lộng Chương, Kiên Giang ( Hà Huy Hà ) thường hay lui tới Tịnh xá Trung Tâm cùng hòa âm cung bậc đạo và thơ, khiến cho hồn thơ xuất cốt bay lên phiêu dật, nhất là nhà thơ Kiên Giang và Bùi Giáng thì ghé thăm chơi thường xuyên, có lần cố thi sĩ Bùi Giáng cao hứng, mần thơ Kính Tặng Đại Sư Minh Tòng :
Trung Tâm Tịnh Xá tình thương
Đi về ở giữa vô thường trần gian
Niềm vui vô tận đá vàng
Niềm đau khổ đến vô vàn đã xa
Tình cờ con bước chân ra
Tao phùng tất cánh như hà hình dung
Đường qua ngôn ngữ cuối cùng,
Đường về vô tận điệp trùng ngữ ngôn
Đó là một chiều nhạt nắng mùa hạ năm 1993, nhà thơ điên cuồng rực rỡ thuộc tầm cỡ thượng thừa hoan hỷ điên ấy, hay đi chùa nầy chùa nọ, như Già Lam, Pháp Vân, Long Huê, Thiền viện Vạn Hạnh, Tịnh xá Trung Tâm chơi. Chơi rong thỏa thích, mặc sức du hý tam muội như một cuồng sĩ nghêu ngao vô sự. Từ mối giao cảm đặc biệt đó, có lẽ vô tình đã thắp lên ngọn lửa lãng mạn tự do sáng tạo cho nhà thơ Mặc Phương Tử. Thế là chất phiêu bồng đã nghe luân lưu dưới gót chân trần rộn rã và một sớm tinh sương nọ, liền khoát túi vải lên vai, thực hiện chuyến viễn hành ca theo ngàn phương du mộng, trên con đường mây trắng lặng phong quang:
Đó là một chiều nhạt nắng mùa hạ năm 1993, nhà thơ điên cuồng rực rỡ thuộc tầm cỡ thượng thừa hoan hỷ điên ấy, hay đi chùa nầy chùa nọ, như Già Lam, Pháp Vân, Long Huê, Thiền viện Vạn Hạnh, Tịnh xá Trung Tâm chơi. Chơi rong thỏa thích, mặc sức du hý tam muội như một cuồng sĩ nghêu ngao vô sự. Từ mối giao cảm đặc biệt đó, có lẽ vô tình đã thắp lên ngọn lửa lãng mạn tự do sáng tạo cho nhà thơ Mặc Phương Tử. Thế là chất phiêu bồng đã nghe luân lưu dưới gót chân trần rộn rã và một sớm tinh sương nọ, liền khoát túi vải lên vai, thực hiện chuyến viễn hành ca theo ngàn phương du mộng, trên con đường mây trắng lặng phong quang:
Ngàn năm mây trắng vẫn bay
Ngàn năm lối cũ trang đài cõi thơ
Ta từ mấy ngõ hoang sơ
Ngắm trăng nhìn gió, thấy biết bao nhiêu
chuyện tang thương, vinh nhục, lợi danh, thành bại, hơn thua, được mất… của
kiếp người như bèo bọt phù du, thi nhân giật mình, cảm nhận sâu xa, thấm thía
lẽ đời dâu bể vô thường, lãnh hội ra một điều gì quá đỗi hư ảo, mong manh, sanh
diệt huyễn hóa hư phù. Phù vân nhân thế ô hay. Như sương như khói giữa ngày tháng
qua. Bay đi bụi cát ta bà. Ngút mù hỗn độn thấy ra ngậm ngùi... Vì thế,
từ năm 1996, thi nhân âm thầm rời bỏ phố thị quay về vùng suối đồi hoang vu
chốn Long Thành, Đồng Nai, lặng lẽ hơn mười năm dài khép cửa sài một mình tịch
cốc, dốc lòng thăm dò thế giới nội tâm huyền bí vô vi. Tuy chưa thấu thị lẽ tử
sinh nhưng cũng thấy được trần gian như mộng huyễn, tuy chưa bùng vỡ hết nghiệp
chướng, nhập vào vô thượng Tuệ Giác, nhưng cũng biết mọi hiện tượng, vạn pháp
như hoa đốm giữa hư không. Từ đó, thấy và nghe cũng nhẹ nhàng thanh thản,
thưởng thức được hương vị cô liêu, mỉm nụ cười giữa lồng lộng gió tiêu dao. Hồn
thơ rạt rào lại trỗi dậy vi vút, cuộc lữ lại tiếp tục lên đường theo những cung
bậc xuất thần, ngân nga réo rắt cung đàn Hóa Thân Từ Độ:
Tình hư không rỏ hồn sương
Ai đem kỷ niệm qua đường chiêm bao?
Cung đàn khởi tự trăng sao
Hóa thân từ độ tình trao cuộc đời
Từ độ ấy, mây trắng trăng ngàn, sương đồi gió
núi tha hồ chiêm ngưỡng ngắm trông giữa muôn chiều phiêu dật. Vầng trăng tịch
nhiên vẫn ẩn hiện thiên thu trên bầu trời thăm thẳm tâm linh, có một sắc màu gì
vô cùng quyến rũ huyền vi bí nhiệm, khiến cho người thi sĩ hát ca và chiêm
nghiệm ngắm nhìn hoài trong những đêm dài khuya khoắt lặng hoang lương:
Gió bụi qua cầu cuộc viễn phương
Đêm nay ta hát khúc hồ trường
Trăng nghiêng nửa giấc đời phiêu bạt
Ta với trăng cùng vọng cố hương
Cố hương ấy chính là dải đất mới trong lòng
mình, nơi chốn miền Hoan hỷ địa viên dung, nơi Tự tánh thanh tịnh mà Lục Tổ Huệ
Năng đã bừng thấy, thi sĩ vẫn biết như thế nhưng chưa thực sự đặt chân lên mảnh
đất thanh tịnh đó, cho nên đứng bên này bờ cát bụi, dưới gót lữ lang thang
ngoài ven trời vạn dặm, chàng nhớ thương, tưởng vọng về với bao niềm tha thiết
khôn nguôi. Xuôi ngược đó đây, ngày tháng ngao du mở ra những phương trời viễn
mộng, bụi hồng bụi đỏ đều dẫm qua khắp miền viễn xứ phong trần. Từ vùng châu
thổ đồng bằng sông nước Cửu Long đến cao nguyên Lâm Đồng, Đăk Lăk lạnh
ngắt sương sa, từ Tây Ninh, Bình Phước, Đăc Nông xuống Biên Hòa, Bà Rịa Vũng
Tàu, Phan Thiết, lang thang ra Nha Trang, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội, lên tận
phố núi Sa Pa cao chất ngất, vòng xuống vùng biển vịnh Hạ Long, leo lên tuyệt
đỉnh Yên Tử xa mù, rồi trở về Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Xuyên, Rạch
Giá, Hà Tiên, Cần Thơ… Đường thơ mở ra ngút ngàn vạn nẻo thiên di qua tận bên
kia bến bờ đại dương nước Mỹ, bước đi kỳ cùng, phiêu diêu, phiêu hốt bốn
phương, dấu chân còn lưu lại ở xứ lạ quê người, nơi những vùng đất mù xa đã đi
qua như Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia… đầm đìa mấy mùa lữ thứ phiêu linh.
Chính nhờ những cuộc lữ dữ dội, tiêu sái, tiêu dao du nọ đã vô tình hun đúc,
dồn tụ tinh túy giữa vườn lòng trong trẻo của thi sĩ và đã trổ bông thành những
tác phẩm thi ca : Hoa Nắng ( 1991 ) Hương Đất ( 1992 ) Tình Biển ( 1994
) Góc Nắng ( 1997 ) Ru Tình Hạt Bụi ( 1998 ) Hương Đạo ( 1999 ) và
những tác phẩm sắp sửa ấn hành : Rót Chiều Vào Thơ, Cuối Mùa Viễn Mộng,
Tuyển Tập Thơ Mặc Phương Tử, Thơ Đường Luật Mặc Phương Tử, Tùy Bút Mặc Phương
Tử, Ký Sự Du Tăng ( hồi ký )…
Sáu thi phẩm đã xuất bản và sáu tác phẩm còn
lại như những bức tranh ngoạn mục ghi dấu cuộc viễn trình, hành hương tâm linh
trên những bước phù vân lãng đãng, thênh thang thông lộ ngao du, vẽ lên bầu
trời tâm thức những nét huyền ngân rung động, xúc cảm dạt dào cùng nhật nguyệt,
thiên địa, vô ngần vô tận cõi vô ngôn. Rộn rã nhịp mùa đi lưu chuyển, biếc mộng
xanh ngời nơi quán trọ, bỏ buông xuống hành trang nhẹ gánh đeo mang, hát du ca
lời cảm ơn vệt nắng ven bờ lau lách, cho xạc xào tiếng thơ đỡ bớt màu hắt hiu
sầu cô quạnh:
Ta dừng lại một chiều bên quán khách
Nghe thời gian chầm chậm bóng xuân đi
Rũ vai áo xanh hồn theo lối cỏ
Ngàn mây bay chở cả bóng tà huy
Đó là thời kỳ thi nhân rong rêu ở đất Long
Thành năm 1996, bắt đầu một giai đoạn phiêu bồng không mục đích, không mong cầu
chi hết, chỉ biết đi và đi và đi như hạt bụi tung vờn, như cơn gió bồng tênh,
nhẹ hều phiêu lãng. Đi như thiền sư thi sĩ Basho khắp xứ hoa Anh Đào Nhật Bản,
nhà thơ du tăng khất sĩ Việt Namcũng rảo gót nhàn du thư thả, thung dung
giữa muôn trùng xứ sở quê hương. Đường thơ băng qua vạn lý thị thành, sơn dã,
cô thôn, xuống biển lên đồi, lội sông tắm suối nguồn khe xanh biếc giữa thiên
nhiên. Rồi một chiều bữa nọ bồng bềnh lên núi Dinh ghé thăm chư bằng hữu đang
ẩn cư bên am cốc thảo lư mộc mạc:
Bên đồi lều cỏ nát
Sơn khách tạm vào đây
Ngồi xem vầng mây bạc
Gió lùa hương cỏ may
Cỏ may là một loại cỏ nhỏ bé, hương nhẹ nhàng
thoảng phất vào hồn khách lữ đang gõ bước đơn hành lên đỉnh núi Dinh. Không
biết tự bao giờ, núi Dinh là một chốn miền mặc nhiên dành cho những con người
ưa thích ẩn dật như ẩn sĩ Thiện Sáng trên Thanh Lương Am. Đó là một tâm hồn
hoằng đại, tài hoa đã chọn cô liêu làm nguồn cảm hứng sáng tạo qua cung bậc hòa
âm tâm cảm cùng Krishnamurti ( đã dịch hàng chục tác phẩm quan trọng của
Krishnamurti ) và bước đi thượng thừa Hoa Nghiêm cùng Thiền tông lộng gió… Họ
bỏ phố thị phồn hoa náo nhiệt, buông hết bon chen, giật giành danh lợi phù
phiếm để tìm về núi rừng mông quạnh, ngồi tâm sự với mây trời, gởi nỗi niềm cho
trăng sao, thổ lộ tâm tình cùng cây cỏ bên mé triền xanh vách đá cheo leo giữa
non ngàn hoang vắng tịch liêu, đượm màu yên tĩnh, tịnh lạc, khinh an:
Núi cao vắt ngọn ngàn mây bạc
Chim hót rừng xa nắng rựng ngày
Lặng lẽ khách ngồi bên vách đá
Gió lùa hương cỏ đến Hang Mai
Hang Mai lồng lộng gió nắng, trăng ngàn, bàng
bạc linh hồn sơ thủy thiên nhiên bay chập chờn bên sườn núi chon von, chớn chở,
thở nhẹ từng hơi dài rỗng lặng, thảnh thơi. Ngồi đây, trên tuyệt đỉnh núi cao
nhìn xuống cuộc đời hỗn mang tan hợp, tỉnh tỉnh say say dưới phù vân nhân thế
kia mà thi nhân chạnh lòng thương cảm vu vơ:
Rừng khuya loáng ánh sương mờ
Nghe chim nhịp cánh giang hồ đâu đây
Ta ngồi nghĩ cuộc tỉnh say
Đời rưng rức mộng vơi đầy hợp tan
Mộng đời vẫn còn rưng rức những điều chi kỳ lạ
trong hồn thơ lãng tử. Từ độ nào không còn nhớ, thơ như thần nhập vào đáy lòng
sâu kín, thăm thẳm thâm u bỡ ngỡ, thơ như nghiệp mệnh đầy quyến rũ đi về cõi
huyền mộng rộng rãi mênh mông. Thơ say mấy cuộc tang bồng. Thênh thang ngàn dặm
giữa không gian tình. Qua đèo vượt thác vô minh. Vừa đi vừa quán chiếu mình bao
la… Giã từ núi Dinh, thi nhân vân hành lên phố hoa Đà Lạt, hát với cỏ hoa chiều
phiêu phất và ngàn sương trôi lững lờ, lững thững như có như không:
Dốc cả ngàn mây
Ngày về bên quán cốc
Và ngàn sương cũng hội tụ một chiều trôi
Cho ngàn thu
Rót vàng trên chiếc lá
Trong cõi người chan chứa cõi thơ tôi
Cõi thơ Mặc Phương Tử cũng như cõi thơ Phạm
Thiên Thư hay cõi thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh, từ bao giờ đến bây giờ vẫn trên
thể điệu phiêu nhiên, vừa trữ tình chơn chất bình dị, vừa sâu sắc lặng trầm
thăng hoa trên cung bậc thuần túy ý vị tâm ca, hòa quyện miên man giữa đôi bờ
mộng và thực, tâm và cảnh, mê và ngộ, đạo và đời… gợi lên bao niềm thâm thúy,
suy tưởng và trầm tư:
Cõi mộng nào ta đã giã từ
Bây giờ cõi Thực chính là Hư
Linh hồn thuở ấy… niềm điên đảo
Khi bóng lao xa khói bụi mù
Từ thuở đi hoang vào cõi mộng
Máu tim đã rỏ giọt yêu thương
Một lần xin gọi linh hồn cũ
Để bước đi về thôi vấn vương
Hư – Thực đời ta mang giọt lệ
Hóa thân làm giọt nắng trong đời
Hong lên từng mảnh hồn hoang dại
Sỏi đá nằm nghe tình biển khơi
Bờ cõi thanh tân về một sớm
Đôi màu sanh diệt, sáng màu xuân
Mênh mông cõi biếc tình hoa cỏ
Điên dại hồn ta - Xin một lần…
Một lần xin điên dại cho biết mùi vị ly kỳ của
trần ai gay cấn phải không ? Nghe ra như giọng Tô Man Thu trong Nhà Sư
Vướng Lụy hay như Tất Đạt trong Câu Chuyện Dòng Sông. Có
thể là như thế, vì bất cứ một nhà thơ tài hoa nào trên mặt đất trần gian này
cũng đều có mang ít nhiều dòng máu lãng mạn, điên cuồng trong người, nhưng cái
chuyện điên điên rồ dại, say sưa lãng mạn ấy, xảy ra lâu lắm rồi và đã trôi
qua, xa như tiền kiếp, thời quá khứ tuyệt mù trong sương khói thuở nào chiêm
bao mộng mị dáng Em Xưa:
Lặng thầm trong cuộc bể dâu
Áo vai chớm bạc lên màu thời gian
Mơ về đâu cánh bướm vàng
Cho hồn hoa cỏ nghe hoang nỗi chiều
Thế rồi trên bước cô liêu
Gặp em xưa vẫn diễm kiều dáng xuân
Em từ cái thuở bâng khuâng
Mong manh áo lụa ngập ngừng lời hoa
Thế rồi nhớ buổi chia xa
Nước mây tương hội chỉ là duyên thôi!
Chỉ một chữ duyên trong Phật giáo là đủ nói
lên rốt ráo toàn cảnh sanh lão bệnh tử, mọi cuộc gặp gỡ, chia ly, vĩnh biệt não
nùng. Chung quy đều do duyên cảm, duyên phận, nhân duyên, duyên nghiệp kết hợp
tạo tác mà thôi. Khi hiểu thấu đạo lý nhân duyên sinh, thì nhà thơ liền an
nhiên trước những mâu thuẫn, xung đột, nghịch cảnh trong đời sống… Nhưng thôi,
mùa thơ đang bừng rộ huy hoàng trên cao nguyên Đà Lạt, ngàn thông vi vút, buông
chùng âm ba hòa tấu những cung bậc du dương trầm bổng, hoan ca nhã nhạc suối
reo dưới truông đèo thác đổ Datanla, đẹp lạ lùng hùng vĩ núi rung rinh:
Mây ngàn về ngự đỉnh
Tình tự giữa hư không
Tiếng chim rừng vọng lại
Theo khói sương bềnh bồng
Có ai đi qua đấy?
Nghe hơi thở núi rừng
Và có ai nghe đấy?
Lời hoa cỏ muôn trùng…
Thông già nghiêng bóng cổ
Vách đá chạm đường rêu
Ngàn năm bên thác đổ
Bài thơ Hương Tịch Liêu trên
đề tặng sư Giác Tín, một huynh đệ đồng môn thâm tình chí cốt, nhân chuyến hành
hương cùng nhau lên Đà Lạt vào tháng 2 năm 2011. Đó là đôi bạn vong niên, đồng
điệu, đồng cảm hỗ tương nhau, thường chia sẻ với nhau về đạo học, triết lý, thi
ca, tư tưởng và nghệ thuật. Rừng núi cao nguyên này, dường như có duyên lành
hay sao mà thi nhân thường trở lại phiêu diêu nhiều lần trên những bước
du sĩ ca :
… Bên quán cốc người cùng ta
Từng trang xếp lại mở ra dặm trời
Thời gian rót nhẹ dòng trôi
Hắt hiu như ngọn đèn soi bên thềm
Đường truông dốc Đà Lạt đêm
Nghe vang sóng nhạc, ai tìm dáng xưa
Ai còn tìm nỗi sớm trưa!?
Ta còn tìm tuyệt đỉnh mùa quê hương
Quê hương là cố quận. Cố quận là tâm linh nằm
ngay giữa lòng mình. Nơi chốn vô vi đó vừa cao vời vợi mà cũng vừa sâu hun hút,
nhưng tất cả đều nằm gọn ghẽ trong thâm tâm, trong thi tưởng xứ hoằng viễn,
chứa vô lượng vô biên hằng hà sa số thế giới, ba đời, sáu cõi, mười phương. Một
là tất cả, tất cả là một theo lý trùng trùng duyên khởi của Hoa Nghiêm. Nếu có
đi tìm thì chắc chắn thi sĩ chỉ muốn tìm quê hương, cố xứ đó mà thôi. Còn bây
giờ thì đang lang thang ở vùng sơn dã Lâm Hà, viếng thăm liêu vắng của một vị
thiền sư nổi tiếng phá chấp triệt để, ngồi lặng se nghe chim trời ríu rít nghìn
lời kinh thánh thót, thấy Phật mỉm cười dưới triền núi mây trôi :
Nghe chim cất tiếng trên đồi
Từng không đọng bóng mây chuồi qua non
Sá chi đâu chuyện mất còn
Chỉ là cát bụi bên cồn tử sinh
Chỉ là sương vỡ trên cành
Chỉ là ta, chỉ là mình… vậy thôi !
Vậy Thôi là tên đề bài thơ riêng tặng cho thầy Từ Thông, còn gọi là
Như Huyễn Thiền Sư, vị dật sĩ tiêu dao, có phong thái phóng khoáng, tự do nọ.
Chỉ có mấy câu thôi cũng đủ nói lên ý thiền vô sở trụ, không dính mắc, chẳng
chấp thủ vào đâu. Làm sao cố giữ cho được, khi chuyện đến đi, còn mất, sinh tử…
như hoa đốm giữa hư không? Rỗng rang hạt bụi xuống đồi. Khai tâm mở trí vậy
thôi tuyệt cùng. Từ vô thủy đến vô chung. Đã về đã tới trên vùng rong chơi…
Cuộc lữ chơi rong phóng xuất tưng bừng những ý tình thơ mới mẻ, tân kỳ trên
niềm hân hoan sáng tạo:
Vỡ tung hạt bụi lao xao
Từ trong cuộc lữ hanh hao dấu hài
Khói sương chuốc mộng tàn phai
Tình thơ thoáng đã ru dài trăm năm
Trăm năm đang hiện hữu giữa giây phút bây giờ.
Giờ đây thi sĩ theo mây ngàn bay lang thang xuống núi, ruổi rong bồng bềnh trên
sóng biển Nha Trang vàng xanh hương trời tỏa ngát, rồi mênh mang trôi về qua
bến sông Hàn óng ả, thướt tha chiều Đà Nẵng, văng vẳng giọng ai cười nói, ngâm
thơ, thoảng vọng trong lòng bao tiếng hát ngân nga:
Nghiêng nghiêng sóng nưc Sơn Chà
Áo mây trắng mỏng thướt tha phong kiều
Trời quê một thoáng tin yêu
Ngàn năm vẫn đẹp bóng chiều Hàn giang
Thi nhân thấy vẻ đẹp bóng chiều tà trên sóng
nước là vẫn còn rung động với âm vang và sắc màu của vạn hữu duyên sinh. Mở
lòng ra thưởng thức vẻ đẹp nguyên sơ chân thiện mỹ của trời đất, nhật nguyệt,
khi dừng chân bên bến bờ xứ lạ, hòa nhịp tim đời với vạn niềm thương cảm vô tư:
…Ta dừng lại bên khoảng trời viễn xứ
Muôn ngã về se cát bụi ngàn phương
Câu kinh kệ xanh màu theo cuộc lữ
Máu tim đời trĩu nặng vạn tình thương…
Rồi một chiều nắng hè thôi gay gắt
Nghe hồi sinh rộn rã tiếng ve sầu
Màu rêu cũ còn đọng hồn giọt nắng
Niềm đau nỗi khổ lắng dịu chìm sâu trong hố
thẳm nào không đáy? Có lẽ đó là Hố Thẳm Tư Tưởng của Phạm
Công Thiện uyên tư, uyên áo, uyên mặc. Chẳng biết nữa, chỉ biết rằng trăng gió
ngàn phương bây chừ đã đến tận chân trời, chân mây heo hút mù xa Sa Pa, trên
vùng thượng sơn Lào Cai, Tây Bắc quá mộng vờn trăng, lượn cùng sương xanh biếc
huyền hòa:
Ta về thả giấc ngủ trưa
Giật mình hương núi rừng đưa bên thềm
Đất trời xanh một niềm riêng
Cánh hoa còn đọng màu nguyên xuân này
Thăm thẳm chiều thăm thẳm mây
Đời thăm thẳm mắt đổ dài bóng xa
Thăm thẳm người thăm thẳm ta
Gió đưa nhịp bước trời Sa Pa chiều
Chiều Sa Pa thấy màu nguyên xuân rực rỡ trong
hồn? Chao ơi! Còn chi thú vị hơn nữa phải không ? Thế là trong một trạng thái
xuất thần bất ý, thi nhân đã chạm đến cõi diệu tâm trầm hậu của chính mình.
Giữa muôn trùng cuộc lữ, chập chùng sơn hà đại địa qua vô lượng nghĩa tâm kinh,
chừng như hiển lộ một điều chi bát ngát. Trang kinh vũ trụ càn khôn vốn là vô
tự, không có chữ, chỉ có những bậc thượng căn, đạt đến vô phân biệt trí, diệu
quan sát trí thì mới đọc được và lãnh hội được yếu chỉ kỳ diệu đó thôi. Tuy
chưa đạt đến cảnh giới Pháp Hoa : “Thị pháp trụ pháp vị. Thế gian tướng
thường trụ” nhưng thi nhân vẫn cảm nhận bằng trực giác bén nhạy, thấy
muôn vạn pháp hữu vi, vô vi đều như thơ, như mộng, như thị, như nhiên, đẹp tựa
mây trời thiên thu trên tuyệt đỉnh rừng thiêng Yên Tử trầm hùng:
Mây trắng vờn quanh theo ngõ trúc
Tiếng chim thanh thoát vọng ven rừng
Ta về Tháp Tổ, Hoa Yên cũ
Một thoáng đời còn mạch suối hương
Trúc Lâm rừng cũ chiều buông vội
Lạc giọng chim kêu nắng vướng ngày
Thoáng bóng trời xanh lồng bóng núi
Cội tùng xưa vẫn vút ngàn mây
Chùa Hoa Yên trên đỉnh núi Yên Tử ở Quảng Ninh
là nơi Điều Ngự Giác Hoàng khai sáng pháp thiền Trúc Lâm năm 1304, tính đến
nay, khi thi nhân lên chiêm bái vào tháng 6. 2012 là cũng hơn 700 năm trời dài
đằng đẵng vút bay qua. Quá cùng xúc cảm, rung động bồi hồi, lặng hồn nghe vi vu
trên đầu cây lá cỏ, rạt rào trên rừng tùng trúc những lời thi kệ thâm trầm âm
vang, đồng vọng về như dặn dò, nhắn nhủ rằng, ở đời nên tùy duyên mà sống linh
động, không chấp chặt, dính mắc vào bất cứ một việc gì. Trong lòng mình vốn sẵn
có kho tàng Chân Tâm, Tuệ Giác rồi, cứ tha hồ sử dụng, đừng có tưởng vọng, mong
cầu chạy kiếm đâu nữa cho mệt. Đó là yếu chỉ của thiền:
“Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Hễ đói thì ăn mệt nghỉ liền
Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm
Thiền và thơ như đôi cánh đại bàng lượn chao
nghiêng xuống cõi miền cát bụi phù du, làm hồi sinh cho mặt đất hoang vu thêm
dồi dào sinh động. Không thể nào diễn tả hết sự diệu dụng khôn dò của thơ và
thiền đã ảnh hưởng vô lường đến toàn thể cuộc tồn lưu chuyển dịch, một cách
tuyệt vời. Với con mắt thiền thì mọi sự đều viên dung vô ngại, thấy đời là bóng
hiện của cảnh tâm, tâm mình thanh thản, an nhiên thì nhìn đâu cũng an nhiên,
thanh thản sáng ngời:
Rồi trăm năm rồi ngàn năm
Hạt sương về với đêm rằm nguyệt viên
Ru tình hạt bụi sơ nguyên
Cõi chân như hiện khắp miền cỏ hoa
Khi thấy khắp miền cát bụi, sông núi, trăng
gió, cỏ hoa đều là Chân Như thì thi nhân đã thể nhập tâm thiền diệu lý rồi vậy.
Một cách cụ thể, thiền và thơ đã hóa thân thành âm nhạc, hội họa, nghệ thuật
sắp đặt trong mọi sinh hoạt hằng ngày, ngay trong cách đi đứng, ăn nói, cư xử
tự nhiên khiêm tốn, hòa nhã, nhã nhặn lặng chan chứa đầy khí vị yêu thương. Hồn
thơ đã thuần nhiên hiện hữu, hòa âm đơn sơ giản dị trên từng bước đi của người
thi sĩ :
Nửa đời xưa đã qua đi
Nửa đời còn lại chút gì không hư
Nửa đời đâu đó…mặc dù
Vóc tay cười mộng cuộc phù du ta
Nửa đời, nửa đời đi qua
Bước đi là đến từ xa để gần
Nửa đời còn vết phong trần
Bờ nhân ảnh khỏa trong ngần biển xanh
Nửa đời cơn gió qua mành
Vội vàng chi ! Nửa tử sinh…chỉ là
Mây trời trắng ngọn lau xa
Thênh thang nhịp bước tình hoa cỏ về
Tình hoa cỏ về là tình thơ, tình nhạc, tình
người hân hoan hát mộng đời giữa cuộc trăm năm. Nói theo kiểu tượng trưng, trăm
năm là một kiếp người mà ở đây, thi nhân mới nửa đời thôi, nghĩa là thời gian
có mặt trên đời này cũng gần sắp hết rồi. Ý thức được như vậy tức nhiên là đã
thấy ra một cõi đi về, nên tuyệt nhiên không hề sợ hãi để bước chân vẫn thênh
thang trên lộ trình vượt qua nhịp cầu sinh tử hư linh. Sinh tử như hoa đốm, tuy
có mà không phải thực, cái thực là vô tướng kia thôi, như Diệu Pháp Liên Hoa đã
nói :“Các pháp xưa nay vắng lặng như hư không, sanh trụ dị diệt, niệm niệm
chẳng dừng mà bản thể của nó vẫn là như như bất động, thường trụ, nó chính là
vô tướng.” Cái vô tướng này là cảnh giới tối thượng thừa, khi nào đại
ngộ mới thấy tận tường được, còn chưa kiến tánh thì cứ từ từ công phu miên mật,
cẩn trọng trong từng ý niệm, âm thầm nhiếp dẫn thân tâm. Thẩm thấu sâu xa điều
đó, cho nên nhà thơ vẫn nhất phương ca, một phương lòng trong veo, trong trẻo
theo điệu hát Hoa Kinh:
Bóng đời đổ xuống miền hoa cỏ
Ta vẫn ca bài ca nhất phương
Vẫn chiếc áo lì năm tháng cũ
Vẫn đề thơ hát khúc vô thường
Bốn phương mây vẫn còn lưu lạc
Và vạn bờ xa tiếng sóng xa
Màu sắc thời gian trôi mãi miết
Khúc độc hành vọng mãi tiếng thơ
Bao giờ ta chả biết bao giờ
Từ trời Hy Mã mênh mông nắng
Đến suối Tào Khê mây rũ tơ
Một sớm ngủ bên bờ cỏ lục
Giật mình nghe tiếng giọt sương tan
Tình hư không gọi hồn mây trắng
Rộn tiếng chim ca lộng gió ngàn…
Gió ngàn lồng lộng từ đỉnh Linh Sơn, rờn lạnh
Hy Mã Lạp Sơn xuống dòng suối Tào Khê, nguồn thiền chảy về xanh biếc cùng hòa
âm trong giọng chim ca, hoa cỏ hát trên con đường mây trắng thênh thang. Quán
trọ, đường thơ mãi miết ra đi, nhưng ra đi tức là trở về, quy hồi cố quận Tâm
Như trong từng điệu thở vững chãi thảnh thơi :
Thời gian quán trọ đời thơ
Vai mang nhật nguyệt qua bờ tuyết sương
Mắt xem mây trắng bên đường
Bước theo ngày rộng về phương tâm hồng
Thế là cuộc lữ kỳ cùng của người thi sĩ trầm
hậu, sau những chặng đường sương khói, cuối trời lưu viễn ngút mù xa đã hiển lộ
phương tâm hồng độc đáo, hào phóng phong quang, sáng ánh thanh lương giữa vườn
hồn trọn vẹn niềm hoan hỷ thi ca… Trên tinh thần thi ca hòa điệu, đồng thanh
tương ứng đó, tôi đã có cơ duyên hội ngộ cùng nhà thơ Mặc Phương Tử ở Tịnh xá
Ngọc Giang, Long Xuyên, bên dòng sông Hậu Giang xanh ngát. Tịnh xá Ngọc Giang
do sư Giác Tín trụ trì, là một tâm hồn bao la đã lặn sâu vào thi tưởng xứ uyên
thâm, uyên áo. Giữa dặm đường lang bạt kỳ hồ, tôi đã nhiều lần ghé lại, lưu trú
một vài đêm cùng đọc thơ, thở nhẹ không khí hàn huyên đàm đạo, cạn hết mấy bình
trà khuya, vẳng nghe gió lùa xào xạc ngoài kia qua dòng sông trăng, lặng hồn
tâm đắc sâu xa và sáng hôm sau thức dậy, trước khi tạm biệt lên đường, tôi
không quên lưu lại bài thơ kính tặng những tâm hồn đơn sơ, bình dị nhưng vô
cùng đẹp. Đẹp một cách trong sáng, thanh thản rỗng rang:
ĐÊM Ở LẠI TỊNH XÁ NGỌC GIANG
Bụi giang hồ xao xác qua
Giữa tam thế mộng ta bà huyễn hư
Trôi lăn nghìn kiếp mịt mù
Bỗng đêm nay hiện thiên thu sững sờ
Vỡ bùng ra cái hồn thơ
Xưa sau chợt thấy bây giờ đây thôi
Ôi trăng bừng chiếu diệu ngời
Nguồn thông lộ mở trào khơi mạch ngầm
Giác rồi từ chỗ Tín tâm
Nhất như vô thủy cung cầm vô chung
Hòa âm thâm thiết tuyệt cùng
Ra vào vô sự bước thung dung về
Thơ Mặc Phương Tử (chữ nghiêng) trích trong
các thi phẩm:
Góc Nắng. Nhà xuất bản Văn Nghệ 2007
Hương Đạo. Nhà xuất bản Đà Nẵng 2011
Cuối Mùa Viễn Mộng (bản thảo)
Mặc
Phương Tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét