Hát ả đào - Tranh sơn dầu
của
Phạm Công Thành (2005)
…. Và trong những đêm hát,
đào nương hiện ra như từ trong mộng: Mặt tròn thu nguyệt. Mắt sắc dao cau.
Vào – duyên khuê các. Ra – vẻ hồng lâu. Lời ấy gấm – Miệng ấy thêu – Tài lỗi lạc
chẳng thua nàng Ban – Tạ. Dịu như mai – Trong như tuyết – nét phong lưu chi kém
bạn Vân – Kiều. Ta lại cùng nhớ đến chút duyên xưa giữa văn nhân và ả đào, mối
quan hệ quan trọng nhất của lối thưởng thức ca trù. Bởi quá trình tham gia sinh
hoạt ca trù là quá trình văn nhân sáng tạo, thưởng thức, thể nghiệm các tác phẩm
của mình.
1.
Văn nhân, trí thức xưa luôn gắn bó với các sinh hoạt làng xã, trong đó có việc soạn thảo các thư tịch để phục vụ sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng. Những thư tịch ấy đã có một đời sống riêng trong dòng chảy của văn hóa Việt, trở thành thông điệp trao chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác mang tâm hồn và căn cước Việt Nam.
Văn nhân, trí thức xưa luôn gắn bó với các sinh hoạt làng xã, trong đó có việc soạn thảo các thư tịch để phục vụ sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng. Những thư tịch ấy đã có một đời sống riêng trong dòng chảy của văn hóa Việt, trở thành thông điệp trao chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác mang tâm hồn và căn cước Việt Nam.
500 năm về trước, tại đình
làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm (Hà Nội) đã diễn ra lễ hội đầu xuân cầu phúc
trong không khí đại lễ trang nghiêm, hào hùng. Một văn nhân hay chữ trong làng
là Lê Đức Mao (1462- 1529) thay mặt 8 giáp viết 9 bài thơ để các giáp đọc và
khen thưởng cho các cô đào. Đó là bài Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải
vănsoạn trước năm 1505, tức là khoảng cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI. Đây chính
là tư liệu sớm nhất mang hai chữ “ca trù”. Đây cũng là bài thơ cổ nhất hiện biết
có hai chữ ‘ca trù’ lần đầu tiên có mặt trong văn học viết, là tư liệu sớm nhất
để khẳng định ca trù đã có mặt trong văn hóa Việt Nam từ thế kỷ XV.
Trải qua nhiều thế kỷ, tục
hát thờ thần ở đình Đông Ngạc vẫn được duy trì và tạo thêm nhiều yếu tố văn hóa
đặc sắc, trong đó có lệ thưởng đào thị yến trở thành một nét đẹp về sự trân trọng
của cộng đồng đối với nghệ thuật và nghệ sỹ.
Ngày hội làng, các ả đào đứng
trước điện thờ, tay cầm lá phách hát các bài hát thờ như Thét nhạc, Bắc phản,
Hát Giai, Độc phú… Giáo phường nhất định sẽ hỏi cho bằng được tên huý của các vị
thành hoàng để khi hát đến những chữ ấy thì tránh đi. Các cô đầu hát đến những
câu có chữ ấy thì hát thật nhỏ, và hát chệch đi. Nếu cô đầu không nhớ, cứ thế
hát thẳng không kiêng thì người cầm chầu sẽ gõ liên hồi vào tang trống và cho
ngừng cuộc hát. Khi ấy quản giáp của giáo phường phải đến nói khó với các cụ
trong làng để xin cho làm lễ tạ với thánh và xin các cụ chiếu cố cho. Khi ấy,
người đào nương sẽ biện cơi trầu, đến trước điện làm lễ tạ lỗi với Thánh và các
quan viên.
Người được làng tín nhiệm cầm
chầu phải là người am hiểu về văn chương và âm luật. Thưởng công minh làng mới
phục, vì nếu thưởng “rộng” thì làng tốn tiền, thưởng “hẹp” thì đào nương chê là
ky bo, không biết nghe hát nghe đàn. Có khi người cầm chầu mà không biết thưởng
thức, gặp cô đào đanh đá hát một câu khiến người cầm chầu phải xấu hổ bỏ roi chầu
mà về. Làng tôi năm xưa đã xảy ra chuyện ấy, khiến cho cô đào giễu rằng: “Nào
những ông nghè ông cống ở đâu/ Để cho ông lão móm ngồi câu con trạch vàng”. Ông
lão móm ấy đã phải bỏ cuộc. Vì thế dân gian vẫn bảo: “Ở đời có bốn thứ ngu/ Làm
mai, Lãnh nợ, Gác cu, Cầm chầu”.
2.
Ngày xưa, có cô đào họ Nguyễn đã có công giúp tiền của để chàng thư sinh nghèo Vũ Khâm Lân đỗ Tiến sĩ. Vũ Khâm Lân, quê xã Ngọc Lặc, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một anh học trò nghèo thông minh chăm chỉ, vì dì ghẻ độc ác hà hiếp nên phải bỏ nhà lang thang xin ăn độ nhật. Khi đến làng Dịch Vọng (Từ Liêm) xin ăn ở trường ông Hương cống thì được thương và chu cấp cho ăn học. Trong khoảng hai năm việc học đã ngày chàng tiến tới, trong trường không còn ai là đối thủ nữa.
2.
Ngày xưa, có cô đào họ Nguyễn đã có công giúp tiền của để chàng thư sinh nghèo Vũ Khâm Lân đỗ Tiến sĩ. Vũ Khâm Lân, quê xã Ngọc Lặc, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một anh học trò nghèo thông minh chăm chỉ, vì dì ghẻ độc ác hà hiếp nên phải bỏ nhà lang thang xin ăn độ nhật. Khi đến làng Dịch Vọng (Từ Liêm) xin ăn ở trường ông Hương cống thì được thương và chu cấp cho ăn học. Trong khoảng hai năm việc học đã ngày chàng tiến tới, trong trường không còn ai là đối thủ nữa.
Mùa xuân năm ấy, làng Dịch Vọng
vào đám rước thần. Mấy người bạn học rủ ông đi xem hội. Trai gái cả làng đều ăn
mặc đẹp, chen chúc nhau xem hát. Riêng ông thì mặc áo bông cũ bẩn, dựa cột lén
xem như chỉ sợ người khác thấy mình.
Giáo phường đến hát có một
cô đào hát tuổi chừng mười bảy, mười tám nhan sắc xinh đẹp, đoan trang; mỗi lần
nàng cất tiếng hát thì tiền và lụa thưởng cho nàng ném đầy xuống mảnh chiếu hoa
nàng ngồi hát. Lúc cô đang múa, ánh đuốc lớn ngoài sân chiếu qua góc đình, khiến
cô nhìn thấy ông, chăm chú một hồi lâu, bần thần như đánh mất một vật gì, không
sao hát được nữa. Người làng đang xem cho là cô bị trúng phong đột ngột, ai nấy
đều không vui. Người cầm chầu phải xin dừng đêm hát. Vũ Khâm Lân cũng theo mọi
người ra về. Hôm sau vào lúc xế trưa, thấy có người con gái đến thẳng chỗ ông,
an ủi và tặng ông 10 quan tiền cùng các thứ đồ ăn mặc, rồi trân trọng từ biệt.
Từ đó, cứ dăm ba tháng một lần
cô lại đến chỗ ông ở, may vá, nấu nướng cho ông. Lúc mới gặp cô gái, ông rất
xúc động và kính trọng cô. Lâu ngày thành quen, biết cô gái yêu mình, ông bỗng
dưng nảy sinh lòng tà vạy, lẻn tới chỗ cô con gái xin ngủ cùng. Cô gái nghiêm
khắc cự tuyệt. Ông lấy làm hổ thẹn xin lỗi nàng, và từ đó càng thêm niềm kính
yêu, trân trọng.
Hai năm sau, gặp kỳ thị Hội,
ông sửa soạn về quê để đăng ký thi theo hộ tịch ở quê nhà. Cô gái đến tiễn, đưa
tặng rất hậu. Lúc sắp chia tay, ông cầm tay cô gái xin được biết quê quán, họ
tên để sau này biết chốn tìm nhau. Cô gái không cho ông biết gì về thân thế,
gia cảnh. Mùa thu, ông về thi ở huyện ở phủ đều đỗ đầu. Thi Hương, thi tỉnh
cũng nhất. Cha ông bàn việc chuyện hôn nhân, định hỏi con nhà thế gia cho ông.
Ông cố chối từ và thành thực kể lại chuyện riêng, xin được lấy người con gái ấy.
Cha ông nổi giận quyết không cho lấy cô đào kia và mắng ông rất nhiều. Ông buộc
phải nghe lời cha dạy.
Kỳ thi Hội năm sau, cô gái
đem lễ tặng rất hậu và tới đợi Vũ Khâm Lân ở chỗ trọ tại kinh đô. Lân ngượng ngập,
không biết nói gì. Cô gái nói với Lân: “Thiếp biết cả rồi, chẳng cần chàng nói.
Tiền trình của chàng còn xa muôn dặm, thiếp hèn hạ không xứng hầu hạ khăn lược
cho chàng. Đó là số phận của thiếp”. Từ đó ông không gặp lại cô đào trẻ đó nữa.
Vũ Khâm Lân đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Bảo Thái thứ 8 (1727).
Sau ông thi đỗ, vào làm việc
trong viện Hàn lâm, đi sứ phương Bắc, làm quan trong kinh ngoài trấn trải hơn
mười mấy năm. Ông còn được triều đình cử đi dẹp giặc giã. Dẹp xong giặc, ông được
phong là Quận công, làm việc ở Ngự sử đài, rồi thăng Tể tướng, vẻ vang hiển
hách không ai bằng. Mỗi khi kể chuyện đã qua, ông lại than thở buồn rầu tự
trách mình. Ông đã sai người đi tìm chỗ ở của cô gái nhưng vẫn không tìm được.
Trong một tiệc hát ở nhà người
bạn đồng liêu họ Đặng, thấy có người con gái đang gieo phách giữa chiếu hoa
trông giống với người con gái ngày xưa. Hỏi ra thì đúng là nàng. Dẫu cho phong
trần dầu dãi mà nét kiêu sa đằm thắm cùng tiếng phách tuyệt kỹ vẫn còn như xưa.
Ông hỏi thăm về những ngày tháng đã qua của cô, thì biết mười năm trước cô lấy
một viên quan võ ở trấn Thái Nguyên. Khi võ quan này chết, hai người chưa có
con cái gì, nàng không biết đi đâu, chỉ còn một ít tư trang, mới lần về quê cũ.
Gặp đứa em chẳng ra gì, phá tán sạch cơ nghiệp, cô đành dắt mẹ già lưu lạc
trong thành Tràng An, dựa vào các nhà quyền thế, đàn hát qua ngày kiếm miếng
ăn. Nghe câu chuyện của nàng, ông không sao nén nổi xót thương, bèn đón cả hai
mẹ con nàng về một nơi ở riêng, chu cấp đầy đủ. Hơn một năm sau, mẹ cô mất. Ông
lo chôn cất chu đáo. Tang ma cho mẹ xong, cô gái lại từ biệt ra đi, có lẽ lại dấn
thân vào chốn ca trường đầy bất trắc. Ông giữ lại không được, hậu tặng cô rất
nhiều tiền bạc, cô cũng không nhận. Ông cố ép thì cô nói: “Thiếp không có phúc
được làm vợ tướng công, thì những thứ tiền bạc này đâu có phúc để tiêu mà nhận.
Rồi nàng lén bỏ ra đi. Ông cho người nhà đuổi theo mà không kịp, không rõ đi
đâu. Về sau, biết nàng là người huyện Chương Đức xứ Sơn Nam (nay là huyện
Chương Mỹ, Hà Tây).
3.
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, người Pháp đã đặt xong nền đô hộ tại Đông Dương. Nhiều tỉnh lỵ, huyện lỵ được mọc lên bên cạnh những trục đường giao thông lớn nhỏ. Một số giáo phường ca trù ở nông thôn đã di chuyển ra tỉnh và bám theo dọc các trục đường giao thông để mở nhà hát (ca quán).
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, người Pháp đã đặt xong nền đô hộ tại Đông Dương. Nhiều tỉnh lỵ, huyện lỵ được mọc lên bên cạnh những trục đường giao thông lớn nhỏ. Một số giáo phường ca trù ở nông thôn đã di chuyển ra tỉnh và bám theo dọc các trục đường giao thông để mở nhà hát (ca quán).
Trước kia người hát đến nhà
người nghe hát. Kể từ khi có ca quán, người nghe hát đến ca quán để nghe hát. Từ
đó nảy nở mối tình giữa văn nhân và đào nương. Đó là một mối quan hệ khá thắm
thiết, gần gũi giữa Nguyễn Khuyến và cô đào Sen người làng Thi Liệu, huyện Nam
Trực, tỉnh Nam Định; giữa Dương Khuê với cô Hồng, cô Tuyết, cô đầu Hai, cô đầu
Phẩm, cô đầu Cúc, cô đầu Oanh, cô đầu Cần. Là Dương Tự Nhu với cô đầu Khanh, cô
đầu Văn, cô đầu Phú, cô đầu Kim…Và nhà nho tài tử Nguyễn Danh Kế đã gặp gỡ đào
nương tài sắc Nhữ Thị Nghiêm trong một ca quán ở phố Hàng Thao, thành Nam Định.
Yêu vì tài, cảm vì tình rồi họ kết duyên chồng vợ. Cuộc hôn nhân này đã sinh ra
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu – một thi sĩ tài hoa đa tình. Ngay em gái của Tản Đà là
cô Trang cũng là một đào nương: Có phải cô Trang em ấm Hiếu/ Người xinh
xinh yểu điệu dáng con nhà (Tặng cô đầu Trang – Trần Tán Bình).
Khắp các nơi phố thị ca quán
ca trù mọc lên như nấm sau mưa. ở miền Trung thì Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, tỉnh
nào cũng có nhà hát cô đầu. ở miền Bắc những thành phố lớn đều có nhà hát, ở
Nam Định trước cô đầu mở nhà hát ở phố Hàng Thao, sau thiên xuống Ngã Sáu. Theo
phóng sự điều tra của ký giả Hồng Lam trên báo Trung Bắc chủ nhật số
129, năm 1942 thì riêng năm 1938, ngoại ô Hà Nội có 216 nhà hát và gần 2000 cô
đầu tập trung trước thì ở Hàng Giấy, ấp Thái Hà, sau đến Khâm Thiên, Ngã Tư Sở,
Vạn Thái, Chùa Mới, Cầu Giấy, Kim Mã, Văn Điển, Gia Quất.
Trong các khu phố có các ca
quán ả đào, Khâm Thiên và Ngã Tư Sở là những địa chỉ nổi tiếng vì sự gắn bó với
các nhà văn nhà thơ nổi tiếng: Tản Đà, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Hoài Điệp Thứ
Lang, Vũ Hoàng Chương.
Khâm Thiên là nơi nhộn nhịp
nhất của làng cầm ca thưở ấy. Nơi đây có nhà hát 24 gian, có những người quản
lý giỏi giang, khiến cho cả khu phố quanh năm đỏ đèn. Nhà văn Vũ Bằng gọi xóm
Khâm Thiên là “cái nôi văn nghệ của Hà Nội”. Ông cho biết: “tôi chưa thấy có nhà
văn nhà báo đất Bắc nào mà lại không ra vào nhà hát cô đầu”, và các xóm cô đầu
“quả là cái lò đúc ra văn nghệ sĩ”. Và ông kể về việc làm báo ở những tòa báo
“lúc đó ở những con đường Nhà thương Phủ Doãn nhưng thật tình chỉ có một anh quản
lý và một người tùy phái ở đây thường trực mà thôi. Còn bao nhiêu nhân viên tòa
soạn thiết lập đại bản doanh ở Khâm Thiên, Vạn Thái … Đại bản doanh lưu động,
nay ở nhà này mai ở nhà khác. Chúng tôi viết bài, sửa bài ở nhà hát rồi gói
tròn cả lại để vào một chỗ nhất định. Sáng ra người tùy phái đạp xe cọc cà, cọc
cạch xuống lấy bài, đem về cho nhà in xếp chữ. Mỗi tuần lễ một lần, tôi lại hạ
san từ xóm về nhà in để “mi” và vét tiền két chi nhà hát”.
Phải nói rằng văn hóa ả đào,
văn hóa ca trù đã thấm đẫm trong sáng tạo của thi sĩ, văn sĩ trước 1945. Cũng tại
Khâm Thiên, Nguyễn Tuân đã sống và tích lũy vốn liếng cho các tác phẩm về ca
trù như Đới roi, Chùa Đàn. Trần Huyền Trân đã sống ở ngõ Cống Trắng, Khâm
Thiên. Chàng thi sĩ tài hoa của xứ sở “Rau tần” này đã tặng danh ca Quách Thị Hồ
những dòng thơ chứa chan niềm ưu tư: Tự cổ sầu chung kiếp xướng ca/ Mênh
mông trời đất vẫn không nhà/ Người ơi mưa đấy ? Hay sênh phách/ Tay yếu gieo
lòng xuống chiếu hoa. … Thôi khóc chi ai kiếp đọa đầy/ Tỳ bà tâm sự rót nhau
say/ Thơ ta gửi tặng người ngâm nhé/ Cho vút giọng sầu tan bóng mây. Năm ấy
Quách Thị Hồ tròn 30 tuổi.
Thế Lữ, Vũ Hoàng Chương,
Xuân Diệu, Nguyễn Bính cũng có nhiều bài thơ gửi gắm tâm hồn đồng điệu với các
đào nương đem tài sắc tuổi thanh xuân dâng tặng tri âm. Với Thế Lữ là “Bên sông
đưa khách”, với Vũ Hoàng Chương là “Nghe hát” nắn nót câu chữ như ai nắn phím
tơ: Phách ngọt, đàn say, nệm khói êm/ Tiếng ca buồn nổi giữa chừng đêm/
“Canh khuya đưa khách…”. Lời gieo ngọc/ Mơ gái Tầm Dương thoảng áo xiêm. Với
Xuân Diệu là “Lời kỹ nữ”, mà theo Hoài Thanh thì “Người kỹ nữ của Xuân Diệu
cũng bơ vơ như người Tỳ bà phụ. Nhưng nàng không lặng lẽ buồn mà ta thấy nàng
run lên vì đau khổ: "Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo;/ Trời đầy trăng lạnh
lẽo suốt xương da”…
Lại có câu chuyện rằng có một
đào nương tài sắc vẹn toàn, từng làm mê mẩn bao quan viên và tao nhân mặc
khách. Một đêm mưa gió, nàng đi hát ở làng bên trở về thì bị cảm lạnh và qua đời
ngay bên cầu Trò (Sơn Tây). Dân làng và các quan viên thương cảm nàng đã chôn cất
và lập miếu thờ nàng ngay bên cầu. Câu chuyện ấy khiến bao người xót thương cho
thân phận tài hoa bạc mệnh, ‘nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương’ của người
ca nữ nọ. Nhà thơ Vũ Đình Liên nghe chuyện, cảm động mà viết bài Cảm tạ với
hai câu kết: Tạ lòng nào biết nên chi được/ Phách ngọc dồn thêm một nhịp
vàng. Sau khi nghe chuyện và đọc bài thơ của Vũ Đình Liên, chung với mối đồng cảm
ấy, họa sĩ Bùi Xuân Phái đã ký họa lại hình ảnh của người ca nữ qua tưởng tượng.
Những nét vẽ gầy guộc mảnh mai của ông như thấu được cả cái thân phận tài hoa
nhưng mệnh bạc.
4.
Thưởng thức ca trù gọi là “nghe hát”, chứ không phải là “xem hát”. Đào nương ca trù chỉ ngồi yên gần như bất động trong suốt cuộc hát trên một mảnh chiếu cạp điều, với vẻ mặt bình thản, đoan trang. Đào nương chỉ có một cỗ phách tre đặt trước mặt và “đối thoại” với khách nghe chỉ bằng giọng hát và tiếng phách của mình. ấy vậy mà nghệ thuật này đã góp cho văn chương hàng nghìn bài thơ viết bằng chữ Nôm chứa đựng rất nhiều tâm trạng, rất nhiều biến thái vi tế của tâm hồn Việt Nam qua nhiều thế kỷ với các tên tuổi tiêu biểu như: Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Dương Tự Nhu, Nguyễn Hàm Ninh, Chu Mạnh Trinh, Vũ Phạm Hàm, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu, Bùi Kỷ, Tản Đà …
Thưởng thức ca trù gọi là “nghe hát”, chứ không phải là “xem hát”. Đào nương ca trù chỉ ngồi yên gần như bất động trong suốt cuộc hát trên một mảnh chiếu cạp điều, với vẻ mặt bình thản, đoan trang. Đào nương chỉ có một cỗ phách tre đặt trước mặt và “đối thoại” với khách nghe chỉ bằng giọng hát và tiếng phách của mình. ấy vậy mà nghệ thuật này đã góp cho văn chương hàng nghìn bài thơ viết bằng chữ Nôm chứa đựng rất nhiều tâm trạng, rất nhiều biến thái vi tế của tâm hồn Việt Nam qua nhiều thế kỷ với các tên tuổi tiêu biểu như: Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Dương Tự Nhu, Nguyễn Hàm Ninh, Chu Mạnh Trinh, Vũ Phạm Hàm, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu, Bùi Kỷ, Tản Đà …
Trong kho tàng văn chương ca
trù, các bài hay nhất vẫn là những bài ghi lại kỷ niệm giữa văn nhân và ả đào.
Mỗi bài hát là một câu chuyện riêng tư thi vị, mà rất nhiều trong số này lại là
những sáng tác ngẫu hứng, ngay trong chiếu hát, ngay trong tiệc rượu.
Xưa nay, đến với ca trù là
những tâm hồn yêu tiếng hát, tiếng thơ, tiếng tơ, nhịp phách ca trù, để sẻ chia
tâm sự, để hoà mình vào thế giới nội tâm sâu thẳm của những tri âm, để hào hứng
dốc sạch túi tiền vào cuộc hát mà thưởng cho một ngón nghề tài hoa.
Và văn nhân và ca nữ vẫn là
một mối quan hệ mà dường như chỉ có tạo hóa mới ban tặng được. Có phải vì thế
mà mối tình giữa văn nhân và ca nữ luôn ở trong trí nhớ người đời? Có phải vì
thế mà những mối tình này được lưu giữ trong văn chương rất thi vị cho dù nó hiện
diện và tồn tại một cách rất mong manh?.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét