Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Cuộc "tranh luận" của các nhạc sĩ về bài hát Việt Nam

Cuộc "tranh luận" của các nhạc sĩ 
về bài hát Việt Nam
Ba thế hệ nhạc sĩ sáng tác với những cái nhìn khác nhau về bài hát Việt Nam đương đại. Những nhạc sĩ tầm tuổi cao niên và trung niên nghĩ gì? Hãy nghe thử ý kiến của họ. 
Nhạc sĩ Tô Vũ: Khủng hoảng vì nhạc Tây được bê nguyên vào bài hát
* Thế hệ Tiền chiến đã khai sinh ra bài hát Việt định cho nó một diện mạo và tạo được nhiều thành tựu. Gần như cả ở hai khuynh hướng chính đầu tiên là nhạc lãng mạn kế tiếp là nhạc cách mạng đều đạt đến đỉnh cao. Giờ đây bài hát Việt lại lâm vào khủng hoảng thưa ông nguyên nhân là tại đâu?
- Tân nhạc (mà miền Bắc gọi là nhạc cải cách) có 2 khuynh hướng khuynh hướng lãng mạn lúc đầu và sau đó chuyển rất nhanh sang khuynh thướng yêu nước Cách mạng và đều có những thành tựu. Còn âm nhạc Việt mới bây giờ đi vào khủng hoảng phải chăng là do không có được thành tựu như những người đã mày mò làm ra âm nhạc cải cách. Điều này theo tôi vì hướng đi mục đích của những người làm Tân nhạc là rất rõ ràng. Một trong những ý nguyện của họ là làm ra những bản nhạc Việt Nam. Thời kỳ đầu Tân nhạc chịu rất nhiều ảnh hưởng của nhạc Tây. Và người ta băn khoăn trăn trở với việc làm thế nào để có những bài hát mà người Việt nghe và thấy đó là âm nhạc của Việt Nam chứ không phải nhạc Tây mà cho lời Việt vào. Có một thời gian người ta lấy giai điệu phương Tây rồi làm lời vào nhưng ngay sau đó điều này đã làm cho quần chúng thấy chán bởi nó rất vô lý. Tại sao người Việt lại hát giai điệu Tây?
Một trong những thành công của các thế hệ đi trước là cố gắng làm cho những âm điệu đó gần gũi với tâm hồn cảm xúc truyền thống nói-hát của người Việt. Bây giờ hình như những anh em sáng tác trẻ đã quên mất phương châm ấy họ học theo nguyên xi cái mới cái lạ của phương Tây (không phải lấy nhạc của người ta rồi làm lời Việt) lấy phong cách khúc thức điệu thức phát triển... rồi cho lời Việt vào vì thế mà nó gây phản cảm gây sốc với người nghe. Nó làm người ta cảm thấy nếu thế thì tôi nghe bài Anh bài Ý bài Pháp sẽ hay hơn chứ bởi vì nó đúng kiểu của nó. Rất nhiều người thuộc thế hệ trẻ đã không nghe nhạc Việt Nam mà chỉ toàn nghe nhạc nước ngoài tôi cho rằng nguyên nhân căn cốt là ở chỗ đó. Ở thời kháng chiến một trong những phương thức giúp rất nhiều người thành công là làm ra những bài hát có nội dung rất Cách mạng nhưng lại đưa phong cách dân dã vào đó là làm giống như dân ca. Giống như dân ca chứ không phải lấy điệu dân ca rồi đặt lời vào đâu. Tôi thấy Bài hát Việt có giải thưởng dành cho những bài hát có âm hưởng dân ca đó là cách làm rất hay. Vì dân ca đã là truyền thống rồi bây giờ làm nhạc mới với nội dung mới nhưng lại gắn với âm hưởng dân ca thì còn gì hay bằng. Phương thức này không chỉ người Việt mới sử dụng mà rất nhiều nhạc sĩ thế giới tôi được biết đã dùng và thành công. Hình như các nhạc sĩ trẻ của chúng ta hoặc là coi phương thức này tầm thường hoặc cho rằng nó nhàm rồi nên không học theo phương pháp này. Phải nhớ rằng nếu bắt chước một kiểu dân ca thì nó sẽ nhàm nhưng dân ca Việt Nam có biết bao nhiêu kiểu bao nhiêu làn điệu nào dân ca của người xuôi ở ba miền đất nước nào dân ca của người dân tộc thiểu số mà nếu phát triển ra thì rất mới mẻ với người đồng bằng. Nhạc sĩ trẻ giờ cứ dùng phổ biến cái cách: nghe âm nhạc phương Tây nhớ vào đầu rồi cứ thế bê nguyên xi vào tác phẩm và cho rằng thế là mới là hiện đại. Theo tôi đó là chính là nguyên nhân gây khủng hoảng. 
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu: 80- 90% Bài hát Việt nhí nhố đơn điệu
* Qua chương trình Bài hát Việt ông thấy liệu có hy vọng gì vào giới nhạc sĩ trẻ? Có bài hát nào của họ gây được cho ông sự chú ý vì sự mới mẻ của ngôn ngữ âm nhạc?
- Thú thật là tôi chỉ xem những chương trình đầu của Bài hát Việt thôi những chương trình sau này tôi thấy nhí nhố quá nên không xem. Tôi thấy khó chịu với ngay từ cái tên. Sao lại Bài hát Việt? Thế những bài hát trong kháng chiến là bài hát gì? Nên tìm cái tên khác như "bài hát mới" hay "tác phẩm mới".v.v... cho chính xác vì mình có hát bài hát Tây đâu mà phải Bài hát Việt?
Trong các chương trình tôi xem có những bài được nhưng cái được đó cũng chỉ chiếm 10% 20% thôi chứ 80-90% còn lại là nhí nhố đơn điệu ca sĩ biểu diễn thì đóng kịch nhiều hơn là hát tiếng hát từ trái tim. Ngay tác phẩm cũng vậy lời ca thô thiển lắm thiếu chất văn học người ta đặt lời ẩu chẳng hạn "hỡi em dấu yêu" "em yêu dấu" thì lại nói là "em dấu yêu". Có những từ nói ngược được nhưng có những từ không thể nói ngược được. Bài hát Việt chỉ dành cho thanh niên thôi chứ tôi cao tuổi rồi nên ít thích lắm.
Bài hát mới giờ không thể so với những bài hát thời kháng chiến chống Mỹ có những bài giờ nghe lại vẫn thấy rung động lắm còn ca khúc bây giờ tôi nghe chả thấy rung động gì. Xưa có những bài ca sĩ hát xong khán giả yêu cầu hát lại bây giờ chả có bài nào được yêu cầu hát lại có những bài nghe nửa chừng người ta bỏ. Không biết tôi nói thế có trái ý với các bạn thanh niên không chứ tôi là tôi thấy như thế nhiều người thuộc thế hệ tôi cũng thấy thế. Tôi hoan nghênh những bài hát mới trong chương trình Bài hát Việt nhưng tôi nghĩ nên sửa lại cái tên chương trình ban tuyển chọn cũng phải lưu ý lời ca âm nhạc của tác phẩm vì có nhiều bài thiếu tính dân tộc tính Việt mà lai Tàu lai Tây lai Hàn Quốc.
Nhạc sĩ Văn Dung: Phải bình tĩnh lắng nghe...
* Ông có nhận xét gì về bài hát Việt Nam hôm nay? Là một người nhiệt thành ủng hộ cái mới nhạc sĩ có nhận xét gì về những bài hát dự thi trong các live show Bài hát Việt của VTV3?
Khi nhận xét về bài hát Việt Nam hiện nay có nghĩ là phải có ý thức sẵn về một khuôn mẫu hình thức mà nghệ thuật có khuôn mẫu thì vứt rồi. Muốn nói tới cái hay cái đẹp của người sáng tác là phải đứng ngoài khuôn mẫu. Thế hệ trẻ có giọng nói của thế hệ trẻ thế hệ lớn tuổi có giọng nói của thế hệ lớn tuổi... Trong khi âm nhạc thì không có già hay trẻ mà chỉ có hay hoặc dở. Nói người già viết hay hơn bọn trẻ thì sao lại có nhạc trẻ. Vì thế chúng ta phải xem chúng ta ở đâu nói cái gì. Khi bạn hỏi nhận xét về ca khúc Việt Nam hiện nay tôi tự hỏi nhạc sĩ Văn Dung là ai mà đưa ra đánh giá. Nếu là thính giả nghe nhạc tôi bảo tôi thích cái này có khi hàng triệu người lại thích cái khác. Âm nhạc cần phải có thời gian phải bình tĩnh để lắng nghe. Tôi tin đã là âm nhạc đích thực tự nó sẽ cư trú trong tâm hồn mỗi người sống mãi với thời gian không cần đề cao không cần phân tích. Còn nữa tôi không phải là người Tây mà nói về ca khúc Việt Nam. Hiểu thế nào là một tác phẩm đã là một chuyện đáng bàn. Có người đi học về coi ca khúc không phải là tác phẩm thì bạn nói gì. Và có nhạc sĩ lại nói rằng đã là ca khúc mà nhạc sĩ không biết viết phần đệm thì tại sao lại gọi là tác phẩm được... Tôi kể câu chuyện đấy để thấy rằng khi đánh giá về văn học nghệ thuật phải xem chúng ta đứng ở đâu để đánh giá.
Mỗi một thời đại đều có người tài và tác phẩm hay. Chúng ta hãy tin thế hệ trẻ đang nói giọng nói của họ. Chúng ta không bắt được các nhạc sĩ trẻ viết Hành quân xa như Đỗ Nhuận hay Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây như Hoàng Hiệp. Thời đại của họ là thời đại công nghiệp hiện đại hóa và tư duy của họ không phải tư duy của thế hệ trước - thông tin một chiều mà là tư duy thông tin nhiều chiều. Họ thích cái gì họ nghe thích gì làm nấy. Không bắt người trẻ làm theo ý ta. Hàng trăm hàng nghìn bài hát đưa trong chương trình Bài hát Việt của VTV3 nếu tôi nhớ không lầm qua 3 năm 2005 2006 2007 mỗi năm có 1.000 bài hát dự thi nhưng mỗi năm BTC chỉ chọn vào chung kết khoảng 18 bài như vậy 3 năm mới có 54 bài. Trong số này nếu bình tĩnh lắng nghe có thể thấy 1 vài bài hay thậm chí 10 bài hay... nhưng như vậy là trong số 3.000 bài hát chỉ đọng lại có 10 bài. Nghệ thuật không đòi hỏi làm là phải đúng phải hay mà trong quá trình làm có thể rút ra thế nào là đẹp thế nào là hay... Trong số các nhạc sĩ tham gia chương trình chúng ta thấy những cái tên như: Lê Minh Sơn Nguyễn Vĩnh Tiến Lưu Thiên Hương Giáng Son rồi những em trẻ khác: Sa Huỳnh Duy Hùng... Họ tham gia vào đấy có thể còn lại hoặc không còn lại gì nhưng họ phải tham gia để cho thấy họ đã nghĩ và đã làm như thế. Còn thời gian và công chúng sẽ là người thẩm định một cách tương đối.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương: Khuynh hướng dân gian đương đại là con đường đẹp nhất
* Là một trong những người khai mào cho dòng nhạc theo khuynh hướng dân gian đương đại khi nghe những bài hát mới sáng tác trong những năm gần đây nhất là trong các live show Bài hát Việt ông thấy dòng nhạc này có tương lai gì không khi mà giới trẻ họ chỉ thích thú với các phong cách âm nhạc ngoại nhập? Đã có những tên tuổi mới nào của dòng nhạc này gây được sự chú ý của ông?
- Tương lai ư? Tôi thấy lo lắng. Bọn tôi sinh ra ở Hà Nội sao vẫn đắm đuối với cung bậc âm điệu dân gian bởi nó rung động ghê gớm lắm từ đó mà tìm ra vẻ đẹp của xứ sở của tâm hồn người Việt Nam cái với bọn tôi là cái còn mãi. Nếu mất đi thì thật kinh khủng đau buồn và đáng tiếc. Bây giờ các bạn trẻ có phần hướng ngoại thích các phong cách âm nhạc sôi động của phương Tây thanh niên nông thôn ở một vài nơi đã quần bò áo phông đã hip hop rồi. Cái nồng độ truyền thống cái tình yêu mãnh liệt với văn hóa dân tộc nếu không tăng cường sẽ bị bẹp dí trước sự xô đẩy của những phong cách nhạc ngoại nhập. Phải chăng điều này là tất yếu trong thời buổi toàn cầu hóa? UNESCO đã cảnh báo nguy cơ này và kêu gọi hãy gìn giữ sự đa dạng về bản sắc văn hóa cho thế giới. Thế nên tôi nghĩ khuynh hướng dân gian đương đại là một con đường đẹp nhất không phải chì vì lợi ích quốc gia mà là vì lợi ích của nhân loại. Gần đây đã xuất hiện vài gương mặt trẻ đi theo hướng đó (tất nhiên đôi khi vẫn chỉ là chuyện hình thức thời trang theo kiểu hoài cổ hoặc chuộng lạ). Và dòng nhạc này vẫn có người nghe vẫn có người yêu thích (dù chỉ là lớp công chúng lớn tuổi và một bộ phận giới trẻ nông thôn). Đấy là lý do vì sao mặc dù tôi rất lo lắng nhưng vẫn còn chút hy vọng.
Theo dõi sáng tác mới gần đây thuộc dòng nhạc này nhất là trong live show Bài hát Việt của VTV3 tôi vẫn chưa nẩy ra được cái tên nào. Có một cái tên có thể nẩy ra được lại là một tác giả nghiệp dư. 
Nhạc sĩ Trần Tiến: Sao cái vòng này lại không khép kín?
* Thế hệ ông được coi là thế hệ kế cận đã đóng góp cho kho tàng bài hát Việt rất nhiều tác phẩm giá trị. Sự khác biệt của chúng với bài hát của lớp đàn anh và của giới trẻ bây giờ theo ông là gì?
- Nhạc của chúng tôi khác với nhạc của lớp đàn anh ở chỗ thời của các ông ấy âm nhạc thế giới nó cũng như thế nên nhạc của các ông dù có Việt Nam đến mấy cũng không thoát khỏi cái trào lưu chung đó. Thời chúng tôi thập niên 1960 1970 âm nhạc của thế giới đã đổi khác lớp chúng tôi cũng bị cuốn theo những cái khác ấy nên nhạc chúng tôi vì thế không giống nhạc của thế hệ đàn anh. Điều này cũng là tự nhiên. Bây giờ lớp trẻ sinh ra trong một thời kỳ mà âm nhạc thế giới đã thay đổi cái chúng tôi từng yêu thích không giống với cái đang yêu thích của họ nên nhạc của họ dĩ nhiên phải khác thôi. Chỉ có điều chúng tôi vẫn nghe được nhạc của lớp đàn anh và lớp đàn anh vẫn nghe được nhạc của chúng tôi nhưng giới trẻ thì khác họ nghe được nhạc của chúng tôi nhưng không nghe được nhạc của thế hệ trước chúng tôi. Và điều này cũng hơi... khó nói nói ra sợ các bạn trẻ không thích là thế hệ đàn anh bọn tôi và cả thế hệ tôi nữa cũng không nghe được nhạc của các bạn trẻ. Đây là một vấn đề cần được các nhà nghiên cứu về văn hóa làm sáng tỏ vì nó quan trọng lắm đấy. Tại sao cái vòng này nó lại không khép kín thế nhỉ?
Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh: Một số tác giả trẻ viết khác hẳn bọn tôi
* Bài hát nào tác giả nào hiện nay theo đánh giá của ông là đáng chú ý vì sự tìm tòi?
- Bài Nồng nàn Hà Nội của Nguyễn Đức Cường Phố cổ của Nguyễn Duy Hùng Hà Nội của tôi của Trịnh Minh Hiền Son của Đức Nghĩa Giấc mơ trưa của Giáng Son Li ti của Sa Huỳnh v.v... là có tìm tòi. Các tác giả trẻ này có cách phát triển mô triển khai các yếu tố âm nhạc (tiết tấu hòa thanh giai điệu) chứa đựng trong chủ đề theo kiểu nhắc lại hoặc mô tiến mà theo cái "hơi" cái phong cách âm nhạc mà họ muốn. Cấu trúc chặt chẽ mạch lạc. Viết "tròn khuôn" vòng hòa thanh đúng cách. Về đề tài thì cũng không có gì mới nhưng họ có tìm tòi trong cách thể hiện. Ví dụ như nói về Hà Nội họ không lãng mạn bay bướm họ đi tìm những nét đẹp bình dị đời thường. Còn giai điệu thì không du dương ca từ không chải chuốt mà gần với lời nói hàng ngày.
Theo http://nguyenquocdong.vnweblogs.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Một thoáng tình cờ Rộn ràng ngày hội. Ánh sáng thiên diệu trải khắp mọi nơi. Thiện nam tín nữ dập dìu du xuân. Từng đôi nam thanh nữ t...