Nga
Sơn là một miền quê cổ tích với những điểm du lịch thú vị và hấp dẫn, sẽ không
thể nào không kể tới dòng Hoạt Giang hiền hòa thơ mộng, nhưng đã chứng kiến nhiều
sử tích thú vị. Du thuyền trên sông Hoạt đang là một hoạt động du lịch hấp dẫn
đối với du khách khi đến với miền quê huyền thoại này.
Du
thuyền trên sông Hoạt, du khách sẽ được tận hưởng
sự thanh khiết của
thiên nhiên và thư thái tâm hồn.
Nhắc
đến Nga Sơn, người ta sẽ nhớ ngay đến những đôi chiếu cói, nhớ đến dưa hấu đỏ
và bài học về ý chí kiên cường của Mai An Tiêm, nhớ đến chuyện tình yêu giữa thần
tiên và tục thế của chàng Từ Thức và nàng Giáng Hương thuở trước,…
Ngay
từ những khoảnh khắc đầu tiên du thuyền trên sông Hoạt, du khách sẽ có được những
cảm thức rất quen thuộc nhưng cũng đầy lạ lẫm. Những ruộng cói xanh mướt một
màu, những luỹ tre trải dài tít tắp, những mái nhà tranh đạm bạc thấp thoáng
sau những gốc cây già, những cánh chim chấp chới bay ríu rít gọi nhau về tổ, những
người thuyền chài thả lưới buông câu,… đó chẳng phải là làng quê Việt, là hồn
quê tự ngàn xưa còn lại hay sao? Chỉ bình dị vậy thôi, nhưng chắc chắn du khách
sẽ bồi hồi như được dẫn lối về miền cổ tích, về với ngày xửa ngày xưa trong tâm
khảm mỗi người!
Xuôi
thuyền theo dòng sông Hoạt, ta sẽ đến với Cửa Thần Phù, nơi vẫn được dân gian
nhớ đến qua câu ca dao:
Lênh
đênh qua cửa Thần Phù
Khéo
tu thì nổi vụng tu thì chìm
Đến
cửa Thần Phù, ta như được sống lại một thời hào hùng của cha anh thưở trước, thấy
được hào khí Đông A chảy trong huyết quản. Sóng nước cuồn cuộn chảy như dòng thời
gian vô tận trôi, sông Hoạt mênh mông vẫn là một chứng tích thiêng liêng về một
thời cha ông đi khai hoang mở cõi. Sử xưa có ghi, cửa Thần Phù là một cửa ngõ
quan trọng từ Bắc vào Nam theo đường Thủy.
Thế
nhưng nơi đây sóng to gió dữ, quan quân khó lòng đi qua. Vua quan Đại Việt đi
đánh Chiêm Thành qua đây, đều phải thắp hương cầu khấn đất trời, sông núi,… mới
có thể bình yên dẹp loạn. Đất trời vần vũ, bao biến thiên, thăng trầm lịch sử
đã trôi qua, Thần Phù hôm nay đã hiền hòa hơn, lòng sông nay đã hẹp dần không
còn mênh mông như thưở trước, nhưng Thần Phù vẫn mãi là chứng tích lịch sử quan
trọng về một thời kỳ anh hùng dựng nước và giữ nước của cha ông.
Rời
Cửa Thần Phù, Hoạt giang sẽ dẫn du khách đến với chùa Trúc Lâm ẩn mình giữa bốn
bề sông núi. Để đến được chùa Trúc Lâm, du khách phải men theo đường mòn, qua
những dãy đá sắc nhọn,… thế nhưng không uổng công lặn lội, Trúc Lâm chào đón du
khách bằng sự trầm mặc, khiêm nhường, toát lên nét thanh tịnh, đến đây, du
khách sẽ thấy lòng thư thái, nhẹ nhàng hơn.
Những
chú Sóc chuyền cành nhẩy nhót vui tươi, hoa Đại rải đầy lối đi thơm ngát, trái
Bưởi vàng ươm, tươi rói chín mọng trên cây, bạt ngàn màu xanh của lá, của trời,
màu vàng của những cánh hoa dại. Trúc Lâm thử lòng du khách bằng chặng đường
xa, nhưng đổi lại sẽ tặng cho những ai thành tâm đến với ngôi chùa này, bằng sự
an lạc trong tâm hồn.
Chia
tay Trúc Lâm tự, Hoạt giang lại dẫn du khách đến với Bia Thần – một chứng tích
lịch sử thiêng liêng, nơi ghi nhận sự tài hoa, khả năng chinh phục thiên nhiên
của cha ông. Sừng sững trên vách núi đá là một chữ Thần bằng tiếng Hán. Chiều
ngang của chữ Thần khoảng 1m, chiều dài cao 2m. Dù đã có nhiều nghiên cứu nhưng
cho đến nay, vẫn chưa thể xác định được chữ Thần chính xác được khắc vào thời
gian nào.
Bia
Thần, chứng tích lịch sử thiêng liêng.
Có
ý kiến đó là bút tích của vua Lê Thánh Tông, cũng có ý kiến lại cho rằng đó là
bút tích của chúa Trịnh Sâm lưu lại. Dù không thể xác định chính xác ai là tác
giả của chữ Thần, nhưng đứng trước một tuyệt tác như vậy, du khách sẽ không khỏi
trầm trồ ngưỡng mộ tài năng của các bậc tiền nhân.
Đá
núi cheo leo, sừng sững, sông nước mênh mông cuồn cuộn sóng, vậy mà người xưa
đã khéo léo điêu khắc nét chữ tài hoa. Chữ Thần trên vách đá, vẫn hiên ngang giữa
đất trời, mặc cho mưa gió bào mòn, thời gian vần vũ, mãi là một minh chứng xác
đáng nhất về tài năng, trí tuệ của người Việt Nam tự ngàn xưa.
Bên
bờ sông Hoạt còn có tượng Lã Vọng Câu Cá, dựa theo tích xưa Lã Vọng Câu Cá đợi
thời bên Trung Hoa. Hiên ngang giữa đất trời, sông núi là hình ảnh một người ngồi
trên đỉnh núi cao, tay cầm chiếc cần câu, khuôn mặt toát lên sự an nhiên thế tục.
Tượng cao và to như người thật, nổi bật trên đỉnh núi thuộc địa phận xã Nga Thiện.
Đây thực sự là một kỳ tích của thiên nhiên.
Nét
độc đáo trên chuyến du thuyền xuôi dòng Hoạt giang, không chỉ ở sự bình yên của
cảnh quan đôi bờ sông Hoạt, cũng không phải chỉ ở những kỳ quan thiên nhiên tự
ngàn xưa còn lưu lại, mà chính là ở sự giải phóng tâm hồn của bản thân du
khách. Đặt chân xuống thuyền là lúc du khách tự thưởng cho chính mình một ngày
nghỉ ngơi, không vướng bận lo toan, cạnh tranh, mọi muộn phiền, thị phi buông
trôi theo dòng nước. Thức ăn của du khách có thể do chính du khách tự chuẩn bị,
hoặc cũng có thể đặt những món đặc sản Nga Sơn như: Dê ủ trấu, gỏi nhệch,...
Nhà hàng sẽ cho người đi theo để phục vụ món ăn trên thuyền cho các khách quan.
Thú
vị hơn nữa du khách có thể ghé vào nhà dân sinh sống ven sông Hoạt. Họ là những
hộ dân cư đi khai khẩn kinh tế ở những khu vực vùng sâu, vùng xa. Đời sống nơi
đây hãy còn thiếu thốn, nhưng tình người vô cùng nồng hậu. Vào mùa mưa, người
dân còn có thể chiêu đãi du khách món Ốc núi Nga Sơn do chính họ vừa lên núi bắt
về.
Du
lịch nghỉ dưỡng sông Hoạt đang là một trong những điểm đến hấp dẫn trong đề án
phát triển ngành công nghiệp không khói tại Nga Sơn. Ông Mai Đình Hiếu - Phó Chủ
tịch UBND huyện Nga Sơn cho hay “Sông Hoạt là một trong những điểm du lịch mang
đậm giá trị lịch sử cũng như cảnh quan thiên nhiên vô cùng hấp dẫn.
Trong
thời gian tới, huyện Nga Sơn sẽ tích cực đầu tư, cải tạo, khai thác mô hình du
lịch nghỉ dưỡng này để có thể phục vụ nhu cầu du lịch của du khách nhiều hơn nữa”. Hy vọng, du lịch sông Hoạt sẽ càng ngày càng mở rộng và phát triển, thu hút được
sự quan tâm của du khách từ nhiều miền đất nước, để các di tích lịch sử và cảnh
quan thiên nhiên được trân trọng đúng với giá trị vốn có.
Nguồn Báo VH&ĐS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét