Tân nhạc Việt Nam
Tân nhạc Việt Nam là rừng
hoa bát ngát. Hoa có thứ lộng lẫy nồng hương, có loại chỉ có sắc không hương,
có thứ đẹp não nùng nhưng mong manh, có loài trong trắng đơn sơ. Người ta yêu
nhạc cũng như yêu hoa, hoàn toàn bằng cảm tính chủ quan. Nói về nhạc, mức thẩm
âm khác nhau của người nghe đã là điều khó diễn tả. Sang đến nhạc có lời ca thì
sự yêu thích khen chê có lẽ tùy tâm trạng của mỗi người trong từng hoàn cảnh.
Trong giới yêu thích nhạc cổ
điển Tây phương, người ta thường luận rằng người giỏi toán thì thích nhạc Bach
hay Vivaldi, chuộng văn chương thì yêu nhạc Chopin, Lizst. Tính tình dũng mãnh,
bảo thủ thì yêu Wagner, hồn nhiên và ôn hòa thì thích Mozart, người khắc khổ chẳng
thể không mê Beethoven. Đó mới chỉ nói đến loại nhạc không lời, loại nhạc đòi hỏi
người nghe sở đắc trình độ hiểu biết tương đối về nhạc, hoặc một trí tưởng tượng
phong phú.
Sang đến loại nhạc có lời
như tân nhạc Việt Nam thì người nghe có khuynh hướng trộn lẫn tình cảm của tác
gỉa với cảm quan của riêng mình. Việc hướng dẫn có khi không còn cần thiết, vì
thế lòng yêu nhạc dễ đi đến tận cùng của chủ quan. Một thanh niên đôi mươi vừa
đi thăm cô bạn gái về ắt phải khẽ khẽ bài Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa,
và khăng khăng tuyên bố nhạc của Tô Vũ là nhất! Gặp trường hợp người yêu của
chàng mặc áo tím, thì Ngàn Thu Áo Tím của Hoàng Trọng sẽ lên ngôi Bắc
đẩu…Nhưng là người nghe, chúng ta nghĩ gì về sở thích, tâm trạng của chính các
nghệ sĩ sáng tác?
Bài viết này thử làm cái gạch
nối giữa bạn đọc- người thưởng ngoạn- và các nghệ sĩ, tác giả, khi nói về những
ca khúc họ yêu thích, của chính họ. Chúng ta có thể gặp nhiều bất ngờ lý thú.
Xin bắt đầu bằng nhóm nhạc
sĩ tiền phong của nền âm nhạc Việt Nam là nhạc sĩ Phạm Duy, người cống hiến nhiều
ca khúc nhất cho hai ba thế hệ chúng ta. Ông là cây cổ thụ trong làng âm nhạc
vì không có ông, nền tân nhạc Việt Nam không được như ngày hôm nay. Phân tích
những nhạc phẩm được ưa thích nhất của Phạm Duy không phải là việc đơn giản.
Ông viết trên một nghìn bài nhạc và hầu như thích hợp mọi giới thưởng ngoạn. Bản
nhạc Tình Ca có thể là bài được yêu thích nhất và nữ danh ca Thái
Thanh cũng đồng ý như vậy. Nhạc phẩm này được viết vào thời điểm gia đình Phạm
Duy giao du mật thiết với học giả Nguyễn Đức Quỳnh. Lời ca là sự góp ý của Nguyễn
Đức Quỳnh với Phạm Duy.
Viết vừa ráo mực, Phạm Duy
hát cho Thái Thanh nghe ngay và từ đó bài hát gắn liền với tên tuổi của bà.
Từ hơn nữa thế kỷ nay, nhạc
và lời ca của Phạm Duy đã đi sâu vào lòng người. Ai cũng có một lần trong đời
thấy lòng mình thổn thức với Tiếng Đàn Tôi, Cành Hoa Trắng, Khối Tình
Trương Chi…Rộn ràng lòng yêu nước với Về Miền Trung, Quê Nghèo và
nhất là hai bản trường ca Con Đường Cái Quanvà Mẹ Việt Nam. Những ngưởi
yêu nhau qua bao thế hệ vẫn thì thầm Ngày Đó Chúng Mình, Thương Tình Ca,
Trả Lại Em Yêu, Cỏ Hồng...Tác giả cho biết bài nào viết ra ông đều yêu cả,
nhưng ông thích nhất hai bài trường ca vì công sức và tính cách trường tồn của
nó.
Trong suốt mấy mươi năm nghe
nhạc Phạm Duy, người viết bài này yêu những bài hát theo từng giai đoạn của cuộc
đời. Khi còn trẻ tôi thích nhất Dạ Lai Hương, tuổi trung niên thì yêu bài Kỷ
Niệm và bây giờ yêu Chiều Về Trên Sông có lời ca thâm thúy và
nét nhạc bao la mà buồn cô quạnh.
Nhạc sĩ Vũ Thành được kính mến
về tài năng lẫn tư cách ngoài đời. Ông là người khí phách. Ông sáng tác không
nhiều, khoảng mười bài, dù đã cống hiến cả đời cho âm nhạc. Nghệ thuật viết hòa
âm của ông xứng đáng bậc thầy trong ngành ca nhạc, và cho đến nay nhiều ca sĩ
thượng thặng vẫn nhắc nhở đến tên tuổi ông. Ai đó đem từ quê nhà cuốn băng với
giọng ca mình hát chung với dàn nhạc hòa âm Vũ Thành thì xem như tìm lại một bảo
vật, giữ gìn cẩn trọng.
Vũ Thành viết ít nhưng mỗi
bài hát của ông là một tuyệt tác. Nhạc Vũ Thành mang âm hưởng Tây phương, sang
trọng qúi phái, khó hát và kén người nghe. Ông được thính gỉa biết nhiều nhất
qua bàiGiấc Mơ Hồi Hương viết sau cuộc di cư từ Bắc vào Nam. Ca khúc được
chính ông yêu nhất là Thụy Khúc viết đầu thập niên 70 và là bài hát cuối
cùng trong đời. Bài này, được giọng hát ông yêu thích trình bày trong tape nhạc
“Tiếng Chiều Rơi” do Lê Văn Khoa thực hiện vào buổi đầu của làng âm nhạc hải
ngoại. Nữ danh ca Kim Tước, người trình bày rất trung thực những tác phẩm của
Vũ Thành, nói rằng cô yêu nhất bài Gửi Áng Mây Hàng, lời ca ai oán khôn
nguôi về nỗi sầu tha hương và sự tiếc thương mối tình nơi cố xứ. Ý nhạc thiết
tha và bâng khuâng.
Cũng là người trình bày nhạc
Vũ Thành rất đạt, làm tác gỉa hài lòng là nam danh ca Anh Ngọc tâm sự: Ông
thích nhất bài Nhặt Cánh Sao Rơi, viết về sự xa cách của tình bạn đậm đà.
Anh Ngọc cho biết ông thích loại nhạc sang qúi dù là ít phổ biến. Lọai nhạc này
đòi hỏi người trình bày có trình độ và kỹ thuật cao. Riêng tôi thì thích bài Nhớ
Bạn với nét nhạc trang trọng êm ái và lời ca tình cảm trân trọng.
Cũng như Vũ Thành, nhạc sĩ
Cung Tiến sáng tác không nhiều, nhưng được thính gỉa dành cho một chỗ đứng cao
qúy riêng. Lúc trẻ, ông viết nhiều tác phẩm có âm hưởng bán cổ điển Tây phương
nhưHương Xưa, Nguyệt Cầm, Đêm Hoa Đăng, Mùa Hoa Nở, ông kết hợp lời ca bằng
cổ ngữ, phản phất hình ảnh “Đường thi”. Càng lớn tuổi ông càng có khuynh hướng
soạn ra những giai điệu phức tạp nhưng phong phú, gần gũi hơn với Đông phương
như Hoàng Hạc Lâu, Kẻ Ở, Vết Chim Bay…
Sau này dường như ông không
viết lời nữa, mà chỉ phổ thơ. Ngoài ba bài thơ phổ nhạc vừa kể, Cung Tiến còn
đưa nhạc vào thơ như Thuở Làm Thơ Yêu Em, Đêm, Lệ Đá Xanh. Một số
thính gỉa thì vẫn yêu thích những bài hát ông viết lúc còn trẻ như Thu Vàng,
Hoài Cảm, nhưng riêng ông thì thích nhất các tác phẩm không lời, soạn cho
dàn nhạc đại hoà tấu, bản Chinh Phụ Ngâm Khúc mà ông viết rất công
phu và sử dụng hoàn toàn giai điệu Đông Phương. Anh Ngọc hay nhắc đến Mắt
Biếc, Duy Trác yêu thích Hương Xưa, Lệ Đá Xanh (thơ Thanh Tâm
Tuyền) bao giờ cũng nghe rất mới.
Và chúng ta không thể thiếu
nhạc Phạm Đình Chương trong cuộc sống. Trái ngược với Vũ Thành, Phạm Đình
Chương được nhiều người biết đến và có số lượng sáng tác đáng kể. Ông là nhạc
sĩ tài hoa với những tác phẩm đượm hồn dân tộc. Ông có biệt tài phổ nhạc vào những
bài thơ hay nhất của thế hệ chúng ta, ngay cả những bài thơ mà ông xem thuộc loại
“bí hiểm”. Thơ tình được Phạm Đình Chương phổ nhạc trở thành những ca khúc dễ
yêu, dễ thuộc, và dễ hát nhất.
Trong chỗ bạn bè thân thiết,
ông nói đùa rằng ai tán gái cũng phải nhờ đến nhạc của ông làm mai mối. Thổ lộ
mối tình cho nàng thì còn gì hay hơn Mộng Dưới Hoa (thơ Đinh Hùng).
Còn muốn vật vã khóc than cho nỗi tuyệt vọng để nàng mủi lòng thì đã có Người
Đi Qua Đời Tôi (thơ Trần Dạ Từ). Đám cưới tiệc tùng ngày Xuân mà thiếu Ly
Rượu Mừng thì mất vui. Hỏi ông về tác phẩm yêu thích nhất của mình, ông trả
lời là Hội Trùng Dương vì tính chất nghệ thuật và gía trị trường cửu
của bài hát. Sau này ra đến hải ngoại thì chúng ta có thêm tuyệt tác Đêm
Nhớ Trăng Sàigòn (thơ Du Tử Lê). Đặc biệt Bài Ngợi Ca Tình Yêu gồm
có hai phần (Bài Ngợi Ca tình Yêu và Đêm Màu Hồng) phổ từ một bài thơ khá dài của
Thanh Tâm Tuyền.
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước
sáng tác khỏang hai trăm ca khúc mang âm hưởng Tây Phương nhưThuyền Mơ, Áng Mây
Chiều, Bến Xuân Xanh, Mơ Tiên…Tiết điệu phong phú lôi cuốn, nhất là những bản
viết theo nhịp Tango như cánh Bằng Lướt Gió, Ước Hẹn Chiều Thu…Cũng nổi
tiếng trong những bài hát thấm đẫm nét cổ truyền như Tiếng Xưa, Đêm Tàn
Bến Ngự, Bóng Chiều Xưa, Ngọc Lan...Nhà văn Võ Phiến có nhận xét rằng những ca
khúc có âm hưởng miền Trung sâu đậm lại do một ông nhạc sĩ chính cống người Bắc
soạn ra!
Người nhạc sĩ gần với loại
nhạc của khiêu vũ trường là Văn Phụng. Ông thành công với thể loại vui tươi và
đầy sở trường về tiết điệu. Nghĩ đến Văn Phụng thì cảm thấy ngay không khí vui
tươi của thành phố ánh đèn màu. Ông đem những nhịp điệu Tây phương vào tân nhạc
rất sớm, như bản Trăng Sơn Cước nhịp Bolero, hoặc Tôi Đi Giữa Hoàng
Hôn nhịp Slow Rock. Nói thế không có nghiã là ông thiếu loại nhạc buồn. Những
ca khúc trữ tình của Văn Phụng thì nhẹ nhàng và được yêu thích là Suối
Tóc, Tiếng Dương Cầm, Lời Nhi Nữ. Nữ danh ca Châu Hà, người bạn đời của
ông thích nhất Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn vì hoàn toàn là kỷ niệm: bến
Hoàng Hoa được nói đến trong bài ca là bờ sông Saìgon, nơi hò hẹn của hai người!
Hỏi sáng tác nào ông thích nhất, Văn Phụng trả lời là bài Chán Nảnviết năm
1972. Với tôi, bải ca Yêu cũng tuyệt vời vì tiết điệu khoan thai nhịp
¾ thật chậm mà ray rứt khôn nguôi.
Khi viết nhạc hoặc đặt lời,
người nghệ sĩ hoàn toàn tự do làm chủ tác phẩm của mình. Nhưng, khi tác phẩm được
phổ biến trong quần chúng, nó bắt đầu có đời sống riêng, vượt khỏi sở thích hay
chủ đích ban đầu cuả tác giả. Có khi nó được đón nhận hững hờ rồi chìm vào quên
lãng, rồi sau đó khá lâu lại được yêu thích bất ngờ, có lẽ do hoàn cảnh chiến
tranh, tâm trạng chung của xã hội trong thời điểm nào đó. Cũng có lúc tác phẩm
được viết ra theo kiểu “trả nợ”, như nhà văn viết “feuilleton” bị thúc bài, viết
xong rồi quên ngay, vậy mà lại được thính gỉa đón nhận nồng nhiệt!
Các ca sĩ, theo tôi, chỉ
đóng góp một phần nhỏ trong sự thành công của ca khúc nếu xem sự yêu thích của
công chúng là sự thành công.
Thông thường, theo lời một
nhà văn người Ý ghi lại đâu đó: nghệ sĩ có tác phẩm của mình được đón nhận đông
đảo, nhưng…trong số đông đảo này chỉ một số ít khán thính gỉa hiểu được ý nhạc
lời ca của bài hát. Vì sao lại có phản ứng “lập dị” như thế? Phải chăng họ (người
nhạc sĩ) có cảm quan khác với công chúng, và ít khi hài lòng với những gì ( bài
ca) đã có, hay đang có. Họ muốn ra khỏi đám đông để tìm cảm hứng mới lạ, nếu được
đón nhận càng hay. Trong tinh thần đó, có thể họ là những người được yêu thích
nhất nhưng cũng cô độc nhất.
Tôi thích nghe nhạc từ tuổi
hoa niên. Bây giờ nhớ lại, nhận ra sở thích riêng tư của mình đã thay đổi theo
thời gian. Thưở thiếu thời, đầu thập niên 1960, tôi mến chuộng những ca sĩ có
thanh giọng rõ ràng trong sáng và ca từ dễ ăn sâu vào lòng người. Trong tâm tưởng
tôi vẫn nguyên vẹn nỗi háo hức khi được đi xem những chương trình Đại nhạc hội
ca kịch tổ chức mỗi chủ nhật tại rạp hát Hưng Đạo. Trước vở kịch chính do ban
thoại kịch Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Kịch Sống Túy Hồng trình diễn là chương
trình ca vũ nhạc quy tụ những tên tuổi thời danh. Ca sĩ Phương Dung, được xướng
ngôn viên giới thiệu “Con nhạn trắng Gò Công”, nhu mì trong chiếc aó dài trắng,
trình bày Những đồi hoa sim nhạc Dzũng Chinh phổ thơ Hữu Loan, Khúc
hát ân tình cuả Xuân Tiên, hay Đố ai của Phạm Duy. Hoặc Thái
Thanh với ban Thăng Long hợp xướng Ô mê ly cuả Văn Phụng. Sau một bài
dù được tán thưởng nhiều hay ít, khán gỉa thường nghe điệp khúc “để đáp lại tấm
thịnh tình cuả khán giả...” Ngoài ra còn có sự góp mặt của nam ca sĩ mang hai
dòng máu,Việt Ấn, vang danh với Hận Đồ Bàn của Xuân Tiên. Khán giả
yêu chuộng giọng tê-no làng tân nhạc như Thanh Hùng với Vọng ngày xanh của
Khánh Băng, Hùng Cường truyền cảm qua ca khúc Ông lái đò với chất giọng
“nam cao” của ông. Bài này được thu âm vào đĩa nhựa năm 1963, là một trong số
ca khúc mang âm hưởng nhạc bán cổ điển Tây phương tuyệt vời nhất. Nếu Phương
Dung thành công tột bực trong lãnh vực đại nhạc hội, thì tiếng hát Hoàng Oanh
được nhiều chương trình nhạc phát thanh và sản xuất đĩa nhựa gởi đến thính giả
mọi nơi. Hoàng Oanh là ca sĩ đàn chị của Phương Hồng Hạnh, Phương Hoài Tâm,
Phương Hông Quế, Thanh Phong v.v…Cô học nhạc lý với nhạc sĩ Nguyễn Đức, một
“lò” đào tạo ca sĩ vang danh thời ấy. Cô cũng theo học xướng ngâm với bà Hồ Điệp,
một tên tuổi lẫy lừng trong bộ môn thi ngâm.
Ngoài các tiếng hát thành danh nói trên, còn nhiều giọng ca nổi tiếng khác trình diễn mỗi đêm tại khiêu vũ trường lớn như Ritz, Queen Bee, Tự Do, Đêm Màu Hồng…là ca sĩ Minh Hiếu, Lệ Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly, Thanh Thúy, Trúc Mai, Yến Vỹ, Mỹ Thể…
Giữa thập niên 60, sự yêu thích tân nhạc VN trở nên mạnh mẽ hơn khi dòng nhạc Trịnh Công Sơn bắt đầu thịnh hành với loạt ca khúc “da vàng” phổ biến rộng rãi trong giới sinh viên học sinh. Bài hát TCS với ca từ đẹp như thơ, bàng bạc triết lý hiện sinh: Lời buồn thánh ca sĩ Bạch Yến hát, Diễm xưa tiếng hát Khánh Ly, Xin mặt trời ngủ yên với giọng hát Lệ Thu…Chỉ thời gian ngắn tại Sàigòn, xuất hiện một nhóm ca sĩ trẻ với khuynh hướng tân nhạc thời trang như Thanh Tuyền, Thanh Lan, Julie Quang, Giao Linh, Jo Marcel, Elvis Phương, Sĩ Phú, Anh Khoa, Duy Quang, Lê Uyên Phương…song hành bước theo nguồn nhạc độc đáo của các nhạc sĩ Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Cung Tiến, Trường Sa, Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà .v.v, tất cả đồng loạt nổi danh, sát cánh cùng thế hệ ca nhạc sĩ đi trước. Và kỹ thuật thâu âm băng tape, băng cát-sét hai chiều dần dà lấn lướt phong trào điã nhựa.
Ngoài các tiếng hát thành danh nói trên, còn nhiều giọng ca nổi tiếng khác trình diễn mỗi đêm tại khiêu vũ trường lớn như Ritz, Queen Bee, Tự Do, Đêm Màu Hồng…là ca sĩ Minh Hiếu, Lệ Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly, Thanh Thúy, Trúc Mai, Yến Vỹ, Mỹ Thể…
Giữa thập niên 60, sự yêu thích tân nhạc VN trở nên mạnh mẽ hơn khi dòng nhạc Trịnh Công Sơn bắt đầu thịnh hành với loạt ca khúc “da vàng” phổ biến rộng rãi trong giới sinh viên học sinh. Bài hát TCS với ca từ đẹp như thơ, bàng bạc triết lý hiện sinh: Lời buồn thánh ca sĩ Bạch Yến hát, Diễm xưa tiếng hát Khánh Ly, Xin mặt trời ngủ yên với giọng hát Lệ Thu…Chỉ thời gian ngắn tại Sàigòn, xuất hiện một nhóm ca sĩ trẻ với khuynh hướng tân nhạc thời trang như Thanh Tuyền, Thanh Lan, Julie Quang, Giao Linh, Jo Marcel, Elvis Phương, Sĩ Phú, Anh Khoa, Duy Quang, Lê Uyên Phương…song hành bước theo nguồn nhạc độc đáo của các nhạc sĩ Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Cung Tiến, Trường Sa, Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà .v.v, tất cả đồng loạt nổi danh, sát cánh cùng thế hệ ca nhạc sĩ đi trước. Và kỹ thuật thâu âm băng tape, băng cát-sét hai chiều dần dà lấn lướt phong trào điã nhựa.
Sau 40 năm ở quê người, qua
nhiều thời kỳ tân nhạc VN chuyển mình theo mệnh nước nổi trôi, sở thích và cảm
nhận của riêng tôi về những giọng ca lại thay đổi thêm một lần nữa. Tôi xin
chia sẻ cùng bạn đọc một số ca sĩ tiêu biểu theo thứ tự a,b,c sau đây:
-- Tôi bắt đầu yêu thích giọng
hát của nhạc sĩ, kịch sĩ và ca sĩ Anh Dũng từ khi nghe anh trình bày ca khúc Mấy
dặm sơn khê của Nguyễn văn Đông trong đĩa nhạc Gởi người em gái phát
hành năm 1997. Âm giọng của Anh Dũng vững trãi, trữ tình, làn hơi khoẻ, nhả chữ
rõ ràng, đủ điều kiện để luyến láy, ngắt đổi giai điệu tùy theo xúc cảm. Còn
chút gì để nhớ thơ Vũ Hữu Định, nhạc Phạm Duy, mang âm hưởng dân nhạc cũng
là một nhạc phẩm đắc ý của anh. Bài ca gợi nhớ những kỷ niệm hoa mộng miền cao
nguyên Đà Lạt, nơi anh sinh trưởng và lớn lên.
-- Trong chương trình vô tuyến
truyền hình của trường trung học Mạc Đĩnh Chi cuối thập niên 60, lần đầu tiên
tôi được nghe một giọng hát đẹp, thiên phú của cô nữ sinh có biệt danh Họa Mi,
sinh ngày 1 tháng 5 1955. Cô tốt nghiệp trường Quốc gia âm nhạc, được nhạc sĩ
Hoàng Thi Thơ dẫn dắt trên con đường ca hát, là ca sĩ thường trực tại phòng trà
danh tiếng Maxim’s Saigòn trước năm 75. Năm 1988, Họa Mi định cư tại Pháp và vẫn
tiếp tục nghiệp dĩ ca hát như nghề tay trái. Nhưng khán thính gỉa nhận ra chất
giọng Họa Mi không còn vô tư trong sáng như ngày nào, mà mang mang u hoài,
thương tiếc dù rằng vẫn mượt mà truyền cảm.
Tôi yêu thích Họa Mi trong những bài hát: Tiếc thu của Thanh Trang, Trong nỗi nhớ muộn màng của Ngô Thụy Miên và đặt biệt ca khúc Em đi rồi của Lam Phương. Khi có dịp nghe bài hát này, chúng ta hãy rũ lắng tâm tư để chia sẻ cảm thông, nghe Họa Mi hé lộ mảnh tình riêng rất buồn bã của cô và nhạc sĩ Lê Tấn Quốc (cuộc hôn nhân chỉ kéo dài mười năm) Tại Pháp, Họa Mi lập gia đình với một người quốc tịch Pháp và nuôi các con ăn học. Nhạc sĩ Lê tấn Quốc bị tật mục, gần như mù hẳn. Tuy nhiên anh rất đào hoa, nổi tiếng nhất nước với tiếng kèn saxo điêu luyện. Anh và một kèn thủ khác là Trần Mạnh Tuấn được cựu TT Bill Clinton (chơi kèn có hạng) bắt tay khen ngợi khi ông dự buổi hòa nhạc tại Hà Nội. Điều này được TT Clinton nhắc đến trong cuốn hồi ký “My Life”.
Ca khúc Em đi rồi do nhạc sĩ Lam Phương sáng tác dành riêng cho nữ ca sĩ hồng nhan này. Bản hát nổi tiếng ngay sau khi được cô trình bày trên Thúy Nga Paris. -- Có những giọng ca, thoạt nghe chưa thấm, phải nghe đôi ba lần, tâm tư người nghe mới cảm nhận trọn vẹn nét hài hòa tuyệt vời trong giai điệu, lời ca của người viết nhạc cùng phong cách diễn đạt của người hát. Đó là trường hợp ca sĩ Quang Tuấn.
Mùa Thu năm ngoái, tôi được ca sĩ Lệ Thu giới thiệu tiếng hát Quang Tuấn. Tôi thảng thốt nhận ngay ra chất giọng ấm áp, tròn trịa trong âm vực cao và thấp, trẻ trung phơi phới cộng thêm kỹ thuật trình diễn, nhạc lý vững vàng của nam ca sĩ này. Anh có ngoại hình cao ráo, học thức, nghiêm chỉnh trong việc chọn lựa bài hát trình diễn. Giọng anh rất thích hợp với những ca khúc tiền chiến trữ tình: Em đến thăm anh một chiều mưa (của Tô Vũ), Nhặt cánh sao rơi (Vũ Thành), Hình ảnh một buổi chiều (Lâm Tuyền và Dạ Chung)…cùng loại nhạc tiết điệu dồn dập như hợp khúcMơ hoa & Lỡ cung đàn của Hoàng Giác. Có người nói rằng cung cách trình diễn và giọng ca của Quang Tuấn thấp thoáng “bóng dáng một Tuấn Ngọc”. Theo người viết, Quang Tuấn sẽ có một ví trí riêng biệt trong làng âm nhạc trình diễn tại hải ngoại. Nhắc lại câu nói của anh: “Khi đi hát, Quang Tuấn chỉ đòi hỏi một cát sê “văn nghệ” dù show lớn hoặc nhỏ.
Tôi yêu thích Họa Mi trong những bài hát: Tiếc thu của Thanh Trang, Trong nỗi nhớ muộn màng của Ngô Thụy Miên và đặt biệt ca khúc Em đi rồi của Lam Phương. Khi có dịp nghe bài hát này, chúng ta hãy rũ lắng tâm tư để chia sẻ cảm thông, nghe Họa Mi hé lộ mảnh tình riêng rất buồn bã của cô và nhạc sĩ Lê Tấn Quốc (cuộc hôn nhân chỉ kéo dài mười năm) Tại Pháp, Họa Mi lập gia đình với một người quốc tịch Pháp và nuôi các con ăn học. Nhạc sĩ Lê tấn Quốc bị tật mục, gần như mù hẳn. Tuy nhiên anh rất đào hoa, nổi tiếng nhất nước với tiếng kèn saxo điêu luyện. Anh và một kèn thủ khác là Trần Mạnh Tuấn được cựu TT Bill Clinton (chơi kèn có hạng) bắt tay khen ngợi khi ông dự buổi hòa nhạc tại Hà Nội. Điều này được TT Clinton nhắc đến trong cuốn hồi ký “My Life”.
Ca khúc Em đi rồi do nhạc sĩ Lam Phương sáng tác dành riêng cho nữ ca sĩ hồng nhan này. Bản hát nổi tiếng ngay sau khi được cô trình bày trên Thúy Nga Paris. -- Có những giọng ca, thoạt nghe chưa thấm, phải nghe đôi ba lần, tâm tư người nghe mới cảm nhận trọn vẹn nét hài hòa tuyệt vời trong giai điệu, lời ca của người viết nhạc cùng phong cách diễn đạt của người hát. Đó là trường hợp ca sĩ Quang Tuấn.
Mùa Thu năm ngoái, tôi được ca sĩ Lệ Thu giới thiệu tiếng hát Quang Tuấn. Tôi thảng thốt nhận ngay ra chất giọng ấm áp, tròn trịa trong âm vực cao và thấp, trẻ trung phơi phới cộng thêm kỹ thuật trình diễn, nhạc lý vững vàng của nam ca sĩ này. Anh có ngoại hình cao ráo, học thức, nghiêm chỉnh trong việc chọn lựa bài hát trình diễn. Giọng anh rất thích hợp với những ca khúc tiền chiến trữ tình: Em đến thăm anh một chiều mưa (của Tô Vũ), Nhặt cánh sao rơi (Vũ Thành), Hình ảnh một buổi chiều (Lâm Tuyền và Dạ Chung)…cùng loại nhạc tiết điệu dồn dập như hợp khúcMơ hoa & Lỡ cung đàn của Hoàng Giác. Có người nói rằng cung cách trình diễn và giọng ca của Quang Tuấn thấp thoáng “bóng dáng một Tuấn Ngọc”. Theo người viết, Quang Tuấn sẽ có một ví trí riêng biệt trong làng âm nhạc trình diễn tại hải ngoại. Nhắc lại câu nói của anh: “Khi đi hát, Quang Tuấn chỉ đòi hỏi một cát sê “văn nghệ” dù show lớn hoặc nhỏ.
- Ca sĩ Quỳnh Giao sinh năm
1946, đến với âm nhạc từ năm 15 tuổi, xuất thân từ một gia đình nghệ sĩ. Thân mẫu
cô là ca sĩ Minh Trang, tiếng hát vang danh trong thập niên 1950 qua những ca
khúc của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, bố nuôi cô. Thân sinh cô mất lúc cô mới lên
năm. Sau bảy năm, Quỳnh Giao tốt nghiệp thủ khoa lớp dương cầm và được một nhân
viên Văn hóa Pháp hướng dẫn về thanh nhạc và kỹ thuật xướng âm nhạc cổ điển tây
phương. Nhờ chất giọng thanh tao cùng căn bản nhạc lý khoa bảng, tiếng hát Quỳnh
Giao đặc biệt thích hợp với những bài song ca hoặc hợp ca hát bè.
Tại Mỹ, sánh vai cùng ca sĩ đàn chị Kim Tước, Mai Hương…Quỳnh Giao trở lại con đường ca hát sau nhiều năm vắng tiếng. Ngoài những ca khúc thính phòng “kén thính giả” của các nhạc sĩ lão thành Vũ Thành, Hoàng Trọng, Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, Lê Trọng Nguyễn…Quỳnh Giao còn chứng tỏ khả năng đa dạng khi trình bày rất đạt những ca khúc giá trị sau này của Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Vũ Thành An…Cô đang cư ngụ tại Santa Ana với phu quân là kinh tế gia Nguyễn xuân Nghĩa.
Tại Mỹ, sánh vai cùng ca sĩ đàn chị Kim Tước, Mai Hương…Quỳnh Giao trở lại con đường ca hát sau nhiều năm vắng tiếng. Ngoài những ca khúc thính phòng “kén thính giả” của các nhạc sĩ lão thành Vũ Thành, Hoàng Trọng, Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, Lê Trọng Nguyễn…Quỳnh Giao còn chứng tỏ khả năng đa dạng khi trình bày rất đạt những ca khúc giá trị sau này của Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Vũ Thành An…Cô đang cư ngụ tại Santa Ana với phu quân là kinh tế gia Nguyễn xuân Nghĩa.
-- Là ái nữ của nhạc sĩ Phạm
Duy và ca sĩ Thái Hằng, Thái Hiền cùng anh là Duy Quang với ban nhạc gia đình
The Dreamers, bắt đầu sự nghiệp ca hát qua những ca khúc ngọai quốc Anh, Pháp
trong thập niên 60, cùng những sáng tác dành cho tuổi hoa niên của Phạm Duy như Tuổi
mộng mơ, Chú bé bắt được con công…Sau cuộc di tản cùng đại gia đình qua Hoa kỳ,
Thái Hiền tiếp tục theo đuổi nghề ca hát. Cô và Tuấn Ngọc (em rể) thâu chung CD Lời
gọi chân mây gồm những ca khúc chọn lọc với phần hòa âm công phu của Duy
Cường. Một thời cô được xem là một trong trong những tiếng hát thành công tại hải
ngoại. Tuy nhiên, cô bản tính ít nói, cuộc sống khép kín nên khán thính gỉa
không được biết nhiều về người ca sĩ sinh năm 1958. Có người nói: Ca sĩ Thái Hiền
làm “lạnh sân khấu!”, và có cuộc sống không bình thường sau khi chia tay với
người chồng đầu tiên.
Trở ngại lớn nhất cho những
tài năng trẻ hiện nay khi hát những ca khúc tiền chiến của lớp nhạc sĩ thuộc thế
hệ thứ nhất, thứ hai, thời gian họ không sống qua. Nhưng điều đáng ghi nhận: Thế
hệ giòng nhạc thứ năm này đã rất cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh ra đời của nhạc
phẩm và truyền đạt thành công cảm xúc đến giới thưởng ngoạn. Điều này cần thiết
vì “Nhạc tiền chiến là bình minh của nền Tân nhạc Việt Nam” như nhạc sĩ Nguyễn
Hiền từng nói. Những Như Quỳnh, Ngọc Hạ, Trần Thái Hòa, Anh Tuấn, Thế Sơn,
Nguyên Khang…tại hải ngoại và Quang Dũng, Đức Tuấn, Quỳnh Lan, Xuân Phú, Khắc
Dũng…ở trong nước, đã vượt qua được bước qua rào cản, thử thách này.
Ở vai trò thính gỉa, thưởng thức bộ môn nghệ thuật âm nhạc sân khấu đòi hỏi yếu tố xúc cảm, mà cảm xúc là bản năng cá biệt của tâm thức. Vì vậy, đánh gía một tác phẩm nghệ thuật cũng như cung cách trình diễn là việc làm liều lĩnh và chủ quan. Vì sở thích cá nhân không có đơn vị cân đo và hệ thống so sánh. Chúng ta thường dùng cách nói đơn giản: “Thích vì hợp!” Khi tôi lắng nghe một bản nhạc, nhớ lại vài giọng hát, một số ca khúc của nền âm nhạc kéo dài hai thập niên 1955-1975; Mỗi một tiếng hát thời ấy đều có cá tính riêng biệt. Không thể nhầm lẫn Thái Thanh với Thanh Thúy, Khánh Ly với Lệ Thu, Thanh Lan với Julie Quang, Phương Dung với Hoàng Oanh hoặc Nhật Trường với Duy Khánh, Elvis Phương với Anh Khoa…Hơn nữa, có những giọng ca “thích hợp” đặt biệt cùng nét sáng tác của một số nhạc sĩ. Thái Thanh “chuyên trị” nhạc Phạm Duy, Khánh Ly với dòng nhạc Trịnh Công Sơn, Thanh Thúy với Trúc Phương và Hà Thanh với nhạc Nguyễn Văn Đông… Làm sao tôi có thể bôi xóa được những rung động tột cùng trong ký ức âm nhạc khi nghe Thái Thanh điêu luyện rưng rưng kể chuyện Quê nghèo của Phạm Duy, Lệ Thu nấc nghẹn trông vời Chiếc lá cuối cùng của Tuấn Khanh, Khánh Ly rướn giọng đam mê Cuối cùng cho một tình yêu của Trịnh Công Sơn, Thanh Lan thì khắc khoải cất tiếng Gọi người yêu dấu của Vũ Đức Nghiêm, Julie Quang bồi hồi hoài niệm Ngày xưa Hoàng Thị của Phạm Duy…
Di sản âm nhạc đồ sộ đó được tôi hồi tưởng bằng thính giác của kỷ niệm theo vận nước nổi trôi. Thấp thoáng đã hơn nửa thế kỷ. Nhiều nhạc sĩ và những giọng ca giờ đây đã vĩnh viễn chia tay giới mộ điệu. Chết nhưng không mất. Thanh âm tuyệt vời của những giọng hát bất hủ, vượt thời gian được ghi lại qua những thước băng nhựa, là gia tài qúy báu của người nghệ sĩ ký thác cho hậu thế. Âm nhạc, vì vậy, không phải chỉ để giải trí mà còn là dấu tích một thời vàng son của nền Tân nhạc Việt Nam.
Ở vai trò thính gỉa, thưởng thức bộ môn nghệ thuật âm nhạc sân khấu đòi hỏi yếu tố xúc cảm, mà cảm xúc là bản năng cá biệt của tâm thức. Vì vậy, đánh gía một tác phẩm nghệ thuật cũng như cung cách trình diễn là việc làm liều lĩnh và chủ quan. Vì sở thích cá nhân không có đơn vị cân đo và hệ thống so sánh. Chúng ta thường dùng cách nói đơn giản: “Thích vì hợp!” Khi tôi lắng nghe một bản nhạc, nhớ lại vài giọng hát, một số ca khúc của nền âm nhạc kéo dài hai thập niên 1955-1975; Mỗi một tiếng hát thời ấy đều có cá tính riêng biệt. Không thể nhầm lẫn Thái Thanh với Thanh Thúy, Khánh Ly với Lệ Thu, Thanh Lan với Julie Quang, Phương Dung với Hoàng Oanh hoặc Nhật Trường với Duy Khánh, Elvis Phương với Anh Khoa…Hơn nữa, có những giọng ca “thích hợp” đặt biệt cùng nét sáng tác của một số nhạc sĩ. Thái Thanh “chuyên trị” nhạc Phạm Duy, Khánh Ly với dòng nhạc Trịnh Công Sơn, Thanh Thúy với Trúc Phương và Hà Thanh với nhạc Nguyễn Văn Đông… Làm sao tôi có thể bôi xóa được những rung động tột cùng trong ký ức âm nhạc khi nghe Thái Thanh điêu luyện rưng rưng kể chuyện Quê nghèo của Phạm Duy, Lệ Thu nấc nghẹn trông vời Chiếc lá cuối cùng của Tuấn Khanh, Khánh Ly rướn giọng đam mê Cuối cùng cho một tình yêu của Trịnh Công Sơn, Thanh Lan thì khắc khoải cất tiếng Gọi người yêu dấu của Vũ Đức Nghiêm, Julie Quang bồi hồi hoài niệm Ngày xưa Hoàng Thị của Phạm Duy…
Di sản âm nhạc đồ sộ đó được tôi hồi tưởng bằng thính giác của kỷ niệm theo vận nước nổi trôi. Thấp thoáng đã hơn nửa thế kỷ. Nhiều nhạc sĩ và những giọng ca giờ đây đã vĩnh viễn chia tay giới mộ điệu. Chết nhưng không mất. Thanh âm tuyệt vời của những giọng hát bất hủ, vượt thời gian được ghi lại qua những thước băng nhựa, là gia tài qúy báu của người nghệ sĩ ký thác cho hậu thế. Âm nhạc, vì vậy, không phải chỉ để giải trí mà còn là dấu tích một thời vàng son của nền Tân nhạc Việt Nam.
Trung Đạo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét