Từ đền Hùng … đến núi bài thơ
Trong bài “Thời sự và suy ngẫm” trên tạp chí
Hồn việt số 76 tháng 12 năm 2013 có đoạn như sau:
“Ở đền thờ Hùng Vương có khắc 4 chữ “Cao Sơn cảnh hành” lấy từ “Cao Sơn ngưỡng chi, cảnh hàng hành chi” trong kinh thi “Trống lên núi cao - đi trên đường lớn”. Ông Bộ trưởng Văn Hóa Nhật Bản thì đọc được, còn phía ta thì không. Họ nói ta mù chữ cha ông trên chính quê hương mình. Thành ra đây lại là việc “Phương diện quốc gia”… Ông Vũ Đức Đam nay đang đứng đầu nền “Văn hóa” ấy của Việt Nam nói như ý của Khổng Tử và Nguyễn Trãi “Nền Văn hóa ấy mà không mất (tu văn vị tăng) là do ta đấy…”
Đọc đến đây những nhà thơ, nhà nghiên cứu thơ văn Quảng Ninh không khỏi có chút bùi ngùi ngẫm nghĩ. Hàng năm Hạ Long mở hội festival anh đào Nhật Việt. Nếu ông Bộ trưởng Bộ văn hóa Nhật Bản lại đến nơi đây họ sẽ nghĩ gì về mảnh đất ngàn năm Văn hiến có kì quan thiên nhiên thế giới này?
Đó là bài thơ” Lê Thánh Tông khắc trên vách núi” từ 1468 đến nay đã 546 năm trời. Khách
“Ở đền thờ Hùng Vương có khắc 4 chữ “Cao Sơn cảnh hành” lấy từ “Cao Sơn ngưỡng chi, cảnh hàng hành chi” trong kinh thi “Trống lên núi cao - đi trên đường lớn”. Ông Bộ trưởng Văn Hóa Nhật Bản thì đọc được, còn phía ta thì không. Họ nói ta mù chữ cha ông trên chính quê hương mình. Thành ra đây lại là việc “Phương diện quốc gia”… Ông Vũ Đức Đam nay đang đứng đầu nền “Văn hóa” ấy của Việt Nam nói như ý của Khổng Tử và Nguyễn Trãi “Nền Văn hóa ấy mà không mất (tu văn vị tăng) là do ta đấy…”
Đọc đến đây những nhà thơ, nhà nghiên cứu thơ văn Quảng Ninh không khỏi có chút bùi ngùi ngẫm nghĩ. Hàng năm Hạ Long mở hội festival anh đào Nhật Việt. Nếu ông Bộ trưởng Bộ văn hóa Nhật Bản lại đến nơi đây họ sẽ nghĩ gì về mảnh đất ngàn năm Văn hiến có kì quan thiên nhiên thế giới này?
Đó là bài thơ” Lê Thánh Tông khắc trên vách núi” từ 1468 đến nay đã 546 năm trời. Khách
đến tham
quan núi Bài Thơ vẫn chưa nhìn thấy bản nguyên tác chuẩn xác. Trên vách núi hiện
nay chỉ là một mảng đen xì bụi mờ khói xám. Bên dưới có 3 bia đá. Một bia ghi bản
chữ Hán bài thơ của Đức Vua nhưng lại sai lệch tới 14 chữ. Cho nên các bản
phiên âm, dịch nghĩa cũng sai theo. Một công trình chào mừng 50 năm thành lập tỉnh
Quảng Ninh rất qui mô và hoành tráng ở phía trên gọi là “ Truyền đăng sơn từ”.
Ngay cổng vào là một tấm bình phong bằng đá. Mặt trước ghi chữ Hán bài thơ của
chúa Trịnh Cương họa bài thơ Lê Thánh Tông. Mặt sau đối diện với đền thờ có khắc
bài chữ Hán gọi là thơ Lê Thánh Tông. Nhưng đã là thơ Lê Thánh Tông khắc trên
vách núi là phải đủ 2 phần. Phần lạc khoản có 49 chữ bằng văn xuôi. Tiếp theo
phần thơ theo luật có 56 chữ. Ngoài ra, không có thêm chữ gì cả. Nhưng bài ghi ở
đây đã tự tiện bỏ hẳn phần lạc khoản 49 chữ và cuối lại thêm chữ: “Ngự chế
Thiên Nam động chủ” còn phần thơ có tới 5 chữ sai lệch. Như thế sao gọi là
nguyên tác chuẩn xác thơ Lê Thánh Tông được?
Vào trong đền thờ ta thấy có 3 bức hoành phi. Bức giữa ghi 4 chữ: “Hồng Đức quân chiêm”. Như thế có trái với bài thơ Đức Vua ghi hiệu là Quang Thuận không? Theo luật bố trí hoành phi: Vế bằng phải đặt bên phải, vế trắc phải đặt bên trái nhưng ở đây lại đặt lộn ngược. Vế hoành phi có 4 chữ “Nhật nguyệt trường minh” nghe cũng tạm được nhưng sao không gọi là “Nhật nguyệt quang minh” có hay hơn không?
Còn vế kia là “Sơn hà tịnh thọ” như vậy có sai quá không? Chữ “Thọ” chỉ dùng cho con người thì hợp. Theo sử sách có ông Bành Tổ mới sống được 800 năm thôi mà đem ví với “Sơn hà xã tắc” thì không ổn! Sao không dùng ngay chữ trong bài thơ của Đức Vua: “Sơn hà vạn cổ” hoặc là “ Sơn hà vĩnh cửu” , “Sơn hà vĩnh trụ”….
Ta xem đến bức phù điêu dát vàng. Đó là cảnh đức vua chỉ huy thủy quân tập trận trên sông Bạch Đằng. Thời đó vua mới có 26 tuổi một thanh niên cường tráng và mạnh mẽ. Mà hình ảnh ở đây lại là một ông già mặc áo hoàng bào có bộ râu dài? Như vậy có đúng với lịch sử không?
Ta xem đến hàng loạt bài vị thờ bên trong: “Bài vị thờ cụ Lý Thường Kiệt, Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, đức ông Trần Quốc Nghiễn và nhiều tùy tướng khác… Như thế có phù hợp với phong tục thờ cúng của Việt Nam không? Vì nhìn lên phía trên là bức hoành phi đề “Hồng đức quân chiêm” là nơi thờ cúng vua Hồng Đức cơ mà?
Còn bài vị đức ông Trần Quốc Nghiễn lại ghi là “Đại Vương”. Trong sử sách đức ông chưa hề được phong là đại vương bao giờ! Ta tự ý ghi như vậy có thất lễ với tổ tiên không?
Nơi đây hàng ngày có đông đảo khách quốc tế đến tham quan họ sẽ nói gì về nền văn hóa Việt Nam trên đất Quảng Ninh này? Thời thế đổi thay chữ Hán nay không được thông dụng như trước nữa mà chữ quốc ngữ mới là chữ phổ thông của dân tộc ta. Cho nên tốt nhất là dùng chữ quốc ngữ. Nếu muốn lưu giữ chữ Hán cổ xưa thì phải cho phiên âm và dịch nghĩa ghi bằng chữ quốc ngữ thì con cháu Việt Nam chúng ta mới đọc được và khỏi mang tiếng là ta mù chữ cha ông trên chính quê hương mình.
Từ năm 1990 ban Văn học nghệ thuật Quảng Ninh đã mở hội tìm nguyên tác thơ Lê Thánh Tông. Đến nay ngày mùng 2 tháng 2 năm 2012 tại hội Liên hoan thơ Châu Á ở Hạ Long _ Quảng Ninh, 2 ông Phạm Minh Chính_ Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh và ông Nguyễn Hữu Thỉnh _ chủ tịch hội nhà thơ Việt Nam đã dâng trình bản nguyên tác chuẩn xác rồi. Chúng tôi kính mong lãnh đạo Trung ương, địa phương, các ngành các cấp có liên quan với chức năng và trách nhiệm của mình sớm cho chỉnh sửa những sai sót không đáng có vừa nêu trên nhằm sớm đưa công trình văn hoa núi Bài Thơ nổi tiếng được hoàn chỉnh. Hơn nữa, nên thay chữ “Đền truyền đăng sơn” bằng “Hồng Đức tao đàn” hoặc là ”Thiên Nam thi quán” thì chuẩn xác hơn. Bởi vì đền thờ theo phong tục Việt Nam là thờ các danh tướng có công đánh giặc ngoại xâm khi về nghỉ đã tạ thế tại đó. Để nhớ công ơn đó, người đời xây dựng đền thờ để tôn vinh. Thí dụ: Đền Kiếp Bạc thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Còn nơi đây không có vị danh tướng nào về nghỉ và tạ thế. Và trước ở đây cũng chưa có đền thờ. Nay ta không nên tự tiện đặt ra đền thờ như vậy. Còn thờ vua Lê Thánh Tông thì Người đã có lăng miều ở Lam Kinh rồi. Ta đặt ra đền thờ thì phải lường trước là sẽ sinh ra cúng tế, lễ bái, vàng hương, gieo quẻ bói toán và phát ấn… Một loạt dung dưỡng cho thói mê tín mà ta khó ngăn ngừa như trường hợp phát ấn Đền Trần, đốt vàng mã ở đền Bà Chúa Kho… Hiện nay, hàng năm ta có tới 8000 lễ hội đang phát triển theo hướng thương mại hóa chi phí tốn kém, các nhà quản lí đang đau đầu lo chấn chỉnh và nhân dân có nhiều kêu ca còn chưa giải quyết kịp…
Nơi đây có bài thơ Lê Thánh Tông nổi tiếng muốn xây dựng một công trình văn hóa để lại cho muôn đời sau, tại sao ta không lấy tên là” Hồng Đức tao đàn” mà lại đặt tên là “Truyền đăng sơn từ” có trái ngược không?
Nơi này, ngoài bài thơ chính nổi tiếng của đức vua Lê Thánh Tông ghi trên vách đá truyền đăng 1468 (Ta còn có thể đưa thêm các bài nhà vua viết về An Bang phong thổ, Tượng kì…). Như vậy, Quảng Ninh sẽ xây dựng công trình văn hóa đầy tính nhân văn: “Xây dựng Quảng Ninh thành một tỉnh giàu đẹp có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Vào trong đền thờ ta thấy có 3 bức hoành phi. Bức giữa ghi 4 chữ: “Hồng Đức quân chiêm”. Như thế có trái với bài thơ Đức Vua ghi hiệu là Quang Thuận không? Theo luật bố trí hoành phi: Vế bằng phải đặt bên phải, vế trắc phải đặt bên trái nhưng ở đây lại đặt lộn ngược. Vế hoành phi có 4 chữ “Nhật nguyệt trường minh” nghe cũng tạm được nhưng sao không gọi là “Nhật nguyệt quang minh” có hay hơn không?
Còn vế kia là “Sơn hà tịnh thọ” như vậy có sai quá không? Chữ “Thọ” chỉ dùng cho con người thì hợp. Theo sử sách có ông Bành Tổ mới sống được 800 năm thôi mà đem ví với “Sơn hà xã tắc” thì không ổn! Sao không dùng ngay chữ trong bài thơ của Đức Vua: “Sơn hà vạn cổ” hoặc là “ Sơn hà vĩnh cửu” , “Sơn hà vĩnh trụ”….
Ta xem đến bức phù điêu dát vàng. Đó là cảnh đức vua chỉ huy thủy quân tập trận trên sông Bạch Đằng. Thời đó vua mới có 26 tuổi một thanh niên cường tráng và mạnh mẽ. Mà hình ảnh ở đây lại là một ông già mặc áo hoàng bào có bộ râu dài? Như vậy có đúng với lịch sử không?
Ta xem đến hàng loạt bài vị thờ bên trong: “Bài vị thờ cụ Lý Thường Kiệt, Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, đức ông Trần Quốc Nghiễn và nhiều tùy tướng khác… Như thế có phù hợp với phong tục thờ cúng của Việt Nam không? Vì nhìn lên phía trên là bức hoành phi đề “Hồng đức quân chiêm” là nơi thờ cúng vua Hồng Đức cơ mà?
Còn bài vị đức ông Trần Quốc Nghiễn lại ghi là “Đại Vương”. Trong sử sách đức ông chưa hề được phong là đại vương bao giờ! Ta tự ý ghi như vậy có thất lễ với tổ tiên không?
Nơi đây hàng ngày có đông đảo khách quốc tế đến tham quan họ sẽ nói gì về nền văn hóa Việt Nam trên đất Quảng Ninh này? Thời thế đổi thay chữ Hán nay không được thông dụng như trước nữa mà chữ quốc ngữ mới là chữ phổ thông của dân tộc ta. Cho nên tốt nhất là dùng chữ quốc ngữ. Nếu muốn lưu giữ chữ Hán cổ xưa thì phải cho phiên âm và dịch nghĩa ghi bằng chữ quốc ngữ thì con cháu Việt Nam chúng ta mới đọc được và khỏi mang tiếng là ta mù chữ cha ông trên chính quê hương mình.
Từ năm 1990 ban Văn học nghệ thuật Quảng Ninh đã mở hội tìm nguyên tác thơ Lê Thánh Tông. Đến nay ngày mùng 2 tháng 2 năm 2012 tại hội Liên hoan thơ Châu Á ở Hạ Long _ Quảng Ninh, 2 ông Phạm Minh Chính_ Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh và ông Nguyễn Hữu Thỉnh _ chủ tịch hội nhà thơ Việt Nam đã dâng trình bản nguyên tác chuẩn xác rồi. Chúng tôi kính mong lãnh đạo Trung ương, địa phương, các ngành các cấp có liên quan với chức năng và trách nhiệm của mình sớm cho chỉnh sửa những sai sót không đáng có vừa nêu trên nhằm sớm đưa công trình văn hoa núi Bài Thơ nổi tiếng được hoàn chỉnh. Hơn nữa, nên thay chữ “Đền truyền đăng sơn” bằng “Hồng Đức tao đàn” hoặc là ”Thiên Nam thi quán” thì chuẩn xác hơn. Bởi vì đền thờ theo phong tục Việt Nam là thờ các danh tướng có công đánh giặc ngoại xâm khi về nghỉ đã tạ thế tại đó. Để nhớ công ơn đó, người đời xây dựng đền thờ để tôn vinh. Thí dụ: Đền Kiếp Bạc thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Còn nơi đây không có vị danh tướng nào về nghỉ và tạ thế. Và trước ở đây cũng chưa có đền thờ. Nay ta không nên tự tiện đặt ra đền thờ như vậy. Còn thờ vua Lê Thánh Tông thì Người đã có lăng miều ở Lam Kinh rồi. Ta đặt ra đền thờ thì phải lường trước là sẽ sinh ra cúng tế, lễ bái, vàng hương, gieo quẻ bói toán và phát ấn… Một loạt dung dưỡng cho thói mê tín mà ta khó ngăn ngừa như trường hợp phát ấn Đền Trần, đốt vàng mã ở đền Bà Chúa Kho… Hiện nay, hàng năm ta có tới 8000 lễ hội đang phát triển theo hướng thương mại hóa chi phí tốn kém, các nhà quản lí đang đau đầu lo chấn chỉnh và nhân dân có nhiều kêu ca còn chưa giải quyết kịp…
Nơi đây có bài thơ Lê Thánh Tông nổi tiếng muốn xây dựng một công trình văn hóa để lại cho muôn đời sau, tại sao ta không lấy tên là” Hồng Đức tao đàn” mà lại đặt tên là “Truyền đăng sơn từ” có trái ngược không?
Nơi này, ngoài bài thơ chính nổi tiếng của đức vua Lê Thánh Tông ghi trên vách đá truyền đăng 1468 (Ta còn có thể đưa thêm các bài nhà vua viết về An Bang phong thổ, Tượng kì…). Như vậy, Quảng Ninh sẽ xây dựng công trình văn hóa đầy tính nhân văn: “Xây dựng Quảng Ninh thành một tỉnh giàu đẹp có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Vũ Anh Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét