80 năm Tràng giang, đi về biển cả,
100 năm sầu đến - sầu đi
Tôi mở đầu bài viết với hai câu thơ đầu trong bài thơ Tràng
giang của Huy Cận, tuy ông viết lúc ở bên sông Hồng, khi tuổi mới đôi
mươi. Nhưng tôi vẫn cảm nhận như ông đang đứng bên dòng sông Ngàn sâu quê mẹ,
bên bến đò chiều thổn thức, khi nhìn thấy bóng chiều tà gác núi Mồng Gà. Nơi mảnh
đất ông đã sinh ra và lớn lên.
Và rồi khổ thơ:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Thì không lạc vào đâu được tâm hồn của thi sĩ với tình yêu
quê hương tha thiết.
Huy Cận thực sự nhà thơ của dân tộc, của thời đại, nhưng
trong ông không phai nhòa một tình cảm sâu nặng với dòng sông quê hương, bên
bãi bồi - Ân Phú. Ông thường nói, quê tôi ở miền sơn cước, dưới chân núi Mồng
Ga.
Bài thơ Ngậm ngùi đã lột tả tất cả những gì yêu
thương của ông với quê hương, gia đình. Đây là bài thơ tình cảm với người em
gái mất sớm.
Nắng chia nửa bãi; chiều rồi...
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu.
Sợi buồn con nhện giăng mau;
Em ơi! hãy ngủ... anh hầu quạt đây.
Lòng anh mở với quạt này;
Trăm con chim mộng về bay đầu giường.
Ngủ đi em, mộng bình thường!
Ru em sẵn tiếng thùy dương mấy bờ...
Cây dài bóng xế ngẩn ngơ...
Hồn em đã chín mấy mùa thương đau?
Tay anh em hãy tựa đầu,
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi...
Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm,
Gió trăng ơi! nay còn nhớ người chăng?
Hơn một lần chàng đã gửi cho trăng
Nỗi hiu quạnh của hồn buồn không cớ....
Không phải thế!
Khi “đầu thai” vào kiếp thơ, Huy Cận đã nặng niềm với sông -
núi - gió - mây và, nặng nghĩa về cuộc đời, về con người trong vũ trụ yêu
thương và ngay trên chính mảnh đất yêu thương đã sinh ra thi sĩ tài ba của thời
đại.
“Người ta bảo bà mẹ chàng hay khóc
Chia gia tài cho con quý: lệ đau.
Chàng là con một người mẹ hay sầu
Nên trọn kiếp mắt chàng thường đẫm lệ...”
Tám mươi năm làm cách mạng của niềm tin, của trí tuệ, và xây
nên một gia tài thi ca mới trong vũ trụ, nặng về nỗi sầu... vì yêu đời, yêu
thơ:
Em ơi, dẫu sống trăm năm
Đến khi chết xuống anh nằm không yên
Bởi đời đẹp quá đi, em!
Yêu rồi, yêu mãi, yêu thêm chẳng thừa.
Yêu đời biết mấy cho bưa!
Cả khi cay đắng đời chưa hết tình...
Tiếng gà lại giục bình minh
Đã yêu cuộc sống, nằm thinh được nào!
Giản đơn chiếc áo mặc vào
Cởi ra còn nhớ, huống bao năm trường
Yêu đời trong máu trong xương
Lòng anh hạt muối đại dương bồi hồi.
Quê anh cà nhút mặn mòi
Sinh anh muối mặn yêu đời đó em...
Huy Cận - thơ của cuộc đời, thơ về con người. Cổ, kim, đông,
tây các dòng thơ lớn đều như thế, đều mang trong lòng chủ nghĩa nhân bản sâu sắc.
Huy Cận là Viện sĩ Viện hàn lâm Thế giới về thơ (Académie mondiale de Poésie).
Tám mươi năm Lửa thiêng ra đời - 100 năm ngày sinh
của nhà thơ - nhà hoạt động xã hội Huy Cận. Đây là dịp ôn lại ngọn Lửa
thiêng đang rực cháy trong lòng con người Việt Nam yêu Tổ quốc, yêu cuộc sống
qua bàn tay nghệ thuật của nhà thơ lớn Việt Nam: CÙ HUY CẬN.
Cuộc đời và sự nghiệp của Huy Cận đã đúc thành thơ, thành tác
phẩm văn học, đã truyền đi khắp năm châu bốn biển, cho cả một thời đại với một
đặc sắc về cảm quan vũ trụ và nhân sinh quan cách mạng. Yêu Tổ quốc, yêu con
người, yêu cuộc đời tha thiết. Huy Cận đã khám phá biết bao cái đẹp của thiên
nhiên và con người Việt Nam, thơ ông luôn đậm vị đời và tầm cao tư tưởng, cổ vũ
con người hướng tới chân thiện mỹ.
Với quê hương, với Ngàn Sâu, Ngàn Phố, dòng La, bến Tam Soa -
là trời, mây, sông, núi - là vũ trụ thổn thức; từ tiếng gà gáy đến chuyến đò
ngang chiều về quê mẹ đã đi vào tâm hồn thơ trong lòng thi sĩ. Ông đã đi xa thế
giới 15 năm, nhưng cuộc đời và thi ca của ông vẫn đang
ĐI GIỮA ĐƯỜNG THƠM
Đường trong làng: hoa dại với mùi rơm...
Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm.
Lòng giắt sẵn ít hương hoa tưởng tượng.
Đất thêu nắng, bóng tre rồi bóng phượng
Lần lượt buông màn nhẹ vướng chân lâu:
Lên bề cao hay đi xuống bề sâu?
Không biết nữa. - Có chút gì làm ngợp
Trong không khí... hương với màu hòa hợp...
Một buổi trưa không biết ở nơi nào,
Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao,
Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ
Mà đôi lứa đứng bên vườn tình tự.
Buổi trưa này xưa kia ta đã đi,
Phải cùng chăng? Lòng nhớ rõ làm chi!
Chân bên chân, hồn bên hồn, yên lặng,
Người cùng tôi đi giữa đường rải nắng,
Trí vô tư cho da thở hương tình,
Người khẽ nắm tay, tôi khẽ nghiêng mình.
Như sắp nói, nhưng mà không - khóm trúc
Vừa động lá, ta nhận vào một lúc
Cả không gian hồn hậu rất thơm tho;
Gió hương đưa mùi, dìu dịu phất phơ...
Trong cảnh lặng, vẫn đưa mùi gió thoảng...
Trí bâng quơ nghĩ thoáng nhưng buồn nhiều:
"Chân hết đường thì lòng cũng hết yêu".
Chân đang bước bỗng e dè dừng lại
- Ở giữa đường làng, mùi rơm, hoa dại....
Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm.
Lòng giắt sẵn ít hương hoa tưởng tượng.
Đất thêu nắng, bóng tre rồi bóng phượng
Lần lượt buông màn nhẹ vướng chân lâu:
Lên bề cao hay đi xuống bề sâu?
Không biết nữa. - Có chút gì làm ngợp
Trong không khí... hương với màu hòa hợp...
Một buổi trưa không biết ở nơi nào,
Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao,
Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ
Mà đôi lứa đứng bên vườn tình tự.
Buổi trưa này xưa kia ta đã đi,
Phải cùng chăng? Lòng nhớ rõ làm chi!
Chân bên chân, hồn bên hồn, yên lặng,
Người cùng tôi đi giữa đường rải nắng,
Trí vô tư cho da thở hương tình,
Người khẽ nắm tay, tôi khẽ nghiêng mình.
Như sắp nói, nhưng mà không - khóm trúc
Vừa động lá, ta nhận vào một lúc
Cả không gian hồn hậu rất thơm tho;
Gió hương đưa mùi, dìu dịu phất phơ...
Trong cảnh lặng, vẫn đưa mùi gió thoảng...
Trí bâng quơ nghĩ thoáng nhưng buồn nhiều:
"Chân hết đường thì lòng cũng hết yêu".
Chân đang bước bỗng e dè dừng lại
- Ở giữa đường làng, mùi rơm, hoa dại....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét