Hà Nội ngày tháng cũ
Hà Nội Ngày Tháng Cũ - Khánh Hà
Hà Nội Ngày Tháng Cũ - Vũ Khanh
Hà Nội Ngày Tháng Cũ - Ngọc Hạ
|
Di sản của ông cha ta để lại không chỉ là những thứ xa xôi,
cao siêu như giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc cần được đánh thức và bảo tồn
mà còn là những khoảnh khắc, thói quen, con người đã gắn bó sâu đậm đến mức trở
thành một phần của tiềm thức, không bao giờ thay đổi.
Phố Paul Bert (năm 1914/1915), nay là phố Tràng Tiền,
Hà Nội. Paul Bert là một nhà động vật học, sinh lý học, và chính trị gia người
Pháp, ngoài đường Paul Bert thì tên ông còn được chính quyền Pháp ở Đông Dương
dùng đặt tên một vườn hoa ở Hà Nội, vườn hoa Paul Bert (nay là vườn hoa Lý Thái
Tổ).
Eue des Ferblamctiers (phố Hàng Thiếc), Hà Nội, 1915. Nối từ
cuối phố Hàng Bồ đến phố Hàng Nón, ngày nay phố này là nơi tập trung các nhà sản
xuất những mặt hàng bằng tôn, kẽm, sắt tây và gương soi. Trước thời Pháp thuộc
thì là nơi sản xuất và bày bán các loại hàng đúc bằng thiếc như cây đèn, cây nến,
lư hương, ấm, khay đựng chén…
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng Hà Nội,
ngày xưa vốn được đặt tên là Paul Doumer, theo tên của Quan Toàn quyền Đông
Dương Paul Doumer. Khởi công năm 1898 và hoàn thành năm 1902.
Thầy đồ viết câu đối để bán. Xin chữ thầy đồ ngày tết là truyền
thống dân gian từ xưa, khi đó đa phần không biết chữ nên mới có phong tục thờ
chữ trong nhà để mơ ước con cháu sau này được học hành, làm ăn phát đạt. Sau
này thì nó đơn giản là một phong tục với mong muốn mang lại may mắn, bình an
cho gia đình.
Phố Hàng Gai, Tết Trung thu 1915. Một phần con phố hồi cuối
thế kỷ 19 có tên là phố Hàng Tiện: có những cửa hàng nhỏ, thợ vừa tiện vừa bán
những đồ thờ, mâm bồng, đèn nến, ống hương, đài rượu, khuôn ván, mõ gỗ… Họ tiện
cả những thứ nói trên nhưng cỡ nhỏ bé để trẻ con chơi.
Hàng Đào (Hà Nội) những năm thập niên 20. Phố Hàng Đào là một
phố trong khu phố cổ Hà Nội. Phố Hàng Đào nằm theo hướng bắc – nam, dài khoảng
260m. Đầu phía nam của phố là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục sát bờ hồ Hoàn
Kiếm, đầu phía bắc giáp phố Hàng Ngang. Tên phố có nguồn gốc từ mặt hàng vải
nhuộm đỏ được bán nhiều ở phố từ xa xưa. Hiện nay Hàng Đào là phố một chiều cho
các phương tiện giao thông và vẫn được coi là phố buôn bán chính. Ảnh: Charles
Peyrin
Mỏ than ở Hòn Gai, 1921. Ngày xưa dù là kẻ thắng trận trong
Thế chiến II nhưng Pháp chịu nhiều tổn thất nặng nề về kinh tế và là con nợ lớn
của Mỹ. Để bù đắp chiến phí, Pháp càng tăng cường mạnh mẽ việc khai thác thuộc
địa, nhất là Đông Dương vì nơi đây vốn là một vùng đất giàu có về khoáng sản và
nông nghiệp. Đặc biệt than luôn đứng đầu trong số các khoáng sản được khai thác
ở Việt Nam.
Gần mộ mỏ đồng, 1915. Bên cạnh than, các mỏ đồng, thiếc, kẽm,
sắt… đều được bổ sung thêm vốn, nhân công và đẩy mạnh tiến độ khai thác, sản lượng
tăng gấp nhiều lần trước chiến tranh.
Vùng biên giới Trung Quốc, làng Na-Cham năm 1915 (ngày nay là
thị trấn Na Sầm thuộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn). Thị trấn Na Sầm có diện
tích 1.5 km², dân số năm 1999 là 3299 người. người ta hầu như không dùng tiền mặt;
nếu có, chỉ là tiền lẻ. Ở đây có chợ Na Sầm, đa phần hàng hóa được mua bán bằng
cách trao đổi.
Những năm thập niên 20. Vườn hoa cạnh Hồ Gươm, góc Hàng
Khay/Đinh Tiên Hoàng bây giờ. Cái đài ở góc trái ảnh giờ không còn nữa. Ảnh:
Charles Peyrin
Nhuộm răng đen là một tục lệ có từ lâu đời của Việt Nam, đơn
giản là vì quan niệm về thẩm mỹ mỗi thời mỗi khác thôi. Các cụ viết rằng: trước
hết dùng cánh kiến tán nhỏ, vắt nước chanh để kín bảy ngày, chờ tối đi ngủ phết
thuốc ấy vào hai mảnh lá dừa hoặc mo cau rồi ấp vào hai hàm răng. Trong thời
gian nhuộm răng thì phải kiêng nhai. Lặp lại như thế một tuần cho răng ra màu
cánh gián thi bôi thuốc răng đen. Thuốc răng đen làm bằng phèn đen trộn với
cánh kiến, nhuộm vài miếng là đen kịt lại, rồi đốt cho chảy nhựa ra, lấy nhựa ấy
phết vào răng cho không phai ra được nữa.
La Rue du Cuivres. Phố Hàng Đồng, Hà Nội, 1915. Thời Pháp thuộc
hai phố Hàng Đồng và Bát Sứ thuộc phố Rue des Tasses (phố Hàng Chén). Ngày xưa
đây là nơi cung cấp chế tác các sản phẩm từ Đồng cho cả kinh thành.
Quan tổng đốc một tỉnh gần Hà Nội (1915). Ngày xưa đây là một
chức quan của chế độ phong kiến trao cho viên quan đứng đầu một vùng hành chính
gồm nhiều tỉnh thành. Ở Việt Nam, từ năm Tân Mão 1831, năm thứ 12 triều vua
Minh Mạng, nhà vua chia Việt Nam thành 31 tỉnh, trong đó miền Bắc có 6 quan tổng
đốc: Sơn Hưng Tuyên, Hà Ninh, Ninh Thái, Hải An, Định An, Lạng Bình.
Cô gái ăn trầu (1915). Với người Việt Nam, trầu cau là biểu
hiện của phong cách, vừa là thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo. Trầu cũng được dùng
để tưởng nhớ tổ tiên, để ghi nhớ công ơn nuôi nấng sinh thành của những thế hệ
đi trước. Trầu cau gần gũi với ông bà chúng ta như thế nên hiển nhiên nó cũng
trở thành hình tượng của văn hóa và con người Việt Nam xưa.
Phố Hàng Khoai
Phố Hàng Khoai dài trên ba trăm năm mươi mét đi từ bờ sông Hồng đến ngã năm
Hàng Lược. Phố có tên là Hàng Khoai vì ở sát bên chợ Đông Xuân, hàng ngày nông
dân ngoại thành hay tập trung ở đây để bán các thứ nông sản nhiều nhất là các
loại khoai: khoai lang, khoai sọ, khoai môn, cùng với gạo, ngô, đỗ, sắn.
Nhà thờ ở Lạng Sơn
Thành phố trước đây có tên là Thị xã Lạng Sơn, là đô thi loại 3. Giáo phận ở đây
phát triển khá mạnh với rất nhiều nhà thờ.
Cổng tam quan chùa Láng.
Chùa Láng còn gọi là Chiêu Thiền tự, là một ngôi chùa đường Chùa Láng, trước
kia vốn là ngõ Giếng của làng Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Tên chùa có ý
nghĩa rằng: “Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu. Đây là nơi sinh ra Thiền
sư Đại Thánh nên gọi là Thiền”. Người Pháp gọi là Pagode des Dames. Còn cổng
tam quan là một loại cổng có ba lối đi thường thấy ở chùa chiền theo lối kiến
trúc truyền thống Việt Nam. Cổng tam quan mang ý niệm “ba cách nhìn” của Phật
giáo gồm có “hữu quan”, “không quan” và “trung quan”, thể hiện cái sắc (giả),
cái không (Vô thường) và trung dung của cả hai.
Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của
toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng
thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên
kiểu cách đến ngày nay. Ngày nay, ô Quan Chưởng nằm nằm trên phố Ô Quan Chưởng,
đầu phố Hàng Chiếu, gần dưới chân cầu Chương Dương.
Hà Nội 1928, tượng đài kỷ niệm binh lính Pháp và Việt chết
trong Đệ nhất Thế chiến. Thời Pháp thuộc là một giai đoạn của lịch sử Việt Nam,
bắt đầu từ năm 1884 đến 1945. Đây là thời kỳ Việt Nam, cùng với Lào và
Campuchia thuộc Đông Dương, trở thành thuộc địa của Pháp. Sau khi xâm chiếm
thành công Đông Dương, người Pháp chia Việt Nam ra làm 3 xứ riêng lẻ là Bắc Kỳ,
Trung Kỳ và Nam Kỳ; cùng với 2 xứ bảo hộ Ai Lao (Lào) và Cao Miên (Campuchia)
trở thành Liên bang Đông Dương.
Tàu hỏa Hà Nội - Hải Phòng đang chạy qua cầu Phú Lương, Hải
Dương. Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng dài 102 km được Pháp bắt đầu xây dựng
từ năm 1901.
Cột cờ Hà Nội (1935), được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội
dưới triều nhà Nguyễn (bắt đầu năm 1805, hoàn thành năm 1812).
Nhà tù Hỏa Lò được xây từ năm 1896 bởi Pháp, với mục đích
giam giữ những tù nhân phạm trọng tội. Nơi đây từng là một
trong những nhà tù
kiên cố và lớn nhất ở Đông Dương.
Chợ hoa góc hàng Khay - Đinh Tiên Hoàng. Thời Pháp thuộc,
đầu
phố bên phía hồ Gươm từng là chợ hoa trong khoảng nửa
thế kỷ. Ngoài ra, ở đây
còn có nghề khảm trai, nên mới có
tên phố Hàng Khay - ở đây chuyên làm nghề đồ
gỗ
khảm trai, trong đó có mặt hàng khay.
Hà Nội những năm thập niên 30. Ngã tư Phố
Nguyễn Hữu Huân
(Rue Maréchal Pétain) với Phố
Hàng Mắm (Rue de la Saumure). Ảnh: Charles Peyrin
Hà Nội những năm thập niên 30.
Ảnh chụp dùng kỹ thuật phơi sáng kép (double exposure)
của một nhiếp ảnh gia vô danh.
Ảnh chụp dùng kỹ thuật phơi sáng kép (double exposure)
của một nhiếp ảnh gia vô danh.
Công viên Ba Đình, Hà Nội, những năm 1930/40
Hải Phòng, 1931
Hà Nội 1940
Hà Nội 1940. Một biển quảng cáo sữa đặc Nestle.
Ảnh: Harrison Forman
Hà Nội 1940. Người dân đang xây dựng hầm trú ẩn, trong giai đoạn này trẻ em cũng phải tham gia lao động. Ảnh: Harrison FormanẢnh: Harrison Forman
Hà Nội 1940. Tàu điện trên phố Hàng Đào. Ảnh: Harrison Forman
Hà Nội 1940. Trạm xăng Texaco gần cầu Long Biên. Thời
gian đầu do cầu Long Biên còn hẹp chưa được mở rộng hai bên nên xe chở khách đi
tỉnh không thể qua cầu, phải đi phà sang bên kia sông. Năm 1923, việc mở rộng
đường hai bên cầu hoàn thành nên xe không phải qua phà nữa. Ba hãng xăng là
Shell, Socony và Texaco (của Mỹ) mở điểm bán xăng và Texaco đã giành được quyền
tài trợ xây nhà bán vé khang trang, trên nóc nhà bán vé có cột hình vuông 4 mặt
có tên Texaco. Theo tạp chí “Tự nhiên” xuất bản bằng tiếng Pháp năm 1926 phát
hành tại Hà Nội thì năm 1925, trung bình một ngày có 4 xe tải, 166 xe con và 79
lượt xe buýt qua lại cầu Long Biên. Ảnh: Harrison Forman
Hà Nội 1940. Nhà hát lớn Hà Nội, được người Pháp xây dựng năm
1901 và hoàn thành năm 1911 theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris, nhưng mang
tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa
phương Việt Nam. Ảnh: Harrison Forman.
Hà Nội 1940. Bên ngoài rạp Eden. Cái rạp này hồi trước tên là
“Cinema Palace”, là rạp phim sang trọng nhất ở Hà Nội. Nó có mặt tiền thật đẹp
tựa cái vỏ con sò cách điệu. Thời Pháp thuộc, Hà Nội (1947-1954), rạp đổi tên
thành “Eden”. Người chủ mới không biết muốn tỏ ra khác trước hay vì trào lưu kiến
trúc tân kỳ mà che cái mặt tiền đẹp đó bằng những tấm gỗ dán vuông thành sắc cạnh
như trong ảnh này để đến nỗi mọi người quên bẵng diện mạo kiến trúc ban đầu Ảnh:
Harrison Forman
Hà Nội 1940. Ảnh: Harrison Forman
Hà Nội Ngày Tháng Cũ - Xuân Hào
Hà Nội Ngày Tháng Cũ - Vũ Vân
Nhạc "Hà Nội Ngày Tháng Cũ" (Sĩ Phú hát)
Nhạc "Hà Nội Ngày Tháng Cũ" (Sĩ Phú hát)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét